1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp

77 772 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 867 KB

Nội dung

Thuốc lá không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng hút thuốc lá là một thói quen tiêu dùng lâu đời.

Trang 1

Lời mở đầu

Thuốc lá không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng hút thuốc lá là một thóiquen tiêu dùng lâu đời Do đóng góp ngân sách cao, ngành sản xuất thuốc lá đượcxếp là một trong những ngành sản xuất quan trọng ở nhiều nước Hiện nay, thuốc lá

là mặt hàng tiêu dùng có nhu cầu rất lớn đối với nhiều tầng lớp dân cư, theo điều tracủa 1 tổ chức xã hội, 72,8% đàn ông trưởng thành ở Việt Nam hút thuốc lá Tuynhiên, do hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, vì vậy chủ trương của Nhà nước là giảmnhu cầu sử dụng thuốc lá Mặt khác, sau khi gia nhập vào sân chơi kinh tế quốc tế,WTO, ngành thuốc lá Việt Nam đang đứng trước những vận hội và thử thách mới

Là một trong những đơn vị sản xuất thuốc lá điếu lớn nhất của Tổng Công tyThuốc lá Việt Nam, trong những năm qua Công ty Thuốc lá Thăng Long đã cố gắng

nỗ lực, đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đóng góp cho Nhà nước ngânsách lớn Công ty cũng đã chuẩn bị kĩ lưỡng các chiến lược, kế hoạch nhằm tạo ralợi thế cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập Với chủ trương “Chứng nhận

Hệ thống quản lí chất lượng là tấm giấy thông hành để sản phẩm của Công ty có thểbước ra thị trường thế giới”, một trong những chiến lược của Thuốc lá Thăng Long

là áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 vào hệ thống quản lí Từnăm 2001 tới nay, Hệ thống đã vận hành tốt nhưng luôn luôn cần phải được cải tiến

để nâng cao hiệu quả áp dụng

Trong thời gian thực tập tại Công ty, Em đã có được nhiều nhận thức mới về

Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 trên thực tế Dưới sự hướng dẫn củathầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các Anh(Chị) trong phòng Quản lí chất lượng - Công ty Thuốc lá Thăng Long, Em đã lựa

chọn đề tài “Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá

Thăng Long - Thực trạng và giải pháp” để viết chuyên đề tốt nghiệp cho mình.

Chuyên đề này sẽ đi sâu tìm hiểu nghiên cứu và phân tích thực trạng quátrình thực hiện Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc láThăng Long Từ đó, đề xuất một số giải pháp đối với Công ty cũng như kiến nghịvới Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng vào thực tế Chuyên đề sử dụng kết

Trang 2

hợp các phương pháp so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp trên cơ sở các số liệu vềtình hình thực hiện ISO 9001:2000 tại Công ty giai đoạn 2005-2008.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, chuyên đề còn có 3 phần chính sau:

Chương I: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến QLCL tại Công ty Thuốc láThăng Long

Chương II: Thực trạng hệ thống QLCL ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng LongChương III: một số giải pháp hoàn thiện HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000tại Công ty Thuốc lá Thăng Long

Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo củathầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền đã giúp em hoàn thành bài viết này

Trang 3

Chương I: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ảnh hưởng đến quản lý

chất lượng tại Công ty Thuốc lá Thăng Long1.1 Giới thiệu Công ty

- Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá ThăngLong

- Tên viết tắt: Công ty Thuốc lá Thăng Long

- Tên giao dịch quốc tế: Thăng Long Tobaco company limited

- Hình thức pháp lí: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu; chế tạo,gia công, sửa chữa thiết bị chuyên ngành Thuốc lá và các ngành nghề khác theo quiđịnh của pháp luật

- Địa chỉ trụ sở chính: 235 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố

* Sợi thuốc lá để cuốn điếu và sợi cho người hút tẩu (Pipe)

- Năng lực sản xuất hiện tại: 700 triệu bao/ năm

1.2 Quá trình hình thành và phát triển

1.2.1 Lịch sử hình thành

Trước năm 1954, miền Bắc nước ta không có ngành công nghiệp sản xuất thuốc

lá Việc trồng và sản xuất thuốc lá lúc này chủ yếu được hình thành một cách tựphát, quy mô nhỏ bé nên không đáp ứng được nhu cầu xã hội đang ngày càng tăng.Năm 1955, theo Quyết định số 2990/QĐ của Phủ Thủ tướng, đồng chí Trịnh Văn

Ty cùng một số đồng chí khác đã được vụ quản lí các xí nghiệp giao nhiệm vụ khảosát tình hình thực tế, nghiên cứu để xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh Từ

Trang 4

đây, việc sản xuất thuốc lá với quy mô công nghiệp dưới sự quản lí của Nhà nước

-dù bước đầu còn nhỏ bé, đã được hình thành Sau hơn 1 năm vừa khảo sát tình hìnhvừa chuẩn bị, qua 3 lần chuyển địa điểm sản xuất thử; những con người giàu trísang tạo phấn đấu không mệt mỏi vượt qua nhiều thách thức đã đặt nền móng cho

sự ra đời của nhà máy thuốc lá Thăng Long - đứa con đầu long của ngành Thuốc láViệt Nam: Ngày 6/1/1957 được coi là ngày thành lập Công ty Thuốc lá ThăngLong Và cũng từ đó, ngày 6/1 hàng năm đã trở thành Ngày Truyền thống của Công

ty Thuốc lá Thăng Long

1.2.2 Quá trình phát triển

Sự ra mắt ấn tượng

Những bàn tay khối óc của Thuốc lá Thăng Long đã rất tự hào khi hoàn thành kếhoạch đầu tiên mà Bộ Công nghiệp giao trước 1 tuần: Trong khoảng thời gian chưađầy 1 tháng (từ 6/1 – 30/2/1957), Công ty đã giao 100.000 bao thuốc lá Thăng Longcho Công ty Phát hành cấp 1 của Nhà nước Cuối năm 1958, Công ty đã có 905công nhân Các tổ chức như tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên đã đượcthành lập Năm 1958, lần đầu tiên, Thuốc lá Thăng Long xuất hiện trên thị trườngquốc tế, có thể coi đây là một sự ra mắt ấn tượng

Xây dựng nhà máy chính qui, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội (1958-1964)

Ngày 22/12/1958 lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đãđược tiến hành Tháng 9/1959, Nhà máy đã hoàn thành giai đoạn kiến thiết cơ bản

Và đến tháng 1/1960, Thuốc lá Thăng long đã chính thức hoạt động tại cơ sở mới ởkhu công nghiệp Thượng Đình Thuốc lá Thăng Long đã có biến đổi về chất: Từmột xí nghiệp nửa cơ khí trở thành một nhà máy bán tự động và cơ cấu sản xuất đãđược tổ chức hoàn chỉnh hơn Công ty Thuốc lá Thăng Long hàng năm đều hoànthành vượt mức kế hoạch nộp ngân sách từ 30-35% Năm 1964, giá trị tổng sảnlượng đạt gần 40 triệu đồng; sản xuất được 136.362.000 bao thuốc lá Tính đến năm

1959, số công nhân đã là 1006 người Có thể nói trong một thời gian ngắn, Thuốc láThăng Long đã tiến một bước dài trên con đường phát triển

Trang 5

Trên tuyến đầu chống Mỹ (1965-1975)

Trong năm 1965, Công ty đã sản xuất được một khối lượng sản phẩm caonhất kể từ khi thành lập:165.400.000 bao thuốc lá, trong đó xuất khẩu 40.357.500bao; đạt giá trị tổng sản lượng hơn 39 triệu đồng Ngay từ giữa năm 1966, Công ty

di chuyển một bộ phận lên Lạng Sơn, xây dựng khu sản xuất T 2 Một bộ phậnchuyển lên Ba Thá xây dựng cơ sở sản xuất T 3 Sang năm 1967, Công ty xây dựngthêm cơ sở sản xuất ở khu lăng Hoàng Cao Khải (T4) và cơ sở T 5 tại Kim Anh,Vĩnh Phú Bình quân trong 4 năm chiến tranh (1965 – 1968), Công ty Thuốc láThăng Long đạt 103,32% kế hoạch giá trị tổng sản lượng và 101,11% sản lượng sảnphẩm Đến cuối năm 1971, kế hoạch cơ khí hóa hoàn thành Năm 1975, Công ty đãđạt sản lượng rất cao: sản xuất được 190 triệu bao thuốc lá

Khôi phục và phát triển sản xuất (1975-1985)

Phong trào thi đua phát huy sang kiến cải tiến kĩ thuật dấy lên rộng khắp Cóthể nói, nét nổi bật của hoạt động sản xuất tại Công ty Thuốc lá Thăng Long nhữngnăm 1980 là sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với khoa học kĩ thuật và côngnghệ.Trong thời gian 1981-1985, cán bộ công nhân Công ty đã đề xuất hàng nghìnsang kiến cải tiến kĩ thuật, làm lợi cho Công ty gần 2,4 triệu đồng Năm 1985 đã đạtmức sản xuất khá cao: 235.890.000 bao thuốc lá Cái tên Thuốc lá Thăng Long đãtrở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam và thế giới

