Các biện pháp bảo hộ thương mại tạm thờ

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)

Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời là các biện pháp hạn chế nhập khẩu mà các quốc gia được phép áp dụng trong những trường hợp nhất định, nếu thoả mãn một số điều kiện nhất định. Nhóm này bao gồm các biện pháp chủ yếu sau:

2.4.1 Chống bán phá giá (Anti - Dumping)

quốc tế. Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá thông qua việc áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ một nước khác, khi hội tụ đầy đủ các điều kiện:

•Hàng hoá đó bán với giá xuất khẩu thấp hơn giá bán thông thường của chính nó khi bán cho người tiêu dùng tại thị trường của nước xuất khẩu

•Có sự thiệt hại về vật chất hoặc đe doạ thiệt hại về vật chất đối với ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu

•Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại vật chất của ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu

2.4.2 Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Subsidy and countervailing measures)

Trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do chính phủ hoặc một tổ chức nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá và mang lại lợi ích cho đối tượng nhận trợ cấp. Trong WTO, trợ cấp nông nghiệp được điều chỉnh bởi Hiệp định Nông nghiệp. Theo những kết quả của Vòng đàm phán Ðô-ha, các nước phát triển đã đồng ý loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu nông sản vào năm 2013 và thời hạn cho các nước đang phát triển là năm 2018. Các nước thành viên cũng đã đồng ý tiếp tục cắt giảm các khoản hỗ trợ trong nước của mình. Bên cạnh đó, WTO cũng có Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng SCM điều chỉnh việc sử dụng trợ cấp công nghiệp cũng như các hình thức đối kháng. Theo đó, trợ cấp được chia ra làm 3 loại: Trợ cấp đèn đỏ-Bị cấm hoàn toàn, Trợ cấp đèn vàng- Không bị cấm nhưng có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng, Trợ cấp đèn xanh- Được phép sử dụng và không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng. WTO cho phép các nước thành viên duy trì các hình thức trợ cấp không gây bóp méo thương mại hoặc gây tổn hại đén lợi ích của các nước thành viên khác. WTO cũng thừa nhận trợ cấp là một công cụ phát triển hợp pháp và quan trọng của các thành viên đang phát triển. Như vậy, bên cạnh những yêu

cầu đòi bỏ trợ cấp thì Tổ chức thương mại thế giới cũng có những ưu đãi đối với những nước đang phát triển.

Trợ cấp có thể dẫn tới cạnh tranh không công bằng trong thương mại quốc tế, vì vậy theo quy định của WTO, nước nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt như đánh thuế chống trợ cấp khi đủ 3 điều kiện : có chứng cứ khẳng định hàng nhập khẩu được trợ cấp từ phía nước xuất khẩu, có thiệt hại vật chất hoặc đe doa thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu, có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại của ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu.

2.4.3 Biện pháp tự vệ (Safeguard Measures)

Trong thương mại quốc tế, biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn chế đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Được sử dụng để “đối phó” với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh) nên về hình thức, việc áp dụng biện pháp tự vệ bị coi là đi ngược lại chính sách tự do hoá thương mại của WTO. Tuy vậy, đây là biện pháp được hợp pháp hoá trong khuôn khổ WTO (với các điều kiện chặt chẽ để tránh lạm dụng). Lý do là trong hoàn cảnh buộc phải mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại theo các cam kết WTO, các biện pháp tự vệ là một hình thức "van an toàn" mà hầu hết các nước nhập khẩu là thành viên WTO đều mong muốn. Với chiếc van này, nước nhập khẩu có thể ngăn chặn tạm thời luồng nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của mình tránh những đổ vỡ trong một số trường hợp đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 31)