Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa ra những chính sách nhằm tăng doanh thu của Ngân hàng ta cần phải có những biện pháp hợp lý trong việc giảm chi phí của Ngân hàng, có như thế Ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả, bởi lợi nhuận Ngân hàng phụ thuộc hai yếu tố chính là doanh thu và chi phí. Do đó, Ngân hàng cần phải có những giải pháp nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Qua quá trình phân tích ta thấy chi phí chủ yếu của Ngân hàng là chi hoạt động tín dụng và ngoài tín dụng. Trong khi đó, khoản chi ngoài tín dụng gia tăng rất nhanh, vì thế ta cần có những giải pháp để nhằm giảm khoản chi này bên cạnh giữ vững các khoản chi đã hợp lý như sau:
-Chi hoạt động tín dụng:
+Cần hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên mà Ngân hàng nên chủ động tự huy động nguồn vốn của mình để cho vay.
+Thực hiện giảm chi phí huy động, huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức như: Huy động qua thẻ ATM, huy động qua tiền gửi thanh toán,…đây là những khoản vốn huy động với lãi suất khá thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng cần thận trọng trong việc huy động nguồn này và phải có dự trữ những khoản tiền để thanh toán hoặc tài sản thanh khoản cao vì đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn nên khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào.
-Chi ngoài hoạt động tín dụng:
+Chiếm tỷ trọng lớn là chi dự phòng nợ phải thu khó đòi và bảo hiểm TGKH. Vì các khoản dự trữ này có thể thu hồi ở những năm sau, do đó ta phải hạn chế khoản chi này bằng cách không nên dự phòng quá nhiều tiền mặt tại quỹ, vì đây không những là chi phí mà còn là tài sản không sinh lời, Ngân hàng cần dự phòng một khoản tiền phù hợp với nguồn vốn mà Ngân hàng đã huy động và các khoản nợ phải thu, bên cạnh Ngân hàng nên dự trữ bằng những tài sản khác mà bản thân chúng có độ thanh khoản cao như: Nắm giữ các giấy tờ có giá của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và TCTD khác; tiền gửi tại các TCTD, các khoản đầu tư,…
+ Về khoản vật chất như nhà cửa, trang thiết bị máy móc cần phải được bảo quản, chăm sóc cẩn thận tránh những hư hỏng đáng tiếc làm tăng chi phí sửa chữa, khấu hao tài sản cố định. Dù là một phần không lớn nhưng cũng góp phần làm giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng.
+ Về khoản tiền lương công nhân viên ở đây không có nghĩa là giảm lương mà cần bố trí nhân sự hợp lý phù hợp với năng lực của từng người. Như vậy về khoản chi phí này, nếu muốn giảm được một phần thì trách nhiệm thuộc về các nhà lãnh đạo, họ phải hết sức khéo léo và nhạy bén trong việc bố trí đúng người, đúng việc và cả trong việc tiếp cận khoa học công nghệ.
+Thực hiện các chính sách tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của cơ quan như: Giấy, mực in, điện, điện thoại, văn phòng phẩm,…. Bên cạnh, cần phải chi tiêu hợp lý cho các khoản hội nghị, hội thảo cũng như các buổi liên hoan của Ngân hàng. Từ đó góp phần giảm chi phí quản lý của Ngân hàng. Muốn làm được điều này đòi hỏi bản thân mỗi thành viên của Ngân hàng phải có ý thức tự giác tiết kiệm trong khi sử dụng tài sản công.
+Tăng cường các dịch vụ để tăng thu nhập cũng góp phần giảm chi phí của Ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
-Về tài sản: Nhìn chung thì tổng tài sản của Ngân hàng không thay đổi lớn trong 3 năm, năm 2007 tổng tài sản của Ngân hàng là 276838 triệu đồng nhưng các khoản mục tài sản có thay đổi lớn qua các năm. Chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng tài sản là tín dụng đối với TCKT, CN trung bình khoản trên 94%.
-Về nguồn vốn: Cũng như tài sản nguồn vốn của Ngân hàng cũng không có thay đổi nhiều qua các năm, tuy nhiên chiếm tỷ trọng chủ yếu là vốn khác và vốn huy động. Trong nguồn vốn huy động được của Ngân hàng chủ yếu là vốn vay từ khách hàng.
