TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN TOÁN BẬC THCS Để giảng dạy môn toán ở trường THCS được tốt cần thực hiện những vấn đề mà bản thân nhận thấy. I. TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Xác định tư tưởng đúng đắn, vững vàng, hết lòng yêu nghề, mến trẻ, tất cả vì sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta được Đảng và nhà nước giao phó một nhiệm vụ hết sức vinh quang là đào tạo cho xã hội những người phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, kỷ luật và giàu tính sáng tạo. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM BỘ MÔN TOÁN 1. Tính trừu tượng : Tư duy trừu tượng của môn toán rất cao Ví dụ : Các định nghĩa, các ví dụ 2. Tính logic hệ thống : Các ký hiệu, các thuật ngữ phải sử dụng chính xác mạch lạc, chặt chẽ hệ thống bằng phương pháp suy diễn. 3. Tính thực tiễn : Môn toán là môn học rất thực tiễn, do nguồn gốc môn toán xuất phát từ thực tiễn nên học toán để vận dụng vào thực tiễn. + Nắm vững các đặc thù trên và các mối liên quan tới chúng nên có thể hướng dẫn học sinh học toán thích thú và khai thác tiềm năng của môn toán đồng thời phát huy tính sáng tạo của học sinh. + Sự liên hệ giữa tính trừu tượng và tính thực tiễn Ví dụ : Mối tương quan tỉ lệ thuận được liên hệ bởi công thức y = … là trừu tượng + Tính thực tiễn như diện tích hình chữ nhật S = ab (a : dài;b : rộng) hay S = 2 1 ab (diện tích hình tam giác) (Hình học 8) + Sự liên hệ giữa tính thực tiễn và tính logic. Ví dụ : các trường hợp đồng dạng của 2 tam giác ( Hình học 8) III. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Nâng cao chất lượng giáo dục môn toán nhằm mục tiêu hình thành phát triển tư duy của học sinh đồng thời đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật, giàu óc sáng tạo để góp phần đắc lực trong công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phổ cập giáo dục bậc THCS nên vai trò của môn toán ở trường THCS có 3 chức năng cơ bản sau : 1. Chức năng cung cấp tri thức : Môn toán cung cấp cho học sinh THCS những kiến thức cơ bản cần thiết để làm nền tảng cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách XHCN của thế hệ trẻ. Đó là những phép tính cơ bản như : cộng, trừ, nhân, chia, căn thức, lũy thừa, giải phương trình, giải bất phương trình…. Trên cơ sở đó học sinh có thể tiếp tục học cao hơn hay giải quyết những vấn đề trong thực tế có nội dung toán học. Ví dụ : để đo đạc, tính diện tích, thể tích … Người thực hiện Phạm Phân TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN TOÁN BẬC THCS 2. Chức năng phát triển nhân cách : Có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện bồi dưỡng đức tính cẩn thận, chính xác và thẩm mỹ 3. Chức năng môn toán : Môn toán là môn học cơ bản, chủ yếu trong nhà trường. Toán học mang tính thực tiễn, kỹ năng tính toán, vẽ hình, đo đạc, ước lượng tính suy luận, lập luận tính chặt chẽ và tính logic hệ thống IV. MỤC ĐÍCH CỦA MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Gồm những mục đích sau : 1. Truyền thụ những tri thức, kỹ năng toán học, kỹ năng vận dụng toán học vào đời sống. _ Phải truyền thụ đầy đủ các dạng toán _ Các phương pháp giải toán, cách phân tích bài toán. 2. Hình thành cho học sinh những kỹ năng : _ Biết vận dụng kiến thức môn toán vào các môn học khác như : vật lý, hóa học. _ Nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của môn toán 3. Phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh _ Giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ _ Đảm bảo chất lượng và bồi dưỡng năng khiếu của học sinh _ Bảo đảm chất lượng phổ cập. 4. Vai trò của kỹ năng và hoạt động của giáo viên. Bảo đảm mối liên hệ giữa học với hành. Việc dạy học sẽ không đạt hiệu quả nếu học sinh chỉ biết học thuộc