1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm sinh học 6 Tăng cường phương pháp thực hành trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS

11 3,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

Trong những năm qua học qua ngành Giáo dục Đào tạo đã triển khai công tác cải cách giáo dục và hoàn thành việc thay sách các bộ môn văn hoá ở trường THCS. Trên tinh thần đó từ năm học 2005 2006 Phòng Giáo Dục xxx đã triển khai thực hiện triệt để, rộng khắp. Qua tiếp thu chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và thực tiễn áp dụng đối với bộ môn Sinh học trên đối tượng học sinh lớp 6, 7 tại trường THCS Nga Thắng. Tôi nhận thấy một trong những trọng tâm của cải cách giáo dục về phương pháp giảng dạy bộ môn Sinh học là tăng cường sử dụng phương pháp thực hành và phát huy tính tích cực của học sinh. Trong những phương pháp thực hành, các hoạt động thực hành là Nguồn kiến thức chủ yếu mang đến cho học sinh, thông qua các hoạt động thực hành học sinh tự lực quan sát, phân tích, mô tả đối tượng. Tự thu thập thông tin, tự sử lý thông tin bằng các câu hỏi định hướng và bài tập. Rút ra các đặc tính chung và riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng, hiện tượng. Từ đó khắc sâu kiến thức gây hứng thú, tích cực, ham hiểu biết và say mê môn học cho học sinh. Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc Tăng cường phương pháp giảng dạy Sinh học theo chương trình cải cách đem lại kết quả khả quan phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo học sinh trong thời đại mới. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài Tăng cường phương pháp thực hành trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Khắc sâu kiến thức, gây hứng thú. Phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của Học sinh. Nâng cao chất lượng Học sinh khối đại trà. Áp dụng triệt để cách giảng dạy theo phương pháp giảng dạy đổi mới. Để đồng nghiệp tham khảo và góp ý xây dựng hoàn chỉnh phương pháp dạy học các bài thực hành theo tinh thần đổi mới.

Trang 1

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm qua học qua ngành Giáo dục & Đào tạo đã triển khai công tác cải cách giáo dục và hoàn thành việc thay sách các bộ môn văn hoá ở trường THCS Trên tinh thần đó từ năm học 2005 - 2006 Phòng Giáo Dục xxx đã triển khai thực hiện triệt để, rộng khắp Qua tiếp thu chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và thực tiễn áp dụng đối với bộ môn Sinh học trên đối tượng học sinh lớp 6, 7 tại trường THCS Nga Thắng Tôi nhận thấy một trong những trọng tâm của cải cách giáo dục về phương pháp giảng dạy bộ môn Sinh học là tăng cường sử dụng phương pháp thực hành và phát huy tính tích cực của học sinh

Trong những phương pháp thực hành, các hoạt động thực hành là

"Nguồn" kiến thức chủ yếu mang đến cho học sinh, thông qua các hoạt động thực hành học sinh tự lực quan sát, phân tích, mô tả đối tượng Tự thu thập thông tin, tự sử lý thông tin bằng các câu hỏi định hướng và bài tập Rút ra các đặc tính chung và riêng, đặc điểm bản chất của đối tượng, hiện tượng Từ

đó khắc sâu kiến thức gây hứng thú, tích cực, ham hiểu biết và say mê môn học cho học sinh

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc " Tăng cường phương pháp giảng dạy Sinh học " theo chương trình cải cách đem lại kết quả khả quan phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo học sinh trong thời đại mới Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài

" Tăng cường phương pháp thực hành trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS"

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Khắc sâu kiến thức, gây hứng thú Phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của Học sinh

- Nâng cao chất lượng Học sinh khối đại trà

- Áp dụng triệt để cách giảng dạy theo phương pháp giảng dạy đổi mới

Trang 2

- Để đồng nghiệp tham khảo và góp ý xây dựng hoàn chỉnh phương pháp dạy học các bài thực hành theo tinh thần đổi mới

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Áp dụng trên đối tượng nghiên cứu sau đây:

