Các giải pháp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp vàPhát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương (Trang 49 - 52)

- Tiền gửi không kỳ hạn 498.335 443.585 577.780 14 134.195 30,3 Tiền gửi có kỳ hạn

3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ.

3.2.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng là một hệ thống các cơ chế liên quan đến chính sách mở rộng hay thu hẹp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của NHTM. Nó bao gồm: cơ chế cho vay, cơ chế quản lý vốn vay và cơ chế kiểm soát.

Trên cơ sở quy mô và tính chất của nguồn vốn trong kinh doanh, khả năng mở rộng tín dụng, kinh nghiệm của cán bộ quản lý, của đội ngũ cán bộ tín dụng. Chi nhánh NHNo Hải Dương xây dựng chính sách tín dụng hướng vào thị trường nông thôn, làm chủ thị trường nông thôn, tích cực cho vay hộ sản xuất, đồng thời tiếp cận với các DNNN DN ngoài QD, HTX có đủ điều kiện vay vốn. Tăng cường cho vay trung dài hạn để có dư nợ ổn định, tiết giảm chi phí và giảm bớt cường độ lao động cho cán bộ tín dụng.

Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng, bồi dưỡng và đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ.

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng trong cơ chế thị trường. Hiện nay chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hải Dương có số lượng lớn CBCNV được đào tạo từ thời kỳ kinh tế bao cấp, với kiến thức đào tạo ở nhà trường trước đây và trải qua quá trình công tác tuy kiến thức đã được nâng lên, song hiện nay vẫn còn hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Do vậy chi nhánh cần có chương trình đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm bổ sung thêm kiến thức giúp cho CBCNV hiểu biết về hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng cần nâng cao năng lực thẩm định về dự án vay vốn, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thẩm định dự án vay vốn cả định tính và định lượng. Trong đó coi trọng chỉ tiêu định lượng mới có cơ sở dự đoán hiệu quả của dự án trong tương lai. Đào tạo bổ sung kiến thức ngoại ngữ và sử dụng vi tính phù hợp với tình hình yêu cầu của công việc hiện tại.

3.2.2.3. Củng cố phát triển khách hàng truyền thống.

Chi nhánh cần phải xây dựng cho mình một chính sách khách hàng lâu dài bởi khách hàng vừa là người mua và là người bán hàng cho Ngân hàng. Thông qua quan hệ lâu dài này Ngân hàng có thể huy động một khối lượng vốn lớn từ nguồn tiền gửi và cũng cho vay khi khách hàng có nhu cầu tín dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh thì việc xem xét cho vay của Ngân hàng giảm bớt được thời gian thu thập thông tin, sàng lọc thông tin và phân tích đánh giá khách hàng, tiết kiệm được các chi phí trong quá trình thẩm định mà Ngân hàng chỉ cần xem xét tính khả thi của phương án để hoàn tất thủ tục và cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng thời thông qua khách hàng

truyền thống này là chỗ tin cậy để Ngân hàng mở rộng thêm các khách hàng mới tạo thêm sức mạnh cho chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh.

3.2.2.4. Mở rộng có chọn lọc đối với khách hàng mới.

Tích cực bằng mọi biện pháp để thu hút khách hàng mới thuộc khu vực doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt quan tâm đến những doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty 90,91 để thực hiện chương trình cho vay khép kín cả ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các chu trình sản xuất. Thu hút thêm khách hàng ngoài quốc doanh quan tâm những doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh có hiệu quả tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời thiết lập và nâng cao hiệu quả công tác xử lý thông tin tín dụng, quản lý tín dụng trên cơ sở đó chi nhánh phải tự lựa chọn khách hàng bằng nhiều giải pháp cần thiết để mở rộng thị phần khách hàng đối với khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh.

3.2.2.5. Thường xuyên phân tích, phân loại khách hàng.

Định kỳ (Quý, 6 tháng, năm) chi nhánh cần tổ chức cho cán bộ tín dụng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh-tài chính của khách hàng thông qua đó giúp cán bộ tín dụng nâng cao vai trò kiểm soát đối với khách hàng và "dự đoán" khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng trong thời gian tới và từ đó tham mưu cho Ban giám đốc có những biện pháp kịp thời để điều hành kinh doanh mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với từng khách hàng nhằm hạn chế và phòng tránh được rủi ro có thể xảy ra.

3.2.2.6. Đẩy mạnh thực hiện chương trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng.

Kinh doanh Ngân hàng khác với mô hình kinh doanh khác. Kinh doanh Ngân hàng yêu cầu xử lý thông tin với khối lượng lớn nhưng phải kịp thời và trong tương lai xu thế hội nhập nên công nghệ của Ngân hàng phải đáp ứng công nghệ của Ngân hàng quốc tế. Một mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh

tranh đòi hỏi các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng khi cung cấp ra thị trường phải luôn đổi mới cả về số lượng, chất lượng, tiện ích, giá cả...và được thị trường chấp nhận. Vì vậy đẩy mạnh thực hiện và đổi mới công nghệ Ngân hàng hiện nay và những năm tiếp theo là một đòi hỏi cấp bách mà chi nhánh cần làm.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp vàPhát Triển Nông Thôn tỉnh Hải Dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w