lòng các định nghĩa, định lý mà không biết vận dụng hay vận dụng không thành thạo vào việc giải bài tập. Đồng thời người giáo viên biết tận dụng những tiềm năng vốn có của bài học, tổ chức cho học sinh hoạt động đồng bộ, huy động cả lớp phát triển tư duy, tập trung suy nghĩ để đạt yêu cầu mục đích của tiết dạy, và thể hiện sự thống nhất nội dung tiết học : cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ theo đúng chương trình giảm tải. V . PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Kết hợp các phương pháp sau : 1. Phương pháp nêu giải quyết vấn đề. 2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp. 3. Phương pháp luyện tập. 1 / Phương pháp nêu giải quyết vấn đề : Bao gồm các đặc trưng sau : a) Học sinh được đặc vào một tình huống gợi ý vấn đề . b) Học sinh hoạt động tích cực, tận lực huy động trí thức và khả năng của mình để giải quyết vấn đề đã đưa ra. Người thực hiện Phạm Phân TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN TOÁN BẬC THCS c) Học sinh không chỉ lĩnh hội được kết quả của quá trình giải quyết vấn đề mà còn qua đó phát triển khả năng tiến hành quá trình giải. Ví dụ 1: Khi dạy định nghĩa hai góc kề (Hình học lớp 6) Khi phân tích 2 góc kề có 3 dấu hiệu liên hệ với nhau bằng liên từ và diễn đạt định nghĩa này như sau : Nếu hai góc có đủ 3 điều kiện : - Có chung một đỉnh. - Có chung một cạnh. - Có các miền trong nằm ở hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là cạnh chung thì gọi là hai góc kề. Từ đó xây dựng hai góc kề hay không như sau : • Hai góc đó có chung đỉnh không ? o Nếu không thì ngưng kiểm tra và kết luận chúng không phải là hai góc kề o Nếu chung đỉnh thì chúng có chung cạnh không? o Nếu không thì ngưng kiểm tra và kết luận chúng không phải là hai góc kề o Nếu có chung cạnh thì tiếp tục kiểm tra sang bước có các miền trong nằm ỏ hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là cạnh chung o Nếu không thì không phải là hai góc kề o Nếu có thì hai góc đó là hai góc kề nhau Ví dụ 2 : Giải phương trình (m+2) x 2 – 2(m-1) x + m – 2 = 0 Bước 1 : Xét m + 2 = 0 thì đưa về phương trình bậc nhất để giải. Lúc đó : - 2 (m-1) x + m – 2 = 0 x = )1(2 2 − − m m là nghiệm Bước 2 : Nếu xét m+2 ≠ 0 hay m ≠ - 2 a) Lập ∆’ = b’ 2 – ac = (m-1) 2 – (m+2) (m-2) = 5 – 2m - Nếu ∆’ < 0 5 – 2m < 0 m > 2 5 Phương trình vô nghiệm. - Nếu ∆’ = 0 m = 2 5 Phương trình có nghiệm kép. x 1 = x 2 = a b− = 2 1 − − m m - Nếu ∆’ > 0 thì phương trình có 2 nghiệm x 1 = a b '' ∆+− = 2 251 + ++− m mm Người thực hiện Phạm Phân TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN TOÁN BẬC THCS x 2 = a b '∆−− = 2 251 + +−− m mm 2 / Kết hợp với phương pháp gợi mở - vấn đáp : + Ưu điểm : - Tính chủ động tích cực của học sinh được chú ý đến. - Không khí lớp học sôi nổi sinh động nâng cao được hứng thú học tập, lòng tự tin của học sinh. - Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, năng lực diễn đạt của học sinh. - Từ đó học sinh dễ tiếp thu kiến thức. + Nhược điểm : - Tốn nhiều thời gian. Dễ làm cho giáo viên khó chủ động về thời gian. - Nếu câu hỏi đặt ra không có hiệu quả sư phạm cao (Hoặc không làm sáng tỏ nội dung) thì dễ rơi vào tình trạng hình thức. Như vậy không đúng theo yêu cầu giảm tải chương trình của ngành qui định. Cho nên giáo viên cần cẩn thận nghiên cứu để vận dụng kết hợp sáng tạo cả phương pháp giải quyết vấn đề và phương pháp gợi mở vấn đáp và đạt hiệu quả cao nhất. 3 / Phương pháp luyện tập : a) Luyện tập ngay trong cả quá trình truyền thụ tri thức, nghĩa là vừa giảng vừa rèn luyện chính là đặc điểm bộ môn toán. b) Giải các bài tập sau khi học xong lý thuyết. c) Giải các bài tập ở trong sách giáo khoa. d) Giải các bài tập tổng hợp (Bài tập luyện tập) * Tóm lại : Giáo viên phải biết cân