Cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay

175 837 1
Cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH TRN TH THANH MAI cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nớc và cá nhân ở việt nam hiện nay LUN N TIN S LUT HC H NI - 2015 HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH TRN TH THANH MAI cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nớc và cá nhân ở việt nam hiện nay Chuyờn ngnh : Lý lun v lch s Nh nc v phỏp lut Mó s : 62 38 01 01 LUN N TIN S LUT HC Ng i h ng d n khoa h c: GS. TS. Lấ MINH TM HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thanh Mai MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chng 1: T󰗕NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C󰗩U LIÊN QUAN 󰖿N C CH󰖿 ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 18 1.3. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 25 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 29 2.2. Khái niệm, nội dung, đặc điểm của cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 41 2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 57 2.4. Những yếu tố cơ bản tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 63 Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74 3.1. Quá trình phát triển của cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân từ năm 1945 đến nay 74 3.2. Thực trạng cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay 91 Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 118 4.1. Những yêu cầu cơ bản hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 118 4.2. Các quan điểm cơ bản về hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 124 4.3. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân hiện nay 129 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCPL : Điều chỉnh pháp luật KTTT : Kinh tế thị trường KTXH : Kinh tế - xã hội MQH : Mối quan hệ NNPQ : Nhà nước pháp quyền Nxb : Nhà xuất bản QCD : Quyền công dân QCN : Quyền con người QLNN : Quyền lực nhà nước QPPL : Quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cá nhân và nhà nước là hai chủ thể đặc biệt có mối quan hệ chặt chẽ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó, nhà nước là thiết chế xã hội tổ chức thực hiện quyền lực công, nhà nước nhân danh xã hội bảo vệ lợi ích chung và các giá trị khách quan phổ biến của con người. Mối quan hệ (MQH) giữa nhà nước và cá nhân được thể hiện chủ yếu dưới hình thức quan hệ pháp luật. Vì vậy, nghiên cứu về cơ chế điều chỉnh pháp luật (ĐCPL) MQH giữa nhà nước và cá nhân là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện nhà nước và pháp luật nói chung. Ở Việt Nam, sau gần 30 năm đổi mới, chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và mở rộng hợp tác quốc tế, đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nhận thức chung của xã hội về cá nhân và MQH giữa nhà nước và cá nhân. Những thay đổi này được thể hiện khá rõ nét trong các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Vấn đề con người và phát huy nguồn lực con người luôn được coi là trung tâm của mọi đường lối, chủ trương, chính sách phát triển trong thời kỳ đổi mới. Điều đó mang lại nhiều thay đổi đáng kể trong các phương tiện pháp luật cơ bản của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. Trong hệ thống pháp luật, cá nhân được nhìn nhận như những thực thể độc lập, mang trong mình những giá trị khách quan mà nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm, thể hiện ở các quyền con người (QCN), quyền công dân (QCD). Ý chí, nguyện vọng, lợi ích của cá nhân ngày càng được tôn trọng trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật. Quan điểm coi sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, xã hội và nhà nước là động lực của sự phát triển xã hội, trong đó, lợi ích cá nhân là “động lực trực tiếp nhất”, đã được thể hiện trong nhiều chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của xã hội, mang lại những thành tựu đáng kể về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, đưa Việt nam trở thành một nước đang phát triển. Nhiều thành tựu về phát triển con người đã được ghi nhận, Việt Nam là một trong số hơn 40 nước đang phát triển đạt được những tiến bộ đáng kể về phát triển con người trong những thập kỷ gần đây. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 41% trong vòng hai thập kỷ 2 qua [18]. Đồng thời, quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội và nền kinh tế thị trường cũng mang lại những thay đổi quan trọng cho mỗi cá nhân trong nhận thức về bản thân mình. Từ đó, cá nhân ngày càng có nhu cầu khẳng định mạnh mẽ hơn các giá trị riêng khách quan của mình và đòi hỏi xã hội, các chủ thể khác, đặc biệt là nhà nước phải thừa nhận và tôn trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay, cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân còn tồn tại nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của quá trình đổi mới. Trong nhiều trường hợp, pháp luật còn chưa quan tâm phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhà nước có biểu hiện giành thuận lợi về cho mình, cá nhân gặp nhiều bất lợi trong mối quan hệ với nhà nước. Cá nhân và các giá trị khách quan phổ biến của cá nhân còn chưa thực sự được tôn trọng trong quá trình xây dựng pháp luật. Việc thực hiện QCN, QCD gặp nhiều trở ngại do tính thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và phù hợp của hệ thống pháp luật. Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, các thiết chế thực thi pháp luật chưa thực sự dễ tiếp cận, còn nhiều biểu hiện mang tính áp đặt, chưa thực sự coi trọng ý chí, nguyện vọng của nhân dân, chưa là chỗ dựa để nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Tình trạng khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc đã trở thành những điểm nóng về xung đột giữa nhà nước và nhân dân. Nhiều hành vi tham ô, tham nhũng xâm phạm QCN, QCD chưa được áp dụng chế tài thoả đáng, còn có biểu hiện bao che, xử lý qua loa gây bất bình trong dư luận, "Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm Tình trạng quan liêu không thực sự tôn trọng dân chủ và thực hành dân chủ còn khá nặng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức" [29, tr.128]. Bên cạnh đó, trong không ít trường hợp, tình trạng đòi tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, đề cao tự do cá nhân vô chính phủ, coi nhẹ các giá trị xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự, kỷ cương xã hội. Đồng thời, quá trình hội nhập quốc tế hiện nay mang lại nhiều cơ hội cho việc hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân, nhưng đồng thời, cũng đặt ra nhiều thách thức của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá pháp lý, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao nhận thức về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. Hơn nữa, sau gần 30 năm đổi mới, khi các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội thay đổi, 3 cá nhân đã có những sự trưởng thành nhất định về năng lực làm chủ bản thân và xã hội. Nhưng nhìn chung, nhận thức về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân còn nhiều hạn chế, MQH giữa nhà nước và cá nhân chưa được nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện. Từ đó, các giải pháp giải quyết những vấn đề bất cập liên quan đến cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân còn có biểu hiện lúng túng, bị động, thiếu tính tổng thể, khách quan và khoa học. Vì vậy, việc nghiên cứu về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn. Đó là lý do tác giả chọn nghiên cứu vấn đề "Cơ chế điề u chỉ nh pháp luậ t mố i quan hệ giữ a nhà nư ớ c và cá nhân ở Việ t Nam hiệ n nay” làm Luận án Tiến sỹ Luật học chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mụ c đích củ a luậ n án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam, luận án đề xuất quan điểm và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệ m vụ củ a luậ n án Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ khái niệm MQH giữa nhà nước và cá nhân, trên cơ sở phân tích khái niệm, tư cách, vai trò của cá nhân và nhà nước, các đặc điểm của MQH giữa nhà nước và cá nhân. - Phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân; các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân; các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. - Phân tích qúa trình phát triển của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam; đánh giá thành tựu, hạn chế của thực trạng cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế đó. - Phân tích các yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân; Phân tích các quan điểm và đề xuất, luận chứng cho hệ thống các giải pháp hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam và đề xuất quan điểm giải pháp hoàn thiện, dưới góc độ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu đối tượng là khái niệm cá nhân, nhà nước, MQH giữa nhà nước và cá nhân, cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân, trực tiếp là khái niệm, các đặc điểm, các tiêu chí hoàn thiện, các yếu tố tác động ảnh hưởng đến cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân Luận án nghiên cứu quá trình phát triển của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân từ năm 1945 đến nay và tập trung đánh giá thực trạng cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước, pháp luật, xã hội, vấn đề con người, QCN, QCD. Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp thống kê - so sánh, Các phương pháp được sử dụng nhằm làm rõ nội dung cơ bản của luận án, đảm bảo tính khoa học và lôgic giữa các vấn đề của luận án trong các chương. - Phương pháp phân tích - tổng hợp, được tác giả sử dụng trong chương 2,3,4 nhằm phân tích làm rõ các khái niệm cá nhân, MQH giữa nhà nước và cá nhân, cơ chế DCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân; phân tích thực trạng cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân; phân tích các yêu cầu, quan điểm để đưa ra giải pháp về hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân hiện nay. - Phương pháp hệ thống được tác giả sử dụng nhằm làm rõ tính hệ thống của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân về lý luận và thực tiễn, MQH giữa nhà nước và cá nhân, tính thống nhất của cá nhân trong các tư cách khác nhau khi tham gia vào các quan hệ xã hội. 5 - Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng để thiết lập MQH xuyên suốt chặt chẽ logic giữa các vấn đề và các chương trong luận án. Theo đó, trong chương 2, trước khi nghiên cứu cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân, tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm cá nhân và MQH giữa nhà nước và cá nhân. Đồng thời, nội dung các chương 2, 3, 4 có MQH xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ sở đánh giá thực trạng quá trình phát triển và thực trạng cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân, từ đó đưa ra các yêu cầu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân trong chương 4. - Phương pháp lịch sử là phương pháp được tác giả sử dụng để làm rõ quá trình phát triển của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để đánh giá đúng thực trạng của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp thống kê - so sánh, được tác giả sử dụng để làm rõ quá trình phát triển và thực trạng cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân qua những số liệu thống kê từ thực tế về các thành tố của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. - Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn là phương pháp được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 3, 4 nhằm làm rõ thực trạng cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận. Đồng thời, kết hợp các kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn để luận giải một cách thuyết phục cho các giải pháp hoàn thiện cơ chế ĐCPl MQH giữa nhà nước và cá nhân trong giai đoạn hiện nay. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên, nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam, nên luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: - Luận án đã xây dựng khái niệm cá nhân dưới góc độ chuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật: Cá nhân vừa là cá thể người được đặc trưng bằng những cá tính, phẩm chất, năng lực, nhu cầu, lợi ích riêng, vừa là một thực [...]... cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân và những yếu cơ bản tác động đến cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân 2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN 2.1.1 Khái niệm mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân Nghiên cứu về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân trước hết cần phân tích và làm rõ khái niệm MQH giữa nhà nước và cá nhân Nhà nước và cá nhân là hai hiện tượng, hai chủ... toàn diện về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân tiếp cận dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật là một bổ khuyết về lý luận cho việc xác định định hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước, pháp luật ở Việt Nam hiện nay 29 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN Cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân là một dạng của cơ chế ĐCPL nói... cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân Luận án chỉ ra 4 tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân và 3 yếu tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân - Luận án làm rõ quá trình phát triển của cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay và phân tích thực trạng cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. .. giữa nhà nước và cá nhân, là mối quan hệ có tính khách quan, có nội dung phong phú, đa dạng thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ của nhà nước và cá nhân; MQH giữa nhà nước và cá nhân phản ánh sự tương tác mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau giữa nhà nước và cá nhân, được xác lập chủ yếu dưới hình thức các quan hệ pháp luật Xuất phát từ quan điểm, cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân là một dạng của cơ chế. .. cầu đặt ra đối với quá trình hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân Trên cơ sở thực trạng và yêu cầu đặt ra với cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân ở Việt nam trong những năm tiếp theo Tiểu kết chương 1 Cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân là một vấn đề lớn và phức tạp, nhưng có ý nghĩa rất... và cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân làm cơ sở định hướng về nhận thức và tư duy cho quá trình hoàn thiện MQH giữa nhà nước và cá nhân trong điều kiện đổi mới hiện nay Trong điều kiện đó, để thực hiện mục tiêu của luận án là nghiên cứu về cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân, dưới góc độ lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật, luận án kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các... hội dân sự, mối quan hệ xã hội dân sự với nhà nước, cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự tồn tại và phát triển xã hội dân sự ở Việt Nam Tiêu biểu là các công trình: - Quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam Lịch sử và hiện tại [107] của Lê Văn Quang và Văn Đức Thành Các tác giả đã bàn về mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội dân sự Việt Nam từ mối quan hệ giữa chức năng xã hội chính trị và chức năng... nhân hiện nay, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của những kết quả, tồn tại trong cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân - Luận án phân tích các yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay đối với việc hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân Trên cơ sở đó, chỉ ra những quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện cơ chế ĐCPL MQH giữa nhà nước và cá nhân. .. những cơ sở lý luận khái quát về cá nhân, mối quan hệ nhà nước và cá nhân, cùng với sự phát triển mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong lịch sử - Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [46] của Trần Ngọc Đường Tác giả nghiên cứu về cá nhân, bản chất MQH giữa nhà nước và cá nhân làm cơ sở cho những nhận thức về vấn đề QCN, QCD trong NNPQ hiện nay Từ... thống pháp luật Việt Nam hiện nay; - Quan hệ pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay [77] của Lê Văn Long (2003) Tác giả đã nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật, thực trạng và các phương hướng, giải pháp cho việc phát triển các quan hệ pháp luật hiện nay ở Việt Nam Qua các nghiên cứu trên, vấn đề cơ chế ĐCPL đã được nghiên cứu một cách khá . pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân ở Việt Nam hiện nay 91 Chương 4: NHỮNG YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ. chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 124 4.3. Các giải pháp cơ bản hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân hiện nay 129 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC. CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 118 4.1. Những yêu cầu cơ bản hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân 118 4.2. Các quan điểm cơ bản về hoàn thiện cơ chế điều chỉnh

Ngày đăng: 08/05/2015, 10:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan