Giá trị văn hóa Truyện Cổ Mường Voong huyện Cẩm Thủycủa đồng bào Mường Voong nói riêng và trong văn học dân gian các dân tộc Việt Nam nói chung.Nói chung, sau 10 tuần thực tập tại phòng văn hóa huyện Cẩm Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tố công việc thực tập, nghiên cứu về đề tài « Giá trị văn hóa Truyện Cổ Mường Voong huyện Cẩm Thủy » cho nội dung báo cáo thực tập của mình.2.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyện cổ Mường VoongTrong nhiều công trình sưu tầm và khảo cứu truyện cổ dân gian dân tộc Mường ở Việt Nam trước đây người ta chỉ nhắc đến Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động…chứ chưa ai nhắc đến Mường Voong. Gần đây trong cuốn sách « Truyện cổ Mường Voong » (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc) do Cao Sơn Hải – Cao Chí Sơn sưu tầm và biên soạn đã có công trình sưu tầm và khảo cứu về truyện cổ của người Mường Voong.Việc sưu tầm truyện cổ dân gian Mường Voong đã được đề cấp đến, vậy nên ở đề tài này chúng tôi xin được đề cập tới vấn đề Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa có trong truyện cổ Mường Voong.Nhớ đến tuổi thơ ấu của mình được ông bà, cha mẹ, các bác, các chú thường kể truyện cổ cho nghe, có truyện đã được in ở đâu đó, có nhiều chuyện chưa được in ở đâu cả. Trong khi đó ngày nay con cháu ở quê hương đất Mường lớn lên không còn được nghe truyện cổ ở quê hương nữa, còn cháu ở vùng Mường này hiện nay không ít người nghĩ rằng người Mường không có chuyện gì để kể.Đến nay đã có công trình sưu tầm những truyện cổ tiêu biểu của Mường Voong, trước hết con cháu đời này có cái mà đọc, mà kể và theo đó để bảo tồn di sản, một đi không trở lại của một vùng Mường. Nghĩ rằng điều này còn có ai đó làm như vậy ở những vùng, những cộng đồng người khác nhau, và như thế việc bảo tồn và giữ gìn những di sản quý cho đời sau sẽ cụ thể và sinh động hơn. Và đây cũng là vấn đề phát huy tinh hoa của di sản văn hóa trong đời sống ngày hôm nay.2.3.1. Giới thiệu về Mường Voong xưa và truyện cổ Mường Voong 2.3.1.1. Đôi nét về Mường Voong xưaMường Voong xưa thuộc tổng Mông Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945, vùng đất này có 4 thôn nhỏ do 4 lý trưởng cai quản, 4 thôn này gồm : Thôn Trung Sơn, Thôn Liên Sơn, Thôn Mông Sơn và Thôn Tràng Lang. Ở đất này chia thành 28 làng hoặc chòm.Có làng đông đến 80 nóc nhà như làng Én, làng Chiềng, làng Ao…. nhưng cũng có làng chỉ có vài nóc nhà như làng Mùi, làng Ráy, làng Cò Ngao….Đến sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Mường Voong trở thành một xã. Đó là xã Vượng Sơn. Đến năm 1947 đổi thành xã Cẩm Tú. Vào năm 1964 xã Cẩm Tú tách thành 2 xã, một xã vẫn giữ địa danh Cẩm Tú, một xã mang tên Cẩm Quý. Như vậy Mường Voong xưa gồm 2 xã Cẩm Tú và Cẩm quý ngày nay.Mường Voong nằm ở Tây Bắc của huyện Cẩm Thủy, cách thị trấn huyện lỵ nơi gần nhất là làng Ngốc, làng Cùng chỉ qua con sông Mã, nhưng cách nơi xa nhất là 12km. Phía Bắc Mường Voong có dãy đồi cỏ gianh thấp, ngọn cao nhất 552m xưa có nhiều hươu, sao, nai và đã từng có hươu xạ, lợn rừng, hoẵng, gấu, cọp beo, chim công, gà gô. Dãy đồi này xưa có nhiều loại sâm núi rất quý. Qua dãy đồi cỏ gianh này là giáp huyện Thạch Thành gồm các xã Thạch Cẩm, Thạch Quảng, Thạch Tượng. Nối liền với vùng Mường – Thiên quan xưa nay là Hòa Bình, Nho Quan (Ninh Bình). Phía Tây Bắc Mường Voong tiếp giáp với các xã Lương Nội và Lương Trung của huyện Bá Thước. Phía Đông và Nam giáp với xã Cẩm Phong, Cẩm Ngọc. Phía Tây một phần giáp sông Mã và xã Cẩm Lương, Cẩm Giang là một dãy núi đá với qua lại với nhau bằng các ro. Mường Voong xưa – hai xã Cẩm Tú và Cẩm Quý ngày nay, nằm giữa một thung lũng bằng phẳng có chiều rộng trung bình 5km, chiều dài 12km diện tích đất canh tác 1059 ha, diện tích rừng 4000 ha, giữa thung lũng Mường Voong là một cánh đồng rộng, có một con suối lớn với chiều dài 20km tưới tiêu cho các cánh đồng rồi chảy ra sông Mã. Con suối này không chỉ là nguồn nước tưới cho cánh đồng của Mường và nước sinh hoạt mà còn là nơi có nguồn Thủy sản lớn, đồng Mường Voong màu mỡ, ruộng cấy hai vụ lúa từ lâu bởi hệ thống mương bai tương đối hoàn chỉnh. Ngoài trồng lúa Mường Voong là nơi trồng bông phát triển mà nổi tiếng là đồng làng Bông, đồng làng Giềng và đồng lúa. Trong vườn người ta trồng cau, trầu, cam, quýt…mùa thu hoạch bông, cau và lúa có rất nhiều người vùng khác đến đây gặt thuê, mua bông, mua cau, mua trâu bò…Mường Voong xưa là một mường thuộc loại trung bình ở miền núi Thanh Hóa xét về không gian và ảnh hưởng đối với các mường nhưng lại là một mường trù phú. Ở miền núi Thanh Hóa có những mường lớn như mường khô (Bá Thước) hoặc mường Đẹ (Thạch Thành).Sự hình thành Mường Voong như thế nào và từ bao giờ hiện chưa có một tài liệu nào nói đến, trong bản thành tích của Thành hoàng làng Chiềng Mường Voong là Cao Ung và thần tích của Thành hoàng làng Ăn Mường Voong là Cao Thanh đều ghi lại rằng : hai vị lúc còn sống là tù trưởng có công lập làng, dạy dân khai hoang vỡ ruộng sắn bắn, tạo dựng thuần phong mĩ tục, các ngài làm việc này từ 1619 – 1643 thời Vĩnh Trị thuộc Hậu Lê, như vậy cách đây gần 400 năm. Nhưng chắc chắn vùng đất này đã có dân ở từ lâu hơn. Đáng chú ý, ở đây có một di sản văn hóa thời kì đồ đá mới ở hang Trống, mái đá Điều. Trong quán ngũ người mường Thanh Hóa có nói đến một số mường. Trong đó có Mường Voong : Phẩm ,Vong, Roong, Đẹ. Trong dân ca mường đã có một số câu nói đến Mường Voong :Con gái Mường Voong như bông lúa nếp(con mài mướng Voong như đoong clu chìn)hoặc : Gà rừng gáy đất Mường Voong Sao anh lại đem bẫy vòngđặt nơi mường Trác ?