Những luận điểm cơ bản để tách NNHVB thành một bộ môn NNH độc lập : + Đơn vị cơ bản của lời nói thể hiện một phát ngôn hoàn chỉnh không phải là một câu mà là văn bản : Câu – phát ngôn
Trang 1GIÁO TRÌNH
NGÔN NGỮ HỌC
VĂN BẢN
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb GD, 2005
2 Nguyễn Thị Việt Thanh, Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb GD, 2000
3 Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn, Nxb GD, 1997
4 Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb KHXH, H, 1985
5 O I.Moskalskaja (Trần Ngọc Thêm dịch), Ngữ pháp văn bản, Nxb.GD, 1996
Trang 3 6 I.G Galperin, Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu của NNH, Nxb KHXH, 1987
7.Đinh Trọng Lạc, Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục , 1994
8 Nguyễn Trọng Báu- Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, Ngữ pháp văn bản và việc dạy làm văn, Nxb GD, 1985
9 Trịnh Sâm, Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Nxb
GD, 1999
Trang 4nó chỉ thực sự được biết đến một cách rộng rãi từ những năm 70, sau thời kỳ trải nghiệm của ngữ pháp và ngữ nghĩa học tạo sinh
Trang 5 Sau khi ra đời NNHVB đã tỏ ra có những ứng dụng thiết thực :
+ Đề ra các phương pháp xây dựng văn bản, phân tích văn bản, tóm tắt văn bản…
+ Giúp ích cho công tác biên tập, hiệu đính
Trang 6 Ở VN, NPVB đã được đưa vào nghiên cứu
và giảng ở ĐHTH Hà Nội từ năm 1978 Sau
đó, bộ môn này được đưa vào giảng dạy trong rất nhiều trường ĐH trong cả nước
Từ năm 1989, một số kiến thức về NPVB được đưa vào dạy ở chương trình phổ thông Tuy nhiên, những tài liệu tham khảo
có liên quan đến vấn đề này vẫn còn quá ít
Trang 7 Những luận điểm cơ bản để tách NNHVB thành một bộ môn NNH độc lập :
+ Đơn vị cơ bản của lời nói thể hiện một phát ngôn hoàn chỉnh không phải là một câu mà là văn bản : Câu – phát ngôn chỉ là một trường hợp cá biệt, một dạng đặc biệt của văn bản VB là đơn vị cao nhất của cấp độ cú pháp
+ VB cần được coi không chỉ là đơn vị của lời nói mà còn là đơn vị của ngôn ngữ
Trang 8+ Giống như các đơn vị khác của NN,
VB là một bộ phận của hệ thống kí hiệu ngôn ngữ
+ Việc nghiên cứu văn bản như 1 đơn vị ngôn ngữ và lời nói thuộc một cấp độ đặc biệt đòi hỏi phải xây dựng một bộ môn ngôn ngữ học thật đặc biệt – NNHVB
Trang 92 Những cách hiểu khác nhau về
văn bản
1) L Hjelmslev (1953 ): VB được xét như
một lớp phân chia được thành các khúc đoạn
2) W Koch (1966) : VB được hiểu ở bậc
điển thể là phát ngôn bất kỳ có kết thúc và
có liên kết, có tính độc lập và đúng về ngữ pháp
Trang 10 3) L.M Loseva (1980) : VB có thể định
nghĩa là điều thông báo viết, có đặc trưng
là tính hoàn chỉnh về ý và cấu trúc và thái
độ nhất định của các tác giả đối với điều được thông báo […] Về phương diện cú pháp, VB là một hợp thể nhiều câu (ít khi là một câu) liên kết với nhau bởi ý và bằng các phương tiện từ vựng – ngữ pháp
Trang 11 4)Trần Ngọc Thêm (1985) : Nói một cách chung
nhất thì VB là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phần tử Ngoài các câu – phần tử, trong hệ thống VB còn có cấu trúc Cấu trúc của
VB chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan
hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng với toàn VB nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ ấy
Trang 12 5) D Crystal (1992) : VB là một sản phẩm diễn
ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng
vì những mục đích phân tích Nó thường là một chỉnh thể NN với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ như một cuộc thoại, một tờ
áp phích
<->Phần lớn các quan niệm chưa chú ý đến sự phân biệt VB với diễn ngôn (DN) và đều nhấn mạnh đến tính liên kết của VB
Trang 133 Về tên gọi “văn bản” và
“diễn ngôn”
Hiện nay, trong giảng dạy và nghiên cứu
NN tồn tại 2 thuật ngữ sau :
- Văn bản (Anh: text, Pháp: texte, Nga: tekst)
