II. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của Dự án.
8. Giải pháp xây dựng:
8.1 Chọn diện tích xây dựng
1.Bố trí thiết bị và chọn diện tích xây dựng các phân xưởng sản xuất: Dựa vào kích thước thiết bị, hệ thống thiết bị.
Dựa vào khoảng cách giữa các thiết bị: thông thường 1,5m. o Thiết bị cách tường: thường tối thiểu 1,5m.
Các thiết bị có tính năng tương tự nên đặt thành nhóm. Bề rộng của các lối đi trong phân xưởng 1,5m.
2.Chọn diện tích các kho nguyên liệu phụ, kho thành phẩm:
Dựa vào khối lượng nguyên liệu, khối lượng thành phẩm tối đa trong thời gian bảo quản.
Dựa vào kích thước các giá đỡ, các pallet.
Kích thước các lối đi trong kho, thao tác vận chuyển.
3.Bố trí mặt bằng nhà máy, chọn diện tích các phân xưởng phụ, các công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong nhà máy:
Dựa vào kích thước, số lượng các phân xưởng sản xuất chính – phụ, các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Diện tích đất dự trữ: khoảng 30 – 100% diện tích các phân xưởng sản xuất chính.
Diện tích cây xanh: khoảng 10 – 20% diện tích nhà các phân xưởng, công trình, kho.
Các công trình chính hướng ra phía đường giao thông chính (cổng chính).
Phân luồng giao thông giữa các dãy nhà và chọn khoảng cách phù hợp (thông thường: lòng đường giao thông chính 6 – 8m, vỉa hè khoảng 1,5m).
Các công trình vệ sinh công cộng đặt cuối hướng gió.
Vùng sản xuất: là vùng quan trọng nhất, thường được bố trí giữa nhà máy, các vùng khác đặt xung quanh.
Các công trình năng lượng (cấp điện, lò hơi, khí nén...) thường được bố trí phía sau xí nghiệp, cuối hướng gió, gần nguồn cung cấp nước.
Các kho chứa thường đặt cạnh đường giao thông chính, phía sau nhà máy hoặc cạnh rìa nhà máy.
Nhà hành chính, quản trị: bố trí trước nhà máy về phía giao thông chính, nhiều người đi lại.
8.2. Tính và chọn kho
8.2.1. Tính và chọn kho bảo quản nguyên liệu
Kho bảo quản nguyên liệu được sử dụng để chứa nguyên liệu phục vụ 2 ngày sản xuất của nhà máy. Đối với cam, thùng dùng để chứa 1 tấn nguyên liệu có kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 1,5m x 1,5m x 1m. Đối với bưởi, dứa, thùng dùng để chứa 1 tấn nguyên liệu có kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 2m x 2m x 1,5m.
Chọn các giá đỡ
Các thùng chứa đặt trên các giá đỡ cố định. Hai giá đỡ được xếp thành một cặp, các cặp giá đỡ còn lại 1,5m; cách tường 1,5m. Mỗi giá đỡ có 2 tầng, mỗi tầng xếp được 4 thùng chứa. Chọn giá đỡ có kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 9,5m x 2,2m x 4m. Với 3 cặp giá đỡ, theo tính toán kích thước kho: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 18m x 12m x 6m.
8.2.2. Tính và chọn kho bảo quản nguyên liệu sơ chế của cam, bưởi
Đối với cam, bưởi sau sơ chế, thùng dùng để chứa 1 tấn nguyên liệu có kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 1,5m x 1,5m x 1m. Theo tính toán kích thước kho: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 9m x 3m x 6m.
8.2.3. Tính và chọn kho thành phẩm
Kho thành phẩm dùng để chứa sản phẩm trong 3 ngày sản xuất của nhà máy. Đối với sản phẩm là nước cam, nước bưởi ép, thùng carton có kích thước (chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 0,7m x 0,7m x 0,3m) thì có thể chứa 100 chai. Đối với sản phẩm là đồ hộp dứa ngâm đường, thùng carton có
kích thước (chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 0,8m x 0,7m x 0,25m) thì có thể chứa 100 hộp.
Bảng 13 : Số lượng thùng carton chứa mỗi loại sản phẩm.
Sản phẩm Lượng sản phẩm trong 1 ngày Lượng sản phẩm trong 3 ngày Số thùng carton
Nước cam ép 4763 chai 14289 chai 143
Nước bưởi ép 3806 chai 11418 chai 115
Đồ hộp dứa ngâm đường 9432 hộp 28296 hộp 283
Tổng cộng 541
Theo tính toán kích thước kho: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 12m x 6m x 6m.
8.2.4. Tính và chọn kho bảo quản nguyên liệu phụ
Theo tính toán kích thước kho: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 12m x 6m x 6m.
8.3. Diện tích các phân xưởng trong khu vực sản xuất
Chọn diện tích dựa vào cách bố trí thiết bị trên mặt bằng mỗi phân xưởng, diện tích lắp đặt thiết bị, lối đi giữa các khu vực, chiều dài và chiều rộng phân xưởng theo bước cột 6m.
