Đặc điểm của các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giớ

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 39)

III. ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚ

1.Đặc điểm của các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giớ

* Biện pháp thuế quan: - Rõ ràng, dễ dự đoán

Thuế quan với tính chất minh bạch, rõ ràng được WTO thừa nhận là công cụ bảo hộ hợp pháp sản xuất trong nước và các biện pháp phi thuế quan đang là mục tiêu cần xoá bỏ hoặc thuế hoá.

Hơn nữa, qua nhiều vòng đàm phán đa phương, các phương thức bảo hộ bằng thuế quan ngày càng có xu thế ổn định và dễ dự đoán. Sau vòng đàm phán Uruquay, tất cả các thành viên của WTO đều phải ràng buộc 100% các dòng thuế đối với sản phẩm nông nghiệp. Đối với các sản phẩm công nghiệp, các nước phát triển đã ràng buộc 99% dòng thuế, các nước đang phát triển ràng buộc 73% và các nước có nền kinh tế chuyển đổi là 98%.

- Dễ đàm phán cắt giảm mức bảo hộ

Vì thuế quan là công cụ bảo hộ mang tính rõ ràng hơn cả nên trong khuôn khổ các cuộc đàm phán song phương và đa phương, thuế quan luôn là đối tượng đàm phán cắt giảm. Một điểm đáng chú ý nữa là trong khuôn khổ đàm phán đa phương, thuế quan có thể được tiến hành cắt giảm theo công thức. Trong và sau vòng đàm phán Uruquay, trong khuôn khổ WTO còn nổi lên xu hướng cắt giảm thuế quan theo ngành.

- Một nhược điểm dễ nhận thấy là thuế quan không tạo được rào cản nhanh chóng. Trước các tình thế khẩn cấp như hàng nhập khẩu tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại cho các ngành sản xuất nội địa, các NTM

như hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu không tự động...tỏ ra hữu hiệu hơn. Ngoài ra, hiện nay thuế quan đang có xu hướng bị cắt giảm trong các đàm phán thương mại, do vậy cũng có thể đây là một nhược điểm của biện pháp bảo hộ này.

*Các biện pháp phi thuế quan - Phong phú về hình thức

Nhiều biện pháp phi thuế quan NTM khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng. Các NTM rất phong phú về hình thức nên tác động, khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng cũng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng NTM để phục vụ một mục tiêu đề ra thì có thể có nhiều sự lựa chọn, kết hợp hơn, không bị gò bó trong một công cụ duy nhất như thuế quan.

- Tác dụng bảo hộ mạnh

Trước các tình thế khẩn cấp như hàng nhập khẩu tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe doạ tổn hại cho các ngành sản xuất nội địa, các biện pháp phi thuế quan NTM như cấm nhập khẩu, hạn ngạnh, giấy phép nhập khẩu không tự động...tỏ ra hữu hiệu hơn thuế quan, có khả năng ngay lập tức chặn đứng dòng nhập khẩu.

Ngoài ra, do các biện pháp phi thuế quan NTM có ưu điểm là phong phú về hình thức nên có thể đồng thời áp dụng phối hợp một số NTM với nhau để tạo được hiệu quả cao, nhanh chóng, kịp thời.

- Nhiều NTM chưa bị cam kết ràng buộc, cắt giảm hay loại bỏ

Do NTM thường mang tính mập mờ, mức độ ảnh hưởng không rõ ràng, khó dự đoán nên tác động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngầm, có thể che đậy, biện hộ bằng cách này hay cách khác. Hiện nay, các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc một số các NTM nhất định. Trong đó tất cả các NTM hạn chế định lượng đều không được sử dụng, trừ một số trường

hợp ngoại lệ. Một số NTM khác, chẳng hạn như hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật...vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ các quy định cụ thể. Ngoài ra, các quốc gia vẫn có thể tiếp tục áp dụng các NTM chưa xác định được có phù hợp hay không với các quy định của WTO như yêu cầu đặt cọc, nộp thuế nhập khẩu...Những NTM này có thể do WTO chưa có quy định hoặc quy định chung chung, thực tế rất khó xác định được là phù hợp hay không phù hợp, hoặc chúng vẫn là một thực tế được thừa nhận chung.

- Ngày càng nhiều biện pháp phi thuế quan NTM mới, tinh vi hơn

Hiện nay, các thành viên có xu hướng sử dụng ngày các ít các biện pháp không được WTO cho phép như hạn chế định lượng, áp đặt thuế nhập khẩu quá cao. Thay vào đó, nhiều biện pháp phi thuế quan mới đã được bổ sung vào chính sách thương mại các nước và trở thành công cụ bảo hộ hữu hiệu nhằm bảo hộ sản xuất và thị trường nội địa mà vẫn không bị coi là vi phạm các nguyên tắc tự do hoá thương mại như các hàng rào kỹ thuật, các biện pháp bảo hộ tạm thời...

