4.3.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian.
Bảng 4.6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM
Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % DSCV 295.25 0 264.92 7 290.32 3 -30.323 -10.27 25.396 9,59 Ngắn hạn 171.245 172.202 241.67 7 957 0,56 69.475 40,35 Trung và dài hạn 124.005 92.725 48.646 -31.280 -25,22 -44.079 -47,54 DSTN 263.11 7 287.21 5 294.21 2 24.098 9,16 6.997 2,44 Ngắn hạn 226.280 244.13 236.61 17.853 7,89 -7.514 -3,08
3 9 Trung và dài hạn 36.837 43.082 57.593 6.245 16,95 14.511 33,68 Dư nợ 287.32 5 264.977 261.08 6 -22.348 -7,78 -3.891 -1,47 Ngắn hạn 187.62 1 191.02 6 196.08 4 3.405 1,81 5.058 2,65 Trung và dài hạn 99.704 73.951 65.002 -25.753 -25,83 -8.949 -12,10 Nợ xấu 4.840 4.999 12.846 159 3,29 7.847 156,97 Ngắn hạn 1.365 1.476 8.509 111 8,13 7.033 476,49 Trung và dài hạn 3.475 3.523 4.337 48 1,38 814 23,11
Nguồn: Thống kê cho vay theo thời gian năm 2005-2006
Nhận xét:
-Doanh số cho vay: Năm 2005 doanh số cho vay là 295.520 triệu đồng, năm 2006 còn 264.927 triệu giảm 30.323 triệu (10,27%) so với năm 2005, năm 2006 do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, bão lũ,…làm cho nhu cầu vay vốn của nhân dân giảm nhẹ. Năm 2007 thì doanh số cho vay tăng 25.396 triệu (9,59%) so với năm 2006; năm 2007 tình hình kinh tế-xã hội địa phương ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng Công nghiệp-Xây dựng; Thương mại-Dịch vụ, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi và ngày càng có hiệu quả cao, đặc biệt là nuôi tôm sen, điều này làm tăng nhu cầu vốn của nhân dân, dẫn đến doanh số cho vay của Ngân hàng tăng mạnh vào năm 2007. Tuy nhiên trong đó thì doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng qua các năm, trung và dài hạn thì ngược lại. Đây là điều cũng dễ hiểu bởi hoạt động tín dụng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn.
-Doanh số thu nợ: Mặc dù tình hình kinh tế- xã hội có nhiều biến động nhưng việc thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, doanh số thu nợ của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005 là 263.117 triệu thì năm 2006 là 287.215 triệu tăng 24.098 triệu (9,16%) so với năm 2005; năm 2007 doanh số là 294.212 triệu tăng 6.997 triệu (2,44%) so với năm 2006. Trong đó doanh số thu nợ của các món nợ ngắn hạn có số tiền lớn, tuy có sự giảm nhẹ vào năm 2007; trung và dài hạn đều
tăng qua các năm nhưng với số tiền không lớn nên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng. Đây là dấu hiệu tốt của Ngân hàng trong việc xử lý và thu hồi nợ, đạt được kết quả đó là do Ngân hàng đã có những chính sách hợp lý trong lĩnh vực tín dụng như: Phân công cán bộ tín dụng đảm nhiệm từng khu vực cụ thể (từng xã), điều này tạo điều kiện cho họ nắm rõ tình hình kinh tế- xã hội của khu vực mà mình phụ trách cũng như có mối quan hệ gần gũi với nhân dân trên địa bàn từ đó họ có thể tìm hiểu được nhu cầu, mong muốn cũng như uy tín của từng khách hàng; cán bộ tín dụng luôn làm tốt khâu thẩm định và cho vay; tạo điều kiện cho khách hàng vay lại ngay sau khi họ trả nợ các món vay trước đó để họ có thể có vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh vụ sau (tuyệt đối cấm những hình thức đảo nợ); các cán bộ tín dụng kiểm tra chéo lẫn nhau; đặc biệt là Ngân hàng luôn sáng suốt trong việc xử lý thu hồi nợ quá hạn.
-Dư nợ: Có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005 dư nợ là 287.325 triệu thì năm 2006 là 264.977 triệu giảm 22.348 triệu (7,78%) so với năm 2005, sang năm 2007 thì nó vẫn giảm 3.891 triệu (1,47%) so với năm 2006. Điều này là tất yếu bởi lẽ doanh số cho vay giảm hoặc tăng không nhiều trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng. Tuy nhiên, điều này chưa chứng minh được gì về hoạt động tín dụng của Ngân hàng bởi dư nợ của Ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nó có ảnh hưởng có thể có ảnh hưởng 2 mặt đối với Ngân hàng, mà điều quan trọng ở đây là trong dư nợ đó có bao nhiêu là dư nợ xấu.