Thời kì tiến hành công cuộc đổi mới, bắt đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế 1995)

(1986-Công ty Thuốc lá Thăng Long bước vào một thời kì mới với những thuận lợi

và khó khăn chung; đặc biệt là vấn đề thị trường với việc cạnh tranh bởi trong mộtthời gian dài, Công ty hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung Năm 1994,tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt kết quả tốt, sản xuất được156.435.000 bao thuốc lá Công ty đã đưa ra những sản phẩm mới được thị trường

ưa chuộng Năm 1995, tốc độ phát triển của Công ty đạt kết quả vượt trội với sốsản phẩm sản xuất được đạt hơn 202 triệu bao thuốc lá

Trang 6

Tiến hành công nghiệp hoá (1996-2000)

Chiến lược đầu tư chiều sâu tiếp tục được thực hiện theo kế hoạch Tổng giátrị của các dây chuyền là 38,5 tỷ đồng Tổng Công ty đã chỉ đạo các đơn vị thànhviên xác định chiến lược về nguyên liệu đến năm 2000 Nhờ vậy, ngoài việc có đủnguyên liệu cho sản xuất, năm 2000, Công ty đã xuất khẩu được 425 tấn.Trong năm

2000, số sản phẩm truyền thống đã có mức tiêu thụ tăng trưởng so với các nămtrước như các loại thuốc lá Thăng Long, Hoàn Kiếm, Thủ Đô, Điện Biên đầu lọc,…Một số sản phẩm mới được phục hồi theo gu mới và yêu cầu thị hiếu người tiêudùng như loại sản phẩm: “M” xanh, “M” đỏ, Viland, Sa Pa,…

Bước vào thế kỉ 21

Công ty đã nhận diện các thách thức trong tiến trình toàn cầu hóa và thựchiện đồng bộ nhiều giải pháp trong sản xuất kinh doanh đi kèm với việc quản lí chấtlượng Công tác quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 được đẩy mạnh,nhằm thực hiện thành công Chính sách và mục tiêu chất lượng của Công ty Công tyThuốc lá Thăng Long tiếp tục đổi mới công tác quản lý, đầu tư thiết bị, thay thếmáy móc cũ, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đẩymạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới đồng thời tích cực chuẩn bị tốt mọi điều kiện,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

1.3.1 Cơ cấu sản xuất

Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất của Công

ty được chia thành các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất Bộ phận sản xuất gồm

4 phân xưởng:

 Phân xưởng Sợi: có nhiệm vụ chuẩn bị sợi cho cuốn điếu

 Phân xưởng bao mềm: có nhiệm vụ cuốn điếu; sản phẩm là các loại thuốc lábao mềm

 Phân xưởng bao cứng: có nhiệm vụ cuốn điếu và cho ra đời các sản phẩm làcác loại thuốc lá bao cứng

Trang 7

 Phân xưởng cơ điện: thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện, hơi nước, tham giatrung tu, đại tu máy móc thiết bị theo kế hoạch hàng năm.

Phân xưởng Sợi sẽ là nơi bắt đầu cho quy trình sản xuất, cung cấp đầu vào là sợithuốc cho 2 phân xưởng Bao cứng và Bao mềm triển khai cuốn điếu, đóng bao,đóng tút Còn phân xưởng Cơ điện tham gia trong mọi khâu thuộc quy trình, đảmbảo sự hoạt động tốt của máy móc dây chuyền Để trợ giúp, phục vụ cho công tácsản xuất này, Công ty còn tổ chức một số tổ đội khác Những đội này được bố tríxung quanh khu vực các phân xưởng để thực hiện kịp thời và nhanh chóng nhữngthao tác hỗ trợ; gồm 3 tổ đội:

 Đội bốc xếp: chịu trách nhiệm thực hiện công việc bốc dỡ vật tư, nguyênliệu, hàng hóa theo quy định của Công ty

 Đội xe: thực hiện vận chuyển và bảo quản sản phẩm thuốc lá bao từ Công tyđến các nhà phân phối an toàn về số lượng, chất lượng và thời gian

 Đội bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ nguyên vẹn tài sản của Công ty, chống lạimọi hành vi xâm phạm của Công ty

Công ty đã xây dựng một dây chuyền chuyên môn hóa cao trong quá trình sảnxuất sản phẩm, có khả năng tận dụng được tối đa các nguồn lực của Công ty Cácđơn vị trong Công ty đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng sản phẩm.Nếu một bộ phận không hoàn thành nhiệm vụ của mình, hoặc có sự sai sót trongcác công đoạn sản xuất thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả chung của các bộ phận dẫn đếnviệc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận

1.3.2 Bộ máy quản lí

1.3.2.1 Trách nhiệm, quyền hạn của ban Giám đốc Công ty

- Giám đốc: Giám đốc Công ty do Chủ tịch Công ty tuyển chọn, bổ nhiệm hoặc

kí hợp đồng có thời hạn, tối đa là 5 năm Giám đốc là người đại diện theo Pháp luậtcủa Công ty, nếu Chủ tịch Công ty không kiêm Giám đốc Công ty

Trang 8

Hình 1 Sơ đồ tổ chức của công ty

- Phân xưởng Sợi

- Phân xưởng Bao cứng

- Phân xưởng Bao mềm

- Phân xưởng Cơ điện

Giám đốc Công ty điều hành toàn bộ hoạt động của công ty thông qua các phòngban chức năng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty và trước Pháp luật về mọihoạt động điều hành của Công ty

Trang 9

- Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho Giám đốc và là người đại diện lãnh

đạo chất lượng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về điều hành các công việc thuộclĩnh vực kĩ thuật của Công ty Chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động, vệsinh công nghiệp và môi trường

- Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước

Giám đốc về các vấn đề có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh: xây dựng chiến lược

và chính sách tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng năm đối vớicác loại, xây dựng mạng lưới các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước Khi Giám đốc ủy quyền, hai phó giám đốc có chức năng và nhiệm vụ trực tiếpgiải quyết các công việc của Giám đốc

1.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn của các phòng ban

- Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi công việc về quản

trị văn phòng, lưu trữ các hồ sơ, tài liệu, văn bản công tác đối ngoại của công ty,chăm lo về đời sống, sức khỏe, bữa ăn cho công nhân viên chức công ty, thực hiệncông tác đầu tư xây dựng cơ bản và các kế hoạch xây dựng sửa chữa lớn hàng nămcủa công ty

- Phòng tổ chức nhân sự: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quy định

của Nhà nước và công ty trong công tác quản trị nhân sự, lao động, tiền lương, tiềnthưởng và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động Tổ chức thựchiện công tác đào tạo, điều chỉnh lao động cho các đơn vị Tổ chức thực hiện côngtác an toàn vệ sinh lao động Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thểcho cán bộ công nhân viên Quản lí toàn bộ hồ sơ của cán bộ công nhân viên công

ty theo quy định của Nhà nước và công ty

- Phòng kế hoạch, vật tư: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám

đốc xây dựng phương án chiến lược sản xuất kinh doanh ngắn, trung, dài hạn Xâydựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch mua vật tư, phụ liệu,phù hợp với yêu cầu sản xuất Tiếp nhận, sắp xếp, bảo quản, cấp phát vậtt tư chocác phân xưởng và các đơn vị trong Công ty Sắp xếp quản lý hệ thống kho tang dođơn vị mình quản lý

Trang 10

- Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu cho Giám đốc trong việc điều hành và

quản lí kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Pháp luật

và các quy định của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Xây dựng kế hoạch xuấtnhập khẩu ngắn hạn và dài hạn của Công ty, trình Giám đốc Công ty phê duyệt và

tổ chức thực hiện Tham gia công tác nghiên cứu thị trường, đánh giá nhu cầu kháchhàng nước ngoài đề xuất giải pháp xuất khẩu theo từng đối tác

- Phòng tài chính- kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và Nhà

nước về việc thực hiện Pháp luật và các quy định hiện hành về công tác tài chính, kếtoán, thống kê Tổng hợp theo dõi kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, đề xuấtcác biện pháp kinh tế phù hợp với tình hình thực tế Xây dựng giá thành và giá bánsản phẩm mới Tính toán các chỉ tiêu tài chính, theo dõi công nợ và các khoản nộpngân sách Tổ chức đánh giá và kiểm kê tài sản các đơn vị trong công ty

- Phòng kĩ thuật- công nghệ: Giữ vững và ổn định chất lượng sản phẩm đồng

thời không ngừng cải tiến chất lượng theo thị trường Thực hiện các chức năng côngtác kỹ thuật của công ty, quản lý quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá Xây dựngcác tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm Quản lí các đề tài tiến

bộ kĩ thuật và áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất

- Phòng kỹ thuật cơ điện: có trách nhiệm theo dõi quản lý toàn bộ trang thiết bị

kỹ thuật, cơ khí thiết bị chuyên dùng, chuyên ngành, điện lạnh, điện hơi nước cả về

số lượng và chất lượng của công ty Tham mưu cho Giám đốc về xây dựng đề ánđầu tư thiết bị Tham gia dạy nâng cấp, nâng bậc cho công nhân viên trong công ty