- Diễn ngôn (Anh : discourse, Pháp : discours, Nga : diskurs)
Trang 14 Giai đoạn đầu, tên gọi VB được dùng để chỉ chung những sản phẩm NN viết và sản phẩm NN nói có mạch lạc và liên kết
Giai đoạn 2, có xu hướng dùng VB để chỉ sản phẩm NN viết, còn diễn ngôn chỉ sản phẩm NN nói
Giai đoạn hiện nay, diễn ngôn được dùng như VB
ở giai đoạn đầu, tức là dùng chỉ chung những sản phẩm NN viết và sản phẩm NN nói có mạch lạc
và liên kết
Trang 15 Sự phức tạp trong quan hệ giữa tên gọi VB
và tên gọi DN không hề vô can với dạng nói
và dạng viết của NN Và ngày nay, ngừơi ta hiểu dạng viết không hề giản đơn là ghi lại lời nói miệng, 2 dạng này tác động lẫn nhau, nâng đỡ nhau, giúp cho một ngôn ngữ cụ thể phát triển theo hướng ngôn ngữ văn hoá
Trang 164 Phân biệt ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết
Vấn đề phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được xem xét ở 3 phương diện:
- Phương diện chất liệu;
- Phương diện hoàn cảnh sử dụng;
- Phương diện bên trong hệ thống ngôn ngữ
Trang 17CÁC ĐIỂM KHÁC BIỆT TRỰC QUAN
NGÔN NGỮ NÓI
1 Về chất liệu
- Âm thanh của ngôn ngữ
trải ra trong thời gian 1
- Có hệ thống dấu câu đặc thù
Trang 182 Về hoàn cảnh sử dụng
- Có tính chất tức thời
không được dàn dựng
trước, không có cơ hội
gọt giũa, kiểm tra
- Thường không có ngừơi nghe trực tiếp (mặt đối mặt)
Trang 19- Về chữ viết : Viết đúng chuẩn chính tả, dùng tốt dấu câu, tuân thủ nghiêm các quy định hình thức của các VB pháp quy
- Về từ ngữ : Tránh dùng lớp từ ngữ hội thoại, chọn dùng các từ ngữ phù hợp với PCCN của
VB
Trang 20bổ ngữ trong hoàn cảnh
cụ thể
Trang 215.Văn bản- khái niệm và những
đặc trƣng cơ bản
5.1 Khái niệm
Văn bản (text) là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Nó vừa là sản phẩm vừa là
phương tiện của hoạt động giao tiếp
Văn bản thường bao gồm một tập hợp nhiều câu, nhưng có trường hợp tối thiểu chỉ có một câu (ca dao, châm ngôn, tục ngữ, được ghi lại) Còn tối đa, văn bản có thể là một tập sách hoặc một bộ sách nhiều tập
Trang 22 “Văn bản là một hệ thống gồm một chuỗi
câu được sắp xếp theo trật tự hình tuyến và được tổ chức chặt chẽ Trong đó mỗi câu là một đơn vị liên kết trong văn bản Các đơn
vị trong văn bản tổ hợp, gắn bó với nhau tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh nhằm thực
hiện một ý đồ giao tiếp chung.”
(Đình Cao- Lê A, Làm văn, GD, 1989)
Trang 235.2 Những đặc trưng cơ bản
a Tính chỉnh thể
Dù dung lượng văn bản lớn nhỏ thế nào nó cũng cần phải là một sản phẩm ngôn ngữ mang tính chỉnh thể Văn bản là một tập hợp của nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều chương, nhiều phần nhưng các bộ phận này phải tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh
Tính chỉnh thể thể hiện ở :
Trang 24 Tính hoàn chỉnh về hình thức
Tính chỉnh thể của văn bản bộc lộ ở kết cấu: tiêu đề, phần mở, phần thân, phần kết (ở các văn bản đủ lớn).
Trang 25 b Tính liên kết
Đó là những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn, giữa các phần, giữa các bộ phận của một văn bản Chính tính liên kết này cũng là cơ sở để tạo nên tính chỉnh thể của văn bản
Tính liên kết thể hiện ở cả hai phương diện :
- Liên kết nội dung
- Liên kết hình thức
Trang 26 c Có sự trau chuốt về ngôn ngữ
d Có mục tiêu thực dụng, đƣa lại hiệu quả và tác động về nhận thức, hành động, tình cảm, thẩm mỹ ở ngừơi đọc
Trang 276 Phân loại văn bản
6.1 Dựa vào tiêu chí dung lượng
Trang 28 6.2 Dựa vào phong cách chức năng
Trang 30“(1) Cắm bơi một mình trong đêm (2) Đêm
tối bưng không nhìn rõ mặt đường.(3) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm (4) Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng (5)Trăng bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng (6) Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đến gió mùa đông bắc ở miền Bắc nước ta (7) Nước ta bây giờ của ta rồi; cuộc đầu bắt đầu hửng sáng.”