-Về doanh thu: Tổng doanh thu của Ngân hàng không tăng nhiều từ năm 2005- 2006, năm 2007 thì tăng khoản 3,6 tỷ đồng so với năm 2006. Chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng vì đây là hoạt động chủ yếu và là hoạt động truyền thống của Ngân hàng chiếm khoản trên 90%, tuy nhiên nó có sự giảm mạnh vào năm 2007, doanh thu từ hoạt động này chỉ chiếm 84,2%, trong khi đó doanh thu ngoài hoạt động tín dụng tuy có tỷ trọng thấp nhưng lại tăng nhanh vào năm 2007 – do các khoản thu khác tăng
-Về chi phí: Khác với doanh thu tổng chi phí của Ngân hàng tăng nhanh vào các năm sau, đặc biệt là tăng nhanh vào năm 2006 từ 28917,62 triệu lên 40091,01 triệu trong đó chi dự phòng và bảo hiểm TGKH tăng rất nhanh đã làm cho tổng chi phí tăng nhanh như vậy. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí là cho hoạt động tín dụng mà chủ yếu là chi trả lãi vay, kế đến là chi dự phòng và bảo hiểm TGKH chiếm tỷ trọng cũng khá cao. Các khoản mục chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm.
-Lợi nhuận: Mặc dù Ngân hàng hoạt động có lợi nhuận qua các năm, tuy nhiên năm sau lại giảm so với năm trước, nếu năm 2005 là 14.013,98 triệu thì năm 2007 chỉ còn 1.667 triệu đồng. Tuy lợi nhuận phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng với
tình hình lợi nhuận của Ngân hàng như thế ít nhiều cũng nói lên rằng Ngân hàng hoạt động không hiệu quả vào năm 2007.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng cấp trên. trên.
Cần quan tâm chú ý đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cải tiến luật ngân hàng càng ngày càng chặt chẽ, ban hành các quy định hướng dẫn một cách rõ ràng. Tạo mội trường thông thoáng để các ngân hàng dễ dàng phát triển.
Xét giảm thuế nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, ứng dụng trong hoạt động của ngân hàng.
- NHTW cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.
- Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phân loại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo nợ “trong hạn” và “quá hạn” là không hợp lý mà cần phải được tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.
- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đáng giá khách hàng, chu trình đầu tư,.... một cách thích đáng.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mở thêm nhiều chi nhánh để tăng vị thế cạnh tranh.
- Trang bị máy rút tiền tự động (ATM), nhanh chóng áp dụng Hiện Đại hóa trong ngân hàng.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới.
- Cân đối giữa khả năng huy động vốn và sử dụng vốn trung và dài hạn đồng thời tăng cường công tác quản lý rủi ro nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả bền vững.
- Cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại, giảm sự can thiệp của cơ quan Nhà Nước trong quyết định cho vay của các ngân hàng.
- Nhà Nước sớm ban hành các quy chế về sử dụng tiền mặt để giảm bớt khối lượng giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế, giúp ngân hàng kiểm soát được vốn vay dễ dàng hơn, góp phần giảm rủi ro cho ngân hàng.
- Nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Phá sản để góp phần tạo ra cơ chế sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường.
- Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các NHTM chủ động đóng góp ý kiến, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng để sao cho các chính sách này không mâu thuẫn hoặc ít ra không hạn chế các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập.
- Ngoài ra Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các Ngân hàng thực hiện tốt chức năng và vai trò của mình như tăng kênh tạo vốn cho các Ngân hàng, đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán để có thể san sẻ bớt gánh nặng huy động vốn và phân bổ vốn cho Ngân hàng.
-Ngân hàng cấp trên nên tạo điều kiện cho Chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình nhiều hơn, để Chi nhánh có thể phát huy được khả năng của mình
6.2.2. Đối với chính quyền địa phương
- Chính quyền địa phương cần cải cách bộ máy, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy quản lý nhà nước địa phương.
- Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.
- Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng.
- Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Nhân Dân các xã, thị trấn cần đòi hỏi có đủ hai người gồm: Người uỷ quyền và người được uỷ quyền để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Bởi vì hiện nay thường xảy ra hiện tượng giả mạo chữ kí của người uỷ quyền để đi vay, bảo lãnh và thế chấp
6.2.3. Đối với bản thân Ngân hàng
-Ngân hàng cần đẩy mạnh chiến lược Marketing để lôi kéo khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần tăng nguồn vốn để có thể ổn định và mở rộng thêm khách hàng kinh doanh có hiệu quả, tạo thêm nhiều mối quan hệ hợp tác kinh doanh.
-Ngân hàng cần xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Song song với việc chú trọng lực lượng nhân viên sẵn có phù hợp với khả năng và yêu cầu công tác, Ngân hàng nên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên cả về phẩm chất lẫn trình độ chuyên môn: khuyến khích các sáng kiến cải tiến công tác,...
-Khách hàng là một trong những mối quan tâm lớn của Ngân hàng, họ là nơi tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Vấn đề đặt ra là chọn khách hàng nào và dịch vụ gì? Muốn xác định được chiến lược như vậy thì Ngân hàng nên phối hợp với các phòng ban đề ra một phương pháp hợp lý mà thực hiện.
-Tách bạch việc nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân và thu nợ để tạo ra sự kiểm soát chéo, tránh tình trạng một người làm mọi việc dễ dẫn đến sự lạm quyền. Có chính sách khuyến khích, đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đảm bảo thu nhập phải tương xứng với trách nhiệm công việc
- Đổi mới tư duy trong cho vay, không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, nên xem trọng vai trò của lưu chuyển tiền tệ trong thẩm định để có thể thực hiện cho vay tín chấp.
- Không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản trị, điều hành của khách hàng mà nên căn cứ vào lịch sử kinh doanh của khách hàng hay người điều hành dự án.
-Ngân hàng nên có chế độ kỷ luật và khen thưởng cho nhân viên rõ ràng có như thế họ mới có thể làm việc hết mình vì Ngân hàng cũng như vì bản thân họ.
-Hàng năm cần có tổ chức thi đua xét công nhận nhân viên giỏi, thông qua đó họ có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
- Tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ quy tụ những khách hàng lớn và quan trọng, những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Qua hội nghị có thể tập hợp được ý kiến của khách hàng để đưa các sản phẩm của Ngân hàng đến gần khách hàng hơn.
- Tăng kinh phí đổi mới máy móc, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa công cụ dụng cụ, bảo quản…
- Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng đưa cán bộ công nhân viên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, điều kiện kinh doanh trong thời đại mới, góp phần nâng số lượng cán bộ có trình độ cao trên địa bàn.
- Xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM.
Ngân hàng cần lập ra bộ phận nghiên cứu Marketing nhằm theo dõi diễn biến trên thị trường, nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin bất lợi và có lợi cho Ngân hàng, để từ đó báo cáo ngay với cấp trên đưa ra hướng giải quyết tốt nhất.
Nhanh chóng liên kết với các ngân hàng khác hệ thống (xây dựng hệ thống liên ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ATM) nhằm tránh tình trạng thẻ của ngân hàng nào phát hành thì chỉ rút tiền tại máy rút tiền tự động của ngân hàng đó.
Về việc áp dụng công nghệ hiện đại, do mỗi nhân viên Ngân hàng cần có thời gian nhất định để thích ứng với công nghệ mới nên lãnh đạo Ngân hàng cần có những biện pháp động viên, khuyến khích giúp đỡ, thậm chí cả đòi hỏi, từng nhân viên phải nỗ lực hết khả năng để sớm thích nghi.
Ngân hàng thường xuyên tổ chức các hội thi, hội thao để mọi người ngoài rèn luyện sức khoẻ còn tăng thêm tính năng động của bản thân, hàng năm ngân hàng phải tổ chức đi du lịch để mọi người được thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS. Thái Văn Đại (2005). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2007). Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại, tủ sách Trường Đại học Cần Thơ.
3. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị Ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
4. PGS.TS Lê Văn Tề, ThS Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003). Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Tp. HCM.
5. TS Nguyễn Văn Tiến (2003). Đánh giá và Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nxb Thống kê, Tp. HCM.
6. GS.TS Lê Văn Tư (2005). Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
7. Bảng tổng kết tài sản Ngân hàng NN&PTNT huyện Thạnh Phú năm 2005- 2007
8. Báo cáo thu nhập- chi phí- lợi nhuận của Ngân hàng năm 2005-2007 9. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005-2007.