Chọn mái dốc với độ dốc – , có cửa mái để thông gió.
Bảng 14: Diện tích các phân xưởng trong khu vực sản xuất.
Khu vực sản xuất Dài x Rộng
(m)
Diện tích (m2)
Khu vực sản xuất 54 x 30 1620 Phân xưởng sản xuất nước cam, nước bưởi ép 612
Khu vực xử lý nguyên liệu (gồm kho bảo
quản nguyên liệu sau sơ chế) 18 x 18 324
Khu vực sản xuất nước cam, nước bưởi ép 288
Khu vực bao bì 6 x 6 36
Phân xưởng sản xuất đồ hộp dứa 504
Khu vực nấu syrup 9 x 6 54
Phòng CIP 6 x 3 18
Phòng kỹ thuật 6 x 3 18
Các kho
Kho bảo quản nguyên liệu chính 18 x 12 216
Kho bảo quản nguyên liệu phụ 12 x 6 72
Kho thành phẩm 12 x 6 72
8.4. Diện tích các phân xưởng phục vụ sản xuất
Bảng 15 : Diện tích các xưởng năng lượng.
Các xưởng Dài x Rộng (m) Diện tích (m2)
Xưởng cấp điện 6 x 3 18
Xưởng cấp hơi 6 x 6 36
Phòng bảo trì 6 x 6 36
Bảng 16: Diện tích khu vực xử lý nước.
Khu vực Dài x Rộng (m) Diện tích (m2)
Khu vực cấp và xử lý nước cấp 9 x 6 54
8.5. Diện tích các khu vực hành chính, quản lý và công trình khác
Bảng 17 : Diện tích các khu vực và công trình khác.
Các khu vực, công trình Dài x Rộng (m) Diện tích (m2)
Nhà hành chính, hội trường (2 tầng) 18 x 12 216 Phòng gửi đồ 6 x 6 36 Khu vực vệ sinh, nhà tắm 6 x 3 18 Nhà xe gắn máy, xe đạp 12 x 12 144 Nhà xe tải 12 x 6 72 Phòng bảo vệ (I) 3 x 3 9 Phòng bảo vệ (II) 3 x 3 9
Khu vực khuôn viên, thảm cỏ, cây xanh 1176
Chú thích: Nhà hành chính, hội trường gồm: Phòng thí nghiệm với diện tích 36m2. Phòng y tế với diện tích 36m2. Nhà ăn với diện tích 216m2. Văn phòng, hội trường với diện tích 144m2.
8.6. Bố trí mặt bằng nhà máy
Kích thước nhà máy: chiều dài 87m; chiều rộng 78m. Tổng diện tích nhà máy: 6786m2.
Hệ số sử dụng đất
Diện tích xây dựng các xưởng, công trình, kho 3498
Ksd = *100 ≈ 51,55%
Diện tích nhà máy 6786
Bố trí mặt bằng nhà máy như sau: Chú thích 10.– Khu vực sản xuất. 11.– Nhà hành chính, hội trường. 12.– Phòng gửi đồ. 13.– Xưởng cấp hơi. 14.– Khu vực vệ sinh. 15.– Khu vực cấp và xử lý nước cấp. 16.– Xưởng cấp điện. 17.– Phòng bảo trì.
18.– Khu vực xử lý nước thải. 19.– Nhà xe tải.
20.– Nhà xe gắn máy hay xe đạp. 21.– Phòng bảo vệ.
Hình : Sơ đồ mặt bằng tổng thể của nhà máy. 9. Xử lý nước thải.
9.1 Đặc tính nước thải của nhà máy
1 Các nguồn nước thải của nhà máy (thể tích nước thải trung bình một ngày của nhà máy là 90m3):
Nước vệ sinh thiết bị.
Nước rửa nền các xưởng sản xuất. 2. Đặc tính của nước thải
9.2 Thuyết minh quy trình xử lý nước thải
1. Các song chắn rác
Được đặt tại vị trí gần cuối các mương dẫn nước, có nhiệm vụ tách các chất rắn có kích thước lớn lẫn vào nước như: giấy, lá cây... ra khỏi nước thải trước khi đi vào hệ thống xử lý. 2. Bể điều hòa, lắng cát
Nước thải chảy vào hệ thống có lưu lượng và các chất ô nhiễm không ổn định. Vì vậy, bể điều hòa được bố trí trong quy trình xử lý nhằm đảm bảo cho dòng chảy ổn định trước khi được xử lý ở các công đoạn tiếp theo.
3.Bể tuyển nổi
Trong quá trình xử lý nước thải, phương pháp tuyển nổi dùng để loại chất béo, các hợp chất lơ lửng khó lắng, các hợp chất kỵ nước khác ra khỏi nước thải.