(Kha cỏ cằn ở đất Mường Voong Nó lenh đom do voongđi sả mường clac)Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, cũng giống như các mường khác, ngoài hệ thống bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, thực dân, còn có chế độ lang đạo, lang đạo ở Mường Voong trải qua mấy đời chỉ có dòng họ Cao. Nhưng thực ra chế độ lang đạo ở Mường Voong đã mất từ những năm đầu của thế kỉ trước. Dòng họ lang đạo vẫn còn, ruộng vườn nhà lang vẫn còn nhưng dân không còn đi xâu nô, cống nạp. Ở Mường Voong trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 dân cư chỉ có ở người Mường. Mãi đến những năm 60 của thế kỉ trước mới có đồng bào dưới xuôi ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Yên Định (Thanh Hóa) lên định cư sống xen kẽ với người Mường. Dân số người Mường Voong trước đây chỉ khoảng 3000 người, nay dân số hai xã Cẩm Tú và Cẩm Quý lên tới trên 14.630 người, trong đó có 63% là người Mường.Mường Voong trước đây có thể thấy như một điển hình về nơi giao lưu văn hóa mường ngoài và mường trong và cũng là một trong những nơi giao lưu văn hóa giữa người miền xuôi – người Kinh và miền núi – người Mường.Ở Mường Voong những hình sông thể núi và những vấn đề của đời sống xã hội Mường cũng góp phần gợi mở sự sáng tạo của nhân dân. Ở đây có thác Ngốc tung bờm ngựa trên sông Mã quanh năm gầm réo, trên các lên đá trắng có hình con ngựa, có những hòn núi đã giữa Mường với vẻ đẹp trầm ngâm, có những giếng nước trong mát từ trong lòng núi chảy ra. Trong các hang đá như núi Ké đôi khi có những âm tanh kì lạ phát ra, rồi trên đỉnh núi cao có áng nước bốn mùa không cạn, những vấn đề tình yêu, hôn nhân, vấn đề thân phận người nghèo, anh chàng mồ côi cũng gây cảm hứng cho truyện cổ.Mường Voong là khu đệm của những nét văn hóa đặc sắc của mường Ngoài và mường Trong. Ở đây là nơi tiếp giáp với Thạch Thành (Thanh Hóa), Hòa Bình, Ninh Bình. Nhưng vùng này cũng lưu lại những phong tục, ngôn ngữ…của người mường Trong. Ở vùng này người ta lấy vợ gả chồng ở cả Mường Ngoài và Mường Trong. Người mường ở nhiều vùng như Bá Thước không còn hát hội như ở miền xuôi, còn ở Mường Voong ngoài hát xường rang, bộ mẹng thì người ta cũng mê hát bội và rước những phường hát bội từ miền xuôi lên hát, hát nhiều đêm và mời các thầy dạy hát bội về làng. Mùa xuân, ngoài hát bội, ở các đình, nhà tư, người ta còn đi chơi chùa như Chùa Mông, Chùa Trang, còn đi chơi đền Ngốc, chơi còn, xéc bùa, chơi trống dàm. Khác với nhiều vùng mường ở Mường Voong người ta mời thầy ở miền xuôi lên dạy ở các nhà tư, từ năm 1940 đã có trưởng Tổng. Tổng Mông Sơn đã xây dựng văn miếu, (văn chỉ) thờ Khổng Tử, được tế vào tháng ba hàng năm. Trên các nhà sàn, vào những mùa bổ cau, những đám cưới, mừng nhà mới, làm vía, thanh niên ngủ chơi đêm người ta thường kể truyện cổ, truyện cười, đôi khi cũng có cuộc hát xường rang. Còn những người bổ cau thuê, thợ cung bông thợ cối xay, thợ gặt, đêm nghỉ người ta kể truyện cổ, truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, truyện Phạm công – Cúc Hoa của người Kinh, cả thợ, cả người nhà, hàng xóm cũng lắng nghe. Rõ ràng trước 1945 ở Mường Voong đã có môi trường tự nhiên, xã hội, sinh hoạt văn hóa tạo điều kiện cho sự tồn tại phát triển truyện cổ.Thiên nhiên, cuộc sống và sinh hoạt văn hóa ở Mường Voong là cơ sở ra đời, hát triển, tiếp biến nên truyện cổ Mường Voong .a) Truyện cổ người MườngNgười Mường nói chung và người Mường Voong nói riêng dùng từ « truyện cổ » có nghĩa là truyện ngày xưa (triến ngái hơ). Nghĩa là tất cả những chuyện ngày xưa được gộp vào truyện cổ của người mường nói chung là không có vần, chủ yếu là văn xuôi, kể bằng miệng. Nhưng trong một số truyện cũng đôi khi có vài câu điểm vần vè. Điều này xuất hiện trong các truyện tình lứa đôi, câu có vần này có khi có tính đồng dao, nhưng một số câu đã có chất thơ, có lẽ những câu có chất thơ này là tiền đề cho các bản tình ca như : Nàng Nga – đạo Hai Mối, út lát – đạo Hồi Liêu.Chuyện Nàng Ơm – chàng Bông Hương, được truyền lại đến ngày nay trong sự tích Hoa Bông Trăng. Tích xưa kể rằng : ở đất Mường Ai có đôi vợ chồng đã nhiểu tuổi mà chưa sinh được mụn con nào. Đến nay thấy vợ có mang nên hai vợ chồng rất nâng niu .Trời đã sang tháng ba, nắng lên thèm quả chua. Một bữa nhìn lên cây quýt còn sót một quả chín muộn đỏ mọng nước. Vừa lúc ấy có cậu Bông Hương đi qua, người vợ bảo :Trên cành có quả quýt chín đỏ, cháu trèo lên hái cho bác. Ngày sau nếu sinh được con trai thì bác cho cùng đi chài đi lưới, nếu sinh được con gái thì bác cho kết bạn trăm năm (Khinh àn con đứa, cho đếu đi chán, đi lài, khinh àn cơ cài, cho rênh cửa rênh nhá).Đến kì sinh nở, người vợ sinh được một cô con gái lớn lên cô đẹp óng ả. Bố mẹ đặt tên con là Ờm. Bông Hương bây giờ đã lớn thành một chàng trai, nhưng nhà nghèo. Nhớ lời hứa của mẹ Ờm năm trước, Bông Hương thường sang nhà chơi với Ờm khi cô gái bàn chân mới bằng lá bông báy, bàn tay mới bằng lá muồng. Họ cùng đi chơi trò lập đan bằng manh lá chuối, và tập sẩy tập sàng bằng đất, cát. Đôi trai gái lớn dần lên. Bông Hương theo Ờm đi hái dâu, đi củi, đi lấy nước, tình yêu của họ cũng dần chớm nở theo năm tháng. Lúc đấy mẹ Ờm không muốn giữ lời hứa của mình, tìm cách ngăn cản con gái đi lại với Bông Hương.Nhưng lời nguyền và tình yêu như đã gắn chặt, bố mẹ Ờm càng hối hận, hờn giận, một lần nhìn vào giỏ lá dâu của con gái họ nạt con : Sao hôm nay trong giỏ lá dâu của con lại có nắm nhỏ, nắm lớn ? nói thật, nếu không sẽ ăn đòn Ờm thưa : Mẹ ơi nắm lá dâu không đều nhau vì khi con đang hái lá dâu thì có con bò con trâu vào phá rào, con phải đi đuổi chúng đấy Có người mách rằng đôi trai gái vẫn không rời nhau một bữa nọ mẹ Ờm bảo : Hôm nay, con đi ra đồi chặt cho mẹ chín hèo cây trảy, bảy hèo lên en, để mẹ rèn đàn trâu nhà ta cho đỡ hư hỏng Ờm không biết được ý của mẹ, khi Ờm mang hèo trảy hèo lên en về cho mẹ, mẹ đóng các cửa vóng lại và rút hèo đánh Ờm tới tấp. Ờm chạy vào gian trong, mẹ đuổi theo vào gian trong, Ờm chạy ra gian ngoài kêu van mẹ vẫn không tha. Ở dưới sân nhà sàn, có chàng Bông Hương, khi Ờm chạy vào gian trong Bông Hương cũng chạy vào phía trong, Ờm chạy ra gian ngoài chàng cũng chạy ra phía ngoài. Chàng đau lòng, xót ruột, khi Ờm thân hình đầm đìa máu nằm lả đi ở cửa sàn. Bông Hương đã lẻn lên vác người yêu đi tìm cách cứu chữa. Dọc đường chàng Bông Hương xé áo của mình lau máu cho nàng Ơm. Nàng Ơm dần tỉnh lại, đôi tình nhân đưa nhau lên đỉnh núi Lân Ai để chữa vết thương và sống bên nhau.Nàng Ơm bên ngực còn muốn sống, nhưng thân mình đã đọng