Quy định đối với một số biện pháp phi thuế quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)

II. MỘT SỐ VĂN BẢN VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC

2.2Quy định đối với một số biện pháp phi thuế quan

2. Một số văn bản pháp luật của Việt Nam quy định về bảo hộ thương mạ

2.2Quy định đối với một số biện pháp phi thuế quan

2.2.1 Quy định về hạn chế định lượng

Việt Nam cam kết sẽ không áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu kể từ khi gia nhập. Để thực hiện cam kết này, ngay trước khi kết thúc đàm phán, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2006 bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu, trong đó có việc thay thế lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá điếu và xì gà bằng việc qui định đầu mối nhập khẩu.

Bộ Thương mại cũng đã có Thông tư số 06 ngày 30/5/2007 cho phép nhập khẩu xe máy phân khối lớn vào Việt nam. Theo đó, xe gắn máy phân khối lớn từ 175cc thuộc nhóm 8711 mã số hàng hoá trong biểu thuế xuất nhập khẩu được nhập khẩu theo giấy phép nhập khẩu tự động của bộ thương mại.

2.2.2 Quy định về hạn ngạch thuế quan

Theo cam kết với WTO, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng: trứng gia cầm, đường, lá thuốc lá và muối.

Theo đó ngày 28/12/2007, Bộ công thương đã ban hành quyết định số 014/2007/QĐ- BCT quy định lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu năm 2008 như sau:

Bảng số 4: Lượng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu năm 2008

STT Mã số hàng hoá Tên hàng Đơn vị Số lượng 1 04070091 Trứng gà 04070092 Trứng vịt 04070099 Loại khác tá 32.000

2 2401 Thuốc lá nguyên liệu tấn 42.500

3 2501 Muối tấn 230.000

4 1701 Đường tinh luyện, đường thô tấn 58.000

Nguồn: Bộ công thương

Bên cạnh đó, kèm theo quyết định còn quy định đối với đường tinh luyện và đường thô, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho các thương nhân sử dụng đường làm nguyên liệu để phục vụ trực tiếp sản xuất.

2.2.3 Quy định về trị giá hải quan

Ngày 16/3/2007, Chính phủ ban hành quyết định số 40/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm 2 chương, 21 điều.

Quyết định đưa ra các khái niệm có liên quan cũng như quy định chi tiết các cách xác định trị giá hải quan theo các phương pháp xác định theo trị giá giao dịch của hang giống hệt, trị giá giao dịch của hang tương tự, trị giá khấu trừ, trị giá tính toán. Các quy định này không mâu thuẫn với những quy định của WTO trong Hiệp định về trị giá tính thuế hải quan CVA.

Thông tư số 04/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 ra đời nhằm hướng dẫn thi hành nghị định trên với những quy định chi tiết và cụ thế trong quá trình xác định trị giá hải quan như đưa ra những nguyên tắc, thời điểm xác định trị giá hải quan, thời hạn nộp thuế, kiểm tra trị giá tính thuế, quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan cũng như trách nhiệm của cơ quan hải quan.

quan có thể dễ dàng xác định trị giá hải quan, do đó làm giảm thời gian thông quan cũng như có được sự minh bạch hoá trong quá trình thông quan.

2.2.4 Quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu

Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục "thương mại nhà nước" (như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi (như gạo và dược phẩm). Theo cam kết, doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cũng được đăng ký quyền xuất nhập khẩu. Việc thực hiện cam kết này đã được cụ thể hoá tại Nghị định số 23 ngày 12/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định số 90 ngày 31/5/2007 của Chính phủ quy định về quyền xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

Thông tư số 09 ngày 17/7/2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Thông tư số 05/2008/TT-BCT sửa đổi, bổ sung thông tư 09 về việc thực hiện quyền nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép nhập khẩu nhưng chưa có quyền phân phối, quy định về giấy phép lập cơ sở bán lẻ và chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thống kê của doanh nghiệp.

Để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định pháp luật về các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Các văn bản đó gồm:

Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 11/06/2002về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 về việc chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005 của Bộ tài chính hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực thi một cách hiệu quả những chính sách, quy định đã được ban hành, Chính phủ đã thành lập Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ Trưởng Bộ Thương mại quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

2.2.6 Quy định kỹ thuật

Quyết định số 48/2007 QĐ-BNN ngày 29/05/2007, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dich thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước

khi vào Việt Nam.

2.2.7 Quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ

Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định về quyền tác giả và những quyền có liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và bảo hộ quyền sở hữu.

Hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO, bộ luật vẫn đang dần được sửa đổi và hoàn thiện nhằm thực thi theo đúng những cam kết mà Việt Nam đã ký kết.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 67)