- Học sinh đại trà khối 6 trường THCS Nga Thắng

- Các bài thực hành được giảng dạy trong chương trình, SGK Sinh học 6

-

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với mục đích rèn luyện cho mình một phương pháp sư phạm nghiêm túc, hiệu quả đáp ứng xu thế đổi mới giáo dục tôi đã đề ra các biện pháp nghiên cứu sau đây

- Phân tích nội dung, lôgic chương trình Sinh học của từng khối, chương, bài và từ đó lập ra kế hoạch bộ môn cho từng học kì, từng chương

- Tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường về các đồ dùng dạy học hiện có như: tranh vẽ, mô hình, các dụng cụ thiết bị thực hành – thí nghiệm

- Nghiên cứu tình hình thực tế của vườn trường, của địa phương về đặc điểm thời tiết, khí hậu, đất đai… và các loài động thực vật tại địa phương có liên quan đến chương trình môn học để tiện liên hệ khi cần thiết

- Tiến hành làm một số đồ dùng đơn giản phục vụ các tiết dạy

- Có kế hoạch thật cụ thể, và chuẩn bị chu đáo cho các tiết học thức hành Chú ý đến việc cho các em tự tiến hành tự phân tích, đánh giá những kiến thức và kĩ năng thu nhận được sau tiết thực hành đặc biệt là kĩ năng

- Khi tổ chức cố gắng quan tâm đến từng đối tượng học sinh để khuyến khích các em nhiệt tình tham gia và tham gia có hiệu quả

- Áp dụng - Lớp 6A, 6B

Tài liệu tham khảo.

1) Sách phương pháp dạy học Sinh học ( NXB Quốc gia Hà Nội)

2) Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học Sinh học

Trang 3

3) Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III 4) Tài liệu “Lí luận dạy học “ NXB Giáo dục 2002

Trang 4

B- GIẢ QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tôi nhận thấy Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu cơ bản là quan sát và thí nghiệm Vì vậy sử dụng phương pháp thực hành để truyền thụ, củng cố và mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh là phù hợp với đặc trưng bộ môn và mang lại hiệu quả cao hơn

Trong phương pháp thực hành, các hoạt động thực hành đóng vai trò là nguồn kiến thức chủ yếu mang đến cho học sinh, học sinh trực tiếp tiến hành các hoạt đông quan sát thí nghiệm, tự lực tìm hiểu các cấu trúc trong mối quan hệ với chức năng, tìm ra bản chất của hiện tượng sống, nên tri thức mà các em giành được là thực sự của bản thân các em, chứ không phải là kiến thức tiếp thu thụ động do thầy truyền đạt, các em tin tưởng và nắm kiến thức một cách sâu sắc hơn, tư duy của các em được phát triển, sự chú ý, tính chủ động, độc lập, tính tích cực tự lực trong học tập của các em được nâng lên ở mức độ cao

Thông qua phương pháp thực hành tập dượt cho học sinh bước đầu làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn, rèn luyện kỹ năng,

kỹ xảo thực hành, đáp ứng yêu cầu giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp Qua giảng dạy bộ môn góp phần hình thành phẩm chất và đạo đức của người lao động mới, đức tính của người nghiên cứu khoa học cho cácc em học sinh

Trang 5

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục là áp dụng giảng dạy theo phương pháp dạy học đổi mới Năm học 2007 - 2008 tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Sinh học ở 2 lớp là 6A, 6B Để thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh tôi

đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm

Kết quả thu được như sau:

Lớp Tổng số

HS

Nhận thấy: Kết quả học tập của các em chưa cao Vì vậy việc đưa ra

giải pháp để gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập là cần thiết Với cơ sở lý luận và thực tiễn trên là lý do để tôi chọn nghiên cứu đề tài này

III CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG

I Một số vấn đề chung

1 Nội dung biên soạn bài thực hành

Nội dung bài thực hành phải được ghi rõ về dụng cụ, hoá chất vật mẫu

và cách tiến hành Mẫu vật được lựa chọn trong các bài thực hành là những đối tượng điển hình, phổ biến ở khắp các vùng trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh chuẩn bị mẫu vật cho các bài thực hành