những nhặng cùng ruồi. Chàng Bông Hương không thể sống một mình đã cùng nàng Ơm ăn lá ngón, cùng chết trên đỉnh núi Lân Ai cho trọn tình trọn kiếp thương nhau. Khi nàng Ờm – chàng Bông Hương chết rồi, trên đường hom trước họ qua, những giọt máu nàng Ơm nhỏ xuống đất mọc lên thành cây hoa Bông trắng, cuối xuân hoa nở ra màu đỏ ấy là máu nàng Ờm, còn màu trắng ấy là mối tình trong trắng của nàng Ờm – chàng Bông Hương.Khắp trên vùng đất có người Mường sinh sống hầu như đâu đâu cũng có cây hoa bông trắng mọc, cứ cuối xuân thì hoa bông trắng nở xòe năm cánh, túm tụm từng chùm, màu sắc trắng trong, xen lẫn màu đỏ tươi, cũng có khi màu ngả vàng. Dù là màu gì thì hoa bông trắng cũng có mùi thơm phức hoa bông trắng là loài hoa tiêu biểu và phổ biến ở Mường Voong và các vùng mường khác. Ở Mường Voong và một số mường khác như mường Ai, có nhiều dòng họ trong đó có dòng họ Trương có giỗ hoa bông trăng vào tháng ba âm lịch hàng năm.Ở người mường còn có hiện tượng một chuỗi truyện cổ được vần hóa kể về sự ra đời của trời đất, muôn vật, cây cối sự sống và cái chết mang tính sử thi. Đây là loại truyện cổ đặc biệt. Trong truyện cổ của người mường nói chung và truyện cổ của người Mường Voong nói riêng có không ít truyện cười mọt số truyện có yếu tố gây cười, các truyện : truyện Quậy, truyện Hơm, truyện Bố cu và một số truyện cười lẻ khác của người mường là loại truyện cười. Người mường cũng phân biệt rõ truyện cười (triên tró cưới) với truyện cổ (triến ngái hơ).b) Truyện cổ Mường Truyện cổ tức là truyện của người xưa, đời xưa. Nhưng nó lại do người đời nay kể, viết lại cho người đời nay và đời sau đọc và kể.c) Khái niệm truyện cổ Mường Voong Truyện cổ Mường Voong là truyện của người Mường Voong xưa, đời xưa truyền qua các đời con cháu, được người đời nay kể viết lại cho người đời nay và đời sau đọc và kể về truyện của người Mường Voong .2.4. Phân loại truyện cổ Mường Voong Khái niệm phân loại nói ở đây không theo kiểu phân loại truyền thống của truyện cổ tích thường thấy ở các công trình nghiên cứu, các giáo trình đã có. Khái niệm phân loại nói ở đây là qua khảo sát, thống kê các truyện cổ Mường xem đâu là truyện do các thế hệ người Mường Voong sáng tạo, đâu là truyện tiếp nhận ở các mường khác, đâu là tiếp biến giao lưu từ các truyện dân tộc khác như người Kinh, Thái…việc phân loại cũng nhằm tìm hiểu sự sáng tạo ra truyện cổ ở một vùng của một tộc người và sự « di trú » của truyện cổ từ những địa phương khác, dân tộc khác đến một vùng như thế nào, nó tiếp nhận tỏng tiếp biến ra sao.Theo đó qua sưu tầm, kê cứu trong cuốn sách « Truyện cổ Mường Voong » do Cao Sơn Hải – Cao Chí Sơn biên soạn (nhà xuất bản văn hóa dân tộc) chúng tôi phân ra 3 loại : Loại truyện sáng tạo của Mường Voong Loại truyện cổ mường tiếp nhận từ các mường khác Loại truyện cổ tiếp nhận từ các dân tộc khác.2.4.1. Loại truyện cổ do người Mường Voong sáng tạoThực ra việc nhận diện này là một việc làm không hề đơn giản, bởi sẽ là ngộ nhận nếu cứ thấy nói đến “làng ta” thì là của ta cả. Có khi nói đến tên người, tên một vó nước, một ngọn núi, sự việc tưởng như đó là truyện “mường ta” mà không phải “mường ta” thực ra nó có nguồn gốc từ một nơi nào đó hoặc nhiều nơi có truyện đó, thí dụ ở đây có truyện sự tích vó nước làng Chiềng.Tích xưa kể rằng: xưa ở làng Chiềng Mường Voong có người tên là Cao Thuật. Ban ngày ông thường làm việc đồng áng, nương rẫy. Đêm đến ông hay đi kéo vó ở các khe suối xung quanh vùng.Một hôn trời tối đen như mực, ông đưa vó xuống kéo cá ở một vũng sâu. Đêm đã khuya mà chưa được một con cá nào cả, ông định ra về thì cất vó được quả trứng to bằng quả trứng vịt. Ông đang tìm cá tôm lại được trứng, nên ông thả rồi đi chỗ khác. Lần thứ hai nhấc vó lên, quả trứng nằm gọn trong vó, ông lại bỏ đi. Đến lần thứ ba ông không đành bỏ nữa và cho quả trứng vào giỏ, từ lúc ấy đến khi trở về các mẻ vó kéo lên đều được nhiều cá, tôm, ông trở về nhà đặt trứng vào ổ cho gà ấp. Bỗng một hôm ông nghe tiếng gà tác, nhìn vào ổ gà ông thấy một con rắn nhỏ nhưng trên đầu có mào khác lạ. Ông nuôi con rắn lúc nhỏ ông bắt cá tôm về cho nó ăn. Lớn lên nó cuốn trên cái mai, cái bắp cày, ông vác nó ra đồng đi kiếm mồi, không lâu sau, con rắn lớn không còn cuốn vào cái mai nữa là ông Thuật đi trước nó trườn theo sau, cái mào ngày càng đỏ. Càng lớn, nó trườn trên đường làm cho dân mường sợ hãi. Có người bảo ông tìm cách giết nó đi để dân làng hỏi sợ. Một hôm ông đang dùng mai xén bờ ruộng, lừa dịp nó kiếm ăn gần đấy, ông xén cho nó một nhát mai. Lát mai định xén vào đầu nhưng lại trượt xuống đuôi, nó quay lại định cắn ông, ông vội nói: Bố mỗi năm mỗi già, mắt kém nên nhầm đấy thôi, bỏ lỗi cho bố.Cái đuôi của nó được chôn cất cẩn thận (cách đây chưa lâu ở làng Chiềng người ta chỉ ra cái mộ đuôi con rắn) từ đấy người ta gọi con rắn là “ông Cụt”.Ông Cụt giờ đây đã to lắm rồi, ông tự đi kiếm ăn, đêm về nằm một khoanh dưới gầm nhà, mỗi khi đi kiếm ăn thường phát ra tiếng phì phì, trườn đi rung cả đất, người làng sợ khiếp vía, có lần ông bố nuôi nói: Bây giờ con đã lớn, ở đây khe suối không lớn, bố đưa con ra sông Mã để chọn nơi đậu lại Con rắn gật đầu. Thế là hôm sau, bố nuôi đi trước, nó trườn theo sau. Đến vực Gầm trên sông Mã nó trườn xuống nước, ông đợi trên bờ, nó lặn sâu xuống đáy vực. Khi lên, trông thấy bố nuôi, nó lắc đầu, con rắn lại theo ông về nhà. Hôm khác ông lại đưa nó ra vực Mổ trên sông Mã, nó lại trườn xuống vực, khi lên bờ cũng như lần trước nó lại lắc đầu. Ông đưa nó trở về nhà. Có người mách ông rằng thử đưa nó ra vực Cả (vực Cả ở sông Bưởi. Đoạn sông thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành) xem sao. Ông lại đưa con rắn đi. Đến nơi con rắn trườn xuống vực, ông thấy nước tung tác lên, nổi bọt đục ngầu lần này con rắn ở dưới nước lâu hơn mọi khi, đến lúc nó ngoi lên, nhìn thấy bố nuôi, nó gật đầu. Ông chào nó trước khi về ông dặn rằng: Con ở lại lo kiếm ăn đừng làm hại người qua lại con sông này.Mấy ngày sau ở làng Chiềng tự nhiên tối sầm, giữa làng đùn lên hai vó nước. Nước chảy ngày càng mạnh, cá tôm tuôn theo dòng