- Phòng quản lý chất luợng: chịu trách nhiệm về công tác quản lý chất lượng

nguyên liệu, vật tư nhập kho và trước khi đưa từ kho vào sản xuât cũng như chấtlượng của sản phẩm trong quá trình sản xuất và thành phẩm trước khi xuất kho.Theo dõi, giám sát, duy trì hệ thống chất lượng của công ty Hàng năm lập kếhoạch, tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ theo sự phê chuẩn của đại diệnlãnh đạo chất lượng Xây dựng và thực hiện kế hoạch chất lượng

- Phòng thị trường: phòng có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, nắm bắt các

thông tin thị trường để từ đó có căn cứ đề ra các chiến lược kinh doanh Đồng thời

Trang 11

làm công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mới, tham dò nhu cầu thị hiếu khách hàng

để từ đó cùng phòng tiêu thụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tiêu thụ sảnphẩm, phát triển thị trường Xây dựng hình ảnh của công ty và sản phẩm trên thịtrường trong nước và quốc tế thông qua việc tham gia các hội chợ triển lãm và cácchương trình khác nhằm đạt mục tiêu này

- Phòng tiêu thụ: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tiêu thụ sản

phẩm Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và báo cáo thống kê công tác tiêu thụ sảnphẩm ngày, tháng, quý, năm Đề xuất với lãnh đạo công ty về công tác lựa chọn vàtheo dõi hoạt động các nhà cung cấp, các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm củacông ty Hỗ trợ phòng thị trường trong việc nghiên cứu xây dựng thị trường

- Ban bảo vệ: Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động: an

ninh trật tự, quốc phòng quân sự địa phương của công ty theo quy định của nhànước Tham mưu giúp viêc cho Đảng uỷ, Giám đốc công ty trong công tác bảo vệ

an ninh trật tự và công tác quốc phòng quân sự ở địa phương Xây dựng và tổ chứcthực hiện các kế hoạch, phương án về công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, quân

sự cuả công ty Trực tiếp tuần tra, canh gác, kiểm tra kiểm soát người, hàng hoá,phương tiện ra vào công ty Tổ chức cứu chữa khi có tình huống cháy nổ xảy ra.Đấu tranh và phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm nội quy

- Bộ máy quản trị các phân xưởng

- Quản lý các hoạt động sản xuất tại phân xưởng

- Căn cứ nhiệm vụ sản xuất tháng, quý, năm được công ty giao xây dựngphương án tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất

- Tham gia thực hiện giải quyết các khiếu nại của khách hàng

- Trả lương cho cán bộ nhân viên theo đúng chế độ và quy định của công ty

- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng bình hút

- Ký duyệt các chứng từ có tính pháp quy về lĩnh vực có liên quan

- Xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn

Trang 12

1.4 Các thành tựu mà công ty thuốc lá Thăng Long đã đạt được từ năm 2005 đến nay

1.4.1 Kết quả sản xuất kinh doanh

Năm 2005, công tác chuyển đổi cơ cấu sản phẩm tiếp tục được Công ty thựchiện Việc nghiên cứu, phối chế và đưa ra thị trường một số sản phẩm có chất lượngvới giá bán phù hợp như: Hoàn Kiếm, Phù Đổng, Xuân Mới,…(có giá bán 2000đồng) và một số sản phẩm có giá bán trên 3.000 đồng, bước đầu đã được thị trườngchấp nhận Do vậy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt kết quả đángphấn khởi

Năm 2006, ngành sản xuất Thuốc lá Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn,trong đó có Thuốc lá Thăng Long, hơn thế mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặthàng thuốc lá lại tăng Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất năm 2006, năm đầu tiên thực hiện

kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Công ty Thuốc lá Thăng Long được Tổng Công tyThuốc lá Việt Nam giao cũng rất nặng nề

1.4.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Dù tình hình sản xuất kinh doanh gần đây gặp khó khăn về: giá nguyên vậtliệu tăng, nguồn nguyên liệu nhập khẩu không ổn định, cạnh tranh trên thị trườnggây gắt, các sản phẩm phổ thông chịu sức ép của thuốc nhập lậu, giả mạo Nhưngcùng sự quan tâm của Tổng công ty cùng cơ quan liên quan đã giúp Công ty đạtnhiều kết quả khả quan

Sản lượng năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.138 nghìn bao, tương ứng 0,28% Sản lượng năm 2007 so với năm 2006 tăng 87.730 nghìn bao, tương ứng 21,86% Sản lượng năm 2008 so với năm 2007 tăng 75.969 nghìn bao, tương ứng 15,53%

Vậy, sản lượng tiêu thụ theo các năm đều tăng, đặc biệt 2 năm mới đây tăngmạnh do số lượng đơn đặt hàng tăng từ việc Công ty hiểu được nhu cầu tiêu dùngtrên thị trường

Về sản phẩm nội tiêu, sản lượng Vinataba cùng các sản phẩm khác đều tăng,năm 2008 so với năm 2007 tăng 11.659 nghìn bao, tương ứng 4,31%

Giá trị xuất khẩu năm 2006 so với năm 2005 tăng 32,446 tỷ đồng, tương ứng 33,73%

Trang 13

Giá trị xuất khẩu năm 2007 so với năm 2006 tăng 48,832tỷ đồng , tương ứng 37,96%Giá trị xuất khẩu năm 2008 so với năm 2007 tăng 87,238 tỷ đồng, tương ứng 49,15%.Trong đó loại 20 điếu năm 2008 so với năm 2007, tăng 38.080 nghìn bao, tươngứng 190,79%, một con số ấn tượng.

Để đạt được kết quả đó, Công ty đã tập trung củng cố hệ thống tiêu thụ, đổimới nhận thức, nâng cao hiệu quả hoạt động, trách nhiệm tinh thần của đội ngũ tiếpthị, phát triển kênh phân phối Đồng thời, công ty cũng tận dụng các cơ hội, nắm bắtthị trường xuất khẩu Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty có cácnhãn hiệu như: Gold Seal, Empire full, Fisher, Empire light, Gold seal full (20điếu), Tex,….Thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong thời gian trước là: Liên

Xô (cũ) , các nước trong khối Ả rập, Cộng hoà Séc Gần đây, Công ty đã và đangnghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và nhiều nước khác Cóthể thấy xuất khẩu năm 2007, 2008 của Công ty tăng mạnh, kéo theo nó là sự tănglên không kém của doanh thu và lợi nhuận

Bảng 1: Sản lượng và giá trị sản phẩm sản xuất và

tiêu thụ giai đoạn 2005-2008

1 Sản lượng SPSX 1000bao 401.264 401.925 491.865 566.970

- SP xuất khẩu 1000bao 120.358 157.522 225.102 281.579

- SP nội địa 1000bao 280.907 244.403 266.763 285.391

2 Sản lượng SPTT 1000bao 400.193 401.331 489.061 565.030

Trang 14

1.4.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh

Bảng 2: Các chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách các năm 2005-2008

Doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 44,067 tỷ đồng, tương ứng 4,85%

Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 235,552 tỷ đồng, tương ứng 24,7%

Doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 327,805 tỷ đồng, tương ứng 27,57%

Bằng chiến lược đầu tư theo chiều sâu với nhiều thiết bị hiện đại nên Công ty

đã đạt được tính phát triển bền vững và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Tổngcông ty thuốc lá Việt Nam Các sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu trên nhiềunước trên thế giới và thương hiệu Thuốc lá Thăng Long đã trở thành một thươnghiệu mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy sự tăng doanh thu

Lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,044 tỷ đồng, tương ứng 0,22%

Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 5,2 tỷ đồng, tương ứng 25,93%

Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 tăng 4,7 tỷ đồng, tương ứng 18,58%

Vậy, theo các năm, lợi nhuận năm sau đều tăng so với năm trước Tuy nhiên,năm 2006, lợi nhuận tăng rất ít so với năm 2007, vì thời điểm này, Công ty vừa mớichuyển đổi sang mô hình mới ảnh hưởng đến công tác tổ chức quản lí sản xuất kinhdoanh, đồng thời, Nhà nước cũng đã áp dụng mức thuế TTĐB lên 55%, làm giảmhẳn giá trị tiêu thụ nội địa Nhưng 2 năm sau đó, năm 2007 và 2008, lợi nhuận tăngmạnh Sở dĩ như vậy vì Công ty đã đầu tư thêm máy móc, công nghệ mới vào sản

Trang 15

xuất, đem lại năng suất và hiệu quả cao hơn; cùng với việc xuất khẩu được đẩymạnh trong 2 năm gần đây.

