Sơ lược về mạch lạc trong VB

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN (Trang 35 - 50)

7. Mạch lạc trong văn bản

7.3 Sơ lược về mạch lạc trong VB

Mạch lạc là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng không dễ xác định.

a. Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài – chủ đề

b. Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lý logic của sự triển khai mệnh đề

VD: Anh ấy đã từng đi đánh trận nhiều nơi. Anh đã bị 2 phát đạn. Một phát ở đùi. Một phát ở Đèo Khế.

Sự vi phạm tính logic trong triển khai mệnh đề này làm cho câu cuối không còn ăn nhập với phần VB đi trước (không mạch lạc) mặc dù ở đây vẫn có sự thống nhất về đề tài – chủ đề.

VD : Khoa Xã hội học

Con người mới – Tinh thần cao – Học tập tiến VD : Mỗi Thầy Cô giáo là một tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo

Ở trên là những khẩu hiệu không mạch lạc.

c. Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lý logic giữa các câu

Giữa các sự việc chứa trong các câu (mệnh đề) có thể có mối quan hệ nguyên nhân.

VD1: So sánh :

- Mari đã lấy chồng và cô ấy đã có thai. (1) - Mari đã có thai và cô ấy đã lấy chồng. (2)

Từng đôi sự kiện trong mỗi câu là giống nhau nhưng trình tự của chúng bị chuyển vị trí. Do đó mối quan hệ nguyên nhân của 2 câu là khác nhau: sự kiện nào đứng trước là nguyên nhân của sự kiện đứng sau.

VD2 : Thay đổi trật tự các câu sau : Tôi đã nổ súng.

Tôi đang phiên gác.

Tôi đã đánh bật cuộc tấn công.

(và) Tôi đã thấy quân địch tiến lên.

Thay đổi trật tự 4 câu này có thể tạo ra 24 chuỗi câu khác nhau. Trong đó có chuỗi không chấp nhận được hoàn toàn và có chuỗi hoàn toàn chấp nhận được.

Chỉ có 1 chuỗi hoàn toàn chấp nhận được : (1) Tôi đang phiên gác.(2) Tôi đã thấy quân

địch tiến lên. (3) Tôi đã nổ súng. (4) Tôi đã đánh bật cuộc tấn công.

Với ví dụ này chỉ có 1 chuỗi thể hiện được quan hệ nguyên nhân, nhờ đó chuỗi câu có được sự mạch lạc.

 Ngoài cách diễn đạt bằng quan hệ nguyên nhân, mạch lạc còn được thể hiện bằng các mối quan hệ giữa các mệnh đề trong lập luận.

VD : [ Em cứ khó nghĩ quá …] ông bà cũng là người làm ăn tử tế cả. Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào. Đành nhẽ là ông bà kiếm chỗ khác vậy… (Kim Lân – Làng)

d. Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn ngữ

Ở đây, nội dung từ ngữ của câu không giữ vai trò đáng kể trong việc xem xét mạch lạc. Cái quan trọng là những hành động nói được thực hiện trong những câu ấy có chấp nhận nhau không.

* Chuỗi hành động không hợp thức

PHÁT NGÔN CHỨC NĂNG

(HÀNH ĐỘNG NÓI)

Xin lỗi CHÀO

Tôi tên là Mike Stubbs TỰ NHẬN DIỆN (TỰ GIỚI THIỆU)

Ông có thể chỉ cho tôi đường đến nhà ga không ?

HỎI ĐƯỜNG

Chuỗi hành động : Chào + tự nhận diện + hỏi đường

* Chuỗi hành động hợp thức

PHÁT NGÔN CHỨC NĂNG

(HÀNH ĐỘNG NÓI) A : Có điện thoại kìa. YÊU CẦU

B : Anh đang tắm. XIN LỖI

A : Thôi được. CHẤP NHẬN VIỆC XIN

LỖI

Chuỗi hành động : Yêu cầu – Xin lỗi – Chấp nhận

 Mạch lạc được thiết lập giữa các hành động ngôn ngữ như vậy được G. Widdowson gọi là “mạch lạc diễn ngôn”, cũng có thể gọi chung là “mạch lạc trong chức năng”.

e. Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác

Cách hiểu mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác của P. Grice là do Green đưa ra (1989).

VD : “Một buổi sáng mùa thu vừa qua, tôi nhận ra mình không thể nào bước ra khỏi ô tô khi tôi đã đến cửa hàng tạp phẩm. Trong chương trình

“All Things Considered” đang có một trích đoạn từ loạt bài có tên gọi “Breakdown and Back”, câu chuyện suy sụp tinh thần mà một ngừơi đàn bà đang trải qua. Annie.

 Đoạn văn trên sẽ không hiểu được nếu không tính đến những hiểu biết của người nghe. Chỉ có những hiểu biết của ngừơi nghe phù hợp với nguyên tắc cộng tác do Grice đưa ra mới giúp giải thuyết được mạch lạc giữa 2 câu trên.

 Theo Nunan (1993): “Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngôn được tiếp nhận như là có “mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liên quan nhau.”

 <-> Liên kết giữa các câu có thể tạo ra một văn bản đích thực mà cũng có thể tạo ra phi văn bản ( non – text). Mạch lạc giữa các câu đóng vai trò quyết định để tạo ra một VB

đích thực. Liên kết, trong chừng mực đó là 1 thứ phương tiện của mạch lạc, ngoài

chừng mực làm phương tiện cho mạch lạc, liên kết có thể không đem lại một VB.

 Có thể khái quát thành 3 kiểu mạch lạc sau : + Mạch lạc trong triển khai mệnh đề (a,b,c) + Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ (d) + Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác (e)

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)