Cơ sở xây dựng giải pháp tổ chức giao thông tại nút Kim Mã Ngọc Khánh

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 65)

3: Đảo an toàn cho người đi bộ

3.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp tổ chức giao thông tại nút Kim Mã Ngọc Khánh

Cơ sở xây dựng giải pháp TCGT cho nút Kim Mã - Ngọc Khánh bao gồm cơ sở lý thuyết và thực tiễn như sau:

a) Cơ sở lý thuyết.

- Các khái niệm và kiến thức chung về tổ chức giao thông bằng đảo giao thông, bằng đèn tín hiệu và các phương pháp đơn giản khác.

- Sử dụng các đồ thị lưu lượng của các chuyên gia để làm cơ sở lựa chọn giải pháp dựa theo biểu đồ của được trình bày ở chương 1

b) Cơ sở thực tiễn.

Để tổ chức giao thông cho nút Kim Mã - Ngọc Khánh thì cần phải căn cứ vào: - Lưu lượng giao thông quy đổi ra xe con qua nút của năm tương lai.

- Đặc điểm hình học (bề rộng làn đường, số làn đường tại mặt cắt qua nút, cách bố trí giải phân cách, sơn kẻ vạch phân luồng giao thông…). Tình hình quy hoạch các NGT.

- Tính chất của các tuyến đường hình thành nút giao. Hiện trạng các trục giao thông và hiện trạng các nút.

- Cơ cấu phương tiện, trình độ dân trí, mức độ phát triển đô thị và quy luật đi lại của các phương tiện, các giao cắt nguy hiểm mà nút hay xảy ra.

- Tình hình ùn tắc giao thông, các xung đột tại nút.

c) Tiêu chuẩn đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại nút.

Ta sử dụng một trong hai đồ thị như đã nêu. Vậy nếu nút giao thông có lưu lượng xe trên đường ưu tiên đạt lớn hơn 600- 1600 xe/giờ. Thông thường ở Việt Nam sử dụng đồ thị của A.A Ruzkov và kinh nghiệm khi tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu là:

- Khi lưu lượng ở ngã tư không quá 500 xe/giờ thì không dùng đèn tín hiệu. - Khi lưu lượng lớn hơn 500 xe/giờ thì phải dùng đèn tín hiệu.

Ngoài tiêu chuẩn trên thì theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Liên bang Đức khi thiết kế đèn tín hiệu cho nút giao thông trên đường thành phố nếu lưu lượng qua nút quy đổi theo hướng vào nút lớn hơn 750 xe/giờ (TS. Vũ Thị Vinh, 2001).

3.2.2. Xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông cho nút Kim Mã- Ngọc Khánh

Căn cứ vào các cơ sở nêu trên ta thấy nút giao thông Kim Mã- Ngọc Khánh cần thiết phải tổ chức giao thông lại cả cho phương tiện cơ giới và người đi bộ. Để đảm bảo dòng phương tiện qua nút được an toàn và hiệu quả. Qua nghiên cứu chúng ta xây dựng hai giải pháp sau:

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w