Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay:

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp vàPhát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 44)

- Tiền gửi không kỳ hạn 498.335 443.585 577.780 14 134.195 30,3 Tiền gửi có kỳ hạn

1.2.3- Phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi cho vay:

Trước khi phát tiền vay, Ngân hàng cần phải hiểu rõ về khách hàng và cần đánh giá các nội dung sau:

* Năng lực pháp lý của khách hàng: Khách hàng vay vốn phải có

tư cách pháp nhân, đây là điều kiện tiên quyết để Ngân hàng xem xét cho vay nhằm xác định trách nhiệm trước pháp luật về việc trả nợ của khách hàng đối với Ngân hàng. Đối với các tổ chức kinh tế, khi đánh giá tư cách pháp nhân Ngân hàng phải xem xét các điều kiện đó là: Quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy phép kinh doanh có phù hợp với mục đích xin vay vốn không?, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng. Đối với cá nhân phải là những người có đầy đủ năng lực pháp luật

và năng lực hành vi, có hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn Ngân hàng cho vay...

* Uy tín của khách hàng vay vốn: Đây là yếu tố hết sức quan trọng mà Ngân hàng cần phải quan tâm đánh giá uy tín của doanh nghiệp cùng với uy tín của người điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó trên tất cả các phương diện như: Lai lịch (Tức xem xét về quá khứ), lịch sử (Hiện tại và khả năng tương lai), tình hình tài chính, việc thanh toán các khoản công nợ (Ngân hàng và khách hàng),.... của doanh nghiệp. Việc đánh giá, xem xét thông qua các kênh như: Thể hiện trên hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng, sổ sách tại doanh nghiệp, phỏng vấn trực tiếp, từ bạn hàng, khách hàng, từ các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan tài chính, thuế và các ngành nội chính...

* Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: Khách hàng có tiềm

lực tài chính mạnh, cơ cấu vốn dùng trong kinh doanh có hợp lý không? đó là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho khách hàng tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ trong tương lai. Và là căn cứ, cơ sở để Ngân hàng xem xét quyết định cho vay hay không cho vay. Các yếu tố mà Ngân hàng có thể sử dụng để phân tích và đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng:

* Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng chuyển hoá tài sản thành tiền

- Hệ số T.Toán ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/ Tổng tài sản nợ ngắn hạn

Hệ số này kiểm tra khả năng doanh nghiệp có thể bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán (Tức quy mô của những khoản phải trả ngắn hạn được bù đắp bởi những tài sản có dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền trong một thời gian ngắn). Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 và xu thấy lớn hơn 1 càng tốt.

- Hệ số t.toán nhanh = TSLĐ - giá trị hàng tồn kho / Tổng tài sản nợ ngắn hạn

Hệ số này đánh khả năng bù đắp nhanh chóng những tài sản nợ nhanh chóng của doanh nghiệp và tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1. Nhưng qua thực tiễn thấy rằng khi tỷ lệ này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 thì đều có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn.

- Hệ số thanh toán cuối cùng:

Hệ số T.Sản Có T.Sản thiếu C.Ltỷ giá và chỉ T/toán lưu động - chờ xử lý - số giá chưa xử lý cuối = --- cùng Nợ NH NH và TCKT khác + các khoản phải trả

Là chỉ tiêu bổ sung, làm căn cứ để cán bộ tín dụng xem xét có thể cho doanh nghiệp vay hay không cho vay, khi khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh chưa đủ tiêu chuẩn để xem xét cho vay.

* Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình kinh doanh:

- T.suất lãi gộp = Lãi gộp / D.T bán hàng

Thông qua chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh thu được thì được bao nhiêu đồng lãi gộp đem so sánh với các tháng, quý, năm trước để đánh giá khách hàng hiệu quả kinh doanh của khách hàng từ việc tiết kiệm choi phí để hạ giá thành hay tăng gía bán sản phẩm.

- T.suất doanh lợi của tài sản có = Lãi ròng/Tài sản có bq

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời và phương pháp quản lý của doanh nghiệp có hiệu quả. Biết được khi bỏ ra 1 đồng TSC sau 1 chu kỳ kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lãi ròng.

- Hệ số tài trợ = N.vốn hiện có của DN / T.số nguồn vốn DN đang sử dụng

Hệ số này đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao hay thấp. Khi phân tích đánh giá ta phải so sánh nếu hệ số kỳ này lớn hơn kỳ trước 0,5 là tốt.

- Số vòng quay toàn bộ vốn = D/thu tiêu thụ / Tổng số vốn

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp, qua đó mà xem xét hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nhất là vốn vay.

Đồng thời Ngân hàng đánh giá các yếu tố có liên quan đến bản thân doanh nghiệp: Giá cả, chất lượng hàng hoá, chất lượng lao động, khả năng cạnh tranh, khả năng khai thác của doanh nghiệp trong tương lai....

Khi phân tích đánh giá các hệ số và các chỉ tiêu thì Ngân hàng phải so sánh kỳ này với kỳ trước, so sánh số thực tế với số kế hoạch để thấy được mức độ phát triển của doanh nghiệp. So sánh với các tiêu chuẩn chung cũng như tiêu chuẩn riêng của ngành để đánh giá doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác, trên cơ sở đó mới đánh giá chính xác tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện lựa chọn chính xác đối tượng đầu tư.

* Đánh giá về năng lực kinh doanh của khách hàng: Xem năng lực

chuyên môn, năng lực điều hành của người lãnh đạo có thích hợp với lĩnh vực công việc đó không? uy tín của người lãnh đạo trong giới kinh doanh cũng như trong nội bộ doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cần khẳng định tư cách đạo đức của người lãnh đạo như thế nào? khả năng nhạy bén, năng động trong kinh doanh ở mức độ nào? có kiến thức và có kinh nghiệm trong quản lý?.

* Đánh giá khả năng cạnh tranh về sản phẩm-dịch vụ cả số lượng lẫn chất lượng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai ra sao?.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp vàPhát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w