Trong quá trình giáo dục thì việc dạy học trong các nhà trường làchủ yếu, trong mỗi nhà trường thì bản thân mỗi giáo viên phải phấn đấu tìm tòi, đổimới phương pháp giảng dạy, nâng cao hi
Trang 1sự phát triển Trong những năm qua giáo dục đã có những bước cải cách, đổi mớiliên tục Bộ giáo dục đào tạo đã chủ trương đổi mới chương trình SGK ở các trườngphổ thông Chương trình mới dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, giáoviên đóng vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động dạy học
Chính vì thế, định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đã xác định
“Phương pháp dạy học Toán trong nhà trường các cấp phải phát huy tính tích cực, tựgiác chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi cácphẩm chất linh hoạt, độc lập sáng tạo của tư duy” Bắt nguồn từ định hướng đó giáoviên cần phải học hỏi nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy họcsao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài, làm cho hiệu quả giờhọc đạt cao nhất
Đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, giáo dục phải luôn đi đầu trong mọilĩnh vực, vì thế đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và mỗi thầy cô giáo nói riêng gánhvác một trọng trách hết sức nặng nề Muốn giáo dục và đào tạo tồn tại và xứng đángvới vị trí của nó trong xã hội thì các nhà giáo dục phải đổi mới, đề ra những địnhhướng kịp thời Trong quá trình giáo dục thì việc dạy học trong các nhà trường làchủ yếu, trong mỗi nhà trường thì bản thân mỗi giáo viên phải phấn đấu tìm tòi, đổimới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả qua từng tiết học có làm được nhưvậy mới nâng cao được chất lượng đào tạo, gây uy tín đối với học sinh, củng cố niềmtin với phụ huynh học sinh và toàn xã hội
Trang 2Sau nhiều năm đứng lớp, tôi cùng đồng nghiệp nhận thấy rằng trong quá trìnhhọc tập, học sinh tỏ ra rất hứng thú và nhớ rất lâu những kiến thức khi chính các em
là người tự khám phá, tự biết hệ thống và ghi chép một cách logic Ngược lại, nếubắt các em phải ghi nhớ kiến thức một cách thụ động, dồn nén thì sẽ dẫn đến sự chánnản, ỷ lại, lười học,
Xuất phát từ các quan điểm và nhận thức về phương pháp dạy học, trên cơ sởcác nội dung đã nghiên cứu theo tài liệu của Bộ GD&ĐT, tổ Toán - Lý - Tin trườngTHCS Lê Lợi xin báo cáo chuyên đề: Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vàodạy học môn Toán ở trường THCS Rất mong nhận được sự quan tâm của quý Thầy
cô giáo và các bạn đồng nghiệp
II Cơ sở lý luận:
"Bàn tay nặn bột" là mô hình giáo dục tương đối mới mẻ trên thế giới, có tên
tiếng Anh là "Hands on", còn tiếng Pháp là "La main à la pâte", đều có nghĩa là "bắttay vào hành động" Chương trình tập trung phát triển khả năng nhận thức của trẻ emmột cách khoa học nhất, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơbằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề Trí
óc trẻ thơ luôn cảm thấy tò mò trước những hiện tượng mới mẻ của cuộc sống xungquanh, bởi vậy các em luôn sẵn sàng bật ra những câu hỏi "tại sao” Chương trình
“Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắthọc sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếpxúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quansát qua thực nghiệm Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu
rõ câu trả lời mình tìm được Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theophương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khitrưởng thành
Phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy hình thành kiếnthức cho học sinh bằng các thực nghiệm, thông qua cách học sinh chia nhóm để tựlàm, tự trao đổi, nghiên cứu, quan sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trong cuộcsống Người thầy chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn Ưu điểm của phương pháp này
là ngoài dạy kiến thức, giáo viên còn dạy học sinh cách tự học, tự khám phá, tìmhiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh Đồng thời, tạo sự ham muốn khám phá, say
mê khoa học của học sinh Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phươngpháp "Bàn tay nặn bột" còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông
Trang 3qua ngôn ngữ nói, viết, làm việc nhóm, … và hình thành năng lực nghiên cứu khoahọc cho học sinh
Thành công ở các nước tiên tiến, phương pháp sư phạm "Bàn tay nặn bột" bắtđầu được thí điểm trong nền giáo dục của Việt Nam Tại Hà Nội, bắt đầu từ năm học2012-2013, ngành Giáo dục nước ta đã triển khai thí điểm tại một số trường tiểu học,THCS để giáo viên và học sinh làm quen với phương pháp giáo dục hiện đại này
B PHẦN NỘI DUNG
-I Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
- Thứ nhất: HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giới thực tại, gần gũivới đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực hành trên những cái đó
- Thứ hai: Trong quá trình tìm hiểu, HS lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tậpthể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mànếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên
- Thứ ba: Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho HS được tổ chức theo tiến trình
sư phạm nhằm nâng cao dần mức độ học tập Các hoạt động này làm cho các chươngtrình học tập được nâng cao lên và dành cho HS một phần tự chủ khá lớn
- Thứ tư: Bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở thực hành và các loại bút ghi dochính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em
- Thứ năm: Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần các khái niệm khoa học và kĩ thuậtđược thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói của HS
- Thứ sáu: GV cần chủ động tự học, tự tìm hiểu tài liệu, kiến thức liên quan; trao đổivới đồng nghiệp, … để nâng cao kiến thức GV là người chịu trách nhiệm giáo dục
và đề xuất những hoạt động của lớp mình phụ trách
II Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
1 Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.
- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do GV chủđộng đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học Tình huống xuất phát phải ngắn
Trang 4gọn, gần gũi, dễ hiểu với HS Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn
đề Tuy nhiên, có trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đềxuất được câu hỏi nêu vấn đề
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học Câu hỏi nêu vấn đề cần bảo đảm yêucầu phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tò mò, thích tìm tòi,nghiên cứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiếnthức GV phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng
2 Bước 2: Bộc lộ quan niệm (ý tưởng) ban đầu của học sinh.
- Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay ý tưởng ban đầu của HS để từ đó hình thành cáccâu hỏi hay các giả thuyết của HS là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp
3 Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.
- Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú về ý tưởng ban đầu của HS, GVgiúp HS đề xuất câu hỏi từ khác biệt đó Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liênquan đến kiến thức trọng tâm của bài học
- Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêucâu hỏi cho HS đề nghị các em đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trảlời cho các câu hỏi đó Trường hợp HS không đưa ra được phương án tìm tòi -nghiên cứu thích hợp, GV có thể gợi ý hay đề xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà
HS vẫn chưa nghĩ ra
- Có nhiều phương pháp : Quan sát, thực hành, kiểm nghiệm, nghiên cứu tài liệu,…
4 Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.
- Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu HS đã nêu, GV khéo léo nhậnxét và lựa chọn dụng cụ thực nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiếnhành nghiên cứu
Trang 5- Các thực nghiệm được tiến hành lần lượt tương ứng với các môđun kiến thức Mỗithực nghiệm được thực hiện xong, GV nên dừng lại để HS rút ra kết luận.
- Khi HS làm, GV bao quát lớp, quan sát từng nhóm Nếu thấy nhóm hoặc HS nào
đó làm sai theo yêu cầu thì GV chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc trao đổi riêng với
HS đó GV nên yêu cầu cá nhân hoặc các nhóm thực hiện độc lập để tránh HS nhìn
và làm theo cách của nhau
5 Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.
