Tổ chức giao thông cho người đi bộ qua nút.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 27)

Cơ sở để TCGT cho người đi bộ qua nút là lưu lượng người đi bộ (ng/h), lưu lượng các loại xe, địa hình vị trí, bề rộng đường, nút giao thông và chế độ điều khiển của đèn tín hiệu. Vạch đánh dấu phần đường cho người đi bộ.

- Vạch đi bộ được xác định như sau: Khi lưu lượng bộ hành theo hai hướng là N = 4.000 ng/h thì bề rộng vạch đi bộ B = 4m

N = 4.000 – 6.000 ng/h ; B = 6m N = 6.000 – 8.000 ng/h ; B = 8m N = 8.000 – 10.000 ng/h ; B = 10m

- Đèn điều khiển người đi bộ đặt ở dưới cùng của 3 đèn điều khiển phương tiện, gồm hai đèn màu và hình người; đèn đỏ phía trên và đèn xanh phía dưới.

- Cấu tạo đảo an toàn (đảo trú chân) và rào chắn; Khi bề rộng phần xe chạy lớn hơn 25m thì thường phải bố trí đảo an toàn cho người đi bộ giữa hai phần xe chạy hai chiều. Bề rộng đảo tối thiểu 1,5m, diện tích đảo xác định bởi công thức:

Fo = f * Qo (m2) (1.17)

Trong đó: f (m2) : là diện tích định mức cho 1 người đi bộ đứng trên đảo. Qo: Số lượng người trú lại đảo trong thời gian đèn đỏ. Được xác định bằng số người đi bộ qua đường trong thời gian đèn vàng

Qo = Q * Tv / 3600 (người) (1.18) Trong đó: Q: là số lượng người đi bộ trong 1 giờ

Tv: là thời gian đèn vàng bật sáng.

Để hướng cho người đi bộ đi dúng phần đường quy định và đảm bảo an toàn cho họ, người ta thường bố trí rào chắn thấp. Cấu tạo hàng rào có thể gồm các trụ đỡ có chắn song luồn qua, hoặc dây mềm luồn qua. Cũng có khi là rào bằng thép ghép vào trụ bê tông… Tất cả phải sơn vạch trắng - đỏ để mọi người dễ nhận biết.

1.6.4. Một số giải pháp tổ chức giao thông tại nút.

Nút giao thông là vùng có hai hoặc hơn hai tuyến đường giao cắt nhau, hai tuyến đường có thể cùng loại hoặc khác loại (đường bộ với đường bộ, đường bộ với đường sắt.v.v…). Tại nút giao thông các dòng xe tiếp tục chạy thẳng hoặc rẽ trái , rẽ phải. Nút giao thông thường gặp là các ngã ba, ngã tư. Các ngã năm và ngã sáu không khuyến khích dùng bởi vì phức tạp và có nhiều giao cắt nguy hiểm. Sau đây là một số phương pháp tổ chức giao thông tại nút:

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 27)