1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh

104 2,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ATGT: An toàn giao thông. CK: Chu kỳ CSHT: Cơ sở hạ tầng. ĐHGTVT: Đại học giao thông vận tải ĐTH: Đèn tín hiệu. GTĐT: Giao thông đô thị. GTVTĐT: Giao thông vận tải đô thị. JICA: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản về giao thông vận tải. LL: Lưu lượng LLBH: Lưu lượng bão hoà NGT: Nút giao thông. NGTĐM: Nút giao thông đồng mức. PT: Phương tiện PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ QLGTGĐT: Quản lý giao thông đô thị VTHH: Vận tải hàng hóa VTHK: Vận tải hành khách. VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng. TCGT: Tổ chức giao thông. TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TEDI: Tên công ty khảo sát và tư vấn thiết kế giao thông vận tải. 1 Vũ Đức Thiện – K46 1 TNGT: Tai nạn giao thông xcqđ : Xe con quy đổi. DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ 2 Vũ Đức Thiện – K46 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. Giao thông vận tải là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của cả đất nước nói chung và của một đô thị nói riêng. Hiện nay cùng với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế- xã hội thì nhu cầu đi lại cũng như số lượng phương tiện tăng lên một cách mạnh mẽ. Trước thực tế đó thì hiện trạng ở các đô thị nói chung và Hà Nội nói riêng vấn đề ách tắc giao thông đang diễn ra hàng ngày trên các con đường và các nút giao thông, điều này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn giao và là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Hầu hết các giao lộ hiện nay đều là nút cùng mức, hệ thống điều khiển bằng đèn tín hiệu thiết kế chưa phù hợp bên cạnh đó nhiều nút do một số điều kiện khác nhau mà chưa có được chiều rộng cũng như bố trí phân luồng hợp lý. Đây là nguyên nhân làm hạn chế tốc độ của phương tiện khi tham gia giao thông gây ách tắc và tai nạn giao thông. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải tạo thiết kế nút giao thông đô thị đang đặt ra như một vấn đề cấp bách. Trong đó công tác nghiên cứu thực hiện tổ chức giao thông tại nút đồng mức không phải là mới mẻ tuy nhiên để ứng dụng có hiệu quả cho một nút giao thông cụ thể không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt dòng giao thông đô thị Việt Nam là dòng hỗn hợp nhiều xe máy. Nút giao thông Kim Mã - Ngọc Khánh là nút giao có lưu lượng phương tiện thông qua rất lớn. Cùng với sự hoạt động của dòng phương tiện chủ yếu là xe máy thì nút giao này có sự thông qua của nhiều tuyến xe buýt lớn, trung bình. Vào giờ cao điểm sự quá tải của nút đã được thể hiện một cách rõ rệt. Hiện nay cùng những điểm chưa hợp lý về điều khiển, việc tổ chức giao thông tại nút vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy em chọn đề tài tổ chức giao thông tại nút đồng mức để áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với kiến thức tiếp thu được trong thực tế nhằm có thể góp phần vào việc cải thiện được tình hình thực tế đang diễn ra. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu. Với thực trạng đang diễn ra tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh hiện nay thì mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp để thiết kế và cải tạo nút nhằm tạo điều kiện tốt nhất phục vụ nhu cầu đi lại qua nút và an toàn giao thông ở hiện tại và cho năm tương lai. Những mục tiêu cụ thể được thể hiện như sau: - Xác định được hiện trạng của nút, lưu lượng giao thông và thành phần phương tiện thông qua nút. - Dự báo lưu lượng và dòng phương tiện thông qua nút cho năm tương lai đế xác định các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức giao thông cụ thể. - Đưa ra các giải pháp thiết kế,cải tạo tổ chức sau đó phân tích, so sánh các phương án để lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất về mặt kinh tế cũng như an toàn giao thông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Với mục đích là đưa ra được các giải pháp để góp phần nâng cao khả năng phục vụ của một nút giao thông vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ cụ thể như sau: Không gian: Nút Kim Mã - Ngọc Khánh  Nghiên cứu các giải pháp thiết kế, cải tạo và tổ chức tại nút  Tính khả thi của đề tài được tính đến năm tương lai 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 Vũ Đức Thiện – K46 a)Nghiên cứu tài liệu tài liệu sẵn có Các tài liệu mang tính lý thuyết về nút giao thông và phương pháp thiết kế, tổ chức giao thông và các quy trình, quy phạm thiết kế cải tạo nút hiện nay: - Các văn bản quy hoạch của thành phố nói chung, các quy hoạch liên quan đến giao thông vận tải, thiết kế cải tạo nút. - Các tài liệu đã được nghiên cứu và công bố, đề tài nghiên cứu về cải tạo tổ chức giao thông tại nút sẵn có trước đó. b)Thu thập số liệu tại hiện trường - Khảo sát hiện trạng thực tế hiện nay tại nút giao thông Kim Mã- Ngọc Khánh nhằm xác định được hiện trạng về cơ sở hạ tầng cũng như hình thức tổ chức giao thông ở đây. - Tổ chức quan trắc tại nút bằng camera hoặc đếm trực tiếp tại nút nhằm xác định lưu lượng thông qua nút. c)Xử lý và phân tích số liệu - Sử dụng các phần mềm chuyên dụng cùng với các kiến thức chuyên môn đã học nhằm xác định các số liệu đầu vào cần thiết cho công tác thiết kế đề tài. - Sử dụng Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Autocad… 5. Kết cấu đề tài. Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, kết luận– kiến nghị và 3 chương như sau: Chương 1- Tổng quan về nút giao thông Chương 2 - Hiện trạng tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh Chương 3- Tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh Kết luận và kiến nghị. Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên đồ án của em không thể tránh được có những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thày cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Thầy giáo Nguyễn Văn Trường đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án, giúp đỡ em tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để có thể hoàn thành tốt đồ án. Đồng thời cảm ơn Viện quy hoạch và QLGTGĐT và các bạn trong lớp Quy hoạch đã giúp đỡ thu thập các số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Sinh viên Vũ Đức Thiện 4 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông Chương I- TỔNG QUAN VỀ NÚT GIAO THÔNG 1. Khái niệm nút giao thông Nút giao thông là nơi giao nhau giữa các đường ôtô, giữa đường ôtô với đường sắt, giữa đường ôtô với các đường phố, giữa các đường phố trong đô thị (PGS.TS: Nguyễn Xuân Vinh, Thiết kế nút giao thông và điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu, 2006). Khác với các điều kiện lái xe trên đường, tại khu vực thuộc phạm vi nút và khu trung tâm của nút giao thông, người điều khiển phương tiện phải tập trung chú ý để thực hiện cùng 1 lúc nhiều động tác phức tạp như: - Định hướng chuyển động cho xe chạy theo chủ định, tùy thuộc vào điều kiện chạy xe. - Thực hiện các động tác nhập dòng, trộn dòng, tách dòng, hay giao cắt với các luồng xe khác khi đi từ đường nhánh vào đường chính hoặc ngược lại hay vượt qua các luồng xe vuông góc. - Điều khiển cho xe chuyển từ làn ngoài vào làn trong hay từ làn trong ra làn ngoài để thực hiện ý đồ vào nút hay ra khỏi nút giao thông… Vì vậy các nút giao thông là một bộ phận không thể tách rời khỏi mạng lưới đường trong các đô thị cũng như trong hệ thống các đường ô tô. Tại đây, thường xảy ra tai nạn giao thông, là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, giảm tốc độ dòng xe chuyển động. Theo tính toán của Mỹ và một số nước khác thì tai nạn giao thông trong đô thị chiếm 50% xảy ra tại NGT. 2. Phân loại nút giao thông Có rất nhiều cách để phân loại nút giao thông, việc sử dụng phương thức phân loại nào tuỳ thuộc vào mục đích của từng nghiên cứu. Dưới đây là một số cách phân loại nút giao thông phổ biến hiện nay. 2.1. Theo đặc điểm cao độ Theo cách phân loại này ta có 2 loại hình: - Nút giao nhau ngang mức: Tại nút tất cả các luồng xe ra vào nút từ các hướng đều đi lại trên cùng một cao độ mặt bằng. - Nút giao nhau khác mức (giao nhau lập thể): Để loại bỏ sự giao cắt (xung đột) giữa các luồng xe đi vuông góc hoặc cắt chéo người ta xây dựng các công trình cầu vượt, hầm chui có các cao độ khác với cao độ mặt bằng. 2.2. Theo mức độ phức tạp Có các loại: - Nút giao thông đơn giản: đó là ngã ba, ngã tư xe chạy tự do với lưu lượng thấp. Trong đó nút không có đảo và các hình thức phân luồng xe chạy. - Nút giao thông có đảo trên các tuyến phụ của nút: với mục đích ưu tiên xe chạy thông thoát với tốc độ thiết kế không đổi trên hướng tuyến chính qua nút. - Nút giao thông phân luồng hoàn chỉnh: nút được thiết kế với đầy đủ các đảo dẫn đường cho các luồng xe rẽ, các dải phân luồng cho hai hướng ngược chiều, các dải tăng tốc, giảm tốc, các giải trung tâm dành cho xe rẽ trái,… - Nút giao thông khác mức. 5 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông 2.3. Theo phương pháp tổ chức giao thông Có các loại: - Nút giao thông không có điều khiển: Đây là nút có các dạng giao nhau đơn giản, lưu lượng xe thấp, xe đi từ các hướng ra vào tự do. - Nút giao thông có điều khiển cưỡng bức (điều khiển bằng hệ thống đèn tín hiệu) nhằm tăng an toàn giao thông của các xe ra vào nút. - Nút giao thông tự điều chỉnh: đó là vòng xuyến (vòng xoay) trong đó các luồng xe từ các ngả đường đi vào đi ra nút theo chiều ngược kim đồng hồ. - Nút giao thông khác mức: để tách các luồng xe ở các hướng khác nhau đi theo những cao độ khác nhau. - Nút giao thông tổng hợp: tổ chức kết hợp giao thông vừa tách dòng, vừa tự điều chỉnh , … 2.4. Theo vị trí nút Có hai loại: - Nút giao thông trong thành phố - Nút giao thông ngoài thành phố Việc thiết kế các nút giao thông loại này có những yêu cầu khác nhau. 3. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản thiết kế nút giao thông Khi phương tiện qua NGT đồng mức thường chia ra các hướng rẽ trái, rẽ phải và đi thẳng. Quá trình các phương tiện di chuyển qua nút sẽ sinh ra các điểm xung đột như hình mô tả sau: a) Điểm cắt b) Điểm nhập c) Điểm tách Hình 1.1: Các điểm xung đột chính khi xe qua nút Trong các điểm xung đột (hình 1.1) thì điểm cắt là điểm xung đột nguy hiểm nhất, tại đó xe chạy từ các hướng khác nhau cắt nhau theo một góc lớn nên mức độ nguy hiểm cao nhất. Điểm nhập có mức độ nguy hiểm ít hơn điểm cắt, là các điểm tại đó xe chạy ở các hướng nhập vào một hướng. Điểm tách có mức độ nguy hiểm ít nhất, là điểm tại đó xe chạy trên cùng một hướng rồi tách ra các hướng khác nhau. Tất cả các điểm xung đột trên là nguyên nhân gây ra các tai nạn giao thông, mặt khác làm giảm tốc độ chạy xe qua nút. Vì vậy khi thiết kế NGT đồng mức cần đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản sau: 1.3.1. Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông Khi thiết kế nút giao thông chúng ta phải chú ý để thỏa mãn đến mức cao nhất các yêu cầu sau: 6 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông - An toàn: Là tiêu chuẩn cao nhất, có thể dùng phương pháp dự báo tai nạn trong nút. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về an toàn tại nút, nhưng nếu xảy ra hai vụ tai nạn chết người một năm được coi là nút nguy hiểm cần có biện pháp giải quyết. - Thông thoáng: Là về mặt năng lực thông hành, có một dự trữ cho đường phụ có thể qua đường chính không gây nên ách tắc. - Hiệu quả: Qua các chỉ tiêu tổng hợp về kỹ thuật và kinh tế, chứng minh tính khả thi của phương án về nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội. - Mỹ quan: Nút giao thông phải là một điểm hòa hợp và tôn tạo cảnh quan khu vực ngoài đô thị cũng như trong đô thị. 1.3.2. Các nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông Để đảm bảo yêu cầu trên thì cấu tạo của một nút giao thông phải tuân theo quy tắc sau: - Trên vùng đường dẫn tới nút phải đảm bảo tầm nhìn thật tốt giữa các xe và nhìn rõ các đảo. Tầm nhìn này phải chỉnh lý khi độ dốc trên 3% và khi trong đường cong. - Các điểm giao cắt phải rất gần với góc vuông. Khi xiên thì nên tránh góc tù làm các xe phải đối đầu. Trường hợp khác góc giao nhau không nhỏ hơn 60 0 . Đặc biệt khi giao nhau với đường sắt góc giao không được nhỏ hơn 45 0 . - Ở gần điểm cắt, xe trong dòng không ưu tiên phải được bảo vệ để có thể dừng xe, chậm xe nhường đường ưu tiên cho luồng chính. Dung lượng của chỗ dừng xe phụ thuộc vào lưu lượng đường không ưu tiên. - Khi cần thiết (tùy theo lưu lượng) phải làm các làn giảm tốc để tách dòng và nhập dòng - Nâng cao năng lực thông hành bằng cách giãn cách các điểm xung đột. Quãng cách giữa các điểm xung đột đủ để chứa xe các luồng không ưu tiên, có tính tới tốc độ và thời gian giữa các xung đột. Cần làm rõ vị trí các điểm xung đột để người tham gia giao thông chú ý khi qua nút. - Đơn giản hoá các đường xe chạy, giảm điểm xung đột bằng cách sử dụng xe chạy một chiều, biến NGT phức tạp thành NGT đơn giản. - Đảm bảo cho người điều khiển phương tiện phát hiện ra nút trong mọi điều kiện ban ngày, ban đêm và thời tiết. - Giảm nhỏ diện tích mặt đường qua nút để cố gắng giảm thời gian qua nút với mục đích an toàn cho người và phương tiện. - Cố gắng quy hoạch NGT trên đoạn đường thẳng. Nếu phải giao nhau ở đoạn đường cong thì bán kính cong tối thiểu của đường cong sẽ là: + Đường cao tốc: 1500m + Đường chính thành phố: 800m + Đường chính khu vực: 500m + Đường nội bộ: 200m - Bố trí hợp lý các đảo giao thông, vì các đảo giao thông có tác dụng dẫn hướng xe chạy, là nơi dừng chân cho người đi bộ ở bề rộng đường quá lớn. Chú ý bố trí đảm bảo mỹ quan kiến trúc ở nút cho đô thị. 7 Vũ Đức Thiện – K46 Điểm cắt Điểm tách a) Ngã tư Điểm nhập b) Ngã ba Chương I: Tổng quan về nút giao thông 4. Đánh giá nút giao thông 4.1. Độ phức tạp (M) Như trên ta đã biết khi phương tiện qua NGT thì có các hướng chuyển động: Xe chạy thẳng, xe rẽ trái và xe rẽ phải. Chính vì vậy mà dòng giao thông khi đi qua nút xảy ra các điểm xung đột (hình 1.2). Các điểm này gây nên sự mất an toàn giao thông khi phương tiện qua nút. - Điểm cắt là cắt các luồng xe chạy qua nút (nguy hiểm nhất). - Điểm nhập là nhập các luồng xe chạy (nguy hiểm ít hơn điểm cắt). - Điểm tách là chia các luồng xe chạy (nguy hiểm ít hơn cả). Để đánh giá mức độ phức tạp của NGT người ta đưa ra công thức sau: M = N t + 3N n + 5N c (1.1) Trong đó: M: Mức độ phức tạp của nút. N t : Số điểm tách (lấy làm chuẩn có hệ số bằng 1). N n : Số điểm nhập (nhân hệ số quy đổi bằng 3). N c : Số điểm cắt (nhân hệ số quy đổi bằng 5). Hình 1.2: Mức độ phức tạp tại các nút giao đồng mức Theo tiêu chuẩn trên thì mức độ phức tạp của nút được đánh giá như sau: Khi M < 10 Nút giao thông rất đơn giản. M = 10 ÷ 25 Nút giao thông đơn giản. M = 25 ÷ 55 Nút giao thông phức tạp. M > 55 Nút giao thông rất phức tạp. - Với ngã ba: Nhìn lên (hình 1.2 b) trên ta thấy N t = 3; N n = 3; N c = 3 8 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông M = 3 + 3*3 + 5*3 = 27 (thuộc nút giao thông phức tạp) - Với ngã tư: Nhìn lên (hình 1.2 a) ta thấy N t = 8; N n = 8; N c = 16 M = 8 + 3*8 + 5*16 = 112 (thuộc nút giao thông rất phức tạp) 4.2. Độ nguy hiểm (Q) Để đánh giá mức độ nguy hiểm của các dòng xe giao cắt khi qua nút người ta đưa ra độ nguy hiểm thể hiện sự giao cắt nguy hiểm ở các góc nhọn, góc tù và góc vuông (hình 1.3). G n G t G v a) Giao cắt góc nhọn b) Giao cắt góc tù c) Giao cắt góc vuông Hình 1.3: Các giao cắt nguy hiểm ở các góc khác nhau Kỹ sư G.A. Rappotport (Nga) đã đưa ra bảng mức độ nguy hiểm (σ) tương đối. Trong đó các điểm tập trung cách nhau nhỏ hơn 15m và các điểm phân tán cách xa hơn 15m Bảng 1.1: Mức độ nguy hiểm tương đối(σ). Điểm nguy hiểm Mức độ nguy hiểm của các điểm Phân tán Tập trung Tách (T) 1 2 Nhập (N) 2 4 Các góc giao: Góc nhọn (G n ) 3 6 Góc tù (G t ) 4.5 9 Góc vuông (G v ) 6 12 (Nguồn: Nút giao thông, 1999) Và mức độ nguy hiểm của nút giao thông được xác định bằng chỉ tiêu: Q = 1 * n σ β ∑ (1.2) Trong đó: σ: Mức độ nguy hiểm tương đối của điểm đang xét. n: Số điểm nguy hiểm của nút. β: Hệ số căng thẳng, được xác định bằng công thức: β= N 1 * N 2 (1.3) N 1 , N 2 : Lưu lượng xe của hai luồng gặp nhau tại điểm nguy hiểm. Để giảm bớt trị số Q quá lớn, công thức (1.2) được giảm đi 1000 lần. Khi đó công thức trở thành: 9 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông Q = 3 1 * 10 n β σ ∑ (1.4) Mức độ nguy hiểm (Q) của nút càng lớn thì nút giao thông càng mất an toàn, do vậy cần triệt tiêu được các điểm giao cắt nguy hiểm tại nút. Theo kết quả nghiên cứu của E.M. Lobanov (Nga) thì mức độ nguy hiểm của NGTĐM còn có thể xác định bằng tổng số tai nạn xảy ra tại nút trong vòng 1 năm, biểu thị bằng công thức: G = 1 n i q ∑ (1.5) Trong đó: n: Số điểm nguy hiểm của nút. q i : Mức độ nguy hiểm của điểm đang xét, được xác định như sau: q i = K i * M i * N i * (25 / K n )* 10 7 (1.6) Trong đó: M i , N i : Lưu lượng các luồng xe ở điểm đang xét. K n : Hệ số không đều theo các tháng trong năm (lấy bằng K n = 1/12). K i : Hệ số tai nạn tương đối (vụ/10 6 xe). 4.3. Hệ số tai nạn tương đối (K a ) Có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của nút giao thông bằng hệ số tai nạn tương đối K a , xác định theo công thức sau: K a = 7 *10 * ( * )*25 n G K N M ∑ ( 1.7 ) Trong đó: K a : hệ số tai nạn tương đối được đánh giá như sau; khi K a < 3 nút giao thông nguy hiểm; K a = 3÷ 8 nút giao thông ít nguy hiểm; K a = 8÷ 12 nút giao thông nguy hiểm; K a > 12 rất nguy hiểm. Khi K a > 8 vụ/ 10 6 thì cần phải cải tạo và tổ cức giao thông lại. G: Số tai nạn giao thông trong năm. K n : Hệ số không đều trong năm. M, N: Lưu lượng xe chạy trên các đường nhập nút (xe/ngày đêm). 5. Đặc điểm dòng xe và tầm nhìn tại nút giao thông 5.1. Đặc điểm dòng xe tại nút Trong nút giao thông, xe có nhiều chuyển động khác với trên đường thường. Đặc điểm chuyển động các xe tại nút gồm: nhập dòng, tách dòng, cắt dòng và trộn dòng (hình 1.1). 10 Vũ Đức Thiện – K46 [...]... vậy, mục đích của tổ chức giao thông đường bộ là tạo nên sự liên hệ hài hoà với các phương tiện vận tải khác để vận chuyển hành khách, hàng hoá được nhanh chóng, an toàn và tiện lợi với chi phí thời gian, tiền bạc thấp nhất và ít ô nhiễm môi trường nhất Tổ chức giao thông tại nút, đặc biệt là tổ chức giao thông tại nút đồng mức thuộc tổ chức giao thông trong đô thị của tổ chức giao thông đường bộ, nhằm... Được chia làm hai loại chính: - Tổ chức giao thông cho nút giao đồng mức 14 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông - Tổ chức giao thông cho nút giao khác mức  Theo cách tổ chức giao thông - Nút giao thông tự điều chỉnh: Tại nút này các giao cắt bị triệt tiêu, các giao cắt được chuyển thành các điểm tách và điểm nhập Loại hình TCGT này thường gặp ở chỗ giao nhau giữa các đường chính... dụng với nút có lưu lượng thông qua nhỏ hơn 100 xe/giờ theo một hướng (hình 1.11) 28 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông 29 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông Hình 1.11: Sơ đồ nút giao thông không có đèn điều khiển - Nút giao thông tự điều chỉnh Đây là nút giao thông loại vòng xuyến (hình 1.12) Tùy thuộc vào vị trí, mặt bằng, điều kiện tổ chức giao thông mà... – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông Đối với nút giao thông trong thành phố nếu tổ chức giao thông cần lựa chọn loại hình nút theo đồ thị hình 1.50 của A.A Ruzukov căn cứ vào lưu lượng giờ cao điểm theo hướng ưu tiên và không ưu tiên Hình 1.7: Đồ thị của A.A Ruzkov (Nga) Vùng 1: Nút giao không điều chỉnh Vùng 2: Nút giao tự điều chỉnh Vùng 3: Nút giao có điều chỉnh Vùng 4: Nút giao khác mức Nưt:... 1.5) Trong trường hợp tổ chức giao thông một chiều trên đường thì chỉ cần dỡ bỏ một góc tạo nên giao cắt vuông góc 6 6.1 Tổ chức giao thông tại nút đồng mức Khái niệm chung a) Mục đích ý nghĩa Tổ chức giao thông là một phạm trù mang tính chất chuyên môn của lĩnh vực GTVT Đây là cách thức, giải pháp để điều khiển dòng phương tiện khi tham gia giao thông trên tất cả phương thức vận tải nói chung như:... đó: Nút giao thông hình xuyến được áp dụng ở những ngã năm, ngã sau và nơi phải có đủ diện tích mặt bằng Nhược điểm của loại hình này là khả năng thông xe thấp hơn so với loại nút giao thông có điều khiển cùng kích thước 30 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông 31 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông Hình 1.12: Sơ đồ nút giao thông tự điều chỉnh - Nút giao thông. .. là: - Lưu lượng giao thông hiện tại, tương lai, số vụ tai nạn giao thông xảy ra tại nút trong năm và từng hướng xe chạy - Vị trí địa hình, các yếu tố hình học của NGT 6.2 Loại xe gồm xe thô sơ, xe hiện đại, xe đặc biệt và kích thước các xe.v.v… Cơ sở xây dựng giải pháp tổ chức giao thông tại nút a) Cơ sở lý thuyết - Các khái niệm và kiến thức chung về tổ chức giao thông bằng đảo giao thông, bằng đèn... và nhỏ - Nút giao thông có đèn tín hiệu điều khiển: Khi lưu lượng giao thông lớn để đảm bảo ATGT cho phương tiện và người qua nút thì phải sử dụng biện pháp điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu hoặc phân luồng bằng vạch sơn biển báo hoặc có CSGTđiều khiển Thường gặp tại các nơi giao nhau của đường khu vực với đường nội bộ Cơ sở để lựa chọn các biện pháp tổ chức giao thông tại nút giao thông là:... khi đèn xanh Đa số các nút giao thông ở Việt Nam sử dụng trường hợp này (TS: Vũ Thị Vinh,2001) (*) Tác dụng của ĐTH chỉ huy giao thông: Tổ chức luồng giao thông qua nút theo các pha điều khiển để làm triệt tiêu những xung đột gây nguy hiểm Nâng cao tốc độ của dòng phương tiện qua nút một cách có trật tự, giảm ùn tắc giao thông 17 Vũ Đức Thiện – K46 Chương I: Tổng quan về nút giao thông 5 4 Đèn tín hiệu... đường giao cắt nhau, hai tuyến đường có thể cùng loại hoặc khác loại (đường bộ với đường bộ, đường bộ với đường sắt.v.v…) Tại nút giao thông các dòng xe tiếp tục chạy thẳng hoặc rẽ trái , rẽ phải Nút giao thông thường gặp là các ngã ba, ngã tư Các ngã năm và ngã sáu không khuyến khích dùng bởi vì phức tạp và có nhiều giao cắt nguy hiểm Sau đây là một số phương pháp tổ chức giao thông tại nút: a) Tổ chức . giao thông Chương 2 - Hiện trạng tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh Chương 3- Tổ chức giao thông tại nút Kim Mã - Ngọc Khánh Kết luận và kiến nghị. Do thời gian thực hiện đồ án có. Chương I: Tổng quan về nút giao thông - Tổ chức giao thông cho nút giao khác mức.  Theo cách tổ chức giao thông. - Nút giao thông tự điều chỉnh: Tại nút này các giao cắt bị triệt tiêu, các giao cắt. và ít ô nhiễm môi trường nhất. Tổ chức giao thông tại nút, đặc biệt là tổ chức giao thông tại nút đồng mức thuộc tổ chức giao thông trong đô thị của tổ chức giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo an

Ngày đăng: 06/05/2015, 18:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w