Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
3,28 MB
Nội dung
Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH A : MỞ ĐẦU I - Đặt vấn đề : 1 – Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết : Phương pháp dạy học hiểu theo cách ngắn gọn nhất là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm cả cách thức dạy của giáo viên và cách thức học tập của học sinh. Trong đó, hoạt động dạy của giáo viên giữ vai trò chủ đạo còn hoạt động học tập của học sinh có vai trò chủ động. Việc đổi mới phương pháp dạy học của chúng ta hiện nay đang được thực hiện theo hướng tích cực: Lấy học sinh làm trung tâm, dạy học phải phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh. Bởi vì : Dạy học bằng phương pháp này sẽ giúp học sinh có thói quen suy nghĩ độc lập, mạnh dạn và sáng tạo. Với phương pháp dạy học mới này, học sinh được tiếp thu bài không bằng cách thụ động chỉ nghe giáo viên giảng mà tham gia học một cách tích cực bằng hoạt động của chính mình. Như chúng ta đã biết, trong chương trình Tiểu học, Đạo đức là một môn học độc lập, được tổ chức dạy cho học sinh từ Lớp 1 đến Lớp 5. Đây là môn học tạo dựng cơ sở ban đầu giúp học sinh có ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình thành những chuẩn mực hành vi phù hợp với các quan hệ bản thân - gia đình - nhà trường - cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên, để từ đó hình thành được những phẩm chất đạo đức quan trọng, cần thiết của một người công dân Việt Nam. Phải khẳng định rằng, trong chương trình Tiểu học, Đạo đức là môn học quan trọng. Đây là môn học định hướng và hỗ trợ đắc lực cho việc dạy Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 học các môn học khác. Thể hiện ở chỗ, môn Đạo đức giúp học sinh rèn luyện và sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp, giúp học sinh mở rộng những kiến thức về môi trường - tự nhiên - xã hội; giáo dục học sinh ý thức và hành vi tuân thủ những qui định chung của đời sống xã hội; giữ gìn vệ sinh cá nhân ; bảo vệ sức khỏe; giữ gìn vệ sinh môi trường; củng cố, phát triển khả năng cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật … Đối với nhà trường Tiểu học của chúng ta hiện nay, mục tiêu của việc dạy Đạo đức không chỉ đơn thuần là nhằm cung cấp cho học sinh một số kiến thức về qui tắc ứng xử hay những hành vi đạo đức … mà đích cuối cùng cần phải đạt đến là giúp các em từ những kiến thức bài học có được những kĩ năng, kĩ xảo trong việc sử dụng những qui tắc đó vào cuộc sống hằng ngày của bản thân. Trong thực tế hiện nay, kĩ năng sống và kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của các em còn rất hạn chế. Trong khi đó, do ảnh hưởng của cuộc sống thực tại nên việc giáo dục đạo đức cho các em phần nào đó vẫn còn là vấn đề khó khăn, phức tạp và mang nhiều ẩn số. Với lương tâm của một nhà giáo trước thực trạng này, theo tôi giáo viên cần phải đổi mới các hình thức dạy học Đạo đức, làm thế nào để những kiến thức, kỹ năng trong các bài học có tác dụng tích cực trong đời sống của mỗi học sinh. 2 - Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới : Làm thế nào để có những phương pháp dạy và học môn Đạo đức đạt hiệu quả ? và : Làm sao để việc dạy Đạo đức của chúng ta đạt được những mục tiêu trên ? Theo tôi, không còn cách nào khác là chúng ta phải thay đổi phương pháp dạy Đạo đức vì nếu duy trì lối dạy theo phương pháp truyền thống đối với môn học này thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại trong việc giảng dạy cũng như giáo dục đạo đức cho các em. Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương trình môn Đạo đức Lớp 4 (chương trình Tiểu học mới) và xuất phát từ mong muốn có được những giờ dạy Đạo đức có hiệu quả đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh nên Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 trong năm học qua, khi dạy Đạo đức, tôi đã thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh. Tuy mới vận dụng trong thời gian khoảng 2 năm ở Lớp 4 Trường Tiểu học Số 1 Phöôùc Thaéng (Lớp do tôi chủ nhiệm) và nhân rộng cả khối năm học này ( Năm học : 2011 – 2012 ) kết quả đạt được của việc làm này rất khả quan. Chính từ cơ sở đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp tích cực để dạy môn Đạo Đức lớp 4 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh” và xem đây như là một kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy của bản thân. 3 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài : - Sách giáo khoa và Sách giáo viên Đạo Đức lớp 4. - Giáo dục kĩ năng sống môn Đạo Đức lớp 4. - Chuẩn kiến thức ,kĩ năng và Điều chỉnh nội dung dạy học môn Đạo Đức lớp 4. - Tham khảo một số tư liệu khác. - Rút kinh nghiệm thực tế dạy trên lớp . - Dự giờ đồng nghiệp. II - Phương pháp tiến hành : 1 - Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài : Đầu năm học trước, lớp tôi chỉ có khoảng 1/4 số học sinh là ngoan ngoãn, chăm học và biết nghe lời cô giáo. Số học sinh còn lại, nhất là những em nam hầu hết chưa ngoan. Các em còn nghịch ngợm và thường gây mất trật tự trong các giờ học. Ý thức tự giác trong học tập, tinh thần thái độ đối với thầy cô và bạn bè của đối tượng học sinh này còn nhiều hạn chế. Mặc dù tôi đã có nhiều biện pháp răn đe, giáo dục nhưng kết quả chỉ có tính khắc phục tạm thời. Những thói quen không tốt này vẫn được các em “lưu giữ” và lặp đi, lặp lại nhiều lần. Là một giáo viên chủ nhiệm, với tôi đây là vấn đề hết sức lo ngại. Trong quá trình chủ nhiệm lớp, tôi đã đi tìm các nguyên nhân dẫn đến sự tồn Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 tại của thực trạng trên. Với kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng nguyên nhân tồn tại của tình trạng trên thì nhiều nhưng một trong những nguyên nhân cũng góp phần quan trọng đó là giáo viên tổ chức dạy Đạo đức chưa hiệu quả. Qua từng bài, giáo viên chưa biết cách giúp học sinh áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trong các bài Đạo đức vào thực tế cuộc sống xung quanh các em một cách thiết thực. 2 - Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp: * Các biện pháp tiến hành : - Cung cấp kiến thức cho học sinh đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Bộ Giáo dục quy định. - Trong mỗi tiết dạy giáo viên nghiên cứu soạn giảng có chất lượng . Hệ thống câu hỏi có hệ thống dành cho cả 3 đối tượng học sinh (G – K , TB, Y ). - Qua mỗi tiết dạy giáo viên lồng ghép Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Dựa vào phần rút kinh nghiệm thực tế dạy trên lớp. - Điều chỉnh phương pháp dạy học thích hợp cho năm sau. - Nêu gương tốt , việc tốt ở lớp, ở trường, ngoài xã hội, - Áp dụng các phương pháp và kỉ thuật dạy học tích cực. - Đánh giá kết quả học tập môn Đạo Đức của học sinh. * Thời gian tạo ra giải pháp : - Năm học : 2010 – 2011 , 2011 – 2012 B - NỘI DUNG I - Mục tiêu: Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 Trình bày một số ý tưởng đã thực hiện trong năm học 2010 – 2011 ,năm học 2011 – 2012 và một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp tích cực để dạy môn Đạo đức lớp 4. II - Mô tả giải pháp của đề tài: 1 - Thuyết minh tính mới : Trên cơ sở xác định được nguyên nhân dẫn đến thực trạng Đạo đức của học sinh, trong thời gian qua, ở các tiết Đạo đức tôi đã vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để từng bước giúp học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực và tự giác. Bằng những biện pháp thiết thực, tôi đã giúp các em học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học trong các bài Đạo đức vào việc ứng xử hằng ngày. Những biện pháp này như sau : * Thay vì trước đây, muốn giáo dục các em, tôi kể các em nghe những câu chuyện Đạo đức rồi đưa ra những khuôn mẫu ứng xử có sẵn, một chiều để thuyết phục các em làm theo một cách thụ động thì bây giờ trong từng bài