2 Sử dụng phương pháp thực hành

- Phân biệt hai loại bài thực hành:

+ Bài thực hành cuối chương

+ Bài nghiên cứu tài liệu mới giảng dạy bằng phương pháp thực hành

- Bài thực hành cuối chương: Đây là dạng bài thực hành nhằm minh hoạ các kiến thức đã học nên công tác thực hành chủ yếu giao cho học sinh đóng vai trò chủ đạo, là biện pháp để củng cố, mở rộng kiến thức lý thuyết đã học và rèn luyện kỹ năng thực hành

Trang 6

- Bài nghiên cứu tài liệu mới giảng dạy bằng phương pháp thực hành: Công tác thực hành giao cho học sinh thực hiện, đóng vai trò là nguồn chủ yếu dẫn đến kiến thức mới Thông qua đó hình thành cho các em phương pháp tự học tự tìm tòi trong thực tế cuộc sống bước đầu giúp các em hiểu phương pháp và cách thức nghiên cứu khoa học

2 Qúa trình giảng dạy các bài thực hành.

a) Các bước tiến hành một bài thực hành cuối chương:

Bước 1: ổn định tổ chức lớp

Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật và các dụng cụ của học sinh chuẩn bị, chia nhóm thực hành và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm

Bước 2: Hướng dẫn của giáo viên (hướng dẫn ban đầu)

Giáo viên nêu cụ thể nội dung, nhiệm vụ của bài thực hành Kiểm tra lý thuyết của các bài trước và xác định yêu cầu cụ thể của bài thực hành

Bước 3: Học sinh tiến hành các công tác thực hành quan sát ghi chép kết quả và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Giáo viên thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, ổn định tổ chức kỷ luật của lớp Các nhóm thực hành giải đáp thắc mắc của học sinh, hướng dẫn học sinh những thao tác mà các em còn lúng túng

Bước 4: Báo cáo kết quả thí nghiệm thực hành

Các nhóm hoặc từng cá nhân báo cáo kết quả từ các vấn đề quan sát được, giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm, thu mẫu vật hoặc bản báo cáo của học sinh

Bước 5: Ra bài tập về nhà

Thông qua bài thực hành các em đã thực hiện và các kiến thức đã học giáo viên ra bài tập về nhà cho các nhóm nhằm phát triển kĩ năng thực hành, tăng cường đem kiến thức học được vận dụng vào thực tế

b) Các bước tiến hành giảng dạy lên lớp nghiên cứu tài liệu mới bằng phương pháp thực hành.

Bước 1: Ổn định tổ chức lớp

Trang 7

Kiểm tra vật mẫu, dụng cụ thí nghiệm.của học sinh được giao chuẩn bị sẵn ở nhà

Bước 2: Hướng dẫn của giáo viên

Giáo viên nêu nhiệm vụ của bài thực hành cho cả lớp nắm bắt tinh thần Hướng dẫn trình tự quan sát hoặc thí nghiệm, các thao tác thực hành tương ứng ( Giao công tác thực hành cho học sinh theo trình tự của bài )

Muốn làm tốt bước này, giáo viên cần lưu ý xác định hệ thống các công việc thực hành độc lập của bài và phân chia thành các bài tập thực hành tương ứng cần phải giao cho học sinh

Bước 3: Hướng dẫn học sinh thảo luận kết quả nghiên cứu bằng hệ thống câu hỏi để từ đó đi đến kiến thức mới

Bước 4: Củng cố, tóm tắt kiến thức thực hành

Như vậy, trong 2 loại bài trên, chỉ các bước đầu và cuối là giống nhau,

còn các bước giữa ( 2, 3, 4 ) là khác nhau

Trong bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới bằng phương pháp thực hành, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thảo luận kết quả nghiên cứu để tự lực rút ra kiến thức mới, còn bài thực hành cuối chương giáo viên hướng dẫn các công tác thực hành là chỉ để củng cố và mở rộng kiến thức