Trang 31 Ta thấy từng cặp câu đứng cạnh nhau có liên kết bằng phép lặp từ vựng và cùng chung một đề tài nào đấy Nhưng toàn bộ chuỗi câu không cùng thể hiện 1 đề tài hoặc chủ đề nào Chuỗi câu này minh hoạ cho 1 sự lạc đề liên tục : Một đề tài vừa hình thành đã bị “lãng quên” và “nhảy” sang đề tài khác
Tính thống nhất đề tài – chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tạo lập và giải quyết VB
Trang 32 7.2 Một sản phẩm ngôn ngữ không có liên kết vẫn có thể trở thành 1 VB (diễn ngôn)
Trang 33 “ Bạn có biết rằng Calderon đã mất đúng
ngày này 100 năm về trước ? Lạy Chúa !
Tôi đã quên mất Dịp này sẽ không trôi qua
mà không có gì đáng chú ý Chúng ta sẽ có một số khách ăn trưa Calderon (đã) là một nhà văn lớn Tây Ban Nha Tôi sẽ mời giáo
sư Willson và ngài Castellano ngay lập
tức…”
Trang 34 Có ngừơi phủ nhận hoàn toàn vai trò của liên kết đối với VB mà chỉ thừa nhận vai trò của mạch lạc
Trang 357.3 Sơ lược về mạch lạc trong VB
Mạch lạc là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng không dễ
xác định
a Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài – chủ đề
Trang 36 b Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lý logic của
sự triển khai mệnh đề
VD: Anh ấy đã từng đi đánh trận nhiều nơi Anh
đã bị 2 phát đạn Một phát ở đùi Một phát ở Đèo Khế
Sự vi phạm tính logic trong triển khai mệnh
đề này làm cho câu cuối không còn ăn nhập với phần VB đi trước (không mạch lạc) mặc dù ở đây vẫn có sự thống nhất về đề tài – chủ đề
Trang 37
VD : Khoa Xã hội học
Con người mới – Tinh thần cao – Học tập tiến
VD : Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo
Ở trên là những khẩu hiệu không mạch lạc
Trang 38c Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lý
logic giữa các câu
Giữa các sự việc chứa trong các câu (mệnh đề) có thể có mối quan hệ nguyên nhân
VD1: So sánh :
- Mari đã lấy chồng và cô ấy đã có thai (1)
- Mari đã có thai và cô ấy đã lấy chồng (2)
Từng đôi sự kiện trong mỗi câu là giống nhau nhưng trình tự của chúng bị chuyển vị trí Do đó mối quan hệ nguyên nhân của 2 câu là khác nhau: sự kiện nào đứng trước là nguyên nhân của sự kiện đứng sau
Trang 39VD2 : Thay đổi trật tự các câu sau :
Tôi đã nổ súng
Tôi đang phiên gác
Tôi đã đánh bật cuộc tấn công
(và) Tôi đã thấy quân địch tiến lên
Thay đổi trật tự 4 câu này có thể tạo ra 24 chuỗi câu khác nhau Trong đó có chuỗi không chấp nhận được hoàn toàn và có chuỗi hoàn toàn chấp nhận được
Trang 40Chỉ có 1 chuỗi hoàn toàn chấp nhận được :
(1) Tôi đang phiên gác.(2) Tôi đã thấy quân địch tiến lên (3) Tôi đã nổ súng (4) Tôi đã đánh bật cuộc tấn công
Với ví dụ này chỉ có 1 chuỗi thể hiện được quan hệ nguyên nhân, nhờ đó chuỗi câu có được sự mạch lạc
Trang 41 Ngoài cách diễn đạt bằng quan hệ nguyên nhân, mạch lạc còn được thể hiện bằng các mối quan hệ giữa các mệnh đề trong lập luận
VD : [ Em cứ khó nghĩ quá …] ông bà cũng
là người làm ăn tử tế cả Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào Đành nhẽ là ông bà kiếm chỗ khác vậy… (Kim Lân – Làng)
Trang 42 d Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn ngữ
Ở đây, nội dung từ ngữ của câu không giữ vai trò đáng kể trong việc xem xét mạch lạc Cái quan trọng là những hành động nói được thực hiện trong những câu ấy có chấp nhận nhau không
Trang 43* Chuỗi hành động không hợp thức
(HÀNH ĐỘNG NÓI)
Tôi tên là Mike Stubbs TỰ NHẬN DIỆN (TỰ GIỚI
THIỆU) Ông có thể chỉ cho tôi đường
đến nhà ga không ?
