1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án xây dựng nhà máy hoa quả đóng hộp tại KCN bình minh vĩnh long

125 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP NĂNG SUẤT 3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH LONG. LỜI MỞ ĐẦU Rau và quả là thức ăn thiết yếu của con người. Rau quar cung cấp cho con người nhiều vitamin và chất khoáng. Tại các nước phát triển, mức sống của người dân được nâng cao thì trong khẩu phần ăn, tỷ trọng rau quả ngày càng tăng. Ở nước ta, rau quả là một ngành kinh tế quan trọng của nền nông nghiệp hàng hóa do: o Nước ta có điều kiện sinh thái thuận lợi phù hợp để gieo trồng các loại rau quả. o Dân số khoảng 90 triệu , nước ta còn là 1 thị trường tiêu thụ rau quả lớn. o Sản xuất rau quả là ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. o Rau quả là thế mạnh xuất khẩu của nông nghiệp. Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, mức sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng lên nhiều Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện dự án “ Thiết kế nhà máy sản xuất hoa quả đóng họp “ với các sản phẩm gồm : nước cam ép ,nước bưởi ép và dứa đóng hộp/ 1 A. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN: 1. Giới thiệu khái quát: - Tên dự án: XÂY DỰNG NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP NĂNG SUẤT 3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH LONG. - Sản phẩm chính của DA: Nước cam ép, bưởi ép và dứa đóng lon. - Các thành phần của dự án: Khu nhà xưởng và hệ thống máy móc, thiết bị dây chuyền đặt trong KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. - Địa điểm: Khu Công Nghiệp Bình Minh cách Thị Xã Vĩnh Long 30km về phía Tây Nam, cách Thành Phố Cần Thơ 20km, cách Thị Trấn Cái Vồn 3km về phía Tây, cách Cầu Cần Thơ 500m về phía hạ lưu, cách Sân Bay Cần Thơ khoảng 15km, cách Cảng của Khu Công Nghiệp cần Thơ từ 1 – 3km và cách Cảng Mỹ Thới (An Giang) khoảng 60km, thuộc xã Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. - Dự án với vốn đầu tư là 20.857565 tỷ VNĐ. 2. Chủ dự án: - Nhóm 12_ Lập Dự Án 3_ Lớp Kinh tế Đầu tư 52C_ KTQD HN. - Công ty tư nhân F5. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư: - Thực hiện dự án nhằm mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho chủ đầu tư. - Tăng nguồn cung về hàng hoá nông sản chế biến phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. - Tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, mức sống cho lao động phổ thông trong vùng. - Góp phần phát triển nghành công nghiệp chế biến nông thuỷ sản nằm trong quy hoạch và ưu đãi phát triển của Vùng. 2 B. PHÂN TÍCH TỈNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN. I. NGHIÊN CỨU CÁC CĂN CỨ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện Dự án đầu tư. 1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô. a.Tình hình phát triển của tỉnh, tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của ngành chế biến thực phẩm. • Tình hình phát triển KT tỉnh Vĩnh Long. Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, nhưng kinh tế Vĩnh Long tiếp tục tăng trưởng khá : tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng 7.82% so với năm 2011; GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. Kinh tế trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá. Nông - lâm - thủy sản tăng 3,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,45%, dịch vụ tăng 7,93%. GDP bình quân đầu người ước đạt 31,82 triệu đồng. Tuy không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng 22%, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,54%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 17,31% và khu vực dịch vụ chiếm 35,15%. - Sản xuất nông nghiệp vẫn là khu vực ổn định và tiếp tục có sự tăng trưởng. Ước giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản (giá cố định 1994) đạt 6.552 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ; trong đó nông nghiệp tăng 3,35%, thủy sản tăng 1,48%. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội 3 bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha,trong đó hơn 40.000 ha đang cho sản phẩm. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn. - Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (giá cố định 1994) ước đạt 7.409,567 tỷ đồng, tăng 15,13% so năm 2011. Trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 315,1 tỷ đồng, giảm 21,86%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 4.415,9 tỷ đồng, tăng 15,11%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.678,6 tỷ đồng, tăng 21,96% so với cùng kỳ. - Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012 tăng cao nhưng tiến độ thực hiện đạt khá. Tổng vốn đầu tư theo kế hoạch 1.747,476 tỷ đồng. thực hiện 10 tháng 1.371,002 tỷ đồng, đạt 78,46% kế hoạch; ước thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch; giải ngân đạt 98,5%. - Ước kim ngạch xuất khẩu 393 triệu USD, đạt kế hoạch đề ra; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực duy trì được mức tăng trưởng ổn định, một số mặt hàng tăng khá cao như hàng rau quả tăng 26,4%, giày các loại tăng 3,69%. Ước kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 134 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ 2011. Ước cả năm có trên 900 ngàn lượt khách du lịch đến tỉnh, tăng 8% so năm 2011; trong đó khách quốc tế trên 200 ngàn lượt, tăng 12%; doanh thu 184 tỷ đồng, tăng 19%. - Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh 2.395 tỷ đồng, đạt 100,61% dự toán năm. Tổng chi ngân sách ước thực hiện được 4.508 tỷ đồng, đạt 116,25% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 794,630 tỷ đồng, đạt 113,42% dự toán; chi thường xuyên 2.862, 260 tỷ đồng, đạt 118,16% dự toán. - Huy động vốn ước đến cuối năm 13.650 tỷ đồng, tăng 22% so với đầu năm; tổng doanh số cho vay ước đến cuối năm 31.350 tỷ đồng, giảm 5,9% so năm trước; tổng dư nợ cho vay ước đến cuối năm 14.000 tỷ đồng, tăng 4,35% so đầu năm và tăng 5,2% so năm trước. Lãi suất huy động và cho vay giảm (4 – 6%). Cơ cấu lại nợ cho 1.779 khách hàng, trong đó có 1.770 khách hàng 4 được giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ 3.891 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,84% tổng dư nợ. Đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua chính sách thuế như: giảm, giản thuế, gia hạn thời gian nộp thuế, gia hạn thuế giá trị gia tăng với số tiền 96,355 tỷ đồng. - Kiềm chế lạm phát đạt kết quả tích cực, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 11/2012 giảm 0,09% so với tháng trước. Sau 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 12,47%, thấp hơn cùng kỳ 2,27%; Chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong 11 tháng tăng 10,5% so với cùng kỳ, thấp hơn số liệu tương ứng năm trước 6,86%. • Tình hình xuất nhập khẩu nông sản của ngành và của tỉnh Vĩnh Long. Năm 2010, Việt Nam có sản lượng trái cây đạt gần 6,1 triệu tấn, chiếm khoảng 1% tổng sản lượng trái cây trên toàn thế giới, đứng hàng thứ 22 trên thế giới và thứ 8 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Iran, Thái Lan và Pakistan. Hầu hết sản phẩm trái cây của nước ta được tiêu thụ dưới dạng tươi và ở thị trường nội địa là chủ yếu (chiếm 90% tổng sản lượng). Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả chính ngạch đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 631 triệu USD, trong đó trái cây chỉ đạt 260 triệu USD. Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam dù mở rộng (71 thị trường) nhưng Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, đạt 139,7 triệu USD, chiếm 53,7% tổng kim ngạch. Tiếp theo là Hà Lan (6,1%), Nga (5,4%), Mỹ (4,1%), Thái Lan (3,5%), Nhật (3,2%), Indonesia (3,2%), Hàn Quốc (2,4%) và Singapore (2,0%). Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị trường Nam Phi, Rumani, Hy Lạp tăng, tuy nhiên cũng có nhiều thị trường giảm mạnh về kim ngạch như: Jamaica và Ai Cập (giảm 100%), Philippines (giảm 90%) và Iran (giảm 88%). Có đến 40 loại trái cây được xuất khẩu, thanh long là mặt hàng luôn đứng đầu, chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu trái (năm 2011, 107 triệu USD). 5 Trong những năm qua, người dân Vĩnh Long đã tích cực cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, tận dụng diện tích ngoài đê bao để lập vườn và trồng những cây đặc sản có giá trị kinh tế, góp phần đưa diện tích vườn cây ăn quả của tỉnh lên gần 47 nghìn ha năm 2010. Đặc biệt, tỉnh đang từng bước hình thành nhiều vùng chuyên canh cây đặc sản như: cam sành ở Tam Bình, bưởi Năm Roi ở Bình Minh, nhãn, chôm chôm ở Long Hồ… Kinh tế vườn đã đem lại thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng /ha, thậm chí có loại trái cây đặc sản đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha/năm như: bưởi Năm Roi, cam sành, sầu riêng, xoài cát Hoà Lộc, Năm 2011 hàng nông sản như trứng muối, rau quả, nấm rơm … xuất khẩu tăng gấp 1,84 lần so với 2010. Tỉnh Vĩnh Long có trên 47.650 ha vườn cây đặc sản, trong đó có 40.000 ha đang cho thu hoạch, chiếm 84% diện tích. Năm 2012 sản lượng trái cây của tỉnh đạt 493.000 tấn, tăng 1,2% so với năm trước. Theo số liệu thống kê của Sở Công thương Vĩnh Long, tính đến nay tỉnh đã có 2 mặt hàng xuất khẩu đạt và vượt kế hoạch năm 2012. Đó là thủy sản đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu vượt gần 23% và chế biến nấm rơm, trái cây vượt hơn 6,2% kế hoạch năm.Riêng đối với nhóm hàng nấm rơm, trái cây, tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, nhưng cũng đạt mức tăng trưởng khá. 11 tháng của năm 2012, nhóm hàng này đã đóng góp hơn 7,2 triệu USD vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng hơn 10,8% so với 11 tháng của năm 2011. Cả năm 2012: Xuất khẩu Rau quả tăng 26%. Theo một thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay rau quả tươi nói chung chỉ cung ứng khoảng 20 - 25% công suất thiết kế của các nhà máy chế biến và tỉ lệ rau quả tươi được chế biến chỉ đạt khoảng 10% tổng sản lượng. Hiện tại, cả nước có 60 nhà máy chế biến rau, củ, trái cây các loại với công suất 313.000 tấn/năm nhưng thực tế các nhà máy này chỉ hoạt động với 50% công suất thiết kế. Tại ĐBSCL, dù sản lượng trái cây dồi dào về số lượng, 6 phong phù về chủng loại nhưng đề cập đến việc thu mua, chế biến trái cây thì doanh nghiệp (DÁN) luôn than thở không đủ nguyên liệu phục vụ chế biến còn nhà vườn bức xúc ngược lại: Trái cây bán chẳng nhà máy nào thèm mua! Một số DÁN chế biến hoa quả XK tiêu biểu như: doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu Hoàng Gia (tỉnh Vĩnh Long), Công ty TNHH Nông trang Island, HTX 14/10,… b. Môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. • Vị trí địa lý: Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km 2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước.Vĩnh Long là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long , được giới hạn bởi sông Tiền và sông Hậu, có vị trí bản lề nối liền giữa miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Khu vực ĐBSCL chiếm là khu vực chiếm tỷ trọng lớn các mặt hàng nông sản. Bản đồ phân bố trang trại trồng cây hàng năm 7 (Các chấm xanh trên bản đồ tương ứng là các trang trại) Qua bản đồ thì có thể thấy hầu hết các trang trại trồng cây hàng năm đều tập trung tại khu vực ĐBSCL => gần nguồn nguyên liệu dồi dào - Cụ thể Vĩnh long gần các vùng nguyên liệu dứa lớn như Tiền Giang (dứa Tân Phước-Tiền Giang), cần thơ … Các vùng chuyên canh ăn quả như: cam Tam Bình, bưởi Bình Minh … Bên cạnh đó giao thông ở