MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG 1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài 4 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu 4 1.5 Giới hạn đề tài 5 2 Nội dung 2.1 Cơ sở lý luận 5 2.2 Thực trạng 5, 6, 7,8,9,10 2.3 Giái pháp 11,12,13 2.4 Kết quả 14,15 3 Kết luận – kiến nghị 3.1 Kết luận 16,17 3.2 Kiến nghị 18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Để thực hiện một tiết dạy trên lớp, người giáo viên phải chuẩn bị rất công phu, nào là giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, phấn, bút, đồ dùng, thiết bị… đặc trưng của mỗi bài dạy, tiết học. Việc sử dụng linh hoạt, hợp lý, đúng cách đồ dùng dạy học mang lại cho các em sự hứng thú, say mê và sôi nổi trong học tập. Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây, ngành giáo dục rất quan tâm, chú trọng trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học cho các nhà trường. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn, nên ngành giáo dục thường xuyên phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và phong trào này đã có những đóng góp to lớn trong quá trình dạy học trong các nhà trường. Nói đến đồ dùng dạy học ở bậc tiểu học, chúng ta không thể không nhắc đến một vật mà hầu như tiết dạy nào, môn dạy nào, lớp học nào hay buổi học nào đều cần có, đó chính là Bảng phụ. Tuy nhiên qua thực tế, mỗi khi được đi thanh tra hay dự giờ ở các trường trên địa bàn của Huyện K rông Nô nói chung và trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm nói riêng, thì đa phần giáo viên sử dụng Tấm bảng phụ mang tính tạm thời, không bền vững, đặc biệt là những giáo viên ở vùng điều kiện kinh tế còn khó khăn, hay vùng sâu xa. Trước những trăn trở đó, bản thân nghiên cứu ra cách làm Tấm bảng phụ, để phần nào đó giảm bớt kinh phí, lo lắng của giáo viên mỗi khi chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy. 1.2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và phân tích hạn chế trong việc làm Bảng phụ sử dụng trong tiết dạy để từ đó giúp cho đội ngũ giáo viên biết cách làm bảng phụ phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Tấm bảng phụ trong trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận Phương pháp thực nghiệm Phương pháp điều tra 1.5. Giới hạn đề tài Với khả năng của bản thân, nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu cách làm tấm Bảng phụ phục vụ cho công tác dạy học của giáo viên trong trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Krông Nô, Đăk Nông . 2. NỘI DUNG: 2.1. Cơ sở lí luận của đề tài Bảng phụ là vật dụng thiết yếu giúp giáo viên cập nhật thêm thông tin cần thiết để cung cấp cho học sinh mà không phải lúc nào giáo viên cũng có thời gian để ghi chép trên bảng lớp, hay truyền thụ kiến thức trực tiếp đến các em, hay nó còn giúp giáo viên nắm bắt các thông tin khi học sinh thể hiện những hiểu biết của mình trên Bảng phụ trong mỗi tiết học. Bảng phụ còn giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức trong mỗi tiết dạy, vì có những nội dung đã được giáo viên và học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Ví dụ: cần tìm hiểu đoạn văn, khổ thơ nếu không có bảng phụ, trong giờ dạy giáo viên phải tốn thời gian để chép lên bảng lớp, nhưng vì có bảng phụ giáo viên chép trước, đến khi cần, chỉ việc treo lên để sử dụng. Nếu trong một tiết dạy người giáo viên sử dụng linh hoạt bảng phụ với nhiều màu sắc, khích thước, hình dáng khác nhau sẽ tạo sự hứng thú rất cao trong quá trình học tập của học sinh thay vì chỉ sử dụng bảng lớp và phấn trắng sẽ tạo sự khô cứng, nhàm chán đối với người học. Tóm lại: Bảng phụ là một trong những đồ dùng rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh. Trong những năm qua, Bảng phụ luôn đồng hành cùng người giáo viên và các em học sinh cho dù có đổi mới phương pháp hay hình thức dạy học nào đi chăng nữa thì Bảng phụ đều được không thể thiếu được trong mỗi tiết dạy, môn dạy.
