Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 93)

II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG

2.3Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước

2. Giải pháp về phía doanh nghiệp

2.3Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước

Vai trò của các biện pháp bảo hộ trong thương mại chính là nhằm hỗ trợ các ngành sản xuất non trẻ trong nước có khả năng cạnh tranh trong tương lai hay tăng cường sức mạnh cho các nhà sản xuất trong nước trên thị trường nội địa đối với ngành sản xuất hiện đang có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Do vậy việc sử dụng sao cho có hiệu quả công cụ này không chỉ là mối quan tâm của chính phủ một nước mà còn của chính doanh nghiệp. Việc nâng

cao khả năng cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng nằm trong nhóm có tiềm năng phát triển trong tương lai được nhà nước bảo hộ có thể đứng vững và cạnh tranh ngay cả khi các hàng rào bảo hộ được tháo dỡ. Đó là khi các hàng rào bảo hộ được sử dụng có hiệu quả, lựa chọn đúng các ngành hàng cần bảo hộ, tạo điều kiện cho các ngành hàng này có thời gian nâng cao khả năng cạnh tranh. Nếu sau khi được dỡ bỏ, các ngành được bảo hộ cũng suy giảm khả năng cạnh tranh, có thể dẫn đến phá sản thì bảo hộ như vậy là chưa hợp lý. Đối với những ngành hàng có khả năng cạnh tranh tuy nhiên nhà nước vẫn áp dụng các biện pháp bảo hộ tạo vị thế cho các sản phẩm trong nước ngay trên thị trường nội địa. Được hỗ trợ như vậy, các doanh nghiệp cần tích cực, nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh để không chỉ đảm bảo vị thế của mình trên sân nhà mà còn có khả năng bành trướng ra nước ngoài. Có như vậy thì việc áp dụng các công cụ bảo hộ của Nhà nước mới thật sự đem lại hiệu quả.

Nằm trong nhóm chính sách được phê duyệt trong chiến lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ số 160/2008/QĐ-TTg càng cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các giải pháp được đưa ra bao gồm các giải pháp về đầu tư; giải pháp về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp; giải pháp về thị trường;giải pháp về huy động vốn; giải pháp về khoa học- công nghệ; giải pháp về môi trường; giải pháp về nguồn nhân lực. Tuy đây chỉ là những giải pháp tập trung cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng với vai trò là đầu tàu cho việc phát triển kinh tế, ảnh hưởng của công nghiệp sẽ lan rộng sang các ngành khác.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xu hướng cắt giảm bảo hộ đang gia tăng, hơn bao giờ các doanh nghiệp Việt

Nam cần tranh thủ nâng cao năng lực cạnh tranh ngay từ bây giờ nếu không muốn thất bại ngay trên sân nhà, chứ chưa nói đến việc tấn công ra thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cần đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn, có hiệu quả phù hợp với khả năng và trình độ của chính mình bởi doanh nghiệp Việt Nam, trừ các sản phẩm có tính đặc sản, còn các sản phẩm khác đứng cách rất xa các doanh nghiệp thế giới về kỹ thuật,công nghệ và quy mô sản phẩm. Do vậy, chiến lược phát triển của doanh nghiệp chỉ nên đi theo hai hướng: chuyên môn hoá sản xuất hẹp trong mạng sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia hay liên doanh; liên kết để sử dụng ưu thế của doanh nghiệp khác, quốc tế hoá sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Song lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thường biến động rất lớn theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu của tiêu dùng. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp luôn cần được khuyến khích nhằm không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng mà còn cho sự phát triển chung của đất nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế được Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới coi là một giải pháp tất yếu để phát triển kinh tế một cách toàn diện và bền vững. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực tham gia vào các Hiệp định song phương và đa phương, tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt là sự kiện chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đồng nghĩa với việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới nhằm khai thác những ưu thế sẵn có trong nước cũng như tận dụng được những ưu thế từ thị trường thế giới.

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cơ hội mở rộng thương mại, giao lưu buôn bán với các quốc gia khác trên thế giới của Việt Nam. Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc hàng hoá của các quốc gia khác có cơ hội tràn vào thị trường trong nước, làm tăng sự cạnh tranh giữa hàng hoá trong nước và nước ngoài cũng như giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, ở một chừng mực nhât định, Việt Nam vẫn duy trì một số những biện pháp bảo hộ đối với một số sản phẩm và ngành hàng nội địa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cùng chịu tác động chung của cuộc khủng hoàng tài chính với các nền kinh tế khác trên thế giới, Việt Nam cũng đã tăng cường các biện pháp bảo hộ thương mại nhằm bảo vệ hàng hóa trong nước trước áp lực của hàng hoá nhập khẩu về giá thành, mẫu mã, chất lượng…Thông qua quá trình nghiên cứu về thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ở Việt Nam, người viết muốn đưa ra cái nhìn tổng quan về tính hợp lý, hiệu quả cũng như những hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ở Việt Nam. Bên cạnh việc đưa ra những chính sách bảo hộ hợp lý thì cũng phải thừa nhận rằng Việt Nam vẫn còn mắc phải một số sai sót trong việc ban hành các chính sách về bảo hộ mậu dịch. Do vậy, việc nghiên cứu là hết sức cần thiết nhằm hạn chế bớt các sai sót hay chưa hợp lý trong chính sách thương mại của Việt Nam để có thể đề ra các phương pháp sử dụng hợp lý các biện pháp bảo hộ thương mại trong tương lai. Có thể nói, khoá luận đã

đánh giá được vai trò của việc nghiên cứu và đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu để đề ra những giải pháp giúp Việt Nam chủ động trong việc sử dụng có hiệu quả các biện pháp bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Do có hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu cũng như kinh nghiệm của bản thân, bài khoá luận chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót cũng như những vấn đề cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, các cô và các bạn đọc để khoá luận của em được hoàn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO-thực trạng và giải pháp (Trang 89 - 93)