- Sau khi thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết,các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, GV có nhiệm vụ tómtắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học
- Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận saukhi thực nghiệm GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đốichiếu lại với các ý kiến ban đầu trước khi học kiến thức mới
III Các kĩ thuật dạy học và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong phương pháp
- Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điều kiện đi lại dễ dàng cho HSlên bảng trình bày, di chuyển khi cần thiết
- Nếu trường có phòng học bộ môn hoặc phòng đặc biệt thì nên bố trí các vật dụngtheo yêu cầu trong phòng này để tiện lợi cho việc dạy học của GV và HS
- GV cần xây dựng không khí làm việc và các mối quan hệ giữa các HS dựa trên sự
tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng giữa các HS trong lớp
Trang 62 Giúp HS bộc lộ quan niệm (ý tưởng) ban đầu:
- GV cần khuyến khích HS trình bày ý kiến của mình Cần biết chấp nhận và tôntrọng những quan điểm sai của HS khi trình bày ý tưởng ban đầu Ý tưởng ban đầu
có thể trình bày bằng lời nói hay viết, vẽ ra giấy Ý tưởng ban đầu là quan niệm cánhân nên GV phải đề nghị HS làm việc cá nhân để trình bày ý tưởng ban đầu
- Nếu một vài HS nêu ý kiến đúng, GV không nên vội vàng khen ngợi hoặc cónhững biểu hiện chứng tỏ ý kiến đó là đúng vì như thế vô tình làm ức chế các HSkhác muốn bộc lộ quan niệm (ý tưởng) của mình
- Khi HS làm việc cá nhân để đưa ra quan niệm ban đầu bằng cách viết hay vẽ thì
GV nên tranh thủ đi một vòng quan sát và chọn nhanh những quan niệm không chínhxác, sai lệch lớn với kiến thức khoa học Nên chọn những quan niện ban đầu khácnhau để đối chiếu, so sánh ở bước tiếp theo của tiến trình phương pháp Làm tương
tự khi HS nêu ý kiến bằng lời GV tranh thủ ghi những ý kiến khác nhau lên bảng
- Sau khi có các quan niệm ban đầu khác nhau, phù hợp với ý đồ dạy học, GV giúp
HS phân tích những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa các ý kiến, từ đó hướngdẫn HS đặt câu hỏi cho những sự khác nhau đó
- Đối với các quan niệm ban đầu phức tạp, GV nên cho HS làm việc theo nhóm haingười hoặc nhóm nhỏ sau khi làm việc cá nhân để chọn lọc lại ý tưởng
- Khi viết, vẽ hay gắn hình vẽ của HS lên bảng, GV nên chọn một vị trí thích hợp, dễnhìn và đảm bảo không ảnh hưởng đến các phần ghi chép khác Giữ nguyên các quanniệm ban đầu này để đối chiếu, so sánh sau khi hình thành kiến thức mới cho HS
- Sau khi lựa chọn các quan niệm ban đầu của HS, GV cần khéo léo gợi ý cho HS sosánh các ý tưởng giống hoặc khác nhau Từ đó, giúp HS đề xuất các câu hỏi
- GV nên gợi ý, định hướng cho HS thấy những điểm khác biệt giữa các ý kiến liênquan đến các kiến thức chuẩn bị học
- GV tuỳ vào tình hình thực tế của các ý kiến phát biểu hay nhận xét của HS để quyết
định phân nhóm quan niệm ban đầu
Trang 7- Có những điểm khác biệt rõ rệt nhưng không liên quan đến kiến thức bài học, GVnên khéo léo giải thích cho HS ý kiến đó rất thú vị nhưng trong khuôn khổ kiến thức
mà các em sắp học chưa đề cập đến vấn đề đó
3 Kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho HS:
- Thảo luận được thực hiện ở nhiều thời điểm dạy học: Bộc lộ quan niệm (ý tưởng)
ban đầu, đề xuất câu hỏi, thực nghiệm, rút ra kết luận
- Có 2 hình thức: Thảo luận nhóm nhỏ và thảo luận nhóm lớn
- Cần phân biệt rõ thảo luận theo truyền thống và thảo luận trong phương pháp “Bàntay nặn bột”:
+ Thảo luận theo truyền thống: Được thực hiện bằng cách GV đặt câu hỏi (bàitập), sau khi thảo luận GV lựa chọn HS đại diện của từng nhóm trả lời, sau đó nhậnxét đúng hay sai trước lớp
+ Thảo luận trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”: Được thực hiện bằng sựtương tác giữa HS với nhau, phần trả lời của HS sau bổ sung cho HS trước hoặc đặtcâu hỏi (chất vấn) đối với ý kiến trước; hoặc trình bày một quan điểm mới, hoặc đưa
ra ý kiến tranh cải của nhóm mình
4 Mục đích hoạt động nhóm trong phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
- Hoạt động nhóm giúp HS làm quen với phong cách làm việc hợp tác với nhau giữacác cá nhân
- Hoạt động nhóm được thực hiện ở nhiều phương pháp dạy học, không phải một đặctrưng của phương pháp “Bàn tay nặn bột” Tuy nhiên, trong việc dạy học theophương pháp “Bàn tay nặn bột”, hoạt động nhóm được chú trọng nhiều và thông qua
đó giúp HS làm quen với phong cách làm việc khoa học, rèn luyện ngôn ngữ viết,nói, trình bày, cho HS
5 Kĩ thuật đặt câu hỏi của GV:
- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi nhằm mục đích làm bộc lộ quan niệm (ý tưởng) banđầu của HS
Trang 8- Câu hỏi gợi ý là các câu hỏi được đặt ra trong quá trình làm việc của HS Câu hỏigợi ý nhằm gợi ý, định hướng cho HS rõ hơn hoặc kích thích một suy nghĩ mới haymột hướng giải quyết mới của HS.
