Lựa chọn giải pháp TCGT cho nút Kim Mã Ngọc Khánh

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 97)

b) Đánh giá các phương án đã xây dựng.

3.3.2. Lựa chọn giải pháp TCGT cho nút Kim Mã Ngọc Khánh

Từ đánh giá các phương án nêu trên ta thấy nút Kim Mã- Ngọc Khánh chỉ có thể lựa chọn loại hình tổ chức giao thông bằng đèn tín hiệu.

a) Hình thức tổ chức.

Kết hợp TCGT bằng đèn tín hiệu với việc phân luồng rẽ phải, rẽ trái và sơn kẻ vạch phân luồng, các biển báo, biển chỉ dẫn giao thông. Bố trí nhân lực (CSGT) để tăng cường kiểm tra giám sát ATGT cho người tham gia giao thông khi qua nút.

b) Cách bố trí cột đèn.

Mỗi mặt cắt vào ta bố trí một cột đèn treo cao 5m, cột làm bằng thép chống rỉ, cột gồm cụm đèn có một bộ đèn xanh - vàng - đỏ, như vậy sẽ có 4 cột đèn chính. Mỗi hướng cho người đi bộ tại phần mép đảo tam giác trong vạch đi bộ bố trí 1 cột đèn đi bộ cao 3m, mỗi cột có một bộ đèn xanh - đỏ, vậy sẽ có 4 cột đèn điều khiển đi bộ

Cột đèn tín hiệu (hình 3.9) được đặt trên vỉa hè và sát mép đường, ngay vạch STOP của mỗi đường dẫn. Riêng với hướng Kim Mã do lưu lượng phương tiện giao thông lớn nên ta sẽ bố trí thêm cột đèn (hình 3.9 b) ở vạch STOP của đường dẫn vào nút đối diện.

Hình 3.9: Các chỉ số khi lắp đặt đèn tín hiệu

c) Chu kỳ đèn tín hiệu

Đã được tính toán cụ thể như mục 3.2.2, ta tóm tắt lại như sau: Cao điểm sáng

Chu kỳ đèn C0 = 94s; đèn vàng các pha Tv= 4s; Thời gian đèn xanh bộ hành Tb1= 36s, Tb2= 17s.

Pha 1: Đèn xanh Tx1 = 41s; đèn đỏ Tđ1 = 49s.

Pha 2: Đèn xanh T x2 = 18s; đèn đỏ Tđ2 = 72s.

Pha 3: Đèn xanh T x2 = 23s; đèn đỏ Tđ2 = 67s. Cao điểm trưa

Chu kỳ đèn Tp = 68s; đèn vàng các pha Tv = 4s; Thời gian đèn xanh bộ hành Tb1= 36s, Tb2= 17s.

Pha 1: Đèn xanh Tx1 = 28s; đèn đỏ Tđ1 = 36s.

Pha 2: Đèn xanh Tx2 = 14s; đèn đỏ Tđ2 = 50s.

Pha 3: Đèn xanh T x2 = 14s; đèn đỏ Tđ2 = 50s.

Cao điểm chiều

Chu kỳ đèn Tp= 114s; đèn vàng các pha Tv= 4s; Thời gian đèn xanh bộ hành Tb1= 36s, Tb2= 17s.

Pha 1: Đèn xanh Tx1 = 51s; đèn đỏ Tđ1 = 59s.

Pha 2: Đèn xanh Tx2 = 25s; đèn đỏ Tđ2 = 85s. 98

Pha 3: Đèn xanh T x2 = 26s; đèn đỏ Tđ2 = 84s.

d) Phương án thiết kế cải tạo lại nút Kim Mã- Ngọc Khánh.

Như đã trình bày ở phần trên, cơ sở hạ tầng của nút giao thông này không thể đáp ứng cho lưu lượng, tình trạng ách tắc trong tương lai là không tránh khỏi. Vì vậy ở phần này ta lập phương án thiết kế cải tạo lại nút để đáp ứng được lưu lượng ở thời điểm đó.

Hình 3.10: Sơ đồ thiết kế cải tạo nút Kim Mã- Ngọc Khánh trong tương lai

Qua nghiên cứu đề tài “ Tổ chức giao thông tại nút Kim Mã- Ngọc Khánh ” đã giải quyết được những vấn đề sau:

- Chương 1: Đã nêu lên được những lý luận, những kiến thức chung về nút giao thông đồng mức và tổ chức giao thông tại nút đồng mức, làm cơ sở khoa học để thực hiện đề tài.

- Chương 2: Nêu lên được hiện trạng tổ chức giao thông đô thị của Hà Nội cũng như hiện trạng tổ chức giao thông nút Kim Mã- Ngọc Khánh qua đó đánh giá được hiện trạng của nút Kim Mã- Ngọc Khánh là cần phải tổ chức lại giao thông.