Nộp ngân sách năm 2006 so với năm 2005 tăng 42,133 tỷ đồng, tương ứng 13,68%Nộp ngân sách năm 2007 so với năm 2006 tăng 46,433 tỷ đồng , tương ứng 13,26%Nộp ngân sách năm 2008 so với năm 2007 tăng 168,149 tỷ đồng, tương ứng42,40%

Ngân sách Công ty nộp ngày càng cao, nhất là năm 2008, nộp lên tới564,738 tỷ đồng Có được kết quả này là do năm 2008, Công ty tiêu thụ được nhiềusản phẩm, doanh thu tăng mạnh,, dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng, thuế thu nhậpdoanh nghiệp cũng tăng theo

1.4.1.3 Thu nhập bình quân người lao động

Bảng 3: Tình hình lao động, tiền lương

2005 xuống chỉ còn 948 người năm 2008, do Công ty chú trọng đầu tư theo chiềusâu, sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa; tay nghề công nhân cũngđược nâng cao Vậy nên thu nhập bình quân của CBCNV xu hướng tăng Cụ thể:Năm 2006, tiền lương bình quân tăng 0,585triệu đồng/người so với năm 2005,tương ứng 13,98%

Năm 2007, tiền lương bình quân tăng 1,086 triệu đồng/người so với năm 2006,tương ứng 22,76%

Năm 2008, tiền lương bình quân tăng 0,377 triệu đồng/người so với năm 2007,tương ứng 6,44 %

Vậy, bên cạnh công tác thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cũngluôn quan tâm đến đời sống người lao động

Trang 16

1.4.2 Các thành tựu ở lĩnh vực khác

Trong nửa thế kỉ qua, cùng với những thành tựu về sản xuất,kinh doanh, cácmặt công tác khác như: công tác chăm lo đời sống cho người lao động, công tác antoàn - bảo hộ lao động, phong trào thực hành tiết kiệm, công tác xã hội từ thiện…của Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng đạt được những kết quả đáng phấn khởi.Trước hết người lao động được đảm bảo việc làm và được lãnh đạo công ty cùngcác đoàn thể chú trọng nâng cao đời sống về mọi mặt Phong trào thi đua an toànlao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, công tác quốc phòng quân sựđịa phương tại C.T được thực hiện tốt với phương châm đảm bảo sản xuất an toàn,môi trường sạch đẹp Công ty đã được Bộ Công nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố

Hà Nội và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam công nhận là đơn vị an tòan và cóthành tích suất sắc trong phong trào Xanh - Sạch - Đẹp

1.5 Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000

1.5.1 Đặc điểm thị trường tiêu thụ

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn Họ không chỉ để ý đếnhình thức, mẫu mã bên ngoài mà đang ngày càng chú ý nhiều về chất lượng bêntrong Bên cạnh duy trì, mở rộng thị trường trong nước, Công ty cũng tích cực tìmkiếm thị trường quốc tế Thị trường xuất khẩu chính của Công ty trong thời giantrước là: Liên Xô (cũ) , các nước trong khối Ả rập, Cộng hoà Séc Gần đây, Công ty

đã và đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và nhiềunước khác

Hiện nay trên thị trường có khoảng 21 doanh nghiệp sản xuất thuốc lá điếutrong nước thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam như: Thăng Long, Sài Gòn,Thanh Hóa,…và một số doanh nghiệp tư nhân ở địa phương, những doanh nghiệpliên doanh với nước ngoài như: Manborrol, Dunhill, 555,… Thị trường cạnh tranhđang ngày càng khốc liệt khi thuốc lá nhập ngoại tràn vào sau khi Việt Nam gianhập WTO Quản lí chất lượng phải xác định được đầu vào của quá trình là kháchhàng Điều này muốn thực hiện được phải cần đến công cụ thống kê, phân tích, xử

Trang 17

lí thông tin hiệu quả, đánh giá những yếu tố làm thỏa mãn khách hàng Sự phát triểnkhông ngừng của khoa học công nghệ kéo theo sự biến động của thị trường, Công

ty phải cải tiến liên tục để bắt nhịp được những thay đổi đó Công ty cũng cần đạtđược các mục tiêu chất lượng đề ra đông thời giảm khiếu nại khách hàng Muốnthực hiện điều đó, các quá trình tạo ra thuốc lá điếu của Công ty phải được thựchiện theo nguyên tắc làm đúng ngày từ đầu, đồng thời tăng cường các hoạt độngkiểm tra, kiểm soát để giảm sai lỗi, khuyết tật, đảm bảo chất lượng

Thành phần chủ yếu của thuốc lá là sợi thuốc và giấy cuốn ngoài Ngoài ra,mỗi loại cũng được pha thêm các hương liệu đặc trưng riêng Sản phẩm của Công tychia làm hai loại có đầu lọc và không có đầu lọc, trong sản phẩm có đầu lọc lại chiathành sản phẩm có đầu lọc bao cứng và đầu lọc bao mềm

Kết cấu sản phẩm khá đơn giản như vậy sẽ giúp cho quá trình kiểm soát cáckhâu sản xuất các phần của thuốc lá dễ dàng hơn Việc áp dụng hệ thống ISO9001:2000 được thuận tiện Công ty cần kiểm tra các công đoạn nhập nguyên vậtliệu, sản xuất bán thành phẩm, thành phẩm Trong đó, kiểm tra sản phẩm cần chú ýđến các chỉ tiêu: độ ẩm, hàm lượng nicotin, kích thước sợi, rỗ đầu, eo lưng, tỷ lệ bụitrong sợi,…

Trang 18

1.5.3 Công nghệ sản xuất

Quy trình chế biến, sản xuất:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Nhận nguyên liệu về đúng theo công thức phối chế, kiểm tra chất lượng từng

mẻ

- Hấp chân không, phối chế trên băng tải

- Làm ẩm lá kiểu gió nóng

Bước 2: Sản xuất sợi cuộng

- Làm ẩm cuộng bằng hơi nước

- Hấp cuộng – ép cuộng và loại bỏ các tạp vật, cuộng hỏng: nhũng , đen

- Thái cuộng thành sợi; Trương nở cuộng, sấy cuộng, phân ly sợi cuộng

Bước 3: Sản xuất sợi lá

- Thêm nguyên liệu để tăng phẩm chất thuốc lá và làm ẩm lá

- Thái lá, sấy sợi khô, cố định màu sắc thuốc lá; Phun hương

- Chứa sợi: bảo quản sợi cho đến khi cuốn điếu

Bước 4: Cuốn điếu, đóng bao, đóng tút, đóng kiện

Đơn vị thành phẩm: thùng thuốc

Trong các khâu của quy trình chế biến sản xuất thì có một số khâu rất dễ phátsinh lỗi, đó là các khâu: hấp chân không; phối chế lá trên băng tải; thêm liệu; sấy

Trang 19

sợi; phun hương Ở các khâu này, Công ty cần vạch rõ những tiêu chuẩn cho từngcông đoạn thuộc quy trình cụ thể để cho những người trực tiếp sản xuất và kiểm tra

có thể thực hiện đảm bảo theo yêu cầu Như ở khâu hấp chân không, việc xếp cáckiện thuốc lên xe phải theo đúng công thức phối chế cho 1 mẻ hấp (từ 1600-2000kg); kiểm tra chất lượng nguyên liệu từng mác; thời gian hấp: 25-30 phút; tỷ lệlàm ẩm: 98%; và cuối cùng, nhiệt độ trong bao phải đạt tiêu chuẩn: thuốc tốt là < 70

độ còn thuốc trung bình là < 80 độ Ở khâu phun hương, tỷ lệ hương theo quy định

là 6% Công ty phải kiểm tra thiết bị và sợi thường xuyên để phát hiện tắc hương,trường hợp tắc phải báo cho phòng QLCL và người vận hành máy sấy để ngừngđưa sợi lên thêm

Công ty sản xuất thuốc lá điếu, máy móc thiết bị đòi hỏi sự thống nhất trongdây chuyền sản xuất, dẫn đến việc cải tiến hay thay thế không thể diễn ra trongmột thời gian ngắn Vì vậy, trình độ công nghệ hiện tại của Công ty là một yếu tố

mà Công ty không thể tác động để thay đổi ngay được nhưng cũng do đó mà cóảnh hưởng lớn đến chất lượng các sản phẩm cũng như hệ thống quản lí chấtlượng

Công ty không chỉ đầu tư để nghiên cứu tìm ra các biện pháp kĩ thuật nhằmkhắc phục những máy móc đã lạc hậu mà còn đầu tư xây dựng mới, mua sắm, lắpđặt nhiều phương tiện hiện đại như: máy MK8- MAX3-Cascade, Mcline HLP,…

để tăng năng suất, chất lượng

Hình 2 Sơ đồ tóm tắt quá trình công nghệ sản xuất

Trang 21

Các máy móc thiết bị có xuất xứ hầu hết là các nước có công nghệ phát triểnnhư: Anh, Đức, Pháp,…Năm sản xuất hầu hết từ 1990 trở lại đây, các máy phầnlớn đang ở tình trạng tốt Tuy nhiên, với việc đa dạng hóa sản phẩm hiện nay,Công ty có hơn 50 mác thuốc, trong đó 18 mác xuất khẩu Điều này dẫn đến việcmáy móc luôn phải căn chỉnh để chạy nhiều mác thuốc khác nhau Nhưng do trình

độ công nhân vẫn còn hạn chế, thiếu thợ bậc cao; các phụ liệu như: sáp vàng,bóng kính, giấy cuốn, chỉ xé,…không đồng bộ; một số thiết bị thay thế các chi tiếtmáy không đạt tiêu chuẩn, thời gian chết máy làm ảnh hưởng đến năng suất chấtlượng Khó khăn như vậy nhưng nhìn chung, Công ty cũng đã nỗ lực ứng dụngkhoa học công nghệ, ghóp phần đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả của hệthống quản lí ISO 9001:2000

1.5.4 Đặc điểm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất kinh doanh, đặcbiệt là ngành sản xuất thuốc lá, nó chiếm tỷ lệ lớn trong giá trị sản phẩm (65-70%).Những nguyên vật liệu chính gồm: Lá thuốc: lá vàng hoặc lá nâu được chế biếnthành sợi, chiếm tỷ lệ 85% sản phẩm; Hương liệu: 1% sản phẩm; Các loại giấycuốn; Các loại sáp vàng, sáp trắng; Lưỡi gà, chỉ xé, giấy nhôm; Các loại keo: keođiếu, keo bao,…; Nhãn, vỏ, tút, đầu lọc

Đặc điểm tổ chức sản xuất ở Công ty lại chủ yếu là sản xuất theo các đơnhàng mà mỗi đơn hàng đều có những yêu cầu về quy cách, mẫu mã, chất lượngkhác nhau Do vậy, nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng rất đa dạng về chủng loại.Điều này gây khó khăn cho cho công tác quản lí nguyên vật liệu đảm bảo chấtlượng ở tất cả các khâu Công tác thu mua, bảo quản nguyên liệu có ý nghĩa quantrọng trong quản lí và tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty Phòng quản lí Chấtlượng chịu trách nhiệm về tình hình nguyên vật liệu Hàng tuần, hàng tháng, các

Trang 22

phân xưởng phải gửi báo cáo sử dụng vật tư để Công ty theo dõi, kiểm tra theonhững quy trình nhất định.

Để phù hợp với tình hình sản xuất công nghiệp hiện nay, Công ty không trựctiếp trồng cây thuốc lá mà chủ động mua sắm nguyên vật liệu với cả hai nguồntrong và ngoài nước Công ty chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ: Campuchia, Ấn

Độ, Trung Quốc, Mỹ,…Thị trường đầu vào trong nước như: Cao Bằng, Gia Lai,Lạng Sơn Công ty cung kí hợp đồng với những người trồng cây thuốc lá, kiểmtra, giám sát thực hiện các điều khoản đã cam kết và có trách nhiệm đầy đủ với

họ Công tác quản lí chất lượng phải triển khai cả khâu kiểm soát các nhà cungứng theo yêu cầu bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm đảm bảo nguyên vật liệuđược mua đáp ứng các yêu cầu mua hàng đã xác định

1.5.5 Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nhân lực ảnh hưởng đến quản lí chất lượng qua việc các nhân viên

có đủ khả năng áp dụng các tiêu chuẩn, yêu cầu bộ tiêu chuẩn ISO từ lí thuyết vàothực tế hay không Trình độ nhân lực cao giúp người lao động có quan điểm hệthống, hiểu được ISO là bọ tiêu chuẩn cho một hệ thống chất lượng chứ không phải

là tiêu chuẩn về riêng chất lượng sản phẩm và trách nhiệm quản lí chất lượng thuộc

về tất cả mọi thành viên Nếu họ không hiểu thì hệ thống quản lí chất lượng sẽkhông đồng bộ Có thể hiểu được ý nghĩa của ISO và các quá trình thì các CBCNVmới có thể biến các quy định lí thuyết của ISO thành hiện thực Trình độ nguồnnhân lực không chỉ thể hiện ở việc hiểu ISO mà còn là trình độ chuyên môn thựchiện ISO

Lao động trực tiếp giảm từ 972 người năm 2005 xuống còn 729 năm 2008 ,giảm 243 người, tương ứng 25%, chứng tỏ công ty đã xấy dựng một dây chuyền sảnxuất ngày càng tự động hóa, hiện đại, giảm sức người Số lao động gián tiếp cũnggiảm mạnh cho thấy bộ máy quản lí được tinh giảm, gọn nhẹ hơn, giúp việc phổbiến và áp dụng hệ thống ISO thuận lợi Bên cạnh đó trình độ đội ngũ lao độngcũng được cải thiện, đến năm 2008, công ty đã không còn lao động phổ thông Sốlượng người có trình độ trên đại học tăng theo các năm Tuy nhiên, tỷ lệ công nhânlành nghề chưa cao, năm 2008, tỷ lệ CN bậc 5-7 giảm chỉ còn gần 33 %, thấp hơn tỷ

lệ CN bậc 3-4 (39%)

Bảng 6 Cơ cấu lao động Công ty từ năm 2005 đến 2008

Trang 23

Chỉ tiêu

Sốlượng

Tỷtrọng(%)

Sốlượng

Tỷtrọng(%)

Sốlượng

Tỷtrọng(%)

Sốlượng

Tỷtrọng(%)

Trang 24

Chương II Thực trạng hệ thống quản lí chất lượng

ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long

2.1 Đánh giá khái quát kết quả đạt được về việc thực hiện ISO 9001:2000

2.1.1 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm đã không ngừng được nâng cao, phù hợp với thị hiếungười tiêu dùng Kết quả sau một thời gian áp dụng hệ thống QLCL ISO9001:2000, thuốc Sapa được xếp hạng A1 trong Hội tuổi trẻ sáng tạo thủ đô, thuốc

Du Lịch đầu lọc và Điện Biên không đầu lọc đạt huy chương bạc tại hội chợ triểnlãm kinh tế toàn quốc Để thấy rõ hơn tình hình chất lượng sản phẩm, ta đi vàonghiên cứu chất lượng những sản phẩm chủ yếu trong bảng dưới đây

Ta thấy chất lượng toàn bộ sản phẩm năm 2008 cao hơn năm 2007 về cả 2 loại chỉtiêu:

 Về chỉ tiêu vật lí:

Tỷ lệ rỗ đầu năm 2008 so với năm 2007 ở cả hai loại bao cứng và bao mềm hầuhết giảm, thể hiện qua số chênh lệch âm đã được tính theo bảng trên Tỷ lệ lỗi điếucũng tương tự, Công ty đã có những tiến bộ trong việc kiểm soát các chỉ tiêu vật lí

 Về chỉ tiêu cảm quan:

Nhìn chung, chất lượng các sản phẩm là chấp nhận được, đều từ mức trung bìnhtrở lên, không có chất lượng kém Điểm cảm quan tất cả các mác thuốc hầu nhưnăm 2008 cao hơn 2007, mức chênh lệch điểm 2 năm là đáng kể và dương

Tuy nhiên, nhìn vào bảng, ta thấy được chất lượng sản phẩm bao mềm còn kémhơn nhiều so với sản phẩm bao cứng Điều này thể hiện đặc biệt rõ qua kiểm tracảm quan, các mác thuốc bao mềm chỉ toàn là chất lượng trung bình Bên cạnh đó,các chỉ tiêu vật lí như trọng lượng rỗ đầu, lỗi điếu sản phẩm bao mềm cũng đạtnhững con số còn khá cao: trọng lượng rỗ đầu trung bình > 1,00gr; còn tỷ lệ lỗi điếutrung bình xấp xỉ 4%

Trang 25

Bảng 7 : Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc lá bao thành phẩm

Sản phẩm được sản xuất ở phân xưởng bao mềm, lợi nhuận đơn vị kém hơn cácsản phẩm khác nhưng nhu cầu tiêu thụ cao Máy móc ở đây cũ và lạc hậu hơn so với

phân xưởng bao cứng, lại do nhiều nước không thật sự phát triển về công nghệ sản

xuất ra như: Trung Quốc, Tiệp Khắc, Hà Lan… Ở đây còn có những máy móc

thuộc loại cổ nhất trong Công ty Cho nên sản phẩm bao mềm thường rỗ đầu, đầu

lọc xơ, đầu điếu bai, bẹp đáy bong hồ, cạnh bao nhanh bẩn, chất lượng nói chung

kém hơn bao cứng Như vậy, sản phẩm bao mềm tuy đã phù hợp vơí người tiêu

dùng cả về chất lượng và giá cả nhưng Công ty cần đầu tư máy móc hiện đại hơn

Sản phẩm bao cứng được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ của Mollils- Anh,được tân trang lại hàng loạt Đây là thuận lợi cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm

bao cứng Xét về chỉ tiêu cảm quan sản phẩm bao cứng đạt chất lượng về chu vi

Mác thuốc

Chỉ tiêu vật lí Chất lượng cảm quan

Rỗ đầu (gr) Lỗi điếu (%) Điểm

Nguồn: Phòng QLCL

Trang 26

điếu, trọng lượng điếu, hương, vị, độ cháy, màu sắc sợi, điếu thuốc tròn đều, mẫu

mã bao bì in đẹp, không trầy xước, vết cắt đúng vị trí đúng độ sâu

2.1.2 HTQLCL tại Công ty được đảm bảo

Ngay từ năm 2001, Công ty đã chỉ đạo thực hiện áp dụng hệ thống quản líchất lượng ISO 9001:2000 đảm bảo hiệu lực và hiệu quả Sau khi áp dụng HTQL

chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, Công ty đã có một HTQL chất lượng ổn định, hoạt

động khá chặt chẽ và đồng bộ Ngày 23/1/2003, Công ty đã được tổ chức Chứng

nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế QUACERT cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu

chuẩn ISO 9001:2000 Trong năm 2005, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận sự

phù hợp QUACERT cấp lại Chứng nhận ISO 9001:2000 Theo định kì của quá trình

chứng nhận hệ thống QLCL của tổ chức chứng nhận, Công ty sẽ được chứng nhận

lại nếu như duy trì tốt Điều này được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch (nghìn bao)

Thực hiện (nghìn bao)

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch (nghìn bao)

Thực hiện (nghìn bao)

Tỷ lệ (%) Lượng

gửi đi

401.331,00 401.331,00 100,00 489.061,00 489.061,00 100,00 565.030,00 565.030,00 100,00 Lượng

TT

400.528,34 400.608,60 100,02 488.571,94 489.013,00 100,09 565.000,00 565.030,00 100,01 Lượng

Trang 27

Qua bảng trên ta thấy, qua các năm gần đây, Công ty đều vượt kế hoạch đề rakhi thực hiện chương trình tiêu thụ về lượng hàng tiêu thụ được và lượng hàng bịgửi lại.

Nhờ thực hiện tốt quy trình sản xuất, kinh doanh, lượng sản phẩm sai hỏng giảmhẳn và do đó lượng hàng bán bị gửi lại cũng giảm và một thành tựu đáng phát huy đó làtrong năm 2008, lượng hàng bán bị trả lại đã giảm xuống tối thiểu và bằng 0

Tiết kiệm nguyên vật liệu

Bảng 9 Tình hình tiêu hao nguyên liệu năm 2008 Chỉ tiêu

Tiêu hao nguyên liệu (kg/1000 bao)

Bao mềm Bao cứng Loại 10 điếu Loại 20 điếu

2.2 Thực trạng áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2000

2.2.1 Trách nhiệm của lãnh đạo

2.2.1.1 Cam kết của lãnh đạo

Giám đốc Công ty cam kết huy động mọi nguồn lực để phát triển sản xuất vàthực hiện hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 - 2000, nhằm luôn thoảmãn khách hàng và các đối tác

2.2.1.2 Hướng vào khách hàng

Trang 28

Công ty coi việc định hướng khách hàng là trung tâm của hoạt động kinhdoanh, là yếu tố chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty trongtương lai Nhằm giữ vững và mở rộng thị trường, thu hút khách hàng, Công ty cốgắng tìm hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để đáp ứng ngày càngtốt hơn những nhu cầu chính đáng của khách hàng

Lãnh đạo Công ty từ sự tham mưu của Phòng TT, Phòng TTr và các báo cáoliên quan theo định kì, nghiên cứu, tìm ra các yêu cầu cụ thể của khách hàng về: sốlượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ; những yếu tố thời gian, địa điểm, loại hìnhphục vụ,… ; từ đó xây dựng, chỉ đạo phương pháp thực hiện

Đánh giá sự thoả mãn của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ doCông ty cung cấp, trên cơ sở đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của khách hàngthông qua quy trình cụ thể

 Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo 100% đúng yêu cầu hợp đồng

 Đảm bảo 100% sản phẩm ra ngoài thị trường đạt yêu cầu chất lượng.Các mục tiêu trên được thực hiện thống nhất trong toàn Công ty Căn cứvào mục tiêu chung toàn Công ty, các đơn vị xác định mục tiêu riêng cho mình phùhợp đặc thù từng đơn vị Các mục tiêu chất lượng này được treo trong từng phòngcùng với chính sách chất lượng thể hiện quyết tâm áp dụng và duy trì hệ thống quản

lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 của toàn CBCNV Kết quả là trongnăm 2008, Công ty đã thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng đề ra

Trang 29

2.2.3 Chính sách chất lượng

Giám đốc Công ty cam kết cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện có hiệulực và hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000, đảm bảo ổn địnhchất lượng các mác thuốc, không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằmthoả mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng Khi có lỗi phát sinh, Công ty sẽ triệt đểlàm rõ nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục kịp thời

2.2.4 Hoạch định

Công ty xây dựng kế hoạch chất lượng trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinhdoanh hàng năm với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đồng thời nhằm thoả mãn cácyêu cầu của khách hàng Công ty xác định và tiến hành xây dựng các qui trình, cácquá trình cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với qui mô sản xuất,dịch vụ của Công ty, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Đại diện lãnh đạo về chất lượng, trưởng các

bộ phận kiểm soát việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và thường xuyên tìmkiếm cơ hội để cải tiến

2.2.5 Tổ chức thực hiện

2.2.5.1.Cơ cấu tổ chức hệ thống QLCL

Giám đốc và phó Giám đốc sản xuất là người chỉ đạo chung và chịu tráchnhiệm chính về chất lượng sản phẩm Công tác QLCl chủ yếu tập trung ở 2 phòng:Phòng QLCL và phòng KTCN Phòng Kĩ thuật công nghệ có trách nhiệm soạn thảocác thông số tiêu chuẩn cho từng công đoạn sản xuất, nghiên cứu các tiêu chuẩn cơ

sở, tiêu chuản của Tổng Công ty và truyền đạt xuống từng bộ phận Ngoài ra, phòngcòn quản lí quy trình công nghệ sản xuất, sửa chữa máy móc, bảo dưỡng, nghiêncứu sản xuất sản phẩm mới

Phòng Quản lí chất lượng có nhiệm vụ quản lí nguyên vật liệu, hương liệu,chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, phát hiện sai sót, báo cáo để Giámđốc chỉ thị khắc phục, giám sát chất lượng thành phẩm khi xuất kho, kiểm tra kếtluận nguyên nhân hàng bị trả lại hoặc hàng giả Hiện phòng có 37 nhân viên, chialàm 5 tổ:

Trang 30

+ Tổ văn phòng,

+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng Sợi,

+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng Bao mềm,

+ Tổ kiểm nghiệm phân xưởng Bao cứng,

+ Tổ kiểm tra nguyên liệu

Tuy có nhiệm vụ chuyên trách tại từng phân xưởng nhưng khi có yêu cầu,các kiểm nghiệm viên đều có thể bổ sung, hoán đổi vị trí và phải đảm bảo công việctại vị trí mới Tất cả các kiểm nghiệm viên đều được lựa chọn từ những công nhân

có năng lực trên dây chuyền và có tay nghề kiểm nghiệm (90% kiểm nghiệm viênđều có trình độ trung cấp, còn lại là công nhân bậc 5/6)

Như vậy, với việc tổ chức hệ thống QLCl như trên, Công ty đã sắp xếp một

hệ thống khá gọn nhẹ , loại trừ tối đa sự dôi thừa các chi phí gián tiếp, trong đó,Giám đốc trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động và có trách nhiệm chủ đạo trong

hệ thống QLCL nên nắm bắt được tình hình và định hướng hoạt động được theocách tối ưu

Tuy nhiên, tất cả các đơn vị đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến chấtlượng sản phẩm nên đòi hỏi ý thức trách nhiệm của tất cả các bộ phận Nhưng côngtác QLCL lại chủ yếu tập trung ở hai phòng QLCL và phòng KTCN cùng với việcGiám đốc là người quyết định cao nhất trong Công ty làm giảm tính năng động củacác đơn vị, khiến cho một số lãnh đạo đơn vị khác chưa hình thành được ý thức chủđộng, ỷ lại vào những phòng chuyên trách trong công tác QLCL Mặt khác, do đặcthù tổ chức quản lí tại Công ty, các phân xưởng sản xuất nhận lượng theo số lượngsản phẩm nên người công nhân chú trọng vào số lượng, thiếu ý thức về chất lượng.Việc kiểm tra chất lượng nhiều lúc còn phụ thuộc vào các kiểm nghiệm viên bộphận chuyên trách Vì thế, trên dây chuyền sản xuất còn phát sinh nhiều lỗi, gây saihỏng sản phẩm trên các công đoạn và dẫn đến sai hỏng cho thành phẩm cuối cùng

2.2.5.2 Hệ thống tài liệu

Các tài liệu của HTQLCL của Công ty gồm:

Trang 31

Văn bản của HTQLCL của Công ty được sắp xếp theo sơ đồ sau:

+ Tài liệu tầng 1: Sổ tay chất lượng xác định chính sách chất lượng, mục tiêuchất lượng, và cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng; các công việc cần làm để đáp ứngcác yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

Tầng 1: Sổ tay chất lượng

Tầng 2: Các quy trình, quá trình

Tầng 3: Các hướng dẫn, biểu mẫu

Trang 32

+ Tài liệu tầng 2: Các qui trình và quá trình của các công việc trong nhà máy Cácqui trình nêu rõ: ai làm, khi nào, làm ở đâu, phương tiện gì, làm theo hướng dẫn nào?