nước người ta phải dỡ bảy ngôi nhà sàn lớn để ngăn bớt nước hai vó nước này đủ cho cả làng dùng quanh năm, lại còn đủ nước tưới cho cánh đồng, không bao giờ cạn, mùa đông nước bốc hơi ấm, mùa hè mát rượi, cạnh giếng người ta làm đền thờ con rắn. (Vó nước làng Chiềng xã Cẩm Tú Cẩm Thủy)Truyện này tưởng như là truyện người Mường Voong đặt ra vì ông Cao Thuật nuôi con rắn, nay còn có người nhận là di duệ ông Thuật. Rồi hai vó nước này đang ở làng Chiềng, ngôi mộ nơi chôn đuôi con rắn, và đình thờ con rắn được phong thần Thủy Phủ Long Vương, thần tích nói rất rõ: con người, công tích, địa điểm, thời gian tưởng không nhầm đâu được Nhưng mà tích truyện ông Dài, ông cụt như kiểu sự tích vó nước làng Chiềng thì ở làng Ngọc xã Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy cũng có ở mường Bi tỉnh Hòa Bình cũng có và ngay cả nhiều làng ở miền xuôi như ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) cũng có. Giải thích hiện tượng này như thế nào? Phải chăng dân gian muốn gần gũi hóa cái xa xôi ở đâu đó, kéo lại cho gần? Muốn rằng cái chuyện ấy không đâu xa “nó ở cái làng tôi” “mường tôi” đấy, tin đi (Núi Cửa Hà Cẩm Phong Cẩm Thủy)Theo đó thì có thể truyện thực sự phát sinh ở Mường Voong được sưu tầm trong cuốn “Truyện cổ Mường Voong” (nhà xuất bản Văn hóa dân tộc), chỉ chiếm hơn 13 số truyện. Đó là những truyện giải thích núi non, sông nước gắn với quê hương như truyện nữ thần núi ké, truyện Bông cun, truyện ông Beo, nàng vỏ trứng, truyện thằng Côông Dênh và một số truyện khác. Theo tích xưa, trên sông Mã, đoạn chảy qua làng Ngốc đất Mường Voong có mọt cái thác nổi tiếng. Trông xa đó là những tảng đá nối nhau khi quây quần tụ lại, chỗ thì tản ra, chỗ nhấp nhô trong nước và cao vút lên, nước chảy qua đây réo ầm ầm trắng xóa giữa đôi bên là những ngọn núi đá cao vút. Thuyền bè qua đây nhiều cái bị đánh tan tành rồi chìm nghỉm. Các tay chèo thuyền, bè đi ngược xuôi trên sông mã thường truyền tai nhau về sự nguy hiểm của tác Ngốc.Qua rồi Va Chuổi Dần LongLòng còn sợ thác Ngốc cùng mà thôiNgười Mường Voong truyền rằng ngày xưa có một vị cun Lang người làng Bông gọi là Cun Bông. Nhà Cun Bông lúc đầu cũng không lấy gì làm giàu có, hàng ngày ông cùng dân mường đi cày làm nương rẫy, bỗng một hôm ông bắt được một viên ngọc, người ta gọi đó là viên ngọc khót trâu (trong tiếng mường, khót là một viên ngọc cầm tinh con vật, ở đây là viên ngọc cầm tinh con trâu) nhà cun từ đó trở nên giàu có, mỗi lần ông mang ngọc ra mài thì lại có thêm những con trâu ở đâu đó đến nhập đàn. Cun giàu có tậu thêm được nhiều trâu, nhiều ruộng. Toàn bộ xứ đồng Bông rộng là đất tốt là của Cun. Đồng ruộng nhiều, người ăn kẻ ở đi làm xâu nơ ngày càng đông…thả cây bừa không cần mang về nhà mà người ta xúm vào một cái gò giữa đồng, trên gò này người ta trồng dây chua mon leo lên các cây để khi đang bừa nếu chão bị đứt thì vào đó lấy dây chua mon để thay, cơm nhà ông ăn qua ba mùa không hết, dưới sân có nhiều ngựa trong tàu, nhà ông nuôi rất nhiều trâu, sáng ra người ta thả đàn trâu đi ăn cỏ trên đồi tranh, mỗi lần chúng đi đen cả một vùng đứng xa nhìn như con sông đen đang chảy. Tối về trâu các nhà khác thì đằm ở các suối, các vũng còn trâu nhà Cun Bông phải đưa ra sông Mã mới có chỗ cho chúng tắm táp, đắm mình và uống nước, mỗi ngày như thế nước Sông Mã lại dềnh lên tràn bờ.Đàn trâu nhiều vô kể ấy có một con đực đầu đàn. Đó là một con trâu mộng cao to, da đen như quả sim chín, cặp sừng to nhọn hoắt, đi đâu nó cũng dẫn đầu đàn, có nó, đàn cọp phải chạy xa, kẻ trộm cũng không giám bén mảng đến. Nhà Bông Cun đã giàu lắm rồi nhưng Cun còn muốn giàu hơn. Một hôn có người mách với nhà Cun rằng : Nhà Cun muốn giàu nhiều trâu hơn nữa thì phải thịt con trâu đầu đàn để tế khót trâu.Cun Bông nghe lời, chiều hôm ấy đàn trâu kìn kìn kéo ra sông Mã tắm như mọi khi thì người nhà Cun bắt con trâu đầu đàn về làm thịt. Đàn trâu mất con đầu đàn, người nhà Cun ra đuổi về, chúng không trở về nữa, đàn trâu đen nghịt ấy tự nhiên biến thành những tảng đá chắn ngang sông Mã, nước sông qua đó phải chồm lên rồi đổ xuống thành ngọn thác dữ. Thác này gần làng Ngốc nên gọi là thác Ngốc.Ngoài ra còn xuất hiện những chuyện rất cổ, ở đó con người nửa người nửa vật như « truyện thằng Côông Dênh », mụ Vai vôn lại có những người rất khác, cao lớn lạ thường với những việc làm phi thường. Cầm hòn đá ném trâu, đá rơi thành núi ; ngồi vào cối đá, cối đá ngập lún xuống đất. Tuy ít nhưng đã xuất hiện những truyện về dựng Mường tạo làng những chuyện cổ có dính dáng đến lịch sử đất nước, địa phương những chuyện về thế thái nhân tình, tình yêu đôi lứa, những thân phận con người. 2.4.2. Loại truyện cổ được người Mường Voong tiếp nhận từ mường khácMột điều có thể thấy rõ đó là những chuyện cổ mường nhưng không rõ được tiếp nhận từ mường nào. Đã trở thành truyện được kể phổ biến ở Mường Voong . Người Mường Voong cũng không ai bận tâm tới việc nó đến từ mường nào mà coi nó là truyện « mường ta ». Những truyện thuộc loại này có số lượng tương đối lớn, chiếm tỉ lệ gần ½ số truyện được ghi trong cuốn sách « Truyện cổ Mường Voong » (nhà xuất bản VHDT). Đáng chú ý là những truyện thuộc loại này là những truyện cổ tiêu biểu của người mường có sức phổ biến rộng rãi. Sức lan tỏa này thật đáng chú ý, và điều đáng chú ý hơn nó cũng được hội tụ ở đất Mường Voong. Ta sẽ không khó khăn gì khi nhận ra yếu tố « tiếp nhận từ mường khác » này ở các truyện. Ví như trong sự tích cái Khấc ở Sừng Trâu.Tích xưa kể rằng : Thuở xa xưa, trâu và cọp đều sống chung và làm bạn với nhau, một hôm trâu có việc phải đi xa, gửi lại đàn con nhỏ nhờ cọp nuôi hộ. Đàn nghé đòi ăn cỏ phách, cỏ ra, đòi uống nước, cọp đều tìm cách lấy cỏ và cho đàn nghé uống nước. Bốn tháng sau, trâu trở về nhận con và cảm ơn cọp, đến lượt cọp phải đi xa, cọp gửi con cho trâu. Trâu chăm sóc đàn cọp con, nhưng đàn cọp con đói ăn khát nước, trâu đi kiếm cỏ phách ở bờ nà, cỏ ra ở bờ suối, nhưng đàn cọp con không chịu ăn. Chúng đòi ăn chuột đen ở trong xang, chuột vàng ở trong đụn. Nhưng trâu không thể kiếm những thứ đó, nên cọp con