TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 28)

4.1.1. Tình hình tài sản

Tình hình tài sản của Ngân hàng qua 3 năm dường như không thay đổi nhiều, được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2005-2007.

Khoản mục Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % -Tiền mặt và TGNHNN 3.351 1.377 5.331 -1.974 -58,91 3.954 287,15 -Tín dụng đối với TCKT,CN 285.276 264.977 261.086 -20.299 -7,12 -3.891 -1,47 -Tiền lãi cộng dồn dự thu 6.265 6.008 5.968 -257 -4,10 -40 -0,67 TSCĐ 412 2376 2111 1964 476,70 -265 -11,15 -Các khoản đầu tư 891 0 0 -891 -100,00 0 - -Tài sản khác 381 73 2.342 -308 -80,84 2.269 3.108,22

Tổng tài sản 296.576 274.811 276.838 -21.765 -7,34 2.027 0,74

Nguồn: Bảng tổng kết tài sản năm 2005-2007.

Năm 2006 tổng tài sản giảm so với năm 2005 số tiền là 21.765 triệu đồng (tương đương 7,34%). Năm 2007 thì lại tăng so với năm 2006 là 2027 triệu đồng (0,74%). Như thế tình hình tài sản của Ngân hàng không có biến động gì lớn khiến Ngân hàng phải điều chỉnh nhiều và điều này ít nhiều cho thấy Ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định. Để hiểu kỹ hơn về tình hình tài sản của Ngân hàng như thế nào ta đi vào phân tích thông qua bảng trên:

-Tiền mặt và TGNHNN: Năm 2006 giảm 1.974 triệu đồng (58,91%) so với năm 2005, nhưng sang năm 2007 thì khoản mục này lại tăng khá đột biến, cụ thể tăng 3.954 triệu đồng (287,15%) so với năm 2006, lý do chủ yếu là do Ngân hàng dự trữ tiền mặt tại quỹ và dự trữ bắt buộc tại NHNN theo quy định của NHNN vào năm 2007.

-Tín dụng đối với TCKT, CN: Khoản mục này giảm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 giảm 20.229 triệu đồng (tương đương 712%) so với năm 2005, năm 2007 giảm 3.891 triệu đồng (1,47%) so với năm 2006.

-Tiền lãi cộng dồn dự thu: Đây là khoản mục về lãi nên nó có mối quan hệ với các khoản mục tín dụng cho nên nó cũng giảm; năm 2006 giảm 257 triệu đồng (4,1%) so với năm 2005; năm 2007 giảm 40 triệu (0,67%) so với năm 2006.

-Tài sản cố định: Năm 2006 tăng đáng kể với số tiền là 1.964 triệu (476,7%) so với năm 2005; nguyên nhân chính là do Ngân hàng đầu tư vào tài sản cố định nhiều vào năm 2006 chủ yếu là máy móc, thiết bị dùng cho văn phòng, sang năm 2007 thì khoản mục này giảm 265 triệu (11,15%) so với năm 2006. Mặt dù đây là khoản mục tài sản không sinh lời nhưng nó khá quan trọng bởi nó thể hiện bộ mặt của Ngân hàng, đồng thời cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

-Các khoản đầu tư: Chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán các TCTD khác, năm 2005 đầu tư với số tiền là 891 triệu. Năm 2006, 2007 thì Ngân hàng không đầu tư vào khoản mục này. Đây là khoản mục mà Ngân hàng cần phát huy nhiều hơn để đa dạng hoá các hình thức kinh doanh của Ngân hàng đồng thời hạn chế rủi ro kinh doanh, hay khi bị rút vốn bất ngờ thì những tài sản này có khả năng thanh khoản khá cao thay vì phải dự trữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ.

-Tài sản khác: Chủ yếu là các khoản phải thu, năm 2006 giảm 308 triệu (80,84%) so với năm 2005. Tuy nhiên sang năm 2007, thì lại tăng nhanh với số tiền là 2.269 triệu (3.108,22%) so với năm 2006, do Ngân hàng phát sinh nhiều các khoản phải thu vào năm 2007.

Nhìn chung, qua phân tích tình hình tài sản của Ngân hàng cho ta thấy: Mặt dù tổng tài sản của Ngân hàng không có thay đổi lớn trong 3 năm nhưng các khoản mục tài sản lại biến động bất thường không ổn định. Điều này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động, và để biết việc tác động của việc thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài sản của Ngân hàng thì ta tiến hành phân tích xem tỷ trọng từng khoản mục tài sản qua 3 năm như thế nào và nó có biến động gì, để từ đó có biện pháp thích hợp tác động làm cho cơ cấu tài sản của Ngân hàng tốt hơn .