- Chương 3: Dự báo được lưu lượng qua nút của năm tương lai, đưa các giải pháp tổ chức giao thông tại nút. Điều này sẽ làm tăng khả năng thông qua của nút nếu đề tài này ứng dụng vào thực tiễn.

Tuy nhiên, đề tài còn nhiều hạn chế và thiếu sót:

- Do kiến thức hạn chế nên còn thừa nhận nhiều kết quả nghiên cứu khác của các tác giả mà chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ về cách thức tìm ra nó.

- Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, trong qua trình làm đồ án thì số liệu quan sát chưa đủ nhiều và phương tiện quan trắc còn hạn chế nên quá trình phân tích các số liệu không tránh khỏi sai sót về mặt cơ học, dẫn đến độ tin cậy có khả năng chưa cao. Do đó các giải pháp đưa ra theo lý luận của đồ án và các số liệu đã có là hợp lý, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn có thể xuất hiện những bất cập

- Thông qua những nghiên cứu khá chi tiết đã được trình bày ở trên thì đã tạm thời giải quyết được phần nào sự ùn tắc của nút trong thời gian tới. Tuy nhiên do một số hạn chế của đề tài không thể giải quyết hết được những bất cập ở nút mà quan trọng là giải quyết được lưu lượng quá lớn của nút (so với năng lực thông hành).

Qua đây Em cũng xin được có đôi lời kiến nghị:

- Mở rộng nút, cải tạo vỉa hè nhằm đảm bảo tầm nhìn cho phương tiện và tạo mỹ quan cho nút

- Sử dụng vạch sơn và biển báo rõ ràng, hợp lý để hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông.

- Ngay từ bây giờ các nhà chức năng phải tiến hành công tác quy hoạch cải tạo lại nút để giải quyết những bất cập trên do lưu lượng của nút trong tương lai sẽ còn tăng đáng kể.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đồ án ngoài sự lỗ lực của bản thân thì em còn nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô trong bộ môn và đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Trường đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô!

Sinh viên: Vũ Đức Thiện

1. Bộ Giao thông Vận tải (2005), Đường ôtô tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4054 – 05 ( bản dự thảo), Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Vinh, Thiết kế nút giao thông và điều khiển giao thông bằng đèn tín hiệu, NXB Xây dựng (2006).

3. Tiến sỹ Phan Cao Thọ, Giao thông đô thị và chuyên đề đường, Đại học bách khoa Đà Nẵng, khoa xây dựng cầu đường.

4. Vũ Anh Tuấn (2008), Bài giảng Tổ chức giao thông đô thị, Viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, ĐH GTVT Hà Nội.

5. Bùi Xuân cậy, Nguyễn Quang Đạo (2005), Đường thành phố và quy hoạch giao thông đô thị,

NXB Đại học giao thông vận tải, Hà Nội.

6. Đỗ Bá chương (2004), Thiết kế đường ôtô - Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7. Đỗ Bá Chương, Nguyễn Quang Đạo (2000), Nút giao thông trên đường ôtô, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Trương Đình Giai, Đinh Việt Hồng (2002), Thiết kế tuyến đường ôtô cao tốc, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

9. KS. Doãn Hoa (2004), Quản lý khai thác đường ôtô, NXB Xây dựng, Hà Nội.

10. TS. Khuất Việt Hùng (2007), Bài giảng quy hoạch nút giao thông bằng đèn tín hiệu, Hà Nội. 11. Nguyễn Xuân Trục (2003), Quy hoạch GTVT và thiết kế công trình đô thị, NXB Giáo dục, Hà

Nội.

12. Trường Đại học GTVT- Bộ môn quy hoạch và quản lý GTVT (2006), Lý thuyết dòng xe và ứng dụng, NXB Đại học GTVT, Hà Nội.

13. Vũ Hồng Trường (2001), Bài giảng quy hoạch giao thông vận tải đô thị, NXB Đại học GTVT, Hà Nội.

14. Nguyễn Xuân Vinh (1999), Nút giao thông, NXB giao thông vận tải, Hà Nội. 15. Vũ Thị Vinh (2001), Quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

a) Đường cấm b) Cấm đi ngược chiều c) giao nhau ngã d) giao với đường ưu tiên

Hình i: Minh họa một số loại biển báo

a) hướng đi cho phép; b) đường cho người đi bộ c) đường ưu tiên; d) hết đường ưu tiên

Hình iii: Minh họa một số loại biển báo, hiệu lệnh

Một phần của tài liệu đồ án giao thông vận tải đề xuất phương án tổ chức giao thông tại nút kim mã- ngọc khánh (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w