nhắc, kết hợp sử dụng các phương pháp trên để tiết học sinh động, học sinh tiếp thu kiến thức vững vàng, chắc hơn là phẩm chất trí tuệ được phát triển tốt hơn. Nhưng chủ yếu là phương pháp nêu vấn đề có nhiều ưu điểm nhất. Để giảng dạy tiết học trên lớp đạt hiệu quả cao Giáo viên cần thực hiện các yêu cầu sau : - Soạn bài đầy đủ theo đúng chương trình - Xác định đúng mức yêu cầu trọng tâm của bài học. - Phân phối thời gian hợp lý theo đúng chương trình giảm tải. - Tìm hiểu các mối liên quan giữa kiến thức đã học và kiến thức mới (cần tham khảo nhiều tài liệu) - Tìm hiểu các mối liên hệ giữa các yếu tố trong bài (các nội dung của bài) - Truyền thụ đầy đủ, chính xác kiến thức của bài học. - Giáo viên biết tận dụng tiềm năng của bài học tổ chức cho học sinh hoạt động, huy động cả lớp tham gia xây dựng tiết học. - Phát huy năng lực trí tuệ của học sinh. - Giáo viên cần thể hiện nội dung bài học ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày bảng đẹp gọn gàng, thể hiện nội dung cơ bản. Người thực hiện Phạm Phân TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN TOÁN BẬC THCS - Lời giảng của giáo viên chính xác, không được nhầm lẫn, không được làm mất niềm tin của học sinh. - Hệ thống câu hỏi gợi ý (nêu vấn đề) rõ ràng, cụ thể, chính xác. - Hình thành cho học sinh những kỹ năng giải toán, đồng thời chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng (áp dụng giải bài tập) cho học sinh Từ đó học sinh dễ dành tiếp thu kiến thức vững chắc đồng thời cần liên hệ những dạng toán liên quan. V . KẾT LUẬN : Để dạy một tiết lý thuyết đạt kết quả cao nhất. Giáo viên phải vận dụng phương pháp dạy học tích cực “Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh” phù hợp với xu hướng phát triển của nền giáo dục hiện nay. Nhưng để thực hiện hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, để chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao nhất giáo viên cần phải phối hợp nhiều yếu tố, nhiều phương pháp và một điều không thể thiếu đó là giáo viên phải yêu nghề, nhiệt tình - tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. 1. Cố gắng tạo nhiều tình huống có vấn đề để làm xuất hiện ở học sinh nhu cầu nghiên cứu lĩnh hội kiến thức mới. 2. Chọn hệ thống câu hỏi hợp lý để lôi cuốn học sinh tham gia vào bài. 3. Đừng bỏ qua mà hãy khai thác ngay câu trả lời của học sinh, khuyến khích các câu trả lời tốt. 4. Tăng cường những câu hỏi mà học sinh phải đoán và lựa chọn; tổ chức, hướng dẫn học sinh cùng tranh luận mà giáo viên là trọng tài. 5. Nên vừa giảng vừa luyện “Vận dụng kiến thức là phương pháp hữu hiệu nhất để nắm vững kiến thức” 6. Về mặt sư phạm dạy học theo hướng mới chẳng những đem lại sinh khí cho lớp học mà còn buộc người thầy phải quan tâm đến học sinh nhiều hơn về nhu cầu, hứng thú, sở trường … khơi dậy và phát huy được năng lực, hứng thú học tập của học sinh. Về học sinh, các em có nhiều cơ hội thể hiện sự năng động, sáng tạo, nhạy bén của mình. Châu Pha, ngày tháng năm 2005 Giáo viên viết Phạm Phân Người thực hiện Phạm Phân . ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY MÔN TOÁN BẬC THCS Để giảng dạy môn toán ở trường THCS được tốt cần thực hiện những vấn đề mà bản thân nhận thấy. I. TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Xác định tư tưởng đúng. tiết dạy, và thể hiện sự thống nhất nội dung tiết học : cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ theo đúng chương trình giảm tải. V . PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Kết hợp các phương pháp. MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Gồm những mục đích sau : 1. Truyền thụ những tri thức, kỹ năng toán học, kỹ năng vận dụng toán học vào đời sống. _ Phải truyền thụ đầy đủ các dạng toán _ Các phương pháp