Giá trị nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn Giá trị văn hóa Truyện Cổ Mường Voong huyện Cẩm Thủy Thanh Hóa (Trang 32)

Truyện cổ Mường Voong thuộc loại hình tự sự dân gian, được sáng tạo bằng cảm quan nghệ thuật của quần chúng, nó mang kết cấu thống nhất và tương

đối ổn định, là loại hình được truyền tụng bằng miệng trong cộng đồng người mường ở một vùng mường nên nó mang những đặc điểm chung nhất với các thể loại truyện cổ ở các dân tộc và đồng bào mường. Nhưng cũng mang những đặc điểm riêng biệt của con người Mường Voong:

Cốt truyện:

Cốt truyện là hệ thống những biến cố, hành động, sự kiện, tạo thành những bộ phận quan trọng của câu chuyện nhằm truyền tải nội dung của câu chuyện, những biến cố ấy là những sự kiện bất thường.

Cốt truyện trong “Truyện cổ Mường Voong” có đầy đủ 6 phần cơ bản là: - Giới thiệu: là phần mở đầu, ở đây chưa có biến cố xung đột xảy ra.

- Phần thắt nút: thường là một biến cố quan trọng, đây là nút mở đầu cho chuỗi biến cố sẽ xảy ra ở phần sau.

- Phần phát triển: là phần trung tâm của câu chuyện, phần này là chuỗi biến cố xảy ra theo trục thời gian, các biến cố có mức độ tăng dần đến một biến cố căng thẳng, quyết liệt nhất.

- Phần đỉnh điểm: (còn gọi là cao trào) đây là phần giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

- Phần kết thúc: (còn gọi là phần mở nút) đây là phần giải quyết số phận nhân vật.

- Phần vĩ thanh: là phần bài học rút ra từ câu chuyện hay một lời giải thích cho nguồn gốc của một sự vật nào đó.

Cốt truyện của truyện cổ Mường Voong thường ngắn gọn, đơn giản, ít tình tiết, biến cố, vì vậy cốt truyện đơn giản, sơ lược, khuôn mẫu.

- Cố truyện thường được xây dựng trên cơ sở cuộc đời của nhân vật chính diện.

- Những xung đột tạo nên những biến cố trong truyện cổ Mường Voong thường xảy ra trong phạm vi gia đình, trong vùng Mường Voong, những biến cố ấy có mức độ đơn giản đến phức tạp, có khi chuyển sang gây cấn, quyết liệt.

Cũng có những câu chuyện chỉ để giải thích những hiện tượng tự nhiên, sự ra đời những sự vật trong vùng.

(*) Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ Mường Voong

Thời gian trong truyện cổ là lớp thời gian quá khứ có tính chất cổ thể hiện rõ nhất trong cụm từ mở đầu truyện: Thủa xa xưa, tích xưa kể rằng, thuở đất mường mới lập ra…quá khứ trong truyện cổ chỉ là quá khứ “phiếm chỉ”, thời gian không cụ thể trong lịch sử, thời gian “mặc định” khi cắt bỏ thời gian ở phần giới thiệu thì các biến cố xảy ra là thời gian khách quan. Mọi diễn biến của sự kiện, tình tiết vận động gói gọn trong thời gian quá khứ.

Thời gian trong truyện cổ có thể nhanh hoặc chậm tùy theo giọng điệu trần thuật về những biến cố đã được lựa chọn, sắp xếp của người kể chuyện. Nhân vật được giới thiệu được tác giả dân gian đặt vào trục đối kháng, mâu thuẫn cứ trôi theo dòng truyện ấy, nhân vật của truyện cổ tích trước những biến cố không băn khoăn, không ưu tư suy nghĩ, chính vì vậy mà truyện cổ Mường Voong không bao giờ có “thời gian tâm lí” (tâm trạng) và khi câu chuyện kết thúc là khi hành động đối kháng được giải quyết.