Bảng 4.2: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC TÀI SẢN NĂM 2005-2007.

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền mặt và TGNHNN 3.351 1,13 1.377 0,50 5.331 1,93 Tín dụng đối với TCKT,CN 285.276 96,19 264.977 96,42 261.086 94,31 Tiền lãi cộng dồn dự thu 6.265 2,11 6.008 2,19 5.968 2,16 TSCĐ 412 0,14 2.376 0,86 2.111 0,76 Các khoản đầu tư 891 0,30 0 0,00 0 0,00 Tài sản khác 381 0,13 73 0,03 2.342 0,85

Tổng tài sản 296.576 100,00 274.811 100,00 276.838 100,00

Nguồn: Bảng tổng kết tài sản năm 2005-2007

Qua bảng trên ta thấy:

-Tín dụng đối với TCKT, CN: Chiếm tỷ trọng rất lớn trong 3 năm, trung bình khoảng 95% trong tổng tài sản. Cụ thể, năm 2005 chiếm 96,19%, năm 2006 chiếm 96,42%, năm 2007 chiếm 94,31%. Tuy nhiên, khoản mục này biến động không nhiều qua 3 năm, nhưng đây là tài sản sịnh lời với tỷ trọng như thế cho ta thấy Ngân hàng chủ yếu kinh doanh dựa vào hoạt động tín dụng.

-Các khoản mục trong phần tài sản như: Tiền mặt và TGNHNN, tiền lãi cộng dồn dự thu, tài sản cố định, các khoản đầu tư và tài sản khác chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 5% trong 3 năm so với tổng tài sản.

4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Bảng 4.3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2005- 2007 Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Tổng VHĐ 90.976 69.747 92.728 -21.229 -23,33 22.981 32,95

Tiền gửi của TCTD 31 127 44 96 309,68 -83 -65,35 Tiền gửi của KH 34.338 49.104 74.919 14.766 43,00 25.815 52,57 Phát hành GTCG 903 1.895 190 992 109,86 -1.705 -89,97 Tiền lãi cộng dồn dự trả 426 1052 1.919 626 146,95 867 82,41 Vốn tự có 14.053 2.027 25 -12.026 -85,58 -2002 -98,77 Quỹ dự phòng 39 10 25 -29 -74,36 15 150,00 Thu nhập>chi phí 14.014 2.017 0 -11.997 -85,61 -2.017 -100,00 Vốn khác 193.122 202.926 183.158 9.804 5,08 -19.768 -9,74 Tổng nguồn vốn 298.577 275.752 277.830 -22.825 -7,64 2.078 0,75

Nguồn: Bảng tổng kết tài sản năm 2005-2007

Qua bảng trên ta thấy rõ tình hình tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm, năm 2006 tổng nguồn vốn của Ngân hàng giảm 22.825 triệu đồng (tương đương 7,64%) so với năm 2005, năm 2007 lại tăng 2.078 triệu đồng (0,75%) so với năm 2006.

Mặt dù vậy, nhưng các khoản mục trong nguồn vốn của Ngân hàng lại tăng giảm bất thường qua 3 năm cụ thể như sau:

- Vốn huy động: Có sự biến động bất thường, năm 2006 giảm 21.229 triệu đồng tương đương 23,33% so với năm 2005; tuy nhiên sang năm 2007 thì tổng nguồn vốn huy động lại tăng 22.981 triệu đồng (32,95%) so với năm 2006, điều này cũng cho thấy rõ Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực và hiệu quả trong việc huy động vốn trong năm 2007. Tuy nhiên, nguồn vốn này biến đổi tăng giảm như thế là do từng khoản mục trong phần nguồn vốn huy động thay đổi. Chẳng hạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước: Đây là khoản tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước đem gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi suất không kỳ hạn, khoản mục huy động này không phụ thuộc nhiều vào khả năng huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả hay không mà nó chủ yếu phụ thuộc vào lượng tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước. Do đó, Ngân hàng không chủ động được trong việc huy động nguồn này. Năm 2006 tiền gửi của KBNN giảm 37.083 triệu đồng (66,57%)

trong tổng nguồn vốn so với năm 2005; năm 2007 tiếp tục giảm 1.046 triệu đồng (5,62%) so với năm 2006.