- Một số lưu ý khi đặt câu hỏi:
+ Khi đặt câu hỏi nên để một thời gian “đủ” cho HS suy nghĩ hoặc trao đổi.+ Khi nêu câu hỏi, GV cần nói to, rõ Nếu HS chưa nghe rõ thì phải nhắc lại.+ Đối với các câu hỏi gợi ý, GV nên đặt câu hỏi ngắn, yêu cầu trong một phạm
vi hẹp mà mình muốn gợi ý cho HS
+ Trong khi điều khiển tiết học, nếu GV đặt câu hỏi mà HS không hiểu hoặchiểu sai vấn đề hoặc câu hỏi dẫn đến nhiều cách nghĩ khác nhau thì nhất thiết GVphải đặt lại câu hỏi cho phù hợp
+ Để thuần thục trong việc đặt câu hỏi và có những câu hỏi “hợp lí”, đặc biệt
là câu hỏi nêu vấn đề, GV phải rèn luyện, chuẩn bị kĩ những câu hỏi có thể đề xuấtcho HS
6 Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của HS để thực hiện ý đồ dạy học:
- Khi một HS đã nêu ý kiến thì GV yêu cầu HS khác trình bày các ý kiến khác hay
bổ sung cho ý kiến mà HS trước đã trình bày để tránh làm mất thời gian và ý kiếnkhông bị trùng lặp
- Đối với các ý tưởng phức tạp hay có nhiều ý kiến khác biệt, GV nên ghi chú lại ởmột góc trên bảng để HS theo dõi Khi ghi chú những ý kiến nào cùng chung ý thìviết gần nhau để tiện cho việc nhận xét của HS
- Đối với những ý tưởng ban đầu được HS trình bày bằng hình vẽ, sơ đồ… thì GVquan sát và chọn một số hình tiêu biểu, có những điểm sai lệch nhau rõ rệt để dán lênbảng, giúp HS dễ so sánh, nhận xét
- Đối với những ý tưởng ban đầu được HS trình bày dưới dạng mô tả bằng cách viếtvào vở thực hành thì GV cũng thực hiện tương tự như trên, tranh thủ bao quát lớp,ghi nhớ những HS có ý tưởng tiêu biểu để có thể yêu cầu HS này trình bày khi kết
Trang 9thúc thời gian làm việc cá nhân Nên chọn HS có ý tưởng sai lệch nhiều với kiếnthức đúng để trình bày trước, những HS có ý kiến tốt hơn trình bày sau.
- Việc nhóm ý tưởng, GV cần có chủ ý nhanh, tuy nhiên nên để một hoặc hai HSnhận xét các ý kiến mà HS khác vừa nêu Sau đó, GV có thể giúp HS thấy rõ nhữngkhác biệt của các ý tưởng hay nhóm ý tưởng, tạo sự thắc mắc để HS đề xuất các cáchthực hành kiểm chứng hoặc phương án tìm câu trả lời
- Khi yêu cầu HS phát biểu cần chú ý về mặt thời gian, hướng dẫn HS trả lời thẳngvào câu hỏi, không kéo dài, trả lời vòng vo mà cần trả lời ngắn gọn, đủ ý
- Ý kiến của HS càng khác biệt, có ý kiến sai lệch với kiến thức đúng thì tiết họccàng sôi nổi, GV cũng dễ điều khiển tiết học hơn
- Khi yêu cầu HS khác nhận xét ý kiến của HS trước, không yêu cầu nhận xét đúnghay sai, mà nên nhận xét theo hướng “đồng ý và có bổ sung” hoặc “không đồng ý và
có ý kiến khác”
7 Hướng dẫn HS tìm tòi - nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời:
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà GV có phương pháp phù hợp Tuy nhiên cầnphải chú ý:
- Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, GV có thể cho HS trả lời trực tiếpphương án mà HS đề xuất, tránh vòng vo mất thời gian
- GV cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống HS không nêu được phương án tìmcâu trả lời hoặc các phương án đưa ra quá ít, nghèo nàn về ý tưởng GV có thể đưa ra
2 hoặc 3 phương án khác nhau cho HS nhận xét; hoặc GV gợi ý, dẫn dắt để HS tìmđược phương án tối ưu nhất
8 Hướng dẫn HS sử dụng vở thực hành và bút ghi:
- Vở thực hành thực chất là một quyển vở của HS hay vở nháp, được HS sử dụng đểghi chép cá nhân về quá trình tìm tòi - nghiên cứu, đối chiếu những gì mình ghi chépvới ý kiến của HS khác khi thảo luận và với ý kiến chung của tập thể
- Yêu cầu HS chuẩn bị vở thực hành cẩn thận như một cuốn vở ghi chép trong cácmôn học khác
Trang 10- Yêu cầu HS nên dùng 3 màu mực thống nhất từ đầu đến cuối Một màu mực (bútchì) dành để ghi chú cá nhân; một màu mực (màu xanh) thảo luận nhóm, một màumực (màu đỏ) dành cho việc ghi chép sự thống nhất sau khi thảo luận cả lớp.