dạy, tôi chú trọng hoạt động tích cực của học sinh nhất là việc tổ chức cho học sinh tham gia rèn luyện thông qua các bài tập thực hành. Tôi đã tổ chức tiết dạy với nhiều hình thức dạy học như : Kể chuyện với kết cục mở, thảo luận, đóng vai, tổ chức trò chơi, đề án, giải quyết vấn đề, bày tỏ thái độ, điều tra thực tiễn, nêu đề xuất thắc mắc, giả sử … làm cho quá trình học tập của các em phong phú, đa dạng và tích cực. Chính nhờ việc tham gia các hoạt động học tập này mà học sinh lớp tôi đã phát triển tư duy (biết so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng, khái quát hoá …) giúp các em tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức đạo đức rồi từ đó vận dụng vào thực tế. * Trong các tiết dạy Đạo đức, những câu hỏi mở, câu hỏi động não, những tình huống, những bức tranh, những tiểu phẩm có sẵn nội dung hoặc tiểu phẩm tự học sinh nghĩ ra với nội dung phù hợp luôn được tôi sử dụng triệt để. Tôi luôn tạo điều kiện cho học sinh tự phán đoán, liệt kê các giải pháp, tự phân tích kết quả các giải pháp, so sánh và tìm ra cách giải quyết phù hợp, tối ưu nhất trong từng tình huống cụ thể. Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 Ví dụ : Trong bài “Trung thực trong học tập” (Đạo đức 4 - Tieát 1), ở hoạt động 1 tôi đưa ra tình huống : “Hôm qua, Long mãi chơi quên chưa sưu tầm tranh ảnh phục vụ cho bài học. Sáng nay đến lớp Long mới nhớ ra và rất lo lắng …” Tôi yêu cầu học sinh giải quyết tình huống bằng các câu hỏi sau : - Theo em, bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào ? - Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì khi đó ? Tôi chia học sinh thành các nhóm và phát cho các nhóm một tờ giấy A0 . Trên giấy A0 chia thành các phần , gồm phần chính giữa và các phần xung quanh . Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm (nhóm 4 HS).Mỗi HS ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh . Mỗi HS làm việc độc lập trong khoảng thời gian 3 phút, tập trung suy nghĩ trả lời câu hỏi theo cách nghĩ cách hiểu riêng của mình và viết vào phần giấy của mình trên tờ A0.Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm , thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 (khăn phủ bàn).Sau khoảng thời gian 3 phút , tôi yêu cầu các em nhóm trưởng của từng nhóm trình bày sự phán đoán và cách làm của nhóm mình. Từ những ý kiến của các em, tôi định hướng để các em nhận ra được những việc nào nên làm còn việc nào không nên làm. Ví dụ : Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng để quên ở nhà hoặc mượn tạm tranh của bạn để cô kiểm tra là việc không nên làm. Trong tình huống này, cách tốt nhất là nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp vào hôm sau. Tôi phân tích để các em rút ra được : Dù trong bất kỳ trường hợp phạm lỗi nào sự trung thực cũng là cách tốt nhất để có sự thông cảm của mọi người * Trong các hoạt động lên lớp của một tiết Đạo đức (Tiết 1 cũng như tiết 2) theo quan điểm giao tiếp tôi tăng cường các hoạt động trao đổi giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. Tăng cường hoạt động của giáo viên và học sinh trong mối tương tác qua lại như : Tìm hiểu lĩnh hội, suy nghĩ tìm tòi, giải quyết vấn đề, khám phá sáng tạo, ứng xử phù hợp với tình Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 huống giao tiếp … Tôi luôn đưa ra những tình huống giao tiếp và đặt các em vào hoàn cảnh có nhu cầu được thể hiện, được nói lên ý kiến của mình. Tôi luôn tạo điều kiện để các em trao đổi cùng nhận thấy cái đúng cái sai trong cách ứng xử của mình từ đó tìm ra hướng đúng cho cách ứng xử và vận dụng vào thực tế cuộc sống. Ví dụ : Khi dạy bài “Biết bài tỏ ý kiến”, ở hoạt động 1 tôi đưa ra các tình huống : “Khi em được cô giáo phân công một việc làm không phù hợp với khả năng. Em sẽ làm gì ?” hoặc “Do hiểu lầm nên em bị cô giáo phê bình trước lớp, trong tình huống này, em sẽ làm gì ?” Tôi tổ chức các em cùng