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG NÔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH LÀM TẤM BẢNG PHỤ
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY TRÊN LỚP Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tác giả: Đỗ Thị Khuyên Chức vụ công tác: Hiệu trưởngTrường TH Lê Thị Hồng Gấm
Huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông
Năm học: 2016 - 2017
1
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG NÔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ HỒNG GẤM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH LÀM TẤM BẢNG PHỤ
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY TRÊN LỚP Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Lĩnh vực: Công tác quản lý
Tác giả: Đỗ Thị Khuyên
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Lê Thị Hồng Gấm
Huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông
Năm học: 2016 – 2017
Trang 3MỤC LỤC
1 Mở đầu
2 Nội dung
3 Kết luận – kiến nghị
1 MỞ ĐẦU
3
Trang 41.1 Lí do chọn đề tài
Để thực hiện một tiết dạy trên lớp, người giáo viên phải chuẩn bị rất công phu, nào là giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, phấn, bút,
đồ dùng, thiết bị… đặc trưng của mỗi bài dạy, tiết học Việc sử dụng linh hoạt, hợp
lý, đúng cách đồ dùng dạy học mang lại cho các em sự hứng thú, say mê và sôi nổi trong học tập
Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây, ngành giáo dục rất quan tâm, chú trọng trang bị thiết bị, đồ dùng dạy học cho các nhà trường Tuy nhiên với điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn, nên ngành giáo dục thường xuyên phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và phong trào này đã có những đóng góp
to lớn trong quá trình dạy học trong các nhà trường
Nói đến đồ dùng dạy học ở bậc tiểu học, chúng ta không thể không nhắc đến một vật mà hầu như tiết dạy nào, môn dạy nào, lớp học nào hay buổi học nào
đều cần có, đó chính là Bảng phụ Tuy nhiên qua thực tế, mỗi khi được đi thanh
tra hay dự giờ ở các trường trên địa bàn của Huyện K rông Nô nói chung và trường
tiểu học Lê Thị Hồng Gấm nói riêng, thì đa phần giáo viên sử dụng Tấm bảng
phụ mang tính tạm thời, không bền vững, đặc biệt là những giáo viên ở vùng điều
kiện kinh tế còn khó khăn, hay vùng sâu xa
Trước những trăn trở đó, bản thân nghiên cứu ra cách làm Tấm bảng phụ,
để phần nào đó giảm bớt kinh phí, lo lắng của giáo viên mỗi khi chuẩn bị đồ dùng dạy học cho tiết dạy
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích hạn chế trong việc làm Bảng phụ sử dụng trong tiết
dạy để từ đó giúp cho đội ngũ giáo viên biết cách làm bảng phụ phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Tấm bảng phụ trong trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát
Phương pháp thảo luận
Phương pháp thực nghiệm
Trang 5Phương pháp điều tra
1.5 Giới hạn đề tài
Với khả năng của bản thân, nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu cách làm tấm Bảng phụ phục vụ cho công tác dạy học của giáo viên trong trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, Krông Nô, Đăk Nông
2 NỘI DUNG:
2.1 Cơ sở lí luận của đề tài
Bảng phụ là vật dụng thiết yếu giúp giáo viên cập nhật thêm thông tin cần
thiết để cung cấp cho học sinh mà không phải lúc nào giáo viên cũng có thời gian
để ghi chép trên bảng lớp, hay truyền thụ kiến thức trực tiếp đến các em, hay nó còn giúp giáo viên nắm bắt các thông tin khi học sinh thể hiện những hiểu biết của
mình trên Bảng phụ trong mỗi tiết học
Bảng phụ còn giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức trong mỗi
tiết dạy, vì có những nội dung đã được giáo viên và học sinh chuẩn bị trước ở nhà
Ví dụ: cần tìm hiểu đoạn văn, khổ thơ nếu không có bảng phụ, trong giờ dạy giáo viên phải tốn thời gian để chép lên bảng lớp, nhưng vì có bảng phụ giáo viên chép trước, đến khi cần, chỉ việc treo lên để sử dụng
Nếu trong một tiết dạy người giáo viên sử dụng linh hoạt bảng phụ với nhiều màu sắc, khích thước, hình dáng khác nhau sẽ tạo sự hứng thú rất cao trong quá trình học tập của học sinh thay vì chỉ sử dụng bảng lớp và phấn trắng sẽ tạo sự khô cứng, nhàm chán đối với người học
