Quy định về thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)

II. MỘT SỐ VĂN BẢN VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC

2.1Quy định về thuế nhập khẩu

2. Một số văn bản pháp luật của Việt Nam quy định về bảo hộ thương mạ

2.1Quy định về thuế nhập khẩu

Ngày 29/12/2006, Bộ Tài chính ra Quyết định số 78 về việc sửa đổi thuế suất nhập khẩu ưu đãi của một số nhóm mặt hàng để thực hiện Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam, để giảm thuế cho hơn 1.800 dòng thuế theo cam kết với WTO.

Tiếp đó ngày 20/12/2007, Bộ Tài chính ra Quyết định số 106 về việc ban hành biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi để tiếp tục giảm thuế cho nhiều mặt hàng theo đúng lộ trình cam kết.

Trong số những mặt hàng nằm trong diện điều chỉnh của Bộ tài chính có thể nhận thấy ôtô, hàng dệt may được coi là những điểm nổi bật trong chính sách về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình thực hiện cam kết với WTO.

Trước hết, đối với nhóm hàng ôtô và linh kiện ôtô - là những mặt hàng có mức thuế suất cao do ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam khả năng cạnh tranh vẫn còn kém, đây được cho là công nghiệp non trẻ cần có thời gian để phát triển…bộ tài chính đã ban hành một số quyết định quy định mức thuế suất tuyệt đối đối với xe ôtô cũ và linh kiện ôtô nhập khẩu (xem phụ lục số 3)

Từ phụ lục số 3, có thể dễ dàng nhận thấy mức thuế suất đánh vào mặt hàng này có xu hướng tăng cao. Chỉ trong vòng 2 năm mà mức thuế suất liên tục được thay đổi, chủ yếu là tăng dần mức thuế, đặc biệt cao nhất là mức 30000 USD cho dòng xe dưới 5 chỗ ngồi, dung tích trên 5000cc. Thông thường ôtô cũ được nhập khẩu vào Việt Nam là dòng xe hạng sang, dành cho những người có thu nhập cao. Áp dụng mức thuế cao Nhà nước muốn hạn chế mặt hàng xa xỉ này, đồng thời giúp cho ngành công nghiệp nước nhà có khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa.

Đối với dòng xe mới 100% tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO hồi tháng 1/2007 các loại ôtô mới nguyên chiếc được giảm từ mức 90% xuống còn 80%, thuế được cắt giảm tiếp xuống còn 70% và vào ngày 16/11/2007, thuế suất đối với ôtô mới nguyên chiếc còn 60%. Ngày 11/3/2008, Bộ Tài chính ký quyết định tăng thuế ôtô lần đầu tiên trong năm 2008, từ 60% lên 70%. Tiếp đó, ngày 21/04/2008, Bộ tài chính ký quyết định số 17/2008-QĐ- BTC về việc tăng thuế nhập khẩu các loại xe mới chở người từ 70% lên 83%.

* Ngoài ra, bộ tài chính còn thông qua quyết định số 29/2007/QĐ-BTC, 95/2008/QĐ-BTC về việc ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hang thuộc nhóm 2710 trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Các mặt hàng thuộc nhóm này chủ yếu là xăng, dầu, nhiên liệu điezel, dung môi và các chế phẩm khác… và mới đây nhất là Thông tư số 24/2009/TT-BTC ban hành ngày 5/2/2009 nhằm điều chỉnh lại mức thuế suất nhập khẩu của các mặt hàng thuộc nhóm này. Theo đó, các loại xăng động cơ có pha chì hay không pha chì, loại cao cấp hay loại thông dụng được giảm 10% mức thuế nhập khẩu từ 35% xuống còn mức thuế suất 25%, thuế suất nhập khẩu đối với xăng cho máy bay lại được điều chỉnh tăng từ 35% lên mức 40%, là mức kịch trần theo quy định của Quốc hội. Riêng thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng dầu diesel vẫn giữ nguyên là 25%.

* Đối với mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô, ngày 27/02/2009 Bộ tài chính quyết định giảm thuế suất nhập khẩu thông qua Thông tư số 38/2009/TT-BTC áp dụng cho các tờ khai hải quan từ ngay 09/03/2009 mức giảm từ 2-5%. Bộ tài chính hi vọng sau quyết định này có thể cải thiện được tình hình sản xuất và tiêu thụ ôtô ở Việt Nam trong bối cảnh thị trường ảm đạm.

* Quyết định số 02/2007 ngày 05/01/2007về việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử (polymer, vít bu lông, đai ốc, đinh tán, chốt hãm, bếp lò, vỉ lò,vỉ nướng,chế

hoà khí, bơm không khí…) đánh thuế suất từ 0 đến cao nhất là 50%, trong đó chủ yếu là mức thuế suất 10 và 15%

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 63)