HỎI ĐƯỜNG
Chuỗi hành động : Chào +
tự nhận diện + hỏi đường
Trang 44* Chuỗi hành động hợp thức
(HÀNH ĐỘNG NÓI)
A : Có điện thoại kìa YÊU CẦU
B : Anh đang tắm XIN LỖI
LỖI
Chuỗi hành động : Yêu cầu – Xin lỗi – Chấp nhận
Trang 45 Mạch lạc được thiết lập giữa các hành động ngôn ngữ như vậy được G Widdowson gọi
là “mạch lạc diễn ngôn”, cũng có thể gọi chung là “mạch lạc trong chức năng”
Trang 46 e Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác
Cách hiểu mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác của P Grice là do Green đưa ra (1989)
VD : “Một buổi sáng mùa thu vừa qua, tôi nhận
ra mình không thể nào bước ra khỏi ô tô khi tôi
đã đến cửa hàng tạp phẩm Trong chương trình
“All Things Considered” đang có một trích đoạn
từ loạt bài có tên gọi “Breakdown and Back”, câu chuyện suy sụp tinh thần mà một ngừơi đàn
bà đang trải qua Annie.”
Trang 47 Đoạn văn trên sẽ không hiểu được nếu không tính đến những hiểu biết của người nghe Chỉ có những hiểu biết của ngừơi nghe phù hợp với nguyên tắc cộng tác do Grice đưa ra mới giúp giải thuyết được mạch lạc giữa 2 câu trên
Theo Nunan (1993): “Mạch lạc là tầm rộng mà ở
đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan nhau.”
Trang 48 <-> Liên kết giữa các câu có thể tạo ra một văn bản đích thực mà cũng có thể tạo ra phi văn bản ( non – text) Mạch lạc giữa các câu đóng vai trò quyết định để tạo ra một VB
đích thực Liên kết, trong chừng mực đó là
1 thứ phương tiện của mạch lạc, ngoài
chừng mực làm phương tiện cho mạch lạc, liên kết có thể không đem lại một VB
Trang 49 Có thể khái quát thành 3 kiểu mạch lạc sau : + Mạch lạc trong triển khai mệnh đề (a,b,c) + Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ (d) + Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác (e)
Trang 508 Phân loại diễn ngôn (VB)
8.1 Phân loại diễn ngôn theo cấu trúc
a Về khuôn hình VB :
Chia thành 2 nhóm lớn :
- Nhóm diễn ngôn được xây dựng theo những khuôn hình
cứng nhắc, đã được định sẵn (VB hành chính, VB pháp
lý thuộc lĩnh vực khoa học – kỹ thuật)
- Nhóm diễn ngôn được xây dựng theo những khuôn hình
mềm dẻo, được chia thành 2 nhóm nhỏ :
+ Nhóm có khuôn hình thông dụng (VB khoa học,
VB báo chí,…)
+ Nhóm có khuôn hình tự do (VB nghệ thuật, VB ghi chép công luận….)
Trang 51 b Phân loại diễn ngôn theo cấu trúc nội tại
Căn cứ vào các tiêu chí sau :
- Tính giản đơn / tính phức tạp trong cấu trúc VB của diễn ngôn ;
- Tính độc lập / tính lệ thuộc của các diễn ngôn;
- Tính độc lập / tính gián đoạn của các diễn ngôn
Trang 521/ Các diễn ngôn có độ phức tạp
khác nhau trong cấu trúc
Diễn ngôn chỉ có 1 VB duy nhất với một nội dung
ý duy nhất (báo cáo, công văn, thông báo…) Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp diễn ngôn loại này có thể mang nội dung ý khác Nội dung ý của diễn ngôn không chỉ lệ thuộc vào VB mà còn lệ thuộc vào cả ngữ cảnh và ngoại cảnh
Trang 53 Diễn ngôn chỉ có một VB duy nhất mà lại
có hơn 1 nội dung ý (thơ ca, văn xuôi nghệ thuật, lời nói đùa, ngụ ngôn, cách nói lấp lửng…)
Diễn ngôn được hình thành từ một VB và
có chứa một phần lấy từ diễn ngôn khác (hoặc chứa diễn ngôn khác trọn vẹn)
Trang 54 Diễn ngôn đối thoại cũng được coi là được làm thành từ một VB, nó được phân chia ra thành những DN chuyển đổi nhau của hai hoặc hơn hai nhân vật tham dự đối thoại Một đối thoại được triển khai như một VB thống nhất, tuy nhiên mối quan hệ người phát – ngừơi nhận chuyển hoá lẫn nhau,
Những diễn ngôn chứa 2 hoặc hơn 2 VB theo cách : VB
cơ sở / VB phụ trợ (bài báo/ bài nghiên cứu có chú thích
in kèm), VB tường minh / VB tiềm ẩn…