dói khát, có con đã chết, khi cọp trở về tức giận đã vồ trâu, trâu phải chạy, có con bị ăn thịt. Trâu và cọp lúc này không thể là bạn của nhau nữa. Để tránh cọp, đàn trâu phải đến nhà lang Cun Cần, Lang cho người xuống đánh đuổi đàn trâu, con trâu đầu đàn quỳ xuống xin được ở lại, Lang ra điều kiện cho đàn trâu : « cổ mi phải chịu đeo mỗ, lưng mi phải chịu người cưỡi, vai mi phải chịu kéo cày bừa dù ngày nắng hay mưa, mi chịu đựng được không ? Khi con ta đi chơi, chài lưới, bị mất vía, ta thịt mi để làm vía mi chịu không, khi mẹ cha ta quá tuổi, ta xả thịt mi ra để cúng voong mi chịu không ? »Lúc ấy đàn trâu không ưng miệng không nhận lời, chúng nó lại quện nhau đi ra đồi, ra núi, chúng lại gặp đàn cọp, đàn trâu lại phải chạy. Chúng chạy mãi thấy không xong, con trâu đầu đàn có cái sừng vệnh vạng lại quay lại nhà Cun Cần. Một bữa lang Cun Cần nhặt được khót trâu, liền mang trở về gói chặt cất kĩ.Đàn trâu trở lại nhà lang Cun Cần, Lang cũng cho người đuổi đi. Nhưng con trâu đực đầu đàn, con trâu mẹ sừng ngang quỳ xuống xin ở lại. Nhà Lang lại ra điều kiện như lần đầu. Đàn trâu lòng đã ưng, miệng đã dạ. Chúng xin chịu cổ đeo mõ, lưng trẻ con cưỡi, vai chịu mắc ách kéo cày bừa dù mưa hay nắng, đồng cạn hay đồng sâu. Trâu chịu xả thịt cho người làm vía, đám cưới, đám ma, Lang Cun Cần cho phép trâu được đánh lại cọp, con đực được lấy sừng cong, con đòong được húc sừng nhọn, đánh cho xuyên bờ nà, đánh cho sa hố củ mài.Lang Cun Cần còn bào : « Từ nay đàn trâu ăn cỏ dưới ruộng thì cọp phải lên trốc đồi. Trâu ăn cỏ trên ngon đồi, cọp phải vô núi đá ». Lang Cun Cần còn bảo trâu rằng : « Để ghi nhớ việc thỏa thuận hôm nay giữa trâu và người, trâu phải chịu để lang lấy rìu chặt vào sừng mấy khấc, vạc vào sừng trâu làm nêu, ngàn đời sau không được thay đổi.Từ đó trên sừng trâu đều có khấc. Ngoài ra yếu tố « tiếp nhận từ mường khác » còn có trong các truyện : Săn đuổi con moong vằn, Đi tìm lửa, Đi tìm cây chu đồng, Sự tích núi Ba Vì, Anh chàng Loong Chòong, vợ tiên, truyện nàng Nga – Hai Mối, truyện Út lót – Hồi Liêu, Sự tích những nắm xôi hóa đá, Sự tích hoa bông trăng…Đề tài ở loại này rất phong phú. Đó là những giải thích thế giới tự nhiên, sự ra đời của trời đất, sự vật, con người, bóng dáng lịch sử, tình bạn, tình yêu và những tình huống về thế thái nhân tình theo cách nhìn nhận tiếp biến hơn thế còn thể hiện nội tâm của người Mường Voong.2.4.3. Loại truyện cổ tiếp nhận từ những dân tộc khácỞ loại truyện này có số lượng không nhiều nhưng cũng đáng kể trong tổng số các truyện giới thiệu trong sách này. Qua các truyện ta thấy người Mường Voong tiếp nhận truyện cổ người Kinh là chủ yếu hoặc là các truyện này có từ cái thời Việt – Mường còn chưa tách thành hai cộng đồng. Có thể thấy trong cuốn « Truyện cổ Mường Voong » có các truyện : « Thằng Dê, truyện rắn và người, sự tích lưỡi kiếm Vua Lê, sự tích chúa Chổm, tại sao đầu cá trê lại bẹp ? Tại sao tháng chín tháng mười không có sớm ? » nhưng đáng chú ý, nó được kể theo cách của người Mường Voong.Có một vài truyện người Mường Voong đã tiếp nhận từ mường khác đến, nhưng chính người mường khác lại tiếp nhận từ người Thái hoặc Tày. Truyện cổ tích của người Thái và Tày ở nước ta có truyện Cẩu Khây khi đi vào người mường nó biến thành truyện « chàng ăn khỏe » hoặc « đi đòi nợ mường chẳng có ». Truyện Mường Voong có « sự tích tiếng chim Coong Coong – Bóp Bóp » gần giống với truyện Chim Từ Quy của người Tày – Thái.Đôi khi có không ít truyện cổ của một dân tộc, một vùng khác nhau nhưng có tình tiết giống nhau. Truyện « Nàng vỏ trứng » (Mường Voong) có một tình tiết giống cổ tích Thái. Đó là nhà vợ bắt hai chàng rể tương lai giữa đêm khuya phải làm sao vào đúng màn của vợ giữa hàng trăm cái màn. Ở người Thái thì nhờ con chuột nhắt hay con dơi hoặc đom đóm dẫn dắt như truyện Ú Thêm, còn trong truyện « Nàng vỏ trứng » của Mường Voong thì nhờ con đom đóm đã dẫn chồng vào đúng màn của vợ mình nhưng tình tiết này ở người Thái cũng tiếp nhận từ Ấn Độ qua các nước Thái Lan, Lào….Để giải thích hiện tượng này đã có nhiều công trình nói đến. Trong văn học dân gian, ở hai thể loại truyện cổ và tục ngữ không có một dân tộc nào giữ nội dung giống nhau nhất so với các thể loại khác. Có điều do hoàn cảnh sống của mỗi dân tộc khác nhau và ngôn ngữ khác mà cách thể hiện khác nhau mà thôi. Có lẽ ở thời xa xưa ấy nhân loại có vấn đề quá giống nhau, mặt khác người mường nằm trong khối Việt – Mường cổ, lại có điều kiện tiếp xúc với người Kinh nhiều.Mường Voong xưa thuộc loại mường trung bình, nhưng có khối lượng truyện cổ khá lớn với nhiều loại hình, có thể nói Mường Voong cũng là một vùng cổ tích. Nội dung các truyện cổ phong phú thể hiện những khát vọng về cuộc sống yên vui, hạnh phúc trên cói đời, những truyện cổ này là những di sản quý báu của người xưa để lại, đáng được trân trọng và là hành trang để con cháu hôm nay bước vào cuộc đời mới.2.5. Những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ Mường Voong 2.5.1. Giá trị nội dung :Người mường nói chung và người Mường Voong nói riêng có kho tàng truyện cổ khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường Voong có nhiều truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể nhân vật hay hiện tượng riêng của địa phương mang nhiều dáng vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường Voong đều biết, có những truyện dài, nhiều tình tiết và được sắp xếp chặt chẽ song cũng có nhiều truyện ngắn kể về một sự tích nào đó.