Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, mức sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng lên nhiều Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện dự án “ Thiết kế nhà
Trang 1DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP NĂNG SUẤT
3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH LONG.
LỜI MỞ ĐẦU
Rau và quả là thức ăn thiết yếu của con người Rau quar cung cấp cho con người nhiều vitamin và chất khoáng Tại các nước phát triển, mức sống của người dân được nâng cao thì trong khẩu phần ăn, tỷ trọng rau quả ngày càng tăng
Ở nước ta, rau quả là một ngành kinh tế quan trọng của nền nông nghiệp hàng hóa do:
o Nước ta có điều kiện sinh thái thuận lợi phù hợp để gieo trồng các loại rau quả
o Dân số khoảng 90 triệu , nước ta còn là 1 thị trường tiêu thụ rau quả lớn
o Sản xuất rau quả là ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân
o Rau quả là thế mạnh xuất khẩu của nông nghiệp
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá, mức sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng lên nhiều
Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện dự án “ Thiết kế nhà máy sản xuất hoa quả đóng họp “ với các sản phẩm gồm : nước cam ép ,nước bưởi ép và dứa đóng hộp/
Trang 2A. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN:
1. Giới thiệu khái quát:
SUẤT 3 TẤN NGUYÊN LIỆU / H TẠI KCN BÌNH MINH – VĨNH LONG
bị dây chuyền đặt trong KCN Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
về phía Tây Nam, cách Thành Phố Cần Thơ 20km, cách Thị Trấn Cái Vồn 3km về phía Tây, cách Cầu Cần Thơ 500m về phía hạ lưu, cách Sân Bay Cần Thơ khoảng 15km, cách Cảng của Khu Công Nghiệp cần Thơ
từ 1 – 3km và cách Cảng Mỹ Thới (An Giang) khoảng 60km, thuộc xã
Mỹ Hoà, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
2. Chủ dự án:
- Nhóm 12_ Lập Dự Án 3_ Lớp Kinh tế Đầu tư 52C_ KTQD HN
- Công ty tư nhân F5
3. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư:
Trang 3- Thực hiện dự án nhằm mang lại lợi nhuận kỳ vọng cho chủ đầu tư.
- Tăng nguồn cung về hàng hoá nông sản chế biến phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường
- Tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập, mức sống cho lao động phổ thông trong vùng
- Góp phần phát triển nghành công nghiệp chế biến nông thuỷ sản nằm trong quy hoạch và ưu đãi phát triển của Vùng
B NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẮN TIẾN HÀNH ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, nhưng kinh tế Vĩnh Long tiếp tục tăng trưởng khá : tỉnh Vĩnh Long thực hiện đạt và vượt 17/23 chỉ tiêu đề ra.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng 7.82% so với năm 2011; GDP bình quân đầu người đạt gần
32 triệu đồng trên năm Kinh tế trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá Nông - lâm - thủy sản tăng 3,55%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,45%, dịch vụ tăng 7,93% GDP bình quân đầu người ước đạt 31,82 triệu đồng
Trong những năm qua, người dân Vĩnh Long đã tích cực cải tạo vườn tạp, vườn kém hiệu quả, tận dụng diện tích ngoài đê bao để lập
Trang 4vườn và trồng những cây đặc sản có giá trị kinh tế, góp phần đưa diện tích vườn cây ăn quả của tỉnh lên gần 47 nghìn ha năm 2010 Đặc biệt, tỉnh đang từng bước hình thành nhiều vùng chuyên canh cây đặc sản như: cam sành ở Tam Bình, bưởi Năm Roi ở Bình Minh, nhãn, chôm chôm ở Long Hồ… Kinh tế vườn đã đem lại thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng /ha, thậm chí có loại trái cây đặc sản đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha/năm như: bưởi Năm Roi, cam sành, sầu riêng, xoài cát Hoà Lộc,
Năm 2011 hàng nông sản như trứng muối, rau quả, nấm rơm … xuất khẩu tăng gấp 1,84 lần so với 2010 Tỉnh Vĩnh Long có trên 47.650
ha vườn cây đặc sản, trong đó có 40.000 ha đang cho thu hoạch, chiếm 84% diện tích Năm 2012 sản lượng trái cây của tỉnh đạt 493.000 tấn, tăng 1,2% so với năm trước
Môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp
Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả
Trang 5nước.Vĩnh Long là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long , được giới hạn bởi sông Tiền và sông Hậu, có vị trí bản
lề nối liền giữa miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ
Khu vực ĐBSCL chiếm là khu vực chiếm tỷ trọng lớn các mặt hàng nông sản
Quy hoạch phát triển KT-XH, phát triển ngành, vùng liên
quan đến dự án
Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
Các mục tiêu của Quy hoạch bao gồm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, tăng trưởng liên tục và bền vững, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nhất là thực phẩm an toàn, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường mang lại giá trị sản lượng, lợi nhuận và thu nhập cao ổn định trên một đơn vị diện tích, một đơn vị sản phẩm Phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) nông lâm nghiệp, thủy sản bình quân (2011- 2015) là
5-5,3%/năm và giai đoạn (2016-2020) tăng 4-4,5%/năm KTN
(1613/QĐ-UBND)