+ Tài liệu tầng 3: Các hướng dẫn chỉ rõ cách thức tiến hành một công việc cụ thể + Các biểu mẫu để thống nhất cách ghi chép, để phân loại và quản lý

Kiểm soát hồ sơ:

+ Hồ sơ chất lượng của nhà máy được lưu giữ để chứng tỏ sự phù hợp vớicác yêu cầu và hoạt động có hiệu quả của hệ thống QLCL

+ Hồ sơ chất lượng đảm bảo dễ đọc, dễ tra cứu, dễ nhận biết và truy cập

+ Hồ sơ chất lượng của nhà máy đảm bảo được lưu giữ, bảo vệ, phục hồi,được phân loại và qui định thời gian lưu giữ và phương thức huỷ hồ sơ

2.2.5.3 Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho QLCL

 Hiện trạng thiết bị sản xuất

Trong những năm gần đây, Công ty có những nỗ lực nhằm thực hiện đầu tưchiều sâu, thay thế từng bước cho thiết bị cũ, lạc hậu đồng thời ứng dụng nhữngthành tựu khoa học mới vào trong sản xuất

Bảng 10 Năng lực thiết bị sản xuất

Sinh viên: Lê Thị Thuỳ Lớp: Quản trị chất lượng 47

TT Danh mục lượng Số chế tạo Nước

Năm sản xuất

suất sử dụng (%) Thiết kế Thực tế

PHÂN XƯỞNG SỢI

1 Dây chuyền đồng bộ sản xuất

1 Máy cuốn điếu đầu lọc

MK8-MAX3TFU

02 Anh 1990 2300 điếu/phút 2000 điếu/phút 87

01 Anh 1998 3000 điếu/phút 2500 điếu/phút 83

5 Máy đóng bao bong kính HLP 01 Anh 1998 160 bao/ phút 115 bao/ phút 72

6 Máy đóng tút- Tút bong kính 01 Anh 1998 24 tút/phút 20 tút/ phút 83

7 Máy vấn ghép 3D 6000/HCF-1B 01 Pháp 2000 6000 điếu/phút 5000 điếu/phút 83

PHÂN XƯỞNG BAO MỀM

1 Máy cuốn điếu không đầu lọc 04 Trung

Quốc

1968 1000 điếu/phút 670 điếu/phút 67

2 Máy cuốn điếu MK8-MAX3 01 Anh 1999 2500 điếu/phút 2300 điếu/phút 92

01 Hà Lan 1992 2500 điếu/phút 2000 điếu/phút 80

6 Máy đóng bao mềm Đông Đức 04 Đức 1973 240 bao /phút 100 bao/phút 42

7 Máy đóng bao mềm Tây Đức

Nepman

03 Đức 1985 250 bao/phút 200 bao/phút 80

8 Máy đóng tút mềm YB 62- 04 Trung 1993 24 tút/phút 22 tút/phút 92

Trang 33

Ưu điểm

- Dây chuyền sản xuất của Công ty là dây chuyền khép kín, từ khâu chếbiến nguyên vật liệu đến khâu sản xuất thuốc lá điếu Nhờ đó giảm được sự tiêu haonguyên vật liệu, tiết kiệm cho sản xuất

- Trên dây chuyền chế biến sợi có lắp những máy kiểm tra chất lượng sảnphẩm như máy đo độ ẩm, khối lượng sợi… nhờ đó, người công nhân có thể nắm bắttình hình chất lượng nhờ quan sát các thông số công nghệ trên giây chuyền

- Nhìn chung hiệu suất sử dụng của các thiết bị tương đối cao, đều từ 80% trở lên

 Công ty đã trang bị một số máy móc giúp đo lường một số chỉ tiêu vật lí quan trọng như bảng sau:

Bảng 11: Thiết bị đo lường chỉ tiêu vật lí tại phân xưởng cuốn điếu

(cái)

Năm sảnxuất

Nguồn: P.QLCLTuy nhiên, những thiết bị này đều tập trung tại PX Bao cứng vì đây là PX sảnxuất những mác thuốc cấp cao và xuất khẩu nên đòi hỏi nghiêm ngặt hơn về chấtlượng Trong khi đó tại PX Bao mềm chủ yếu sử dụng phương pháp cảm quan Dovậy, tỷ lệ phế phẩm thải ra trong quá trình cuốn điếu của PX Bao mềm luôn caohơn so với PX Bao cứng

 Phòng hóa nghiệm của Công ty được thành lập từ năm 1996 Hiện phòngđang phân tích 03 chỉ tiêu hóa học nhưng hệ thống điện và hệ thống cấp thoát nướccho phòng không đảm bảo tiện nghi và an toàn nếu như bổ sung thêm chỉ tiêu

Trang 34

Bảng 12: Hiện trang phòng Hóa nghiệm

Nhìn chung, các thiết bị đo lường - thử nghiệm của các đơn vị được sử dụng

và bảo quản đạt yêu cầu, các thiết bị được hiệu chuẩn đúng kế hoạch Tuy nhiên,các phép thử chưa mang lại kết quả chính xác do máy móc chưa được trang bị hiệnđại theo tiêu chuẩn

2.2.5.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên từng công đoạn

 Kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào

Bảng 13: Chỉ tiêu kiểm tra nguyên liệu

Quy cách thùng, kiện nguyên liệu, khối lượng

thuốc lá lá

Cảm quan, cân

Nguồn: phòng QLCL

Bảng 14 :Các chỉ tiêu kiểm tra vật tư

Thùng carton:

màu sắc, bố cục, in ấn Cảm quan

Trang 35

Kích thước, số ghim Đo

Nhóm nhãn, tút:

chất liệu, màu sắc, bố cục, mùi

kích thước, định lượng

Cảm quanĐo

TCVN1270:2000Cây đầu lọc:

Chu vi, độ giảm áp, khối lượng

và phương pháp kiểm tra nên nhân viên kiểm tra chủ yếu dựa vào hợp đồng và chochạy thử trên máy Điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo chất lượng đầu vào của vật

tư phụ liệu

Nhìn chung, việc mua sắm nguyên vật liệu đã được lên kế hoạch cẩn thậnnên Công ty đã giảm được chi phí tồn kho, nhờ đó mà giảm chi phí sử dụng nguyênvật liệu Công ty cũng thực hiện đáng giá nhà cung cấp, đây là một biện pháp tíchcực trong việc giảm chi phí nguyên liệu đầu vào

Tuy nhiên, do thiếu thiết bị kiểm tra chất lượng nên việc kiểm tra vật tư phụthuộc vào nhà cung cấp Công ty cần đầu tư một số thiết bị đo lường phục vụ một sốchỉ tiêu quan trọng như: độ nhẵn vật liệu, độ thông khí, độ xốp của giấy cuốn

 Đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất

Công ty luôn xác định đảm bảo chất lượng sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ củanhân viên kiểm tra chất lượng mà là của mọi thành viên trong Công ty Vì vậy, việc kiểmtra chất lượng trên dây chuyền là trách nhiệm của mọi người tham gia sản xuất

Công ty quy định rõ chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp xác định Ngoài nhữngchỉ tiêu kiểm tra trên dây chuyền, công nhân phân xưởng và kiểm nghiệm còn theodõi thông số công nghệ trên từng công đoạn

Trang 36

Khi phát hiện có sự sai lệch thì báo ngay với người có trách nhiệm để khắcphục Bên cạnh đó, kiểm nghiệm phải theo dõi vệ sinh môi trường sản xuất và nhiệt

độ, độ ẩm để kịp nhắc nhở, không để ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Sản phẩmqua mỗi công đoạn đều phải có xác nhận của kiểm nghiệm thì mới được tiếp tụcđược đưa vào sản xuất Nhờ đó, chất lượng sản phẩm nói chung đã được cải thiệnnhư đã phân tích ở phần trên