-Nợ xấu: Nhìn chung tình hình nợ xấu diễn biến không tốt, có chiều hướng gia tăng qua các năm. Nếu như năm 2005 nợ xấu chỉ có 4.840 triệu thì năm 2006 là 4.999 triệu tăng 159 triệu (3,29%) so với năm 2005, năm 2007 là 12.846 triệu tăng 7.847 triệu (156,97%)so với năm 2006. Như vậy, nợ xấu tăng mạnh vào năm 2007, mà chủ yếu là nợ xấu ngắn hạn. Điều này không phải là do năm 2007 tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng không tốt mà chúng là do hậu quả của các món vay vào những năm trước đó (đặc biệt là năm 2005-2006) không trả được khi đến hạn, trong những năm này việc sản xuất nông nghiệp bên cạnh những thuận lợi vốn có của nó thì cũng gặp nhiều khó khăn nên nông dân không có nguồn thu để trả nợ, mà chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nợ xấu là nợ xấu trong
cho vay nuôi trồng thuỷ hải sản, cụ thể, năm 2006 chiếm 75,5%, năm 2007 chiếm 38%.
4.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.
Như đã phân tích ở phần trên ta nhận thấy rằng, mặc dù kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng là tốt, tuy nhiên dư nợ lại giảm trong khi nợ xấu tăng nhanh, điều này cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng không tốt ở những năm sau và để làm rõ điều này ta đi vào phân tích các chỉ số đánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Bảng 4.7: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
-Doanh số cho vay Triệu đồng 295.250 264.927 290.323 -Doanh số thu nợ Triệu đồng 263.117 287.215 294.212 -Dư nợ đầu kỳ Triệu đồng 262.873 287.325 264.977 -Dư nợ Triệu đồng 287.325 264.977 261.086 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 187.621 191.026 196.084 Dư nợ trungvà dài hạn Triệu đồng 99.704 73.951 65.002 -Dư nợ bình quân Triệu đồng 275.099 27.6151 263.031.5 -Vốn huy động Triệu đồng 90.976 69.747 92.728 Nợ xấu Triệu đồng 4.840 4.999 12.846 -Tổng nguồn vốn Triệu đồng 298.577 275.752 277.830
-Hệ số thu nợ % 89,12 108,41 101,34 -Vòng quay tín dụng Vòng 0,96 1,04 1,12 -Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 96,23 96,09 93,97 -Dư nợ /Vốn huy động % 315,83 379.91 281,56 Nợ xấu/dư nợ % 1,68 1,89 4,92 -Thời gian thu nợ bình quân Triệu đồng 376 346 322 Dư nợ ngắn hạn/Dư nợ % 65,30 72,09 75,10 Dư nợ trungvà dài hạn/Dư nợ % 34.70 27.91 24.90
Nguồn: Bảng tổng kết tài sản và thống kê cho vay theo thời gian
Nhận xét:
-Hệ số thu nợ: Có tỷ lệ cao ở 3 năm, năm 2005 là 89,12%, 2006 là 108,41%, năm 2007 là 101,24%, với tỷ lệ này thì cho thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng rất tốt.
-Vòng quay tín dụng: Chỉ tiêu trên có ý nghĩa đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hoặc chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, đạt hiệu quả cao, còn đối với Ngân hàng thì năm 2005 chỉ số này là 0,96, năm 2006 là 1,04, năm 2007 là 1,12. Mặc dù chỉ số này có tăng nhưng với số vòng còn thấp, cho thấy vòng quay vốn Ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. -Dư nợ/Tổng nguồn vốn: Trung bình khoản trên 90% ở các năm, như thế Ngân hàng chủ yếu sử dụng vốn vào mục đích cho vay, chỉ số này cao như thế thật không tốt vì Ngân hàng tập trung vốn quá nhiều vào hoạt động tín dụng.
-Dư nợ/Vốn huy động: Có tỷ lệ cao ở 3 năm, trung bình khoản 300%. Qua đây cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn huy động có hiệu quả, mặt khác vốn huy động của Ngân hàng rất ít trong khi nhu cầu về vốn càng tăng, chính vì thế Ngân hàng nên có chính sách để tăng nguồn vốn này để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế.
