Đối với bản thân Ngân hàng

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 72 - 76)

-Ngân hàng cần đẩy mạnh chiến lược Marketing để lôi kéo khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng nguồn vốn để có thể ổn định và mở rộng thêm khách hàng kinh doanh có hiệu quả, tạo thêm nhiều mối quan hệ hợp tác kinh doanh.

-Ngân hàng cần xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Song song với việc chú trọng lực lượng nhân viên sẵn có phù hợp với khả năng và yêu cầu công tác, Ngân hàng nên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên cả về phẩm chất lẫn trình độ chuyên môn: khuyến khích các sáng kiến cải tiến công tác,...

-Khách hàng là một trong những mối quan tâm lớn của Ngân hàng, họ là nơi tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là chọn khách hàng nào và dịch vụ gì? Muốn xác định được chiến lược như vậy thì Ngân hàng nên phối hợp với các phòng ban đề ra một phương pháp hợp lý mà thực hiện.

-Tách bạch việc nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và thu nợ để tạo ra sự kiểm soát chéo, tránh tình trạng một người làm mọi việc dễ dẫn đến sự lạm quyền. Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc

- Đổi mới tư duy trong cho vay, không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, nên xem trọng vai trò của lưu chuyển tiền tệ trong thẩm định để có thể thực hiện cho vay tín chấp.

- Không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản trị, điều hành của khách hàng mà nên căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách hàng hay người điều hành dự án.

-Ngân hàng nên có chế độ kỷ luật và khen thưởng cho nhân viên rõ ràng có như thế họ mới có thể làm việc hết mình vì Ngân hàng cũng như vì bản thân họ.

-Hàng năm cần có tổ chức thi đua xét công nhận nhân viên giỏi, thông qua đó họ có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

- Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ quy tụ những khách hàng lớn và quan trọng, những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Qua hội nghị có thể tập hợp được ý kiến của khách hàng để đưa các sản phẩm của Ngân hàng đến gần khách hàng hơn.

- Tăng kinh phí đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản…

- Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa cán bộ công nhân viên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện kinh doanh trong thời đại mới, góp phần nâng số lượng cán bộ có trình độ cao trên địa bàn.

- Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM.

Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho Ngân hàng, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.

Nhanh chóng liên kết với các ngân hàng khác hệ thống (xây dựng hệ thống liên ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ATM) nhằm tránh tình trạng thẻ của ngân hàng nào phát hành thì chỉ rút tiền tại máy rút tiền tự động của ngân hàng đó.

Về việc áp dụng công nghệ hiện đại, do mỗi nhân viên Ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới nên lãnh đạo Ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi.

Ngân hàng thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thao để mọi người ngoài rèn luyện sức khoẻ còn tăng thêm tính năng động của bản thân, hàng năm ngân hàng phải tổ chức đi du lịch để mọi người được thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. ThS. Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2007). Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại, tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.

3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị Ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. PGS.TS Lê Văn Tề, ThS Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003). Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Tp. HCM.

5. TS Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp. HCM.

6. GS.TS Lê Văn Tư (2005). Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7. Bảng tổng kết tài sản Ngân hàng NN&PTNT huyện Thạnh Phú năm 2005- 2007

8. Báo cáo thu nhập- chi phí- lợi nhuận của Ngân hàng năm 2005-2007 9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (Trang 72 - 76)