Tổng quan về khả năng cạnh tranh của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1Tổng quan về khả năng cạnh tranh của Việt Nam

2. Năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất nội địa còn yếu kém

2.1Tổng quan về khả năng cạnh tranh của Việt Nam

* Khả năng cạnh tranh quốc gia của Việt Nam

Khả năng cạnh tranh quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường kinh tế chung, đảm bảo phân bố các nguồn lực, đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững.

Cho đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là có khả năng cạnh tranh quốc gia thấp. Theo diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về khả năng cạnh tranh quốc gia: Năm 2000,Việt Nam đứng thứ 53 trong 59 nước được phân hạng. Năm 2003 là 60/102 nước và năm 2004 là 77/104. Những số liệu mới đây nhất về khả năng cạnh tranh quốc gia của Việt Nam là 68/131 quốc gia năm 2007 và năm 2008, Việt Nam đứng thứ 70.

Mặc dù tụt hạng trong bảng xếp hạng, cũng cần thấy rằng Việt Nam đã có những bước đi tích cực để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia và trên thực tế khả năng cạnh tranh của Việt Nam cũng ít nhiều được cải thiện. Những bước đi đó phần nào được thể hiện bằng việc cải thiện đáng kể chế độ quản lý thương mại trong thời kỳ 1996 đến nay theo hướng nới lỏng bớt quản lý của nhà nước, tạo điều kiện cho thương mại phát triển. Cụ thể là đã có sự hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu, thuế suất nhiều mặt hàng được cắt giảm phù hợp với cam kết quốc tế, các biện pháp phi thuế quan NTM cũng dần được nới lỏng.

Khả năng cạnh tranh quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành, đến thu hút đầu tư nước ngoài trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.

* Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp/ngành của Việt Nam

Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp/ngành của Việt Nam được thể hiện bằng khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần sản phẩm và dich vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Đánh giá một cách tổng quan, các doanh nghiệp ngành của Việt Nam có khả năng cạnh tranh thấp ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trong nước có khả năng cạnh tranh kém hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thể hiện ở hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới phương thức quản lý và kinh doanh, chưa có chiến lược và quy hoạch tổng thể cho sự phát triển hoặc kém tính khả thi, nhiều doanh nghiệp/ngành chỉ chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn, ít đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tiếp thị và đào tạo huấn luyện… chưa xây dựng được hệ thống mạng lưới bạn hàng và khả năng tiêu thụ, kém năng động do ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước mặc dù có khả năng đầu tư và cạnh tranh hơn ở một số mặt hàng, ngành hàng thiết yếu như xăng dầu, phân bón, thép, xi măng…nhưng hiệu quả kinh doanh chưa cao do bộ máy nhà nước cồng kềnh, cơ chế quản lý tài chính và kinh doanh chưa tạo ra động lực để thu hút người lao động và tăng năng suất lao động.

*Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam

Để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hoá, các nhà kinh tế thường dựa trên các tiêu chí sau: Sử dụng các lợi thế sẵn có của đất nước; Năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi; Chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế; Sản phẩm mang tính độc đáo, quý hoặc hiếm, nơi khác không sản xuất được; Có thị trường tiêu thụ và khả năng mở rộng thị trường; Suất đầu tư thấp; Tạo ra giá trị gia tăng cao…

Dựa trên các tiêu chí trên, có thể phân loại hàng hoá Việt Nam thành 3 nhóm:

- Nhóm có khả năng cạnh tranh: cà phê, hạt điều, gạo, tiêu, một số trái cây đặc sản (soài, dứa, bưởi…) thuỷ hải sản, hàng dệt may, giày dép, động cơ diesel công suất nhỏ…

- Nhóm có khả năng với điều kiện được sự hỗ trợ có thời hạn và tích cực nâng cao khả năng cạnh tranh là chè, cao su, rau, thịt lợn, lắp ráp điện tử, cơ khí, hoá chất, xi măng….

- Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp là đường mía, bông, đỗ tương, ngô, sữa bò, gà, thép…

Ở thị trường trong nước, đối với nhóm hàng hoá có khả năng cạnh tranh, hầu hết các tiêu chí như giá thành, chất lượng, mẫu mã, điều kiện mua bán giao dịch… của hàng Việt Nam đều ngang bằng hoặc thậm chí là hơn các sản phẩm nhập khẩu, chỉ còn tiêu chí về bao bì còn chưa cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Đối với các hàng hoá cạnh tranh có điều kiện thì về chất lượng, mẫu mã, điều kiện mua bán, dịch vụ sau bán hàng…cũng được đánh giá cao như nhóm hàng có khả năng cạnh tranh nhưng điểm còn yếu là giá còn cao hơn các nước trong khu vực và thế giới. Đối với nhóm hàng có khả năng cạnh tranh thấp thì xét trên nhiều khía cạnh thì đều chưa cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.

Ở thị trường nước ngoài hiện nay Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu những mặt hàng thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh. Nhóm này có khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng, tuy nhiên các điều kiện về bao bì, thanh toán, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ sau bán hàng còn chưa được thuận lợi. Các sản phẩm thuộc nhóm cạnh tranh có điều kiện và nhóm có khả năng cạnh tranh thấp được xuất khẩu rất ít hoặc chưa được xuất khẩu, và thực tế thì những nhóm này còn thua kém hàng hoá các nước về nhiều mặt. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam nay dù đã được cải thiện so với trước nhưng vẫn còn thấp. Trong khi đó, cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt, các đối thủ lớn mạnh không ngừng.

Nhìn chung, trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh trên cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp/ngành và sản phẩm. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh thấp kém ở cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp/ ngành và sản phẩm vẫn đang là thách thức lớn nhất và trực tiếp nhất với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào WTO.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 51)