đây rất thuận tiện (cảnh Bình Minh nằm trong khu công nghiệp Bình Minh, nằm trên quốc lộ 1A - Do nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ, dự án đã đưa ra giải pháp là đa dạng hóa sản phẩm => đa dạng nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra trong thời kì mùa vụ cam, bưởi thì nhà máy sản xuất nước ép cô đặc nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ và chuẩn bị nguồn nguyên liệu bán thành phẩm cho thời gian trái vụ, tạo điều kiện cho nhà máy hoạt động liên tục. Nước ép cô đặc có thể dung làm bán thành phẩm cho các công ty khác, ngoài ra còn có thể đưa vào sản xuất nước ép phối chế với đường khi khan hiếm đầu vào. • Khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm 8 từ 25 o C đến 27 o C, nhiệt độ cao nhất 36,9 o C, nhiệt độ thấp nhất 17,7 o C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3 o C. - Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ. - Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3). - Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400- 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm. - Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch). Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khi hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,v.v có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế-xã hội nói chung. • Đặc điểm địa hình: Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau: 9 - Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thuỷ bộ. - Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này. - Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa). Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng biến đối khí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế kỷ những vùng có cao trình 0,5 m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1 m). Cùng với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh. Khu công nghiệp của Tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính như: khu công nghiệp Bắc cổ chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú, khu sản xuất gạch ngói dọc theo đường Tỉnh 902 và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái và khu sản xuất gạch ngói khá phát triển. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền - sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu sản xuất công nghiệp mía đường. Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh còn có sân bay quân sự nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và bị lấn chiếm, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư nâng cấp hình thành sân bay 10 [...]... ở Kiên Giang, An Giang Còn ở Vĩnh Long hiện tại chưa có một nhà máy nào có quy mô lớn.vậy việc xây dựng nhà máy ở đây sẽ có được những lợi thế cạnh tranh - Hiện tại, ở Vĩnh Long chưa có một nhà máy có quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực chế biết nông sản,chỉ có một vài cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mang tính thời vụ với mục đích chủ yếu là bảo quản nông sản,nên việc xây dựng nhà máy ở đây sẽ đáp ứng được nhu... thức đầu tư : Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng nhà máy mới trên cơ vật chất và hạ tầng hiện có của KCN Bỡnh Minh- Vĩnh Long Nội dung đầu tư bao gồm: 35 1 Xây dựng nhà xưởng, kho bói chứa thành phẩm và nguyờn vật liệu, phương tiện vận tải… 2.Đầu tư mua sắm trang thiết bị, máy móc công nghệ để tiến hành sản xuất 3 Công suất của dự án 3.1 Xuất phát từ nghiên cứu thị trường : Nhà máy sản xuất nước... nhận đầu tư, đăng ký thuế, đăng ký cáon dấu đối với các dự án đầu tư vào Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long 1668/QĐ-UBND 04/09/2008 Ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Bình Minh, huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long 05 /2008/QĐ-UBND 31/01/2008 Về việc quy định chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư của tỉnh Vĩnh Long • Môi trường chính trị, văn hóa, xã hội - Nguồn nhân... trung bình chỉ đạt 2.88 trên thang điểm 5 2.2.2 Hiện trạng cung sản phẩm hoa quả, hoa quả đóng hộp - Các cơ sở sản xuất trái cây đóng hộp: Doanh nghiệp xuất khẩu Chủng loại ĐVT Đơn giá (USD) $0,68 $0,61 $7,30 $12,25 $920,70 $811,80 $1.614,72 $1,50 $1,70 Cty Cổ phần Chế biến thực Dứa khoanh đóng hộp Hộp phẩm XK G.O.C Cty Cổ phần Chế biến Thực (83.3X84mm,1 2hộp/ thùng,) Trái cây đóng lon Trái cây đóng lon... nhà máy này chỉ hoạt động với 50% công suất thiết kế, và nhiều nhà máy có nguy cơ phải đóng cửa trong thời gian tới.Ngoài 4 nhà máy chế biến nước quả hoạt động ở Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, 2 nhà máy đóng hộp trái vải ở Lục Ngạn (1 đã đóng cửa), vài dây chuyền dứa (khóm) cô đặc và một số xí nghiệp có thiết bị lẻ đóng hộp rau quả, công nghiệp chế biến trái cây nước ta hầu như chưa có gì... vitamin, khoáng chất,… và kéo theo đó là nhu cầu tiêu thị sản phẩm hoa quả nói chung và trái cây đóng hộp nói riêng ngày càng tăng nhanh 19 Với khoảng 28 triệu dân số thành thị ( tk năm 2011), cầu về hoa quả khá lớn, cứ mỗi người dân thành thị mức tối thiểu về nhu cầu hoa quả là 250350 gam rau hoặc 150-350 nước hoa quả trong ngày, nếu 30% dân số thành thị sử dụng rau quả chế biến, trái cây đóng hộp thì... huyện: Bình Minh, Bình Tân, Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít, Long Hồ, Trà Ôn và Thành phố Vĩnh Long 2 Nghiên cứu thị trường của Dự án 2.1 Loại thị trường và sản phẩm của DA - Loại thị trường: thị trường nội địa - Loại sản phẩm của dự án: hoa quả chế biến tiêu dùng trong nước: Dứa ép, cam ép, nước bưởi, Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, có điều kiện thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây quả … =>... TNHH Thương mại DV quả KG $1,20 Minh Phương S.G Cty TNHH Thương mại Trái cây KG $2,25 Hoàng Hà Cty Trồng và XK Thanh long Trái thanh long tươi KG $0,40 Vina Hsin Gon DÁNTN An Quân DÁNTN Rau quả Bình Thuận Chuối sấy trái thanh long TấN KG $892,94 $0,25 Trái cây Hiện tại, cả nước có 60 nhà máy chế biến rau, củ, trái cây các loại với công suất 313.000 tấn/năm nhưng thực tế các nhà máy này chỉ hoạt động... chiếc máy xay sinh tố đã và đang có mặt ở mỗi quán nước, trong mỗi gia đình 22 2.3 Dự báo cung- cầu sản phẩm dự án 2.3.1 Dự báo nhu cầu tiêu dùng trái cây Về thị trường, dự báo mức tiêu thụ nội địa tăng 10%/năm Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam, tính toán rằng nếu mức thu nhập bình quân đầu người trên thế giới tăng 1% thì nhu cầu về rau quả sẽ tăng 1,3% Dự báo bằng phương pháp dựa vào... Đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án Tình hình hiện tại sự phân bố địa bàn của ngành CBNS ở ĐBSCL chưa đều Chỉ 5 tỉnh, thành (Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An) đã chiếm đến 80% tỉ trọng toàn vùng Trong số những địa phương có diện tích cây ăn trái lớn (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng), chỉ Tiền Giang có 2 Cty chế biến rau quả, còn thì số nhà máy chế biến rau quả . DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP NĂNG SUẤT 3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH LONG. LỜI MỞ ĐẦU Rau và quả là thức ăn thiết yếu của con người DỰNG NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP NĂNG SUẤT 3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH LONG. - Sản phẩm chính của DA: Nước cam ép, bưởi ép và dứa đóng lon. - Các thành phần của dự án: Khu nhà. hiện dự án “ Thiết kế nhà máy sản xuất hoa quả đóng họp “ với các sản phẩm gồm : nước cam ép ,nước bưởi ép và dứa đóng hộp/ 1 A. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN: 1. Giới thiệu khái quát: - Tên dự án: XÂY DỰNG

Ngày đăng: 08/05/2015, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w