2 Loại thị trường và sản phẩm của DA.
- Loại thị trường: thị trường nội địa
- Loại sản phẩm của dự án: hoa quả chế biến tiêu dùng trong nước: Dứa
ép, cam ép, nước bưởi,
Trang 6Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa, có điều kiện thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây quả … => giá thành của các sản phẩm tươi khá
rẻ, người dân có xu hướng tiêu dung các loại sản phẩm này nhiều hơn là các sản phẩm đóng hộp, chế biến
Chính vì vậy các sán phẩm hoa quả chế biến, đóng hộp, chai chủ yếu là các loại nước ép hoa quả do có các đặc điểm:
- Tiện lợi (có thể sử dụng nhanh chóng, dễ mang theo)
- Giá thành rẻ, thời gian bảo quản lâu
- Có nhiều loại hương vị độc đáo …
Lựa chọn sản phẩm của dự án cho thị trường nội địa: Sản phẩm nước cam ép đóng lon hướng tới đối tượng có độ tuổi “trẻ” Sản phẩm này kết hợp với dứa khoanh đóng lon xuất khẩu sẽ giúp nâng thời gian hiệu quả của dự án (do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ) bên cạnh đó có được một thị phần thị trường nội địa sẽ giúp dự án đầu tư an toàn hơn, giảm phụ thuộc, tác động xấu của thị trường thế giới
Với khoảng 28 triệu dân số thành thị ( tk năm 2011), cầu về hoa quả khá lớn, cứ mỗi người dân thành thị mức tối thiểu về nhu cầu hoa quả là 250-350 gam rau hoặc 150-350 nước hoa quả trong ngày, nếu 30% dân số thành thị sử dụng rau quả chế biến, trái cây đóng hộp thì nhu cầu tiêu dùng cả nước lên tới 1.6-1.9 triệu lít nước hoa quả
Về thị trường, dự báo mức tiêu thụ nội địa tăng 10%/năm
Trang 7Dự báo bằng phương pháp dựa vào số liệu dự báo tăng trưởng ngành
Số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng ngành chế biến hoa quả thực hiện bởi viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh được mô tả ở bảng sau,tốc
độ này được giả định là tốc độ tăng trưởng lượng cầu các loại sản phầm hoa quả chế biến của toàn bộ thị trường
Bảng 3: dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu các sản phẩm hoa quả
Tốc độ tăng
(Nguồn: viện kinh tế TP.HCM)
Theo Cục Trồng trọt, hiện nay, vùng Nam Bộ có khoảng 22 cơ sở công nghiệp chế biến rau quả (chiếm 45% so với cả nước) với tổng công suất thiết kế còn thấp, đạt khoảng 170.160 tấn sản phẩm/năm (trong đó phân bố tập trung ở vùng Đông Nam bộ có 12 cơ sở với tổng công suất thiết kế là 93.100 tấn sản phẩm/năm, ĐBSCL có 10 cơ sở với tổng công suất thiết kế: 77.060 tấn sản phẩm/năm) Số cơ sở công nghiệp chế biến các loại quả thường có công suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, nhãn hiệu hàng hóa ít được người tiêu dùng biết đến Việc cung cấp nguyên liệu không đều và thiếu ổn định do chưa làm tốt công tác rải vụ thu hoạch, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà vườn với nhà máy, do đó các cơ sở chế biến hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất Mặt khác, trong chuỗi giá trị gia tăng gắn kết giữa sản xuất - thu mua - chế biến bảo quản - tiêu thụ trái cây nước ta, khâu chế biến bảo quản còn
Trang 8quá nhiều hạn chế, yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển ngành hàng trái cây VN
Đối thủ cạnh tranh:
- Thứ nhất,trong khu vực tỉnh Vĩnh Long có 1 doanh nghiệp hoạt động trong việc chế biến hoa quả: Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Gia
- Thứ hai,trong vùng ĐB Sông Cửu Long thì có đối thủ lớn nhất là Công
ty cổ phần Rau quả Tiền Giang VEGETIGI
• Chiến lược cạnh tranh
- Chiến lược về sản phẩm:
Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu,đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng trong hệ thống quản lý chất lượng như: ISO 9001: 2008; HACÁCP; BRC; sản phẩm còn đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của HALAL; EU; RSK của nước ngoài đối với thị trường trong nước thì cung cấp sản phẩm chủ yếu là nước ép hoa quả,vì nhu cầu về sản phẩm này ở nước ta khá lớn và ngày càng tăng
Đối với thị trường nước ngoài thì cung cấp các sản phẩm hoa quả chế biến,đóng hộp: sản phẩm chủ lực là dứa
- Chiến lược về giá cả
Xây dựng một lộ trình giá phù hợp,khi sản phẩm mới đi vào thị trường thì đưa ra một mức giá mang tính chất cạnh tranh nhằm giúp sản phẩm tiếp cận được với đông đảo người tiêu dùng,sau khi các chiến lược quảng cáo và tiếp thị phát huy hiệu quả,khách hàng đã biết đến sản
phẩm,có thể tăng giá lên mức thị trường để đảm bảo có được lợi nhuận
Trang 9- Chiến lược tiếp thị
• Đánh giá khả năng cạnh tranh của dự án
Tình hình hiện tại sự phân bố địa bàn của ngành CBNS ở ĐBSCL chưa đều Chỉ 5 tỉnh, thành (Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Long An) đã chiếm đến 80% tỉ trọng toàn vùng Trong số những địa phương có diện tích cây ăn trái lớn (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng), chỉ Tiền Giang có 2 Cty chế biến rau quả, còn thì số nhà máy chế biến rau quả lại chỉ phát triển ở Kiên Giang, An
Giang Còn ở Vĩnh Long hiện tại chưa có một nhà máy nào có quy mô lớn.vậy việc xây dựng nhà máy ở đây sẽ có được những lợi thế cạnh tranh
3 Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của Dự án.
Hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ: ISO 9001: 2008; HACÁCP; BRC; sản phẩm cũn đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của HALAL; EU; RSK; và được cấp mó số FDA
So với qui trình sản xuất nước quả bằng phương pháp thông
thường (có quá trình xử lý nhiệt) thì qui trình sản xuất nước quả (không
có quá trình xử lý nhiệt) này có các ưu điểm sau:
o Hạn chế sự thất thoát chất dinh dưỡng hoặc giảm sự hình thành những hợp chất gây ảnh hưởng đến cảm quan sảnphẩm và sức khỏe người tiêu dùng
o Sản phẩm có được hương và vị giống với tự nhiên
Trang 10o Giảm được vị đắng trong sản phẩm nước cam, nước bưởi ép do không có quá trình xử lý nhiệt (dưới tác dụng nhiệt độ các hợp chất glycáoside sẽ gây ra vị
đắng cho sản phẩm), nhằm cải thiệngiá trị cảm quan của sản phẩm
o Qui trình công nghệ khép kín, hợp vệ sinh
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm sau:
o Chi phí đầu tư trang thiết bị cao
o Các tính toán thiết kế dựa trên lý thuyết nên cần có quá trình vận hành thực tế hiệu chỉnh
4 Nghiên cứu khía cạnh tài chính của Dự án.
Dự tính tổng mức đầu tư của DA l 20,857565 tỷ việt nam đồng Vốn DT được huy động từ nguồn vốn tự có với chi phí cơ hội của vốn
là 10%
Tổng lợi nhuận của dự án đưa về thời điểm hiện tại :
PV (W) = Ʃ Wipv = 36296,43 (triệu VNĐ)
Lợi nhuận thuần bình quân trung bình năm của dự án :
WPI = Ʃ Wipv / 20 = 1814,822 (triệu VNĐ)
b)Chỉ số giá trị thuần hiện tại của dự án :
NPV = 18199,112 (triệu VNĐ) > 0 => dự án nên đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận bình quân năm của cả đời dự án
RR = WPI / Ivào = 0,100068 hay 10,007%
Tỷ suất lợi nhuận của dự án :
RR =1,00562
Trang 11c)Tỷ số lợi ích – chi phí ( giá trị thanh lý được khấu trừ vào chi phí B/C = PV(B) / PV (C) = 1,1227
e) Thời gian thu hồi vốn đầu tư :
T =5
g) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR
IRR = 20.453%
5 Khía cạnh kinh tế xã hội của Dự án
Dự án ngoài mặt khả thi về khía cạnh tài chính, mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư mà còn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho địa phương, vùng và đất nước
1. Gia tăng thêm các loại sản phẩm nông sản chế biến: hoa quả chế biến, góp phần đa dạng ngành công nghiệp chế biến nông sản, cung ứng thêm hàng hoá cho thị trường trong nước, thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
2. Góp phần tạo công ăn việc làm cho địa phương: Bao gồm việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh liên quan
• Trung bình mỗi năm DA đi vào hoạt động thì số lượng lao động trực tiếp sử dụng là 197 người Phần lớn là sử dụng lao động tại ngay địa phương( tỉnh Vĩnh Long)
• Số lao động gián tiếp có việc làm từ việc cung ứng đầu vào và đầu ra của DA: Các hộ nông dân trồng hoa quả với diện tích lớn, các thương
Trang 12lái, 1 số bộ phận nhân viên gián tiếp ở các phòng ban, các nhân viên đại
lý, tiếp thị…
• Chỉ tiêu số lao động có việc làm trực tiếp tính trên 1 đơn vị vốn là 197/20.857 = 9.445 Cứ 1 tỷ đồng vốn đầu tư tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 9.445 người lao động
3. Góp phần tạo ra thu nhập cho lao động phổ thông của vùng, đóng góp vào ngân sách của tỉnh thông qua thuế, tạo điều kiện cho địa phương thực hiện các mục tiêu công cộng nâng cao phúc lợi xã hội
• Đóng góp cho NS địa phương:
+ Thuế TNDN: 1099678,6 triệu đồng/ năm
+ Chi phí thuê đất, nhà xưởng của KCN Bình Minh: 2839 triệu đồng ( 20 năm thực hiện dự án )
4. Thúc đẩy sự phát triển ngành trồng cây ăn quả, tạo điều kiện cho bà con nông dân đẩy mạnh tiềm năng cây ăn quả của tỉnh nhà và khu vực ĐBSCL nói chung Bên cạnh đó còn góp phần phát triển ngành chế biến nông sản
5. Việc đầu tư xây dựng thêm 1 hạng mục cho KCN giúp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho KCN, tạo thế mạnh và nâng cao tính hấp dẫn đầu tư cho KCN Bình Minh nói riêng và tỉnh VĨnh Long nói chung
6. Khuyến khích lao động địa phương tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối lại thu nhập do tạo ra công ăn việc làm cho họ, cải thiện đời sống nhân dân địa phương
Trang 137. Việc đầu tư vào lĩnh vực chế biến hoa quả đóng hộp hoàn toàn phù hợp với chủ trương, chính sách của địa phương, nằm trong quy hoạch và chiến lược phát triển của tỉnh, vùng và cả nước