Tổ chức giao thông cho nút bằng đảo và phân luồng.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 66)

Dựa vào mặt bằng và đặc điểm hình học của nút ta đề xuất các giải pháp TCGT bằng các đảo như sau:

Ta sử dụng các đảo tam giác và phân luồng xe chạy qua nút. Đồng thời tại các dải phân cách bố trí làn chuyển tốc, vào và ra nút Ngọc Khánh bố trí các đảo tam giác. Tất cả các sự bố trí được thể hiện ở hình (3.5):

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bằng các đảo và phân khu vực nút sau khi thiết kế

Các đảo tam giác được thiết kế với kích thước cụ thể như thể hiện ở hình 3.7

Hình 3.2: Kích thước thiết kế các đảo tam giác của nút

Mép ép đ ườ ng c hín h 0,5 - 1,0m R = 0,5 - 1,5m R =0,5m Lùi vào 1 - 2m

Đoạn chuyển tiếp 10 m Dải dành cho xe chờ rẽ trái 15m - 60m

b) a)

Hướng đường rẽ

Bằng cách bố trí các đảo như hình trên ta đã làm giảm bớt các điểm giao cắt tại nút chính nên giảm bớt lưu lượng thông qua nút chính. Dòng phương tiện sẽ được phân luồng rõ ràng và sẽ giảm được những xung đột khi qua nút. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là sẽ làm tăng diện tích của nút và dòng phương tiện qua nút phải tốn thời gian.

Việc thiết kế các đảo tam giác và phân luồng có làn chuyển tốc được tính toán như sau:

Đảo tam giác nếu có đá vỉa bao quanh thì phải được lùi vào so với mép đường đi là 0,5- 1,0 (m), bán kính mũi đảo 0,5m nếu đảo nhỏ và 1,5m nếu đảo lớn. Chiều dài mỗi cạnh đảo 5m nếu đảo nhỏ và hơn 10m nếu đảo lớn. Đối với các đảo có dải chuyển tốc phần giảm tốc dài từ 60- 80m và đoạn chuyển tiếp dài 10m. Độ cao của đá vỉa phải cao hơn mặt đường chính là từ 15- 20cm (PGS.TS. Nguyễn Xuân Vinh, 2006).

Hình 3.3: Cấu tạo đảo tam giác và dải chuyển tốc

B) Tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w