Ở truyện cổ, mảng truyện sự tích là rất phong phú. Đó là sự tích liên quan đến các công trình kiến trúc như : sự tích nhà sàn ; nói về nguồn gốc các cảnh quan thiên nhiên như : sự tích vực Ngốc Cùng, sự tích núi chùa Mổng, núi chùa Trang và đồi Rổm Ao. Sự tích vó nước làng Chiềng, sự tích vó nước Ang Nàng…nói về sự hình thành vùng Mường Voong như sự tích hai vị thần Mường Voong , một vùng đất như sự tích Bái Mân, sự tích núi Ba Vì. Bằng những câu truyện như « vì sao chèo bẻo hay đánh quạ vào Tháng Tư », « tại sao tháng chín, tháng mười không có sớm », « vì sao cây ban, cây bét lại đứng nghiêng »…người Mường Voong giải thích các hiện tượng tự nhiên, sự xuất hiện những vật gần gũi với họ hàng ngày. Chẳng hạn như việc làm nhà sàn, giống như con rùa là do sự giúp đỡ của rùa làm nhà bằng cột như bốn chân con rùa, mái nhà như mai rùa chia thành các « chốn ăn, ngăn ở » vừa tránh được thú dữ, vừa tránh được gió bão mưa giông, qua việc kể lại các thất bại từ lần này đến lần khác phải rút kinh nghiệm mà làm lại, truyện cổ cho thấy sự phát triển tư duy, nhận thức của người xưa giống như quá trình phát triển của lịch sử vậy, con người từ chỗ sống ở hang động đã vươn ra chiếm lĩnh các không gian và tạo dựng cuộc sống cho mình. Tất cả các truyện liên quan đến các sự tích thiên nhiên đều phản ánh một quá trình chinh phục môi trường xung quanh đầy gian khổ của người Mường Voong ở vùng núi hiểm trở.Tương tự như vậy là những truyện cổ về sự tích các loài vật nói về sự xuất hiện của chúng, và những nét riêng biệt mà tạo hóa sinh ra chúng. Đó là các truyện : sự tích cái khấc ở sừng trâu, sự tích con chim lẻ ken, sự tích con chim mất con còn gộc, sự tích tiếng chim coong coong – bóp bóp, tiếng bìm bìm ban trưa, vì sao con ve sầu không có ruột, vì sao đầu cá trê lại bẹp…trước những hiện tượng thiên nhiên khó hiểu, do trình độ tư duy con người chưa cao, người Mường Voong có cách giải thích riêng của mình. Những cách giải thích đó một mặt cho thấy, sự ngây thơ, hồn nhiên, đến đáng yêu của họ, mặt khác cũng cho thấy tâm hồn lãng mạn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú của người Mường Voong. Đồng thời những truyện cổ ấy cũng phản ánh sự quan sát tinh tế của người Mường Voong đối với thiên nhiên xung quanh. Thiên nhiên với họ vừa hãi hùng, vừa bí hiểm, song cũng thật thân thuộc, gần gũi, chỉ khi con người có thái độ xấu, ác ý, phá hủy thiên nhiên thì mới bị trừng phạt, còn nếu con người có sự ân cần, có tình yêu tha thiết với thiên nhiên thì sẽ được thiên nhiên đền đáp một cách thỏa đáng, thiên nhiên luôn bên cạnh, bao dung, che chở và nuôi sống con nguời nếu con người biết sử dụng nó vì mục đích đúng đắn. Nhưng nhỡ nhàng, sai lầm, thiếu thận trong trong hành động đối với thiên nhiên ắt sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.Truyện cổ tích thế sự có lẽ là thể loại phong phú nhất liên quan đến đời sống hàng ngày của con người, như tình cảm gia đình, vợ chồng, con cái, tình yêu nam nữ… những câu chuyện mộc mạc, chân thật mà chứa chan tình cảm như : Chàng không meng, chuyện Thằng Coong Dênh, sự tích những nắm xôi hóa đá, truyện nàng Nga – Đạo hai mối…như câu chuyện của Nàng sao Ả Sáng – là tiên nữ, phải sống ở trần gian vất vả, mệt nhọc song hạnh phúc gia đình ấm cúng, tình yêu thương chồng con đã làm nàng Sao Ả sáng cứ lần nữa khi bay về trời, khi nàng về trời vì con, vì tình yêu với vợ mà chồng nàng đã bất chấp tất cả để cùng các con đi tìm nàng cho bằng được. Khát vọng tình yêu chân chính và gia đình bền vững thể hiện rõ trong câu chuyện cảm động này cho thấy đời sống tinh thần vừa nhân bản vừa phong phú của người Mường Voong.Tính nhân bản của truyện cổ còn được thể hiện
Lời cảm ơn! Được sự giới thiệu của trường đại học Hồng Đức và sự đồng ý của phòng văn hoá huyện Cẩm Thuỷ, từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 9 tháng 6 năm 2013, tôi được về thực tập tại phòng văn hoá huyện Cẩm Thuỷ, dưới sự hướng dẫn của cô giáo Lê Tú Anh - Giảng viên khoa khoa học xã hội. Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của ban chủ nhiệm khoa, và các thầy cô trong trường đại học Hồng Đức – Thanh Hoá suốt 4 năm học qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Tú Anh đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập cuối khoá. Tôi xin chân thành cảm ơn phòng văn hoá huyện Cẩm Thuỷ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành tốt báo cáo này. Tôi xin cảm ơn bạn bè trong lớp đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình làm báo cáo thực tập cuối khoá. Xin chân thành cảm ơn! Cẩm thuỷ, ngày 9 tháng 6 năm 2013 Sinh viên thực tập Phạm Thị Thu 1 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNGTRONG BÀI BÁO CÁO Hình 1: Suối cá thần Cẩm Lương -Cẩm Thủy Hình 2 : Giếng nước làng Chiềng , xã Cẩm Tú -Cẩm Thủy Hình 3 : Núi Cửa Hà -Cẩm Phong -Cẩm Thủy 2 CHƯƠNG1: TÔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.2. Chức năng hoạt động của phòng văn hoá 1.2.1. Vị trí ,chức năng 1.2.2.Nhiệm vụ ,quyền hạn của từng lĩnh vực cụ thể 1.3. Sơ đồ tổ chức và bố chí nhân sự CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI PHÒNG VĂN HOÁ HUYỆN CẨM THỦY 2.1. Mục đích, nhiệm vụ thực tập 2.1.1. Mục đích thực tập 2.1.2. Nhiệm vụ thực tập 2.2. Những công việc thực tập 2.3.Giới thiệu về mường Voong xưa và truyện cổ mường voong 2.3.1.Đôi nét về mường Voong xưa a.Truyện cổ người Mường b.Truyện cổ người mường Voong c.Khái niệm truyện cổ mường Voong 2.4.Phân loại truyện cổ mường Voong 2.4.1. Loại truyện cổ do người mường Voong sáng tạo 2.4.2. Loại truyện cổ Mường do người mường Voong tiếp nhận từ mường khác 2.4.3. Loại truyện cổ tiếp nhận từ dân tộc khác CHƯƠNG 3: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TẠI PHÒNG VĂN HOÁ HUYỆN CẨM THUỶ VỚI LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO 3.1. Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở 3 3.2. Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở 3.3. Đề xuất các giải pháp đối với nội dung chương trình, phương pháp đào tạo KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP (Suối cá thần - Cẩm Lương - Cẩm Thủy - Thanh Hóa) 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Huyện Cẩm Thủy là một huyện Trung du miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 70km. Huyện Cẩm Thủy có diện tích 425.03km 2 . Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Tây giáp huyện Bá Thước. Phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc và Yên Định. Huyện Cẩm Thủy có 19 xã, 1 thị trấn, bao gồm: Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Liên, Cẩm Lương, Cẩm Bình, Cẩm Giang, Cẩm Tú, Cẩm Quý, Cẩm Sơn, Cẩm Châu, Cẩm Phong, Cẩm Ngọc, Cẩm Long, Cẩm Phú, Cẩm Tân, Cẩm Yên, Cẩm Vân, Phúc Do và thị trấn Cẩm Thủy. Huyện Cẩm Thủy có địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, độ cao trung bình 25 – 30m. Có núi đèn cao 953m núi hạc cao 663m, giữa có thung lũng sông Mã chảy dài hơn 40km. 5 Huyện Cẩm Thủy có khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình dạng lòng chảo và thấp dần về phía Tây Nam và Đông Bắc xuống thung lũng sông Mã. Trong đó trên 80% diện tích là đồi núi. Huyện Cẩm Thủy có dân số 113.580 người (đến ngày 1/4/2009) có 3 dân tộc anh em sinh sống: Mường 52,4%, Kinh (44,5%), Dao (2,9%) còn lại là các dân tộc khác. Về giáo dục huyện Cẩm Thủy có 3 trường Trung học phổ thông, một trung tâm giáo dục thường xuyên. Cẩm Thủy có đường liên vận quốc tế 217 dài 40km nối vùng Thượng Lào với biển Đông, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 217, sông Mã giao nhau tại thị Trấn Cẩm Thủy tạo điều kiện gắn Cẩm Thủy với các lãnh thổ kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là với thủ đô Hà Nội. Huyện Cẩm Thủy là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, như suối cá thần Cẩm Lương, núi cửa Hà nằm trên đường Hồ Chí Minh thuộc xã Cẩm Phong, thuộc dãy núi đá vôi Phù Luông – Cúc Phương kéo dài về phía Nam, nơi đây có nhiều động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2000. Đây là nơi đẹp nhất có thể ngắm nhìn sông Mã. Lễ Hội: Chùa Chặng (Ngọc Châu Tự), xã Cẩm Sơn, lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 5, 6, 7 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm; Chùa Rồng: xã Cẩm Thạch, lễ hội ngày 12, 13, 14 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm…. 1.2. Chức năng hoạt động của phòng văn hóa. Chúng tôi thực tập tại phòng văn hóa huyện Cẩm Thủy – Thanh Hóa. Địa chỉ: Tổ 2 – Thị trấn Cẩm Thủy – Thanh Hóa. Trưởng phòng: ông Vũ Duyên Hồng. Chức năng nhiệm vụ hoạt động của đơn vị: 1.2.1. Vị trí – chức năng: Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyenj có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính, viễn thông và internet, công nghệ thông tin, phát thanh, tuyên truyền. 6 Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa – Thông tin. 1.2.2. Nhiệm vụ - quyền hạn cụ thể đối với từng lĩnh vực * Về lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, phát thanh: - Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực hiện đúng pháp luật về công tác văn hóa – thông tin – thể thao, xây dựng và phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lễ hội truyền thống; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thông tin và thể thao trên địa bàn. - Tham mưu và chủ trì các hoạt động văn hóa của địa phương, đồng thời chỉ đạo hướng dẫn các xã, phường làm tốt công tác bảo tồn, bảo tàng, phát huy bản sắc dân tộc, khai thác các công trình văn hóa, di tích lịch sử, hàng năm xây dựng, khôi phục và trùng tu các công trình văn hóa trên địa bàn. - Giúp UBND huyện quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, quy hoạch, phân bố tần số đối với đài truyền thanh truyền hình huyện. - Phát hiện những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao ở địa phương, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, Sở Văn hóa – Thông tin và Sở Thể dục – Thể thao. - Phối kết hợp với các cơ quan chức năng, các xã xây dựng phong trào văn hóa – thông tin – thể thao lành mạnh, đề xuất kịp thời biện pháp, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của phong trào; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội trên địa bàn. - Chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ, lễ hội. * Về lĩnh vực Bưu chính, viễn thông: 7 - Trình UBND huyện và Bưu chính – Viễn thông các đề án, giải pháp cụ thể để triển khai các hoạt động về bưu chính, viễn thông, internet và công nghệ thông tin trên địa bàn; chịu trách nhiệm triển khai, kiểm tra thực hiện sau khi được phê duyệt. - Tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cấp trên về công tác bảo vệ an toàn mạng, an ninh thông tin và công nghệ thông tin trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo phân cấp. - Tổ chức thực hiện chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn theo quy định của pháp luật và các dự án đầu tư về công nghệ thông tin do UBND huyện giao. - Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định về áp dụng các tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông trên địa bàn. * Về lĩnh vực gia đình: - Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch hàng năm, chương trình mục tiêu, chương trình hành động thực hiện chính sách chế độ và pháp luật về quản lý gia đình; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép chương trình mục tiêu, chương trình hành động về công tác gia đình với thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. - Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh vực gia đình. * Về lĩnh vực du lịch: - Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch hàng năm, chương trình mục tiêu, chương trình hành động thực hiện chính sách chế độ và pháp luật về quản lý gia đình ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép chương trình mục tiêu, chương trình hành động về công tác gia đình với thực hiện chủ trương, 8 chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ; xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. - Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh vực gia đình. * Về lĩnh vực du lịch : - Khảo sát, nghiên cứu thị trường trong ngoài phạm vi huyện, phục vụ cho phát triển lĩnh vực du lịch ở địa phương. - Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch dài hạn và hàng năm về hoạt động du lịch ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Phối hợp với cơ quan chuyên môn trên địa bàn thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách về hoạt động du lịch. 1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của UBND huyện UBND huyện gồm có chủ tịch, hai phó chủ tịch và bốn ủy viên UBND, trong đó có một phó chủ tịch phụ trách văn hóa – xã hội, một phó chủ tịch phụ trách kinh tế, một ủy ban UBND huyện là trưởng