- Không rõ ràng, khó dự đoán

Trên thực tế, các NTM thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước.Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu một mặt hàng nào đó trong năm tới, Chính phủ phải dự kiến công suất sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu về mặt hàng đó. Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế hết sức phức tạp và thường xuyên biến động, việc đưa ra một dự đoán như vậy một cách tương đối chính xác là rất khó khăn

Thêm nữa, các NTM thường làm nhiễu tín hiệu chỉ dẫn các quyết định của người sản xuất và tiêu dùng, tín hiệu chỉ dẫn việc phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế là giá thị trường, phản ánh không trung thực năng lực cạnh

tranh thực sự. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sản xuất bị hạn chế.

Tác động của các NTM thường khó có thể lượng hoá được rõ ràng như tác động của thuế quan. Mức độ bảo hộ thông qua NTM la tổng mức bảo hộ các NTM riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm, nhưng bản thân mức độ bảo hộ của mỗi NTM cũng chỉ ước lượng được một cách tương đối, nên việc xác định tổng mức bảo hộ của chúng là không dễ dàng. Chính vì thế nên rất khó xây dựng một lộ trình tự do hoá thương mại rõ ràng như bảo hộ bằng thuế quan.

- Nhà nước ít hoặc không thu được lợi ích tài chính

Việc sử dụng các NTM nhằm hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp nào cho nhà nước như sử dụng thuế quan. Mặc dù một số nước đang phát triển có sử dụng đấu thầu hạn ngạch, hoặc quy định mức lệ phí khi được chứng nhận về tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng những khoản tài chính này quá nhỏ chưa đủ bù đắp chi phí của công tác hành thu.

- Khó khăn, tốn kém trong quản lý

Vì khó dự đoán nên các NTM thường yêu cầu chi phí quản lý cao cũng như tiêu tốn nhân lực của nhà nước nhằm duy trì hệ thống điều hành, kiểm soát bằng NTM. Hơn nữa, một số NTM thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý của nhiều cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có thể gây khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, quản lý và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng và tiếp cận thông tin cũng như đánh giá tác động của các NTM này.

- Gây bất bình đẳng, độc quyền ở một số doanh nghiệp

Áp dụng NTM có thể dẫn đến tình trạng chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hoặc ngành nhất định được bảo hộ hoặc được hưởng ưu đãi, đặc quyền

như được phân bổ hạn ngạch hoặc được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu...làm phát sinh tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp, gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.

Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ khiến cho các quốc gia không phân biệt trình độ phát triển, chế độ chính trị đều phải mở cửa nền kinh tế và tham gia tích cực vào quá trình tự do hoá thương mại. Tuy nhiên, không một quốc gia nào, dù là cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ lại mở cửa hoàn toàn nền kinh tế. Mỗi quốc gia ít nhiều đều có nhu cầu bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Tuy vậy, mục tiêu bảo hộ của các nước lại khá đa dạng và cũng chính vì thế mà việc áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia này cũng có ý nghĩa rất khác nhau. Đối với những nền kinh tế lớn, bảo hộ giúp duy trì việc làm cho một số lượng lớn người lao động có kỹ năng tương đối thấp. Mặc dù những người này không phải lực lượng tạo ra ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nền kinh tế nhưng họ có sức mạnh chính trị đáng kể (vì số lượng đông) nên họ có thể buộc các chính đảng được họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt tới lợi ích của mình. Điển hình là những người lao động trong lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, luyện kim đen. Ngoài ra, các nước phát triển cũng không muốn rơi vào tình trạng lệ thuộc thế giới bên ngoài đối với một số mặt hàng nhạy cảm như nông sản, thực phẩm...Chính vì vậy, các quốc gia này vẫn dựng lên hàng rào bảo hộ khá cao cho lĩnh vực nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong khi đó, việc áp dụng bảo hộ lại giúp các nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình và thấp duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Chẳng hạn, Malaysia hết sức cố gắng để bảo hộ ngành sản xuất ôtô, Trung Quốc duy trì bảo hộ ở mức cao với một số ngành ô tô, thép, thuốc lá.

vi thế giới thì vấn đề bảo hộ vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia nhằm bảo hộ thị trường trong nước cũng như các ngành sản xuât nội địa trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 39)