Điểm mạnh, điểm yếu

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh (Trang 54)

- VCĐ: năm 2012 chiếm 4,21% trong tổng VKD, năm 2013 chiếm có 4,2% trong

2.8.2Điểm mạnh, điểm yếu

Điểm mạnh

Nguồn nhân lực trẻ và năng động, thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc đòi hỏi ngày càng cao.

Có chế độ đại ngộ tốt với CBNV do vậy có khả năng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ thị trường.

Thương hiệu Công ty đã bước đầu được khẳng định trên thị trường.

Có mối quan hệ tốt và uy tín rất cao đối với các cơ quan Nhà nước, các đối tác và bạn hàng.

Tình hình tài chính tương đổi ổn định thể hiện qua quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản. Có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài.

Mạnh dạn thay đổi để phù hợp với nền kinh thị trường cũng như để cho Công ty ngày càng hoàn thiện tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.

Người đứng đầu doanh nghiệp có tâm huyết, có tầm nhìn chiến lược và khát khao cháy bỏng trong việc xây dựng và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

Điểm yếu

Hệ thống quản trị điều hành thiếu tính đồng bộ, còn nhiều bất cập, chưa thực sự đi vào thực tiễn công việc, chưa mang tính chuyên nghiệp và chuyên sâu do đó dẫn đến việc quản trị điều hành chưa thực sự hiệu quả.

Bộ máy quản lý cồng kềnh không hiệu quả, tính gắn kết chưa cao và mức độ tham mưu của quản lý cấp cao cho lãnh đạo Công ty còn rất nhiều hạn chế.

Sắp xếp bố trí nhân sự còn nhiều bất cập dẫn đến chưa phát huy hết năng lực làm việc. Nguồn nhân sự kế thừa cho các vị trí quản lý quan trọng còn thiếu và chưa được hoạch định cụ thể rõ ràng.

Việc tuyển dụng nhân sự quá nhiều, dàn trải chạy theo số lượng không căn cứ vào nhu cầu thực sự cần dẫn đến tình trạng ngồi chơi kéo dài, gây lãng phí lớn cho Công ty.

Công tác đào tạo còn nhiều bất cập chưa thực sự mang lại hiệu quả. Chưa xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên sâu đối với từng lĩnh vực hoạt động, sản phẩm.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và điều hành còn yếu và thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị và điều hành của Công ty.

Công tác quản trị rủi ro của Công ty còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả đến từng nghiệp vụ cụ thể và từng lĩnh vực kinh doanh của Công ty.

Quy mô tài chính còn nhỏ, chưa đáp ứng được với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty hiện tại cũng như trong thời gian ngắn trước mắt.

Kinh nghiệm và thương hiệu trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản còn hạn chế.

Hoạt động quảng bá hình ảnh doanh nghiệp còn mờ nhạt, thương hiệu chưa được đề cao, chưa đăng ký bảo hộ được cho thương hiệu Nam Khánh do có tranh chấp.

Công tác kiểm tra giám sát hoạt động còn thụ động, tính tuân thủ hệ thống còn chưa cao và mang nhiều tính hình thức. Còn có sự nể nang tình cảm trong công việc.

Hoạt động sản xuất kinh doanh còn dàn trải, hiệu quả kinh doanh chưa cao, chi phí tăng vọt, cơ cấu lợi nhuận còn chưa hợp lý.

Sản phẩm kinh doanh chưa tạo ra nhiều sự khác biệt về chất lượng, tiến độ và ý tưởng sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại và phát triển Nam Khánh (Trang 54)