phòng nông nghiệp phụ trách nông lâm nghiệp một ủy viên là chính thanh tra huyện phụ trách Thanh tra tư pháp, thi hành án, một ủy viên là trưởng phòng công an huyện phụ trách an ninh, một ủy viên là chỉ huy trưởng quân sự phụ trách quân sự. UBND huyện có 14 phòng ban, chuyên môn tham mưu giúp việc 9 Chủ tịch UBND Phò ng Tài chín h kế hoạ ch Phó chủ tịch UBND phụ trách kinh tế Phó chủ tịch UBND phụ trách văn hóa – xã hội Phò ng Tài nguy ên và môi trườ ng Phò ng Côn g thươ ng Phò ng Nôn g nghi ệp và PT NT Tha nh tra huy ện Phò ng Tư phá p Phò ng Nội vụ Phò ng Lao độn g thươ ng binh xã hội Phò ng y tế Phò ng Văn hóa thô ng tin Phò ng dân tộc Phò ng thố ng kê Phò ng Giá o dục và đào tạo Văn phòn g HĐ ND và UB ND Cơ cấu của UBND huyện Cẩm Thủy hiện nay gồm : + Chủ tịch UBND : Phạm Văn Tiến + Phó chủ tịch (phụ trách kinh tế) : Phạm Viết Hoài + Phó chủ tịch (phụ trách văn hóa xã hội) : Hà Văn Vinh. Trong đó có các phòng ban tham mưu giúp việc, phòng văn hóa có cơ cấu gồm : + Trưởng phòng văn hóa : Hoàng Trung Hải + Phó Phòng văn hóa : Vũ Xuân Phúc + Phụ trách đài truyền thanh : Đỗ Ngọc Hoàn + Chuyên trách chính sách – XH : Nguyễn Thông. + Trung tâm văn hóa – TDTT : Vũ Duyên Hồng. 10 [...]... địa bàn 12 huyện tôi thấy rằng : Trong cộng đồng dân tộc Mường ở Cẩm Thủy, đặc biệt là ở hai xã Cẩm Tú và Cẩm Quý còn lưu giữ rất nhiều nét văn hóa đặc sắc, đặc biệt là thể loại truyện cổ của người Mường Voong xa xưa Lựa chọn đề tài « Giá trị văn hóa Truyện Cổ Mường Voong huyện Cẩm Thủy » để thấy rõ hơn những giá trị văn hóa đặc sắc của một vùng Mường cổ xưa và nhằm nhấn mạnh vai trò của văn học dân... bào Mường Voong nói riêng và trong văn học dân gian các dân tộc Việt Nam nói chung Nói chung, sau 10 tuần thực tập tại phòng văn hóa huyện Cẩm Thủy đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tố công việc thực tập, nghiên cứu về đề tài « Giá trị văn hóa Truyện Cổ Mường Voong huyện Cẩm Thủy » cho nội dung báo cáo thực tập của mình 2.3 Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyện cổ Mường Voong. .. cứu truyện cổ dân gian dân tộc Mường ở Việt Nam trước đây người ta chỉ nhắc đến Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động…chứ chưa ai nhắc đến Mường Voong Gần đây trong cuốn sách « Truyện cổ Mường Voong » (Nhà xuất bản văn hóa dân tộc) do Cao Sơn Hải – Cao Chí Sơn sưu tầm và biên soạn đã có công trình sưu tầm và khảo cứu về truyện cổ của người Mường Voong Việc sưu tầm truyện cổ dân gian Mường Voong. .. truyện cười lẻ khác của người mường là loại truyện cười Người mường cũng phân biệt rõ truyện cười (triên tró cưới) với truyện cổ (triến ngái hơ) b) Truyện cổ Mường Truyện cổ tức là truyện của người xưa, đời xưa Nhưng nó lại do người đời nay kể, viết lại cho người đời nay và đời sau đọc và kể c) Khái niệm truyện cổ Mường Voong Truyện cổ Mường Voong là truyện của người Mường Voong xưa, đời xưa truyền qua... chúng tôi đến phòng văn hóa để hoàn thành đúng công việc thực tập Đề tài mà chúng tôi lựa chọn là « Giá trị văn hóa Truyện Cổ Mường Voong huyện Cẩm Thủy » Lựa chọn nghiên cứu vấn đề trên là vì : Trong quá trình thực tập ở phòng văn hóa huyện Cẩm Thủy, được tiếp cận và tìm hiểu về đời sống kinh tế cũng như văn hóa tinh thần của nhân dân Được đọc và tìm hiểu thực tế về những nét văn hóa dân gian độc đáo... năm Ở người mường còn có hiện tượng một chuỗi truyện cổ được vần hóa kể về sự ra đời của trời đất, muôn vật, cây cối sự sống và cái chết mang tính sử thi Đây là loại truyện cổ đặc biệt Trong truyện cổ của người mường nói chung và truyện cổ của người Mường Voong nói riêng có không ít truyện cười mọt số 19 truyện có yếu tố gây cười, các truyện : truyện Quậy, truyện Hơm, truyện Bố cu và một số truyện cười... kể truyện cổ, truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, truyện Phạm công – Cúc Hoa của người Kinh, cả thợ, cả người nhà, hàng xóm cũng lắng nghe Rõ ràng trước 1945 ở Mường Voong đã có môi trường tự nhiên, xã hội, sinh hoạt văn hóa tạo điều kiện cho sự tồn tại phát triển truyện cổ Thiên nhiên, cuộc sống và sinh hoạt văn hóa ở Mường Voong là cơ sở ra đời, hát triển, tiếp biến nên truyện cổ Mường Voong a) Truyện. .. vật tính cách Nghệ thuật trong truyện cổ Mường Voong đậm màu sắc cổ của nhân vật, thời gian và không gian cổ tích, mỗi hình ảnh, tình tiết, mô típ trong truyện đều mang bản sắc văn hóa của con người Mường Voong Truyện cổ Mường Voong đậm tính chất cộng đồng bởi nó phản ánh xã hội, cuộc sống phong tục và những vấn đề lịch sử của người Mường Voong cổ xưa Những câu chuyện cổ được truyền tụng và thấm sâu... 2.4.2 Loại truyện cổ được người Mường Voong tiếp nhận từ mường khác Một điều có thể thấy rõ đó là những chuyện cổ mường nhưng không rõ được tiếp nhận từ mường nào Đã trở thành truyện được kể phổ biến ở Mường Voong Người Mường Voong cũng không ai bận tâm tới việc nó đến từ mường nào mà coi nó là truyện « mường ta » Những truyện thuộc loại này có số lượng tương đối lớn, chiếm tỉ lệ gần ½ số truyện được... Trong quán ngũ người mường Thanh Hóa có nói đến một số mường Trong đó có Mường Voong : Phẩm ,Vong, Roong, Đẹ Trong dân ca mường đã có một số câu nói đến Mường Voong : Con gái Mường Voong như bông lúa nếp (con mài mướng Voong như đoong clu chìn) 15 hoặc : Gà rừng gáy đất Mường Voong Sao anh lại đem bẫy vòng đặt nơi mường Trác ? (Kha cỏ cằn ở đất Mường Voong Nó lenh đom do voong đi sả mường clac) Trước . 2 CHƯƠNG1: TÔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1. 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1. 2. Chức năng hoạt động của phòng văn hoá 1. 2 .1. Vị trí ,chức năng 1. 2.2.Nhiệm vụ ,quyền hạn của từng lĩnh vực cụ thể 1. 3 khoá. Xin chân thành cảm ơn! Cẩm thuỷ, ngày 9 tháng 6 năm 2 013 Sinh viên thực tập Phạm Thị Thu 1 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNGTRONG BÀI BÁO CÁO Hình 1: Suối cá thần Cẩm Lương -Cẩm Thủy Hình 2. CẨM THỦY 2 .1. Mục đích, nhiệm vụ thực tập 2 .1. 1. Mục đích thực tập 2 .1. 2. Nhiệm vụ thực tập 2.2. Những công việc thực tập 2.3.Giới thiệu về mường Voong xưa và truyện cổ mường voong 2.3 .1. Đôi nét