-Nợ xấu/Tổng dư nợ: Mặc dù còn thấp so với quy định nhưng chỉ số này có tỷ lệ tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 1,68%, năm 2006 là 1,89%, năm 2007 lại tăng lên tới 4,92%. Thông qua chỉ số này ta thấy tình hình cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng không được tốt, do đó Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
4.4. PHÂN TÍCH THU NHẬP, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN4.4.1. Phân tích thu nhập 4.4.1. Phân tích thu nhập
4.4.1.2. Khái quát tình hình thu nhập
Ngày nay, một ngân hàng không thể tồn tại và phát triển nếu không có hoạt động kinh doanh và tạo ra thu nhập cho mình. Do đó, để việc phân tích hoạt động kinh doanh có giá trị cao thì nhà quản trị không thể bỏ qua việc phân tích các khoản thu nhập của ngân hàng thông qua việc xác định cơ cấu của từng khoản thu nhập của Ngân hàng nhằm đánh giá thu nhập của ngân hàng qua các năm.
Bảng 4.8: TÌNH HÌNH THU NHẬP QUA CÁC NĂM.
Đvt: Triệu đồng Khoản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Thu từ HĐTD 42.747,42 41.215,95 38.550,0 8 -1.531,47 -3,58 -2.665,87 -6,47 Thu ngoài HĐTD 184,18 892,31 7,233,42 708,13 384,48 6.341,11 710,64 Tổng thu nhập 42.931,6 42.108,26 45.783,5 -823,34 -1,92 3,675,24 8,73
Qua bảng trên ta nhận thấy rằng
Tổng thu nhập năm 2005 là 42.931,6 triệu đồng, năm 2006 thì tổng thu là 42.108,26 triệu đồng giảm 823,34 triệu đồng (tương đương 1,92%) so với năm 2005; năm 2007 thì tổng thu nhập tăng đáng kể với số tiền 3.675,24 triệu (8,73%) so với năm 2006. Tổng thu năm 2007 tăng như thế chủ yếu là hoạt động tín dụng tăng. Cụ thể:
-Thu từ hoạt động tín dụng: Đây là khoản thu chủ yếu của Ngân hàng. Năm 2005 thu được 42.747,42 triệu đồng, năm 2006 khoản thu này giảm 1.531,47 triệu (3,58%) so với năm 2005; năm 2007 thì nó lại tiếp tục giảm 2.665,87 triệu (6,47%) so với năm 2006. Đây là dấu hiệu không tốt của Ngân hàng, tuy nhiên điều này là không tránh khỏi vì năm 2007 tình hình kinh tế xã hội trong huyện không ổn định ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng vốn của người dân.
-Thu ngoài hoạt động tín dụng: Đây là khoản thu từ các hoạt động như: Hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh khác và thu khác của Ngân hàng. Khoản mục này đều tăng qua 3 năm. Nếu như năm 2005 thu được 184,18 triệu đồng thì sang năm 2006 thu được 892,31 triệu tăng 708,13 triệu (384,48%) so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục tăng 6.341,11 triệu (710,64%) so với năm 2006; với tốc độ tăn như thế là quá lớn, điều này do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân mà ta sẽ phân tích ở phần sau. Ngân hàng có nhiều hoạt động nhưng bao giờ cũng có những hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng mà ta cần phải chú ý phát huy hơn nữa, tuy nhiên, có những hoạt động kinh doanh tuy không đem lại lợi nhuận nhiều nhưng trong tương lai nó có thể phát triển để phù hợp với tình hình hiện nay, khi mà các Ngân hàng bước vào chặn đường cạnh tranh gay gắt. Để hiểu được điều này ta đi vào phân tích tỷ trọng các khoản mục trong tổng thu của Ngân hàng:
Bảng 4.9: TỶ TRỌNG THU TỪ TÍN DỤNG VÀ NGOÀI TÍN DỤNG
Đvt: Triệu đồng
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu từ HĐTD 42747.42 99.57 41215.95 97.88 38550.08 84.20 Thu ngoài HĐTD 184.18 0.43 892.31 2.12 7233.42 15.80 Tổng thu nhập 42931.6 100.00 42108.2 6 100.00 45783.50 100.00
Nguồn: Báo cáo thu nhập, chi phí, lợi nhuận năm 2005-2007
Qua bảng số liệu trên ta có thể vẽ được hình sau:
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ trọng các khoản thu qua các năm 2005-2007
-Thu từ hoạt động tín dụng: Chiếm tỷ trọng rất lớn qua 3 năm, tuy vậy vào năm 2007 có sự sụt giảm lớn. Năm 2005 chiếm 99,57%, năm 2006 chiếm 97,88%, năm 2007 chiếm 84,2% trong tổng thu nhập. Đây là khoản thu lớn nhưng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nó phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cho nên Ngân hàng phải có những chính sách đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác đặc biệt là hoạt động dịch vụ- hoạt động đem lại doanh thu thấp nhưng rủi ro cũng thấp.