Trong giảng dạy các kiến thức mới bằng phương pháp thực hành cần lưu ý một số vấn đề tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo việc quan sát thí nghiệm của học sinh Thông thường các nhiệm vụ nhận thức được đề xuất dưới dạng các bài tập thực hành, việc giải quyết các bài tập này sẽ dẫn đến một khái niệm, một kiến thức cơ bản nào đó chứa đựng trong nội dung của bài

3 Một số ví dụ cụ thể.

Ví dụ 1: Bài 29: Các loài hoa ( SGK Sinh học 6 )

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bằng ba bài tập mới để từ dó rút ra ba kiến thức tương ứng là nội dung của bài

Trang 8

Quan sát hoa huệ Quan sát hoa mướp Quan sát cây ngô

(So sánh với hoa bưởi) (So ssánh với hoa huệ) (So sánh với cây chà là, cây móc)

Hoa đơn tính Hoa lưỡng tính Cây đơn tính cùng

Gốc và khác gốc

Ví dụ 2: Bài 20: Thực hành: Quan sát một só thân mềm

( SGK Sinh học 6 )

- Giáo viên hướng dẫn thực hành, học sinh thực hiện các hoạt động thực hành theo hướng dẫn để rút ra kiến thức tổng quát

* Giáo viên hướng dẫn nội dung quan sát:

- Quan sát cấu tạo vỏ:

+ Trai: Phân biệt đầu, đuôi, đỉnh vỏ, vòng tăng trưởng

+ Ốc: Quan sát vỏ ốc, chú thích hình câm H 20.2

+ Mực: Quan sát mai mực, chú thích hình H 20.3

- Quan sát cấu tạo ngoài

+ Trai: Quan sát vật mẫu phân biệt: áo trai, khoang áo, mang thân, chân, cơ khép vỏ, chú thích h.20.4

+ Ốc: Quan sát vật mẫu nhận biết các bộ phận: Tua, mắt, lỗ miệng, chân, thân, lỗ thở; chú thích H.20.1

B i tài t ập quan sát các lo i hoaài t

B i tài t ập 1 B i tài t ập 2 B i tài t ập 3

Kiến thức 2

Phân loại hoa

Trang 9

+ Mực: Quan sát mẫu vật, chú thích H.20.5.

- Quan sát cấu tạo trong

+ Cho học sinh quan sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực

+ Đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ suy ra phân biệt cácc cơ quan

+ Thảo luận nhóm, chú thích H.20.6

* Học sinh tiến hành quan sát

- Học sinh tiến hành quan sát theo các nội dung đã hướng dẫn

- Giáo viên đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của học sinh

- Học sinh quan sát đến đâu ghi chép đến đó

* Viết thu hoạch:

- Hoàn thành chú thích H.20 ( 1 đến 6 )

- Hoàn thành bản thu hoạch

Thảo luận rút ra kiến thức tổng quát

IV KẾT QUẢ THU ĐƯỢC

Việc tăng cường vận dụng phương pháp thực hành trong giảng dạy áp dụng đối với học sinh lớp 6A thu được kết quả khả quan hơn so với lớp 6B không áp dụng cụ thể

Trang 10

C KẾT LUẬN

Căn cứ kết quả thực tiễn cho thấy tăng cường phương pháp thực hành

là trọng tâm của cải cách giáo dục và phương pháp giảng dạy Sinh học ở trường THCS Nga Thắng nhằm khắc phục mặt yếu hiện nay trong giảng dạy

bộ môn, đảm bảo tính đặc thù của Sinh học là khoa học thực nghiệm làm cho

bộ môn này gắn với thực tiễn thiên nhiên, sản xuất và đời sống đồng thời khắc sâu kiến thức phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng đại trà

Đề xuất, kiến nghị

Bản thân tôi là một giáo viên mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế, lại là lần đầu tiên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm như thế này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

Mục lục

A Đặt vấn đề

I Lí do chọn đề tài

II Mục đích nghien cứu

III Đối tượng nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu

B Giải quyết vấn đề

I Cơ sở lí luận

II Cơ sở thực tiễn

III Các giải pháp áp dụng

IV Kết quả thu được

C Kết luận

Ngày đăng: 12/03/2015, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w