Tổ chức giao thông cho nút giao đồng mức.

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 28)

- Nút giao thông không có đèn điều khiển

Các luồng xe ra vào nút giao thông này phải thực hiện nhiều động tác giao, cắt, tách, nhập (trừ luồng xe rẽ phải không có giao cắt). Sử dụng loại này an toàn giao thông thấp và khả năng thông xe thấp. Để tăng an toàn xe chạy, với loại hình này phải đảm bảo thiết kế đủ tầm nhìn trên tất cả các hướng và bán kính quay ở góc phố được thiết kế không nhỏ hơn 6m. Chỉ áp dụng với nút có lưu lượng thông qua nhỏ hơn 100 xe/giờ theo một hướng (hình 1.11)

Hình 1.11: Sơ đồ nút giao thông không có đèn điều khiển

- Nút giao thông tự điều chỉnh

Đây là nút giao thông loại vòng xuyến (hình 1.12). Tùy thuộc vào vị trí, mặt bằng, điều kiện tổ chức giao thông mà thiết kế vòng xuyến tròn, xuyến dẹt, xuyến hình số 8,… Trong đó:

Nút giao thông hình xuyến được áp dụng ở những ngã năm, ngã sau và nơi phải có đủ diện tích mặt bằng. Nhược điểm của loại hình này là khả năng thông xe thấp hơn so với loại nút giao thông có điều khiển cùng kích thước.

Hình 1.12: Sơ đồ nút giao thông tự điều chỉnh

- Nút giao thông điều khiển cưỡng bức: do cảnh sát giao thông điều khiển, điều khiển bằng đèn tín hiệu

So với loại trên, loại nút giao thông có điều khiển, xe chạy an toàn và khả năng thông xe tăng đáng kể. Nút giao thông có điều khiển được áp dụng nơi giao nhau giữa đường phố chính và đường phố khu vực với lưu lượng N> 250 xe/giờ theo một hướng (hình 1.13)

Hình 1.13: Sơ đồ nút giao thông có đèn tín hiệu

Ngoài ra nút giao thông điều khiển cưỡng bức còn có 2 trường hợp: đẩy luồng xe rẽ trái ra khỏi phạm vi của nút và biến luồng xe rẽ trái thành luồng xe rẽ phải.

Trường hợp nút giao thông điều khiển cưỡng bức đẩy luồng xe rẽ trái ra khỏi nút (hình 1.14): được áp dụng trong điều kiện đường phố chính phải có mặt đường đủ rộng. So với loại xuyến dẹt thì loại hình nút này đã cải thiện được điều kiện xe chạy trên đường phụ và không có đoạn nhập dòng phức tạp nhưng bắt buộc xe rẽ trái phải ra xa nút để quay đầu của dòng xe trên đường chính và phần nào kém an toàn ở vị trí quay xe.

Trường hợp nút giao thông điều khiển cưỡng bức biến luông xe rẽ trái thành rẽ phải (hình 1.14): được áp dụng khi các đường phố giao nhau cùng cấp và lượng xe rẽ trái có lưu lượng xe đáng kể. Sử dụng loại này tốn diện tích mặt bằng. Vì vậy nếu lượng xe rẽ trái không đồng đều thì ta chỉ cần nghiên cứu giải quyết cho các hướng có tỷ lệ xe rẽ trái lớn nhất khi bị hạn chế về mặt bằng và kinh phí xây dựng.

Hình 1.14: Sơ đồ nút giao thông điều khiển cưỡng bức

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 28)