+Tiền gửi của khách hàng: Chủ yếu là nhận tiền gửi từ khách hàng là cá nhân, khoản mục này lại có chiều hướng gia tăng trong 3 năm. Cụ thể năm 2006 tăng 14.766 ( tương đương 43%) trong tổng nguồn vốn so với năm 2005; năm 2007 khoản mục này tiếp tục tăng 25.815triệu đồng (52,57%) so với năm 2006, đây là dấu hiệu tốt trong việc huy động vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, các khoản mục như tiền gửi của TCTD và phát hành giấy tờ có giá có chiều hướng tăng- giảm qua 3 năm với tỷ lệ lớn nhưng tương ứng với số tiền không nhiều nên sự ảnh hưởng của nó đến nguồn vốn huy động không đáng kể.

-Tiền lãi cộng dồn dự trả: Đây là phần mà Ngân hàng còn nợ lãi khách hàng cộng dồn đến cuối năm. Qua 3 năm khoản mục này đều tăng, năm 2006 tăng 626 triệu đổng (146%) so với năm 2005; năm 2007 tăng 867 triệu đồng (82,41%) so với năm 2006.

-Vốn tự có: Đây là nguồn vốn Ngân hàng tự có bao gồm: Vốn, quỹ và dự phòng và thu nhập> chi phí, thế nhưng Ngân hàng là Ngân hàng chi nhánh nên không có phần vốn. Năm 2006 vốn tự có của Ngân hàng giảm 12.026 triệu đồng (85,58%) so với năm 2005; năm 2007 lại giảm 2002 triệu đồng (98.77%) so với năm 2006. Chính sự sụt giảm của vốn tự có đã kéo theo quỹ và dự phòng và thu nhập>chi phí có chiều hướng giảm qua các năm.

-Vốn khác: Bao gồm các mục nguồn vốn tài trợ UTĐT, các khoản phải trả và tài sản nợ khác, nhưng chiếm tỷ trọng lớn là tài sản nợ khác. Năm 2006 nguồn vốn khác của Ngân hàng tăng 9.804 triệu đồng (5,08%) so với năm 2005; năm 2007 lại giảm 19.768 triệu đồng (9,74%) so với năm 2006.

Nhìn chung, qua việc đánh giá tình hình nguồn vốn của Ngân hàng thì ta thấy các khoản mục trong phần này đều có thay đổi qua 3 năm, mặc dù vậy tùy vào tính chất và tầm quan trọng của từng khoản mục mà nó có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình nguồn vốn. Do đó, muốn đánh giá được bản chất của sự tăng

giảm này cũng như tầm quan trọng của từng khoản mục, ta đi vào phân tích chi tiết qua bảng tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn.

Bảng 4.4: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC NGUỒN VỐN NĂM 2005-2007.

Đvt: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng VHĐ 90.976 30,47 69.747 25,29 92.728 33,38

Tiền gửi của KBNN 55.704 18,66 18.621 6,75 17.575 6,33

Tiền gửi của TCTD 31 0,01 127 0,05 44 0,02

Tiền gửi của KH 34.338 11,50 49.104 17,81 74.919 26,97

Phát hành GTCG 903 0,30 1.895 0,69 190 0,07

trả Vốn tự có 14.053 4,71 2.027 0,74 25 0,01 Quỹ dự phòng 39 0,01 10 0,00 25 0,01 Thu nhập>chi phí 14.014 4,69 2.017 0,73 0 - Vốn khác 193.122 64,68 202.926 73,59 183.15 8 65,92 Tổng 298.577 100,00 275.752 100,00 277.83 0 100,00

Nguồn: Bảng tổng kết tài sản năm 2005-2007

Qua bảng trên ta nhận thấy: Tổng vốn huy động và vốn khác chiếm tỷ trọng rất lớn trung bình khoảng 95%-99% trong 3 năm, trong đó vốn khác chiếm tỷ trọng khoảng từ 64%-73% qua 3 năm. Điều này chứng tỏ rằng đây là 2 khoản mục rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng phải thực sự quan tâm và có những chính sách điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình của Ngân hàng cũng như tình hình kinh tế- xã hội ở từng thời điểm. Bên cạnh đó, tiền lãi cộng dồn dự trả và vốn tự có chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1%-5% trong 3 năm. Với tỷ trọng này thì các khoản mục không có ảnh hưởng lớn đến tình hình nguồn vốn của Ngân hàng cho nên ta không tiến hành phân tích cụ thể, tuy nhiên, quỹ và dự phòng không thể thiếu trong phần nguồn vốn bởi lẽ nó có vai trò quan trọng trong việc hạn chế một số rủi ro của Ngân hàng.