Nguyên tắc của phương pháp: sục không khí vào bể nước thải, tạo thành các bọt khí lơ lửng, các hạt rắn kỵ nước sẽ theo các bọt khí nổi lên trên, tạo thành lớp váng trên bề mặt theo gờ chảy tràn được gạt ra khỏi nước thải.
4.Bể trung hòa
Điều chỉnh pH và chất dinh duỡng trước khi vào bể aerotank nhằm tạo môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển phân huỷ chất hữu cơ.
Điều chỉnh pH: 6,6 – 7,6; có thể dùng H2SO4 0,72% và NaOH 0,8%. Hệ thống điều chỉnh gồm:
-Bộ phận định lượng H2SO4 và NaOH. o Bộ phận định lượng chất dinh dưỡng.
-Bộ phận khuấy trộn chất dinh dưỡng trên đường ống. -Điện cực đo pH.
5.Bể aerotank
Vi sinh vật trong nước thải sử dụng các chất hữu cơ phát triển thành sinh khối tạo thành bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể.
Số lượng bùn sinh ra trong thời gian lưu lại của nước thải ở bể aerotank không đủ phân huỷ hết các chất hữu cơ trong nước thải nên có thể tuần hoàn
lại một phần bùn hoạt tính lắng xuống ở bể lắng về bể aerotank và cũng đủ để duy trì đủ lượng vi sinh vật.
Bể aerotank được lắp đặt hệ thống sục khí cung cấp O2 cho vi sinh vật phát triển. Thời gian xử lý khoảng 6 – 8 giờ.
6.Bể lắng thứ cấp
Nước lẫn bùn được dẫn vào bể lắng.
Nước lẫn bùn sẽ di chuyển dọc theo bể hướng về máng chảy tràn. Trong quá trình di chuyển, bùn sẽ lắng xuống và trượt theo máng nghiêng thu xuống đáy.
Phần nước sau khi tách khỏi bùn được dẫn vào bể chứa hoặc thải ra môi trường.
Một phần bùn được định kỳ hồi lưu về bể aerotank, một phần được bơm sang bể làm đặc bùn.
7.Bể làm đặc bùn
Phần bùn từ bể lắng thứ cấp tiếp tục được xử lý ở bể làm đặc bùn. Tại đây bùn sẽ được tiếp tục lắng để đạt hàm lượng chất rắn cao hơn, phần nước nổi lên trên sẽ được bơm quay trở lại bể aerotank.
Phần bùn đã làm đặc được làm khô định kỳ bằng máy vắt bùn.
9.3 Đặc tính nước thải sau khi qua xử lý
Nước thải sau khi xử lý có giá trị các thông số và nồng độ các chất thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong tiêu chuẩn B nên có thể đổ vào các khu vực nước dùng cho các mục đích giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản, trồng trọt…
Bảng : Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải (theo TCVN 5945 – 1995). Giá trị giới hạn STT Thông số Đơn vị A B C 1 Nhiệt độ o C 40 40 45 2 pH 6 – 9 5,5 – 9 5 – 9 3 BOD5 (20oC) mg/lít 20 50 100 4 CÁOD mg/lít 50 100 400 5 Chất rắn lơ lửng mg/lít 50 100 200 6 Asen mg/lít 0,05 0,1 0,5 7 Cadmi mg/lít 0,01 0,02 0,5 8 Chì mg/lít 0,1 0,5 1 9 Clo dư mg/lít 1 2 2 10 Crom VI mg/lít 0,05 0,1 0,5 11 Crom III mg/lít 0,2 1 2 12 Dầu mỡ khoáng mg/lít KPHD 1 5 13 Dầu động thực vật mg/lít 5 10 30 14 Đồng mg/lít 0,2 1 5 15 Kẽm mg/lít 1 2 5 16 Mangan mg/lít 0,2 1 5 17 Niken mg/lít 0,2 1 2
18 Phốt pho hữu cơ mg/lít 0,2 0,5 1
19 Phốt pho tổng số mg/lít 4 6 8 20 Sắt mg/lít 1 5 10 21 Tetracloetylen mg/lít 0,02 0,1 0,1 22 Thiếc mg/lít 0,2 1 5 23 Thủy ngân mg/lít 0,005 0,005 0,01 24 Tổng Nitơ mg/lít 30 60 60
25 Tricloetylen mg/lít 0,05 0,3 0,3 26 Amoniac (tính theo N) mg/lít 0,1 1 10 27 Florua mg/lít 1 2 5 28 Phenola mg/lít 0,001 0,05 1 29 Sulfua mg/lít 0,2 0,5 1 30 Xianua mg/lít 0,05 0,1 0,2 31 Cáoliform MNP/100ml 5000 10000 – 32 Tổng hoạt độ phóng xạ Bg/lít 0,1 0,1 – 33 Tổng hoạt độ phóng xạ Bg/lít 1 1 –
Chú thích: KPHĐ – không phát hiện được.