Cam kết về thuế quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

II. MỘT SỐ VĂN BẢN VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC

1.1Cam kết về thuế quan

1. Cam kết của Việt Nam đối với tổ chức thương mại thế giới WTO về các biện pháp bảo hộ thương mạ

1.1Cam kết về thuế quan

Gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ biểu thuế gồm 10.600 dòng thuế. Trong toàn bộ biểu cam kết, Việt Nam cắt giảm thuế với khoảng 3800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của biểu thuế), ràng buộc ở mức thuế hiện hành với 3700 dòng (chiếm 34,5 % số dòng của biểu thuế), ràng buộc ở mức thuế trần - cao hơn mức hiện hành với 3170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của biểu thuế) chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.

Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm.

Một số mặt hàng có mức thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô -xe máy…vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định.

Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giầy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử.

Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong 5-7 năm.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, Việt Nam cam kết cắt giảm từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm.

Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà Việt Nam tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế và những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế sẽ được áp dụng sau 3 đến 5 năm.

Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.

Việc tham gia Hiệp định dệt may ATC (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.

Bảng số 3: Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính

Nguồn: Bộ tài chính

Về thuế tiêu thụ đặc biệt, Việt Nam đã đồng ý đơn giản hoá khung thuế trong vòng 03 năm thông qua việc áp dụng một mức duy nhất cho tất cả các loại bia và một mức duy nhất cho tất cả các loại rượu có nồng độ cồn từ 20% trở lên. Việc này đã giải toả mối lo lắng của một số nước về việc có thể xảy ra sự phân biệt đối xử với bia nhập khẩu đóng gói theo nhiều hình thức khác nhau hoặc đối với rượu nhập khẩu với nồng độ cao. Theo đó rượu trên 20 độ cồn hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm. Đối với bia, sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)