Tóm lại: Bảng phụ là một trong những đồ dùng rất quan trọng đối với giáo
viên và học sinh Trong những năm qua, Bảng phụ luôn đồng hành cùng người giáo viên và các em học sinh cho dù có đổi mới phương pháp hay hình thức dạy
học nào đi chăng nữa thì Bảng phụ đều được không thể thiếu được trong mỗi tiết
dạy, môn dạy
2.2 Thực trạng:
2.2.1 Thuận lợi:
Trường tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, là một trường trung tâm của huyện nên nhà trường được đầu tư khá đầy đủ về cơ sở vật chất đảm bảo tốt cho việc dạy và học
5
Trang 6Nhà trường có phòng thư viện và thiết bị đã được trang bị khá đầy đủ các
phương tiện tối thiểu cần thiết để phục vụ cho dạy và học cũng như các hoạt động phong trào
Ban giám hiệu rất chú trọng trong việc trang bị, mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị dạy học và thường xuyên tổ chức phong trào tự làm đồ dùng dạy học
để bổ sung thêm thiết bị dạy học
Đội ngũ giáo viên có ý thức đối với việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy Chính vì vậy, hằng năm, hằng kỳ giáo viên thường xuyên tổ chức tự làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho các tiết dạy Hoạt động này được các em học sinh hưởng, tích cực tham gia
(Hình ảnh minh họa cụ thể)
Trang 82.2.2 Khó khăn
Tuy nhiên, việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên nhiều khi
chưa hiệu quả, còn máy móc mang tính hình thức Đặc biệt là làm tấm Bảng phụ, giáo viên chưa có sự đầu tư nhiều, nên quá trình dạy học sử dụng chưa thường
xuyên, còn mang tính đối phó
Các loại Bảng phụ mà giáo viên sử dụng màu sắc không bắt mắt, hình dáng chưa sinh động nên chưa tạo sự hứng thú cho học sinh
2.2.3 Nguyên nhân
Qua kiểm tra thực tế việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy của giáo viên, bản thân tôi thấy:
- Giáo viên còn xem nhẹ tấm bảng phụ
- Sợ mất thời gian, kinh phí trong việc đầu tư, nghiên cứu, cụ thể như:
* Đối với Bảng phụ mua sẵn hai màu trắng – xanh, chi phí khá cao mỗi tấm
60.000 đồng, mỗi lớp giáo viên cần sử dụng 6 - 7 tấm để dùng trong các hoạt động như: nhóm lớn, nhóm nhỏ, thẻ từ, câu…tổng kinh phí 360.000 đồng, màu sắc không bắt mắt, dòn dễ rách, chỉ sử dụng trong khoảng 1 năm học là đã phải thay thế Trong khi đó, ngoài Tấm bảng phụ, giáo viên còn phải trang bị nhiều thiết bị,
đồ dùng khác, nên việc hằng năm phải mua lại tấm bảng phụ này là rất hạn chế
(Hình ảnh minh họa cụ thể)
Trang 9* Bảng phụ làm bằng tờ lịch Éplactic, mỗi tờ lịch ép mất 25.000 đồng, nếu
7 tấm để đủ sử dụng, giáo viên phải chi 175.000 đồng, nhưng dễ bị trầy xước khó nhìn, dễ rách, và chỉ dùng bút lông để viết chứ không dùng phấn viết được
* Bảng phụ làm bằng tấm xốp, màu sắc đẹp, nhưng mềm khó lau chùi, cũng
chỉ dùng được duy nhất một loại bút lông để viết, nên giáo viên ngại sử dụng
Chính vì tốn kém, mất thời gian nên những giáo viên điều kiện còn khó khăn không sử dụng thường xuyên trong tiết dạy Nếu sử dụng nhiều giáo viên khi có người dự giờ, kiểm tra thường dùng giấy Rôki, tờ lịch để sử dụng, đồ dùng không mang tính bền vững vì sử dụng xong một lần rồi bỏ
* Với tình hình thực tế trên, đầu năm học 2014 -2015, tôi đã tiến hành khảo sát 20 lớp trong toàn trường để nắm bắt ý kiến học sinh đối với việc giáo viên sử dụng các loại Bảng phụ, thì thu được kết quả như sau:
Lớp Việc giáo viên sử dụng bảng phụ Sự hứng thú đối với học sinh
9
Trang 102A Thường xuyên sử dụng 80 %
Với kết quả trên ta thấy, khảo sát 20 lớp thì đã có tới 7 giáo viên ít sử dụng Tấm bảng phụ trong tiết dạy
2.3 Giải pháp: Xuất pháp từ thực trạng trên, bản thân tôi đã nghiên cứu và tìm ra
cách làm tấm Bảng phụ như sau:
Dùng tờ lịch tường, phủ sơn dầu lên bề mặt tờ lịch ta được Bảng phụ rất
đẹp, màu sắc bắt mắt, bền, rẻ, tiện lợi, lại có thể vừa dùng bút lông và phấn để viết,
dễ lau chùi, dễ bảo quản và lại rất rẻ, chỉ bằng 1/3 số tiền so với các loại Bảng phụ
khác (Dưới đây là cách hướng dẫn thực hiện).
*Bước 1: Chuẩn bị
- 1 số tờ lịch cứng (kích cỡ, số lượng tùy ý)
Trang 11- Mua 4 lọ sơn dầu 300 gam, có màu sắc khác nhau và 1 cây cọ loại vừa, 01 đôi gang tay, 5000 đồng xăng thơm để dùng rửa cọ (Tổng cộng hết 150.000
đồng) (Hình ảnh minh họa cụ thể)
*Bước 2: Thực hiện
Dùng chổi, chấm sơn quét đều trên bề mặt các tấm bìa lịch Khi quét sơn
không pha thêm xăng vì sẽ tạo độ bóng khó nhìn và trơn khó viết phấn Quét càng mịn càng dễ viết
11
Trang 12- Quét xong đem phơi khô dưới trời nắng khoảng 3 4 giờ.
Trang 13Sau khi các tờ lịch đã khô, dùng bút bi hết mực kẻ dòng để khi viết cho thẳng hàng và đẹp, dễ viết Với sự sáng tạo của mình, bạn có thể cắt thành hình dáng con vật, hình hoa, hình quả để bảng phụ thêm sinh động, bắt mắt thu hút sự chú ý của học sinh
2.4 Kết quả:
Sau 2 năm, áp dụng Bảng phụ làm bằng tờ lịch sơn dầu, đã giảm phần nào
chi phí cho giáo viên Trên bảng lớp, không đơn thuần chỉ có màu đen của bảng lớp, màu trắng của phấn nữa mà tiết dạy sinh động, bắt mắt bởi các màu sắc, hình dáng phong phú, thu hút sự chú ý của học sinh hơn Nhiều giáo viên trong trường
đã lựa chọn cho mình cách này để có những tấm bảng phụ sinh động, đẹp mắt Và điều đặc biệt những lớp chưa thường xuyên sử dụng, nay đã thường xuyên sử dụng
Tấm bảng phụ trong tiết dạy, vì ít tốn kém.
(Hình ảnh minh họa cụ thể)
13
Trang 14Bảng đánh giá dưới đây, ta thấy rõ sự hài lòng của giáo viên và các em học sinh về tấm bảng phụ này
Lớp Giáo viên thường xuyên sử dụng Sự hứng thú đối với học sinh
Trang 153C Thường xuyên sử dụng 100 %
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Tấm Bảng phụ là đồ dùng dạy học thiết thực, hữu ích, góp phần không
nhỏ trong thành công của mỗi tiết dạy Chính vì đó, mà tôi nghĩ ra giải pháp, với mong muốn phần nào đó giúp giáo viên cải thiện kinh phí trang bị cho tấm bảng phụ mà tạo cho tiết học các em thêm nhẹ nhàng, sinh động
Để tấm bảng phụ tạo sự hứng thú cao cho học sinh trong mỗi tiết dạy, người giáo viên nên chọn màu sơn bắt mắt và nên tạo ra tấm bảng phụ bằng hình dáng khác nhau
3.2 Kiến nghị:
* Đối với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Tổ chức chuyên đề cho Ban giám hiệu, nhân viên thiết bị về cách làm đồ dùng dạy học nói chung và Tấm bảng phụ nói riêng để nhân rộng cho giáo viên, đặc biệt giáo viên ở vùng điều kiện kinh tế còn khó khăn
* Đối với giáo viên:
15
Trang 16Nên chú trọng làm tấm Bảng phụ hiệu quả, vì tấm Bảng phụ thường xuyên
sử dụng trong mỗi tiết dạy Chính vì vậy, đừng nên làm tấm bảng phụ tạm thời, vừa tốn kém, mất thời gian, phải làm đi làm lại nhiều lần và thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo cho mỗi tiết dạy
Đăk Mâm, ngày 17 tháng 11 năm 2016 Người viết
Đỗ Thị Khuyên
Trang 17DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Điều lệ trường tiểu học
2 Luật giáo dục sửa đổi
3 Chỉ thị 40/ 2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của BGD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn: 2008 – 2013
17