- Thể hiện rõ các nội dung: Ghi chú cá nhân, ghi chú tổng kết của nhóm sau khi thảoluận, ghi chú tổng kết sau khi thảo luận cả lớp Có thể dán thêm những phiếu thảoluận, kết luận GV phát trong tiết học (nếu có)
9 Hướng dẫn HS phân tích thông tin, hiện tượng quan sát được nghiên cứu để đưa ra kết luận:
Khi làm thực nghiệm, quan sát hoặc nghiên cứu tài liệu để tìm ra câu trả lời,
GV cần hướng dẫn HS biết chú ý đến các thông tin chính để rút ra kết luận tươngứng với các câu hỏi Đây là một vấn đề khó, GV cần hướng dẫn HS làm quen dầndần với kĩ năng này Ngoài ra GV cần chú ý mấy điểm sau:
- Thông tin yêu cầu thực hiện phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu giúp HS nhớ, hiểu vàlàm theo đúng hướng dẫn
- Quan sát, bao quát lớp khi HS làm thực nghiệm Gợi ý vừa đủ nghe cho nhóm khi
HS làm sai lệnh hoặc đặt chú ý vào những chỗ không cần thiết
- Đối với các trường hợp thực hành cần đo đạc và lấy số liệu, GV yêu cầu HS ghichép lại các số liệu để từ đó rút ra nhận xét
- Cùng một quá trình thực hành kiểm chứng nhưng với các nhóm khác nhau, HS cóthể bố trí các bước thực hành khác nhau theo quan niệm của các em, GV không đượcnhận xét đúng, sai và cũng không có biểu hiện để HS biết ai đang làm đúng, ai đanglàm sai Khuyến khích HS độc lập thực hiện giữa các nhóm
10 So sánh, đối chiếu kết quả thu nhận được với kiến thức khoa học:
Ngoài việc hướng dẫn HS hình thành kiến thức mới, GV cũng nên giới thiệuthêm sách, tài liệu tham khảo hay thông tin trên mạng Internet mà HS có thể có điềukiện tiếp cận được để giúp các em hiểu sâu hơn về kiến thức đã học, tuyệt đối khôngbằng lòng và không dừng lại với những hiểu biết yêu cầu trong chương trình GVphải biết lựa chọn tài liệu đơn giản, dễ hiểu, phù hợp cho HS tham khảo và khôngxem đây là yêu cầu bắt buộc mà chỉ khuyến khích
Trang 1111 Đánh giá HS trong dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
- Đánh giá HS thông qua quá trình thảo luận, trình bày, phát biệu ý kiến tại lớp học
- Đánh giá HS trong quá trình làm thực hành kiểm nghiệm
- Đánh giá HS thông qua sự tiến bộ nhận thức của HS trong vở thực hành
IV Vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học Toán THCS:
1 Lựa chọn chủ đề dạy học phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
- Hình thành các khái niệm, định lí, tính chất hình học.
- Xây dựng quy tắc, công thức tính
- Các bài toán về diện tích
- Các bài toán mang tính thực tiễn, gần gũi với cuộc sống xung quanh
2 Một số bài học có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”:
a Toán 6:
b Toán 7:
Trang 121 Ôn tập chương I (§1 - §10) 17
8 §3 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (c.c.c) 21
9 §4 Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác (c.g.c) 24
12 §1 Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam
13 §2 Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên,