Đánh giá tình hình tổ chức giao thông tại nút Kim Mã– Ngọc Khánh.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 61)

3: Đảo an toàn cho người đi bộ

2.5. Đánh giá tình hình tổ chức giao thông tại nút Kim Mã– Ngọc Khánh.

Như vậy thông qua bảng khảo sát thực tế lưu lượng phương tiện vận tải thông qua nút Kim Mã– Ngọc Khánh hiện tại chúng ta thấy được rằng ở nút có sự chênh lệch khá lớn về sự đi lại thông qua các mặt cắt, cụ thể là: 2 hướng A2 và B2 rất lớn ngược lại hướng C2 và D2 nhỏ. Trong đó xe máy chiếm tỷ lệ cao tới 82%.

Trong giờ cao điểm hệ thống đèn tín hiệu không có vai trò gì trong việc điều khiển dòng giao thông tại nút. Dù có lực lượng cảnh sát giao thông đứng điều khiển giao thông nhưng việc này chỉ mang tính chất tạm thời, không thể lâu dài. Còn vào những giờ bình thường hay thấp điểm thì các phương tiện qua nút một cách rất tùy tiện, không theo quy củ nào nên rất lộn xộn và mất an toàn.

- Hệ thống các vạch sơn kẻ đường hoạt động không hiệu quả càng làm cho tình hình giao thông tại nút thêm lộn xộn và phức tạp.

-Do tình hình tổ chức giao thông còn yếu kém chưa tổ chức để được ưu tiên, nên dễ gây xung đột với dòng rẽ trái ngược chiều, làm giảm khả năng thông hành của nút.

- Mặt bằng của nút và mặt cắt khi qua nút vẫn còn rất nhỏ hẹp, dẫn đến tình trạng ách tắc tại nút vào giờ cao điểm là khó tránh khỏi.

-Sự phân luồng riêng rẽ cho các loại phương tiện là hoàn toàn chưa rõ ràng mà chỉ có tính chất tương đối và đây là đặc điểm chỉ có ở Việt Nam.

Vấn đề cần giải quyết để đảm bảo sao cho người đi bộ được đi lại qua nút trong thời gian đèn xành được an toàn trong khi lưu lượng rất lớn. Đây thật sự là một sự khó khăn cho quá trình tổ chức giao thông tại nút giao thông này.

c) Kết luận

Qua nghiên cứu khảo sát và đưa ra hiện trạng hiện tại của nút Kim Mã– Ngọc Khánh ta có thể thấy được nút nằm ở vị trí khá quan trọng có vai trò đáng kể trong việc tạo sự lưu thông quan trọng giữa các tuyến đường trục chính trong thành phố Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay để có thể đáp ứng được yêu cầu về lưu lượng thông qua nút và đặc điểm dòng xe tại nút thì còn gặp phải một số khó khăn cần giải quyết hay nói một cách khác là tại nút vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Bề rộng của nút hiện tại chưa đảm bảo được sự thông qua của lưu lượng phương tiện lớn đặc biệt là trong giờ cao điểm.

- Cấu trúc hình học của nút chưa đảm bảo được cho dòng xe lưu thông an toàn, đồng thời lưu lượng đi thẳng hướng đối diện lớn trên 1100xcqđ/h. Do đó với những tồn tại trên một mặt nó cản trở tầm nhìn tại nút, mặt khác chiều rộng mặt cắt nhỏ tạo ra nguy cơ xung đột cho xe rẽ trái đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây tai nạn và giảm khả năng thông qua của nút.

- Trên hướng Kim Mã chu kỳ đèn không phù hợp gây khó khăn cho người đi bộ vì lượng phương tiện đi thẳng này là rất lớn.

 Chính vì vậy phải tiến hành tổ chức giao thông lại cho nút Kim Mã– Ngọc Khánh để giảm thiểu ách tắc trên tuyến đường này, đảm bảo lưu thông thông suốt, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Việc tổ chức cải tạo lại nút và tính toán điều khiển sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3 của đồ án.

Chương 3- TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT KIM MÃ- NGỌC KHÁNH 3.1. Dự báo nhu cầu vận tải tại nút trong tương lai

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w