-Thu ngoài hoạt động tín dụng: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập. Năm 2005 chỉ chiếm 0,43% thì năm 2006 chiếm 2,12%, năm 2007 tỷ trọng này tăng lên đáng kể chiếm tới 15,8% trong tổng thu nhập. Mặc dù với tỷ trọng nhỏ nhưng
đây là dấu hiệu tốt bởi Ngân hàng đã mở rộng hoạt động của mình vào một số lĩnh vực kinh doanh mới
4.4.1.2. Phân tích chi tiết tình hình thu nhập.
a) Thu từ hoạt động tín dụng
Như đã nói ở phần trên khoản mục này đều giảm qua 3 năm, thu chủ yếu trong mục này là thu từ lãi. Do đó ta đi vào phân tích các khoản mục lãi này:
Bảng 4.10: THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Thu từ HĐTD 42.747.42 41.215,95 38.550.08 -1.531.47 -3,58 -2.665,87 -6,47
Thu lãi tiền gửi 87,6 86,59 87,6 -1,01 -1,15
Thu lãi cho vay
42.704.5 5
41.045,7
6 38.256,87 -1.658,79 -3,88 -2.788,89 -6,79 Thu từ ĐTCK 42,87 82,59 206,62 39,72 92,65 124,03 150,18
Nguồn: Báo cáo thu nhập, chi phí, lợi nhuận năm 2005-2007
-Thu lãi tiền gửi: Khoản này không có thu vào năm 2005, năm 2006 thu được 87,6 triệu đồng , năm 2007 thu được 86,59 triệu (giảm 1,01 triệu tương đương 1,15%) so với năm 2006. Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào việc cho vay không còn thừa để gửi vào các tổ chức tín dụng để thu lãi.
-Thu lãi cho vay: Gồm các khoản thu như: Thu lãi vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, thu lãi điều vốn chi nhánh cấp 1 và dịch vụ thanh toán, thu lãi cho vay vốn nhận của Chính phủ, thu lãi cho vay khác, nhưng chủ yếu là thu lãi ngắn hạn và trung hạn, điều này cũng dễ hiểu- Ngân hàng hoạt động ở địa bàn huyện vùng sâu và chủ yếu cho vay phục vụ nông nghiệp nên các khoản cho vay thường là ngắn hạn và trung hạn.. Năm 2005 thu được 42.704,55 triệu đồng , năm 2006 thu được 41.045,76 triệu giảm 1.658,79 triệu (3,88%) so với năm 2005, năm 2007
thu được 38.256,87 triệu (trong đó thu lãi ngắn hạn là 27.889,76 triệu, trung hạn là 7.780,53 triệu, dài hạn 461,2 triệu, vốn nhận của Chính phủ 1.590,19 triệu, thu lãi điều vốn chi nhánh cấp 1 và DVTT 360,84 triệu và thu lãi cho vay khác 174,35 triệu) lại giảm 2.788,89 triệu (6,79%) so với năm 2006.
-Thu lãi từ đầu tư chứng khoán: Ngân hàng chỉ có đầu tư chứng khoán của các TCTD không đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp cổ phần, những chứng khoán này là Ngân hàng bắt buộc phải mua. Chính vì thế nguồn thu của khoản này với số tiền không lớn, năm 2005 chỉ thu được 42,87 triệu , năm 2006 nguồn thu này tăng 39,72 triệu (92,65%) so với năm 2005, năm 2007 tăng 124,03 triệu (150,18%) so với năm 2006.
Bảng 4.11: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Đvt: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thu từ HĐTD 42747.42 100.00 41215.95 100.00 38550.08 100.00
Thu lãi tiền gửi 0.00 87.6 0.21 86.59 0.22
Thu lãi cho vay 42704.55 99.90 41045.76 99.59 38256.87 99.24
Thu từ ĐTCK 42.87 0.10 82.59 0.20 206.62 0.54
Nguồn: Báo cáo thu nhập, chi phí, lợi nhuận năm 2005-2007.
Qua bảng ta nhận thấy chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ hoạt động tín dụng