Tình hình nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

1.Tình hình nhập khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng trong những năm gần đây

những năm gần đây

Biểu đồ số 1: Kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng nhập khẩu của Việt Nam từ 2004-2008 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2004 2005 2006 2007 2008 Năm T U S D 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 %

Kim ngạch nhập khẩu(Tỷ USD) Tỷ lệ nhập khẩu(%)

Nguồn: Thống kê nhập khẩu của tổng cục Hải quan

Bảng số 1: Tình hình nhập siêu của Việt Nam từ 2004- 2008

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Nhập síêu (tỷ USD) 5,5 4,54 5,06 14,12 18,03

Nguồn: Thống kê nhập khẩu của tổng cục Hải quan

Từ biểu đồ về kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng nhập khẩu của Việt Nam những năm qua cùng với những số liệu về tình hình nhập siêu, ta có thể nhận thấy từ năm 2004-2008, nhập khẩu của Việt Nam có chiều hướng liên tục tăng, mặc dù tốc độ tăng không đều qua các năm. Tình hình nhập siêu của

Việt Nam cũng biến động theo từng năm, nếu như năm 2004 nhập siêu ở mức 5,5 tỷ USD thì đến năm 2005 và năm 2006 đã giảm chỉ còn tương ứng là 4,54 tỷ USD và 5,06 tỷ USD, đặc biệt đáng chú ý là đến năm 2007 tình hình nhập siêu ở mức cao nhất từ trước đến nay lên tới 14,12 tỷ USD, cao gấp 2,8 lần năm 2006 và gấp 12,4 lần của nhập siêu năm 2001(1,12 tỷ USD). Có thể nói những biến động thất thường của giá dầu thô, nhiên liệu, giá vàng cùng với dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ, đồng đô la mất giá so với các ngoại tệ mạnh khác đã tác động không tốt và có tính lan toả đến nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Không dừng ở đó, tính đến hết năm 2008, con số về tình hình nhập siêu đã lên tới mức kỷ lục trong những năm qua 18,03 tỷ USD tăng 27,7%. Điều này đã khiến không ít người lo ngại về những tác động ngược khi Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó chứng tỏ khu vực kinh tế trong nước về xuất khẩu vẫn chưa tận dụng hết cơ hội khi các nước cắt giảm thuế suất, trong khi về nhập khẩu lại không vượt qua được thách thức lớn hơn khi nước ta cũng phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu. Nói cách khác, hàng hoá trong khu vực kinh tế trong nước sản xuất đã “thắng ít trên sân người” mà “thua nhiều hơn trên sân nhà”.

Trong tình hình nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam có những đặc điểm đáng chú ý như sau:

Thứ nhất là những mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu vào Việt Nam có khả năng phải cần đến sự điều chỉnh của các chính sách bảo hộ của Nhà nước.

Bảng số 2: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu từ năm 2005 đến hết tháng 2 năm 2009 Mặt hàng 2005 2006 2007 2008 2 tháng đầu 2009 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng(triệu USD) 5280 6630 11120 13990 1580

Xăng dầu(triệu USD) >5000 5970 7710 10970 778 Phân bón(triệu USD) 641 687 >1000 1470 183 Sắt thép(triệu USD) 2930 2940 5110 6720 453 Chất dẻo nguyên

liệu(triệu USD)

1450 1870 2500 2950 292

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày và vải các loại(triệu USD)

4680 4930 7120 8060 221,9

Ôtô nguyên chiếc(nghìn chiếc)

17,3 12,5 >30 >51 3,5

Linh kiện ôtô(triệu USD) 795 505 921 107 Linh kiện và phụ tùng xe

máy(triệu USD)

476 363 580

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện(triệu USD)

1700 1880 2960 3710 386

Nguồn: Thống kê nhập khẩu của Tổng cục hải quan

Có một điều dễ nhận thấy từ bảng thống kê đó là trong số 10 mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ 2005 đến nay thì đã có đến 5 mặt hàng là nằm trong nhóm các mặt hang phụ trợ. Đây là những mặt hàng đóng vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính thông qua cung cấp các linh kiện, bộ phận, chi tiết trung gian, cụ thể là nhóm ngành linh kiện điện tử, linh

kiện phụ tùng xe máy, nguyên phụ liệu dệt may da giày… Có thể nói rằng nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhập siêu của Việt Nam tại thời điểm này chính là do ngành công nghiệp phụ trợ vẫn chưa phát triển, năng lực cạnh tranh còn yếu.

Ngành công nghiệp phụ trợ vốn được coi là một ngành tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa, góp phần quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa chuyên sâu. Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì lý do này, công nghiệp phụ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới hạn trong một số ít các ngành. Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp này mà nhà nước ta coi việc phát triển ngành là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu khi được kì vọng sẽ mang đến bộ mặt mới cho công nghiệp nước nhà.