thảo luận cùng các bạn trong nhóm ( nhóm 6 )để thống nhất cách xử lý. Sau khi học sinh các nhóm trình bày, ngoài việc rút ra kết luận như ghi nhớ ở sách giáo khoa, tôi giúp các em nhận ra rằng : Trong mọi tình huống, em nên trao đổi với mọi người xung quanh (kể cả cô giáo) về khả năng, nhu cầu và mong muốn của mình. Điều này rất có lợi cho bản thân các em vì sẽ nhận được ở mọi người sự giúp đỡ và thông cảm. Ví dụ : Ở tình huống trên, nếu không trao đổi với cô giáo về khả năng của mình đối với công việc được giao thì em sẽ gặp khó khăn trong khi thực hiện và còn dẫn đến sự hiểu lầm trong đánh giá của cô giáo. Hoặc, khi bị cô giáo phê bình trước lớp do hiểu lầm mà em không bày tỏ ý kiến để giải thích thì cô giáo và các bạn sẽ không có cơ hội để hiểu đúng về em . * Thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. Tăng cường khuyến khích và kích thích học sinh chủ dộng tích cực trong học tập thông qua hoạt động nhóm với các hình thức : Trò chơi học tập, sử dụng các bài hát, bài thơ, ca dao tục ngữ, truyện kể, những kinh nghiệm ứng xử, những lời khuyên, những phương châm, hành động đạo đức trong kho tàng văn học dân tộc để khắc sâu tri thức làm cho các tiết dạy trở nên sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn và hiệu quả. Ví dụ : Khi dạy bài “Biết ơn thầy cô giáo”, ở hoạt động 3 (tiết 2) với mục tiêu giúp học sinh biết thực hiện một số việc làm cụ thể để tỏ lòng kính Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 trọng và biết ơn các thầy cô giáo, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động này bằng hình thức trò chơi “Làm phóng viên”. Qua trò chơi này học sinh biết được một số việc cần phải làm qua hệ thống câu hỏi có liên quan đến chủ đề. * Để những tri thức đạo đức mà học sinh thu nhận trong giờ học trở thành những hành động, những kĩ năng hành vi, thói quen đạo đức từ đó các em có trách nhiệm với lời nói, hành động của mình trong cuộc sống là việc làm rất cần thiết của giáo viên trong mỗi bài Đạo đức. Đây là một công việc khó khăn nhưng nhất thiết phải làm cho bằng được. Do đó, trong mỗi bài học Đạo đức, ở từng hoạt động tôi luôn đưa bài học Đạo đức gắn với thực tế cuộc sống, giúp các em nhìn nhận, phát hiện, đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực hành vi của bản thân và người khác trong đời sống hằng ngày, từ đó, các em hiểu được nội dung của các bài Đạo đức là những hành vi ứng xử, là trách nhiệm bổn phận được qui định trong cuộc sống, mọi người cần phải thực hiện tốt. Ví dụ : Khi dạy bài “Giữ gìn các công trình công cộng”, để giúp các em thực hiện đúng nội qui nơi công cộng, tôi đã tổ chức cho các em tham gia trò chơi “Nếu … thì”. Cách chơi như sau : Tôi chia lớp thành hai đội A và B (mỗi đội 10 em). Một đội nêu tình huống (nếu) thì đội còn lại nêu kết quả (thì) Ví dụ : • Khi đi chơi trong công viên nếu bạn hái hoa, bẻ cành thì … • Nếu bạn làm ồn trong bệnh viện thì … • Nếu bạn vứt rác bừa bãi trong sân trường thì … • Nếu bạn đi xe trên vỉa hè thì … * Để tạo được hứng thú trong các tiết học Đạo đức, khi tổ chức các hoạt động trò chơi học tập, tôi luôn có sự thi đua giữa các dãy, các nhóm và cá nhân với nhau, để phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập của các em. Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 2 – Khả năng áp dụng: Đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng nhưng là khâu quan trọng nhất trong quá trình giảng dạy của một môn học. Sau gần hai năm vận dụng các biện pháp tích cực vào dạy Đạo đức cho học sinh lớp 4A3 (Năm học 2010 – 2011 ) và lớp 4A1 (Năm học 2011 – 2012 ) do tôi chủ nhiệm và được nhân rộng ra cả khối trong năm học 2011 - 2012. Đến nay chất lượng học tập của các em đã có những tiến bộ rõ rệt . Đặc biệt hiện nay, học sinh lớp tôi cũng như cả khối đã biết vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống như : Các em biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo và những người lớn tuổi; biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; biết cư xử đúng mực với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh; biết yêu lao động; biết giữ gìn vệ sinh trường lớp; biết bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng; biết tích cực tự giác trong hoạt động học tập cũng như các hoạt động xã hội … Cũng chính nhờ vận dụng tốt các phương pháp tích cực để dạy Đạo đức mà học sinh lớp tôi cũng như cả khối đã có thái độ học tập nghiêm túc tự giác. Đối với các em, bây giờ, môn Đạo đức là môn học hấp dẫn, lôi cuốn và có hiệu quả thiết thực. Nhờ vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khi dạy Đạo đức mà kết quả học tập và việc rèn luyện đạo đức của học sinh lớp tôi trong 2 năm và cả khối 4 trong năm học 2011 – 2012 đạt kết quả như sau : Năm học : 2010 - 2011 - Cuối năm ( Lớp 4A3 ) TSHS Hoàn thành tốt (A + ) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) 12 42,9 16 57,1 / / Năm học 2011-2012 – Học kì I ( Lớp 4A1 ) TSHS Hoàn thành tốt (A + ) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B) 24 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) 16 66,7 8 33,3 / / Năm học 2011-2012 - Học kì I ( Cả khối ) Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 TSHS Hoàn thành tốt (A + ) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành(B) 92 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) 59 64,1 33 35.9 / / 3. L ợi ích kinh tế - xã hội : Qua những bài học Đạo Đức giúp HS : - Biết tiết kiệm thời giờ, tiền của, biết giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, - Hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày; có thái độ cư xử đúng đắn đối với những người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè,…Bước đầu hình thành nhân cách của học sinh Tiểu học và làm nền tảng về đạo đức cho HS ở các lớp sau. C : KEÁT LUAÄN I - Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp: Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào thực tế tôi đã rút ra một số kinh nghiệm như sau : - Dạy học môn Đạo đức là quá trình chuyển tải những giá trị, chuẩn mực đạo đức của xã hội thành niềm tin, tình cảm và hành vi đạo đức của học sinh. Điều đó chỉ có kết quả tốt khi học sinh hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Như lời của một nhà tâm lý học đã nói: “Con người sẽ ghi nhớ rất lâu bền những gì do chính họ tự muốn tìm hiểu và tự mình tìm hiểu”. Do đó, giáo viên cần tận dụng mọi phương pháp, hình thức dạy học để tạo cơ hội cho học sinh được suy ngẫm, bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với các hành vi, việc làm, các hiện tượng, đối với các chuẩn mực đạo đức ; tạo cơ hội cho học sinh thực hành các chuẩn mực hành vi. - Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài dạy Đạo đức, khi dạy, giáo viên phải gắn kieán thức bài với thực tiễn cuộc sống của học sinh . Giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho học sinh Người thực hiện : Trần Thị Thìn Trang 10 [...]... Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện : Trần Thị Thìn Năm học : 2011-2012 Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học : 2011-2012 2/ Nhiệm vụ của đề tài : Trình bày một số ý tưởng đã thực hiện trong năm học 2011 – 2012 và một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp tích cực để dạy mơn Đạo đức lớp 4 3/ Phương pháp tiến hành : Để thực hiện đề tài trên tơi tiến hành một số phương pháp sau : Phân tích, ... việc giáo dục đạo đức của lớp tơi là một kết quả hết sức lớn Những con số biết nói ấy đã phần nào minh chứng cho sự cố gắng khơng mệt mỏi và lòng u nghề, mến trẻ của tơi Trong phạm vi một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tơi đã trình bày lại những biện pháp kinh nghiệm của bản thân tơi rút ra trong q trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khi dạy Đạo đức cho học sinh Lớp 4A Trường Tiểu học số 1... thực - Sách giáo khoa và Sách giáo viên Đạo Đức lớp 4 - Giáo dục kĩ năng sống mơn Đạo Đức lớp 4 - Chuẩn kiến thức ,kĩ năng và Điều chỉnh nội dung dạy học mơn Đạo Đức lớp 4 - Rút kinh nghiệm thực tế dạy trên lớp - Tham khảo một số tư liệu khác - Thời gian nghiên cứu đầu năm học 2011 – 2012 đến nay Năm học 2011 – 2012, tơi được phân cơng chủ nhiệm lớp 4A , lớp này có 24 em Đầu năm, trong lớp tơi, chỉ... bỉ của giáo viên và học sinh lớp tơi Kinh nghiệm về việc rèn chữ cho học sinh của bản thân tơi tích luỹ trong năm qua tơi xin được trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình : Một số biện pháp rèn chữ đẹp cho học sinh của giáo viên chủ nhiệm lớp 4A - Trường Tiểu học Số 1 Phước Thắng” Tơi rất mong các cấp Lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để chúng ta cùng có những kinh nghiệm. .. cả khối là một kết quả hết sức lớn Những con số biết nói ấy minh chứng cho sự cố gắng khơng mệt mỏi vì lòng u nghề, mến trẻ của tơi Trong phạm vi một đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tơi đã trình bày lại những biện pháp kinh nghiệm của bản thân tơi rút ra trong q trình vận dụng các phương pháp dạy học tích cực khi dạy Đạo đức cho học sinh Lớp 4 Trường Tiểu học số 1 Phước Thắng Với khả năng của bản thân,... đẹp cho học sinh tiểu học 2/ Nhiệm vụ của đề tài : Trình bày một số ý tưởng đã thực hiện trong năm học trước , năm học 2011 – 2012 và một số kinh nghiệm rèn chữ nhằm mục đích giúp học sinh viết chữ đúng mẫu quy đònh 3/ Phương pháp tiến hành : Để thực hiện đề tài trên tôi tiến hành một số phương pháp sau : -Làm mẫu , phân tích , so sánh , đối chiếu , thực hành , đánh giá rút kinh nghiệm -Chia nhóm học. .. trạng trên Với kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy, tơi thấy rằng ngun nhân tồn tại của tình trạng trên thì nhiều nhưng một trong những ngun nhân cũng góp phần quan trọng đó là giáo viên tổ chức dạy Đạo đức chưa hiệu quả Qua từng bài, giáo viên chưa biết cách giúp học sinh áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trong các bài Đạo đức vào thực tế cuộc sống xung quanh các em một cách thiết... viết của học sinh 2/ Các biện pháp : Để giữ vững phong trào và duy trì kết quả “Vở sạch - chữ đẹp” của lớp, tơi đã rất chú trọng đến việc rèn chữ viết cho học sinh Phải nói rằng, việc rèn chữ viết cho học sinh trong những năm học qua của tơi là cả một q trình kiên trì bền bỉ và sự nỗ lực hết sức lớn Trong q trình thực hiện rèn chữ viết cho học sinh tơi đã vận dụng rất nhiều biện pháp nhưng chỉ có một vài... Biện pháp 3 : Chia nhóm học sinh để rèn chữ Cùng với các biện pháp trên để việc rèn chữ cho học sinh có hiệu quả tơi còn tổ chức chia nhóm đối tượng học sinh để rèn Ví dụ : Nhóm 1 : Gồm những em học sinh đã viết đúng, rèn viết đẹp (khá - giỏi) Nhóm 2 : Gồm những em học sinh viết tạm được (Trung bình) Nhóm 3 : Gồm những em viết xấu (Yếu) Trên cơ sở từng nhóm đối tượng học sinh tơi có các biện pháp rèn...Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 liên hệ, tự liên hệ ; thảo luận, phân tích các tình huống, các hiện tượng , sự kiện trong đời sống đạo đức ở lớp học , nhà trường , địa phương ; hướng dẫn , giúp đỡ các em thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi và cuộc sống xã hội xung quanh các em - Phương pháp và hình thức dạy Đạo đức Lớp 4 rất phong phú, đa dạng Mỗi phương pháp đều có những . Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2011-2012 MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH A : MỞ. đề tài : Một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp tích cực để dạy môn Đạo Đức lớp 4 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh và xem đây như là một kinh nghiệm quý. trong năm học 2011 – 2012 và một số kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp tích cực để dạy môn Đạo đức lớp 4. 3/ Phương pháp tiến hành : Để thực hiện đề tài trên tôi tiến hành một số phương pháp sau