Hiện, Công ty còn sử dụng nhiều chỉ tiêu cảm quan và chưa tự xác định đượchết các chỉ tiêu thành phẩm thuốc lá điếu mà phải thuê Viện Kinh tế- kĩ thuật thuốc

lá đánh giá Đây là một hạn chế gây nhiều tốn kém

Bảng 15 Một số chỉ tiêu chất lượng thuốc lá điếu

2.Chiều dài phần chứa thuốc TCVN6669:2000

3.Chiều dài phần đầu lọc TCVN6670:2000

5.Hiệu cách mép sáp nâu Đo theo tiêu chuẩn sản phẩm

6.Độ ẩm sợi trong điếu Sấy ở nhiệt độ T = 95 độ C, thời gian 3h

Trang 37

7.Tỷ lệ bong hồ TCVN6672:2000

9.Khối lượng 20 điếu Cân theo tiêu chuẩn sản phẩm của Công ty

Nguồn: phòng QLCLNgoài ra, định kì hàng tháng, phòng QLCL tổ chức cuộc bình hút trongphòng họp của Công ty Để hiểu rõ phương pháp chuyên gia này, ta lấy số liệu vềchất lượng sản phẩm thuốc Du lịch tháng 3-2008 làm 1 ví dụ để minh họa:

CG2

CG3

CG4

Cg5

CG6

CG7

CG8

Cg9

* 11,2 – 15,2 điểm: chất lượng trung bình

* 5,2 – 18,2 xếp loại khá

* > 18,2 xếp loại tốt

Bảng 17 Điểm chất lượng cho thuốc Du Lịch

Trang 38

Tổng điểm 11.29

Nguồn: Phòng QLCLNhư vậy, thuốc Du lịch đạt chất lượng vì điểm chất lượng lớn hơn 11,2nhưng chỉ vào mức chất lượng trung bình

Thành viên Hội đồng là những chuyên gia có nhiều kĩ năng, kinh nghiệmtrong việc đánh giá chất lượng sản phẩm và chịu sự quản lí của chủ tịch Hội đồngCảm quan, Giám đốc Họ thường là trưởng phó phòng các đơn vị, các thành viênnày đều đã được tham gia các khóa học về cảm quan do Tổng Công ty tổ chức Điềunày giúp cho việc đánh giá mang lại kết quả chính xác

Tuy nhiên, Công ty chưa có phòng đáng giá cảm quan nên việc tổ chứcđánh giá cảm quan trong phòng họp chưa đảm bảo các điều kiện môi trường xungquanh như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm như qui định Mặt khác, các thành viên củahội đồng ngồi kề nhau, khói thuốc sẽ ảnh hưởng tới thành viên bên cạnh

Ngày đăng: 06/04/2013, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Trang web của Tổng cục đo lường chất lượng http://www.tcvn.gov.vn Link
1. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Khác
2. Trịnh Xuân Giáp (2007), Hoàn thiện hệ thống quản lí chất lượng ISO Khác
4. Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lí chất lượng trong các tổ chức, Nxb Lao động – xã hội Khác
5. Phó Đức Trù, Phạm Hồng (2001), ISO 9000:2000, Nxb Khoa học &amp; Kỹ thuật Hà Nội Khác
6. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Công ty Thuốc lá Thăng Long Khác
7. Tài liệu hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 của Công ty Thuốc lá Thăng Long Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của công ty - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Hình 1. Sơ đồ tổ chức của công ty (Trang 8)
Bảng 1: Sản lượng và giỏ trị sản phẩm sản xuất và tiờu thụ giai đoạn 2005-2008 - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 1 Sản lượng và giỏ trị sản phẩm sản xuất và tiờu thụ giai đoạn 2005-2008 (Trang 13)
Bảng 2: Cỏc chỉ tiờu lợi nhuận và nộp ngõn sỏch cỏc năm 2005-2008 - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Cỏc chỉ tiờu lợi nhuận và nộp ngõn sỏch cỏc năm 2005-2008 (Trang 14)
Bảng 2: Các chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách các năm 2005-2008 - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Các chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách các năm 2005-2008 (Trang 14)
Bảng 3: Tỡnh hỡnh lao động, tiền lương - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Tỡnh hỡnh lao động, tiền lương (Trang 15)
Bảng 3: Tình hình lao động, tiền lương - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Tình hình lao động, tiền lương (Trang 15)
Bảng 5. Tổng hợp mỏy múc thiết bị - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 5. Tổng hợp mỏy múc thiết bị (Trang 21)
Bảng 5. Tổng hợp máy móc thiết bị - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 5. Tổng hợp máy móc thiết bị (Trang 21)
Bảng 7: Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc lỏ bao thành phẩm - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 7 Kết quả kiểm tra chất lượng thuốc lỏ bao thành phẩm (Trang 25)
Bảng 8. Tỡnh hỡnh tiờu thụ - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 8. Tỡnh hỡnh tiờu thụ (Trang 26)
Bảng 8. Tình hình tiêu thụ - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 8. Tình hình tiêu thụ (Trang 26)
Qua bảng trờn ta thấy, qua cỏc năm gần đõy, Cụng ty đều vượt kế hoạch đề ra khi thực hiện chương trỡnh tiờu thụ về lượng hàng tiờu thụ được và lượng hàng bị gửi  lại. - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
ua bảng trờn ta thấy, qua cỏc năm gần đõy, Cụng ty đều vượt kế hoạch đề ra khi thực hiện chương trỡnh tiờu thụ về lượng hàng tiờu thụ được và lượng hàng bị gửi lại (Trang 27)
Bảng 9. Tình hình tiêu hao nguyên liệu năm 2008 Chỉ tiêu Tiêu hao nguyên liệu (kg/1000 bao) - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 9. Tình hình tiêu hao nguyên liệu năm 2008 Chỉ tiêu Tiêu hao nguyên liệu (kg/1000 bao) (Trang 27)
Bảng 10. Năng lực thiết bị sản xuất - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 10. Năng lực thiết bị sản xuất (Trang 32)
Bảng 10.  Năng lực thiết bị sản xuất - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 10. Năng lực thiết bị sản xuất (Trang 32)
Bảng 11: Thiết bị đo lường chỉ tiờu vật lớ tại phõn xưởng cuốn điếu - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 11 Thiết bị đo lường chỉ tiờu vật lớ tại phõn xưởng cuốn điếu (Trang 33)
Bảng 12: Hiện trang phũng Húa nghiệm Tờn chỉ tiờuKhu vực - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 12 Hiện trang phũng Húa nghiệm Tờn chỉ tiờuKhu vực (Trang 34)
Bảng 12: Hiện trang phòng Hóa nghiệm Tên chỉ tiêu Khu vực - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 12 Hiện trang phòng Hóa nghiệm Tên chỉ tiêu Khu vực (Trang 34)
Bảng 13: Chỉ tiêu kiểm tra nguyên liệu - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 13 Chỉ tiêu kiểm tra nguyên liệu (Trang 34)
Bảng 15. Một số chỉ tiêu chất lượng thuốc lá điếu - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 15. Một số chỉ tiêu chất lượng thuốc lá điếu (Trang 36)
Bảng 17. Điểm chất lượng cho thuốc Du Lịch - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 17. Điểm chất lượng cho thuốc Du Lịch (Trang 37)
Bảng 16. Đỏnh giỏ thuốc lỏ: Du lịch - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 16. Đỏnh giỏ thuốc lỏ: Du lịch (Trang 37)
Hình 3: Sơ đồ thực hiện xem xét đánh giá chất lượng nội bộ: - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Hình 3 Sơ đồ thực hiện xem xét đánh giá chất lượng nội bộ: (Trang 39)
Bảng 18. Hành động khắc phục phũng ngừa Khu vực phỏt sinhSố phiếu  - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 18. Hành động khắc phục phũng ngừa Khu vực phỏt sinhSố phiếu (Trang 40)
Bảng 18. Hành động khắc phục phòng ngừa Khu vực phát sinh Số phiếu - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 18. Hành động khắc phục phòng ngừa Khu vực phát sinh Số phiếu (Trang 40)
Hình 4: Trình tự đánh giá sự thỏa mãn khách hàng - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Hình 4 Trình tự đánh giá sự thỏa mãn khách hàng (Trang 43)
Bảng 19: Lượng nguyờn liệu hao hụt và giảm phẩm cấp (đơn vị: kg) - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 19 Lượng nguyờn liệu hao hụt và giảm phẩm cấp (đơn vị: kg) (Trang 46)
Bảng 19: Lượng nguyên liệu hao hụt và giảm phẩm cấp (đơn vị: kg) - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 19 Lượng nguyên liệu hao hụt và giảm phẩm cấp (đơn vị: kg) (Trang 46)
Bảng 21: Đỏnh giỏ khúa đào tạo - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 21 Đỏnh giỏ khúa đào tạo (Trang 58)
Bảng 21: Đánh giá khóa đào tạo - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Bảng 21 Đánh giá khóa đào tạo (Trang 58)
Hình 7: Mô hình biểu đồ nhân quả chất lượng điếu - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Hình 7 Mô hình biểu đồ nhân quả chất lượng điếu (Trang 68)
+ Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bộ. + Tớnh tỷ lệ % từng loại sai sút - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
p xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bộ. + Tớnh tỷ lệ % từng loại sai sút (Trang 69)
Hình 8: Áp dụng các công cụ thống kê trong từng giai đoạn cụ thể - Hệ thống Quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thăng Long - Thực trạng và giải pháp
Hình 8 Áp dụng các công cụ thống kê trong từng giai đoạn cụ thể (Trang 69)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w