-Về vốn huy động: Chiếm tỷ trọng 30,47% năm 2005; 25,29% năm 2006 và 33,38% năm 2007. Trong nguồn vốn huy động có nhiều khoản mục huy động khác nhau, do đó ta tiến hành phân tích tỷ trọng từng khoản mục này thông qua bảng sau:

Bảng 4.5: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC TRONG VỐN HUY ĐỘNG.

Đvt: Triệu đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của KBNN 55.704 61,23 18.621 26,70 17.575 18,95

Tiền gửi của TCTD 31 0,03 127 0,18 44 0,05

Tiền gửi của KH 34.338 37,74 49.104 70,40 74.919 80,79

Phát hành GTCG 903 0,99 1.895 2,72 190 0,20

Tổng VHĐ 90.976 100,00 69.747 100,00 92.728 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Bảng tổng kết tài sản năm 2005-2007

Qua bảng ta có thể vẽ được hình sau:

Hình 4.1: Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục trong vốn huy động

Qua hình ta có thể thấy rằng, nguồn cốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi của KBNN và tiền gửi của khách hàng, tuy nhiên hai khoản mục này lại có chiều hướng tăng giảm trái ngược nhau qua 3 năm

+Tiền gửi của KBNN: Năm 2005 chiếm tỷ trọng là 61,23%; năm 2006 là 26,7%; năm 2007 là 18,95% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là tiền gửi không kày hạn với lãi suất thấp do đó nó có lợi cho Ngân về lãi suất huy động. Tuy nhiên nó tiềm ẩn rủi ro là khi bị rút vốn bất ngờ thì Ngân hàng có khả năng thiếu tiền để chi trả, nếu huy động nguồn này lớn thì Ngân hàng phải dự trự tài

sản có khả năng thanh khoản nhanh, Ngân hàng phải thận trọng trong khi huy động nguồn vốn này.

+Tiền gửi của khách hàng: Năm 2005 chiếm tỷ lệ 37,74%, năm 2006 là 70,4%, năm 2007 là 80,79% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của khách hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn cho nên huy động nguồn này mặc dù lãi suất cao hơn huy động tiền gửi không kỳ hạn nhưng Ngân hàng kiểm soát được thời kỳ bị rút vốn, chính vì thế có thể Ngân hàng kiểm soát được việc sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý tránh được rủi ro thiếu tiền thanh toán. Ta thấy tiền gửi của khách hàng tăng ở năm 2006 và năm 2007, điều này là do Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn việc huy động từ khách hàng, đồng thời đã áp dụng một số chính sách ưu đãi khi khách hàng gửi tiền như: khuyến mãi, dự thưởng,...

+Tiền gửi của TCTD và phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn vốn huy động qua 3 năm. Bên cạnh đó, các khoản huy động bằng hình thức vay NHNN, TCTD, nước ngoài và dân cư Ngân hàng không áp dụng, bởi lẽ huy động bằng hình thức này làm cho lãi suất đầu vào cao ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nói cho cùng đây chỉ là biện pháp cuối cùng để huy động vốn khi Ngân hàng thiếu tiền chi trả hay nguồn vốn cho vay. Mặt khác, điều này cho ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng không thiếu trong 3 năm, đây là hiện tượng tốt

-Vốn khác: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Cụ thể, năm 2005 với tỷ lệ 64,68%; năm 2006 là 73,59%; năm 2007 là 65,92%. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là tài sản nợ khác.

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN4.3.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian. 4.3.1. Phân tích tình hình cho vay theo thời gian.

Bảng 4.6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM

Đvt: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % DSCV 295.25 0 264.92 7 290.32 3 -30.323 -10.27 25.396 9,59 Ngắn hạn 171.245 172.202 241.67 7 957 0,56 69.475 40,35 Trung và dài hạn 124.005 92.725 48.646 -31.280 -25,22 -44.079 -47,54 DSTN 263.11 7 287.21 5 294.21 2 24.098 9,16 6.997 2,44 Ngắn hạn 226.280 244.13 236.61 17.853 7,89 -7.514 -3,08

3 9 Trung và dài hạn 36.837 43.082 57.593 6.245 16,95 14.511 33,68 Dư nợ 287.32 5 264.977 261.08 6 -22.348 -7,78 -3.891 -1,47 Ngắn hạn 187.62 1 191.02 6 196.08 4 3.405 1,81 5.058 2,65 Trung và dài hạn 99.704 73.951 65.002 -25.753 -25,83 -8.949 -12,10 Nợ xấu 4.840 4.999 12.846 159 3,29 7.847 156,97

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 28)