Tuy vậy, thời gian qua, và nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các doanh nghiệp phụ trợ trong nước vẫn loay hoay tìm đường hội nhập. Thực tế cho thấy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng này. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, khi đã trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải thực thi các cam kết với tổ chức này và thực hiện việc giảm bớt các hang rào thuế quan và duy trì mức thuế suất thấp hơn cho các linh kiện, chi tiết, phụ tùng được nhập khẩu vào Việt Nam. Chi phí trở nên rẻ hơn, do đó các nhà lắp ráp thường đi tìm mua những linh kiện từ bên ngoài vào, điều này cũng góp phần “bóp chết” các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước với khả năng cạnh tranh còn kém.

Tình hình nhập siêu lớn với những mối đe doạ cạnh tranh của hàng nhập khẩu đã đặt ra bài toán cho ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. Để doanh nghiệp có thể “tự bơi”, có lộ trình giảm tỉ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu, tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước và tiến tới giảm nhập siêu đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước mà trước hết là thông qua các chính sách bảo hộ hợp lý tuân theo quy định của WTO. Điều này sẽ góp phần nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các sản phẩm phụ trợ nhập khẩu từ nước ngoài, giúp cho ngành công nghiệp phụ trợ nước ta có thời gian tìm ra hướng đi đúng đắn và có cách thức cơ cấu lại sao cho có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, đáng chú ý về nhóm hàng nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn những năm gần đây là các mặt hàng xăng dầu, phân bón và thép. Đây là những mặt hàng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả thành thị và nông thôn. Đối với mặt hàng xăng dầu, nếu như năm 2005 Việt Nam mới chỉ nhập khẩu đạt gần 11,5 triệu tấn, trị giá hơn 5 tỷ USD thì kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này đã đạt trên 10 tỷ USD năm 2008. Mặc dù hiện nay khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đã bước đầu đi vào chạy thử, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 33 % nhu cầu xăng dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu vẫn là một trong những nhu cầu quan trọng nhằm phát triển công nghiệp nước nhà. Thị trường thép đặc biệt trong thời gian qua có nhiều biến động, thép ngoại giá rẻ đang tràn ngập thị trường Việt Nam và vẫn đang tiếp tục được nhập khẩu. Tác động xấu lớn nhất của việc nhập khẩu thép nói trên là đã và đang đẩy ngành thép Việt Nam vốn có khả năng cạnh tranh còn yếu vào tình thế vô cùng khó khăn, không đủ sức cạnh tranh với thép ngoại. Hầu hết các doanh nghiệp thép kiến nghị chính phủ kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm cứu ngành thép thông qua tăng thuế nhập khẩu các sản phảm thép thành phẩm và phôi thép. Còn về sản phẩm phân bón, năng lực sản xuất trong nước cũng mới chỉ đáp ứng 50% nhu

cầu thị trường nội địa, phần còn lại phải dựa vào nguồn phân urê nhập khẩu, do đó thị trường phân bón Việt Nam rất dễ rơi vào tình trạng bị lũng đoạn bởi nguồn phân bón nhập khẩu. Về lâu về dài vẫn cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thép và phân bón cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh mà một trong những biện pháp là áp dụng các biện pháp bảo hộ.

Một đặc điểm thứ hai cũng rất đáng quan tâm trong tình hình nhập siêu của nước ta là việc chúng ta nhập siêu lớn từ khu vực châu Á, đặc biệt là một số nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, do vậy cho dù xuất khẩu ở các thị trường khác (Mỹ, EU, Nhật Bản, châu Phi, châu Đại Dương) có xuất siêu cũng không thể bù đắp cho nhập siêu từ châu Á. Điều này đã đưa ra một số nghịch lý đối với xuất nhập khẩu Việt Nam khi mà xuất siêu thì lại ở xa mà nhập siêu thì lại ở gần, thêm đó là xuất siêu ở những khu vực có công nghệ nguồn nhưng lại nhập siêu ở những khu vực có công nghệ thấp. Thực tế trên cho thấy khả năng cạnh tranh của trong khu vực của Việt Nam là rất yếu và sẽ thuận lợi cho hàng hoá của các nước ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc có cơ hội thâm nhập vào thị trường trong nước hơn là đưa hàng hoá của nước ta ra các thị trường này.

Trước tình hình nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam như đã phân tích ở trên, có thể thấy rõ sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo hộ hợp lý nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, bảo hộ một số ngành quan trọng nhưng năng lực cạnh tranh chưa cao như ngành công nghiệp phụ trợ…Đặc biệt hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO, tham gia sâu rộng hơn vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thì bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử thì chính sách bảo hộ mậu dịch vẫn là cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 47)