(*) Không gian nghệ thuật:

Không gian nghệ thuật trong truyện cổ Mường Voong là không gian định lượng, không xác định, mơ hồ, phiếm chỉ. Điều này dễ nhận thấy trong những yếu tố biểu thị không gian ở phần mở đầu truyện đó là vùng mường nọ, nhà nọ…nó không miêu tả một cách cụ thể, ngoài ra có không gian vùng Mường Voong cũng được mô tả cụ thể như: mò cua, bắt cá, cày ruộng, làm nương… Không gian truyện cổ ấy, gần gũi, thân thuộc với người nghe, làm cho người nghe dễ đồng cảm với nhân vật bất hạnh trong câu chuyện.

Ngoài không gian “phiếm chỉ” ở trên thì còn một lớp không gian trong truyện cổ nữa là không gian thần kì, kì ảo, không gian không cản trở, các yếu tố kì ảo và hiện thực được xen lẫn nhưng không xa lạ đối với con người.

Nhân vật trong các truyện cổ có yếu tố kì ảo có thể làm được nhiều chuyện phi thường như Càng khoong meng…

Trong truyện cổ Mường Voong có hai lớp không gian hiện thực và trần thế xen lẫn nhau, nhân vật đi về giữa hai lớp không gian, giữa cõi mơ và thực, từ đó truyện cổ luôn chuyển hóa linh hoạt giữa ước và hiện thực. Từ yếu tố không

gian cổ tích ta có thể khẳng định: không gian nghệ thuật trong truyện cổ Mường Voong không có không gian tâm lí (tâm trạng).

(*) Nhân vật

Nhân vật trong truyện cổ đa dạng, phong phú và sinh động, phản ánh toàn bộ những con người, trong xã hội mường như: lang, dân,…đặc biệt có thêm những truyện cổ về loài vật như: rắn, chim,…Nhân vật xuất hiện trong truyện cổ Mường Voong bao giờ cũng có mâu thuẫn với Lang, mâu thuẫn trong gia đình…nhân vật trong truyện cổ được chia làm hai tuyến: tuyến nhân vật chính diện và tuyến nhân vật phản diện, hai lực lượng đối lập nhau: Lang – dân, cái tốt và cái xấu, cao cả - thấp hèn. Điều này cho thấy sự đối lập thi pháp nhân vật, truyện cổ thống nhất trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng, quan niệm đạo đức, thẩm mĩ của tác giả dân gian.

- Nhân vật hai tuyến được đặt trong thế xung đột đối lập, mâu thuẫn với nhau. Đây là nguyên tắc xây dựng nhân vật đối tuyến của truyện cổ, luôn giữ kiên định tuyến của mình Tốt – xấu. Điều này nhân vật cổ tích không giống con người trong cuộc sống. Đó là khuôn mẫu đã định sẵn để thực hiện một mục đích lí tưởng nào đó.

Nhân vật trong truyện cổ Mường Voong không có đời sống nội tâm, không miêu tả nội tâm nhân vật, không biết nhân vật nghĩ gì, nhân vật chỉ hành động, thực hiện hết hành động này đến hành động khác, bao giờ đạt được mục đích thì dừng lại và truyện kết thúc. Như vậy nhân vật không có cá tính cụ thể, mỗi nhân vật thực hiện một chức năng định sẵn, mang một nét tính cách định sẵn, không có sự phát triển tính cách, nên ta có thể gọi là nhân vật tính cách.

Nghệ thuật trong truyện cổ Mường Voong đậm màu sắc cổ của nhân vật, thời gian và không gian cổ tích, mỗi hình ảnh, tình tiết, mô típ trong truyện đều mang bản sắc văn hóa của con người Mường Voong. Truyện cổ Mường Voong đậm tính chất cộng đồng bởi nó phản ánh xã hội, cuộc sống phong tục và những vấn đề lịch sử của người Mường Voong cổ xưa. Những câu chuyện cổ được truyền tụng và thấm sâu vào tiềm thức của các thế hệ con cháu người Mường

Voong hôm nay để con cháu ý thức và tìm về mối quan hệ gần gũi với tổ tiên của mình.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu Luận văn Giá trị văn hóa Truyện Cổ Mường Voong huyện Cẩm Thủy Thanh Hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w