Cam kết về việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 60)

II. MỘT SỐ VĂN BẢN VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC

1.2Cam kết về việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan

1. Cam kết của Việt Nam đối với tổ chức thương mại thế giới WTO về các biện pháp bảo hộ thương mạ

1.2Cam kết về việc áp dụng các biện pháp phi thuế quan

Đối với các biện pháp hạn chế định lượng như hạn ngạch, cấm nhập khẩu

và các hạn chế khác sẽ được bãi bỏ, kể cả quy định cấm nhập khẩu thuốc lá, xì gà, xe ôtô cũ hoặc chỉ áp dụng đúng theo quy định của WTO. Ta đồng ý

Nhóm mặt hàng

Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập

WTO (%)

Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho

WTO (%)1. Nông sản 25,2 21,0 1. Nông sản 25,2 21,0 2. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3. Dầu khí 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 5. Dệt may 13,7 13,7 6. Da, cao su 19,1 14,6 7. Kim loại 14,8 11,4 8. Hóa chất 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4

10. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 11. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5

12. Khoáng sản 16,1 14,1

13. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2

cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn trên 175cc không muộn hơn ngày 31/5/2007 nhưng bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp hành chính như độ tuổi người sử dụng, chế độ cấp bằng lái đặc biệt. Với thuốc lá điếu và xì gà, tuy đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập, sẽ chỉ có một DN nhà nước được quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điều và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà ta đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ôtô cũ ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm nhưng bảo lưu quyền áp dụng thuế nhập khẩu ở mức cao, chỉ cho làm thủ tục tại 4 cảng biển (Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh), hải quan Việt Nam được xác định lại giá nhập khẩu và đáp ứng những yêu cầu khắt khe về an toàn và khí thải của cục Đăng kiểm Việt Nam.

Về hạn ngạch thuế quan: Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng hạn ngạch

thuế quan đối với 4 nhóm mặt hàng: đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối (riêng muối là mặt hang không được WTO coi là hang nông sản, do vậy thường không được áp dụng công cụ hạn ngạch thuế quan nhưng Việt Nam kiên quyết đàm phán quyền áp dụng để bảo vệ lợi ích của diêm dân). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, lá thuốc lá 30%, muối ăn 30%), mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều.

Về giấy phép nhập khẩu: Việt Nam bảo lưu quyền cấp phép nhập khẩu

văn hoá phẩm, chủ yếu để kiểm duyệt nội dung nhưng bảo đảm cơ chế cấp phép nhập khẩu nhằm mục đích kiểm duyệt này sẽ tuân thủ theo các quy định về minh bạch hoá và không phân biệt đối xử của WTO.

Về giá và kiểm soát giá: Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định của WTO và

thông báo cho WTO các hành động kiểm soát giá của mình. Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan của WTO ngay từ khi gia nhập. Việt Nam sẽ không áp dụng giá tính thuế tối thiểu (trên thực tế

đã được bãi bỏ từ trước khi gia nhập) và sẽ tuân thủ hoàn toàn các qui định của WTO về nguyên tắc và trình tự xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Việt Nam cũng cam kết sửa đổi một số văn bản về xác định trị giá tính thuế chưa hoàn toàn phù hợp với WTO. Tuy nhiên, đối với ô tô cũ nhập khẩu thì Việt Nam đã bảo lưu được quyền xác định lại giá nhập khẩu nhằm tránh gian lận thương mại.

Về phí thay đổi và phụ phí: Việt Nam tuân thủ quy định của Hiệp định

Nông nghiệp tiến hành thuế hoá các khoản phí thay đổi do tính chất không minh bạch của chúng. Việt Nam cũng cam kết các khoản phí và phụ phí chỉ được giới hạn ở mức tương ứng với chi phí dịch vụ thực sự bỏ ra.

Về rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại: Việt Nam sẽ áp dụng ngay

Rào cản kỹ thuật về thương mại và các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch mà không có thời gian quá độ nào.

Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các trợ

cấp bị cấm theo quy định của WTO như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã cấp trước ngày gia nhập WTO, Việt Nam được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm, trừ ngành dệt may.

Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất

khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với loại hỗ trợ mà WTO yêu cầu cắt giảm thì nhìn chung ta duy trì không vượt quá 10% giá trị sản lượng. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ khác vào khoảng 4000 tỷ đồng mỗi năm. Các loại trợ cấp mang tính chất khuyến nông hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp được WTO cho phép nên ta được áp dụng không hạn chế.

may đối với Việt Nam khi vào WTO, riêng trường hợp Việt Nam vi phạm quy định của Việt Nam về trợ cấp đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra, thành viên WTO cũng không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam.

Đối với các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp: Về doanh nghiệp nhà

nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước, cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác. Việt Nam cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp nhà nước không phải là mua sắm chính phủ. Một số mặt hàng được quy định là đặc quyền riêng của các doanh nghiệp thương mại nhà nước do cần áp dụng hạn chế tiêu dùng hoặc vì lý do văn hoá, đạo đức hoặc chúng là “độc quyền tự nhiên” như thuốc lá, dầu thô, văn hoá phẩm như báo chí, tạp chí, băng hình và máy bay.

Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất nhập khẩu hàng hoá, tuân thủ

quy định WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất nhập khẩu hàng hoá như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu sẽ được lựa chọn nhà phân phối nội địa cho họ.

Trong mọi trường hợp các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của Việt Nam trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đối với sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo- tạp chí...

Về mua sắm của chính phủ: Việt Nam sẽ ký kết hiệp định mua sắm của

chính phủ sau khi trở thành thành viên của WTO.

Về quyền sở hữu trí tuệ: Việt Nam sẽ tuân thủ Hiệp định về những vấn đề

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 60)