4. Chia tách thành đoạn văn
4.3 Căn cứ để chia tách ĐV
Có 2 căn cứ :
a. Chia tách ĐV theo chức năng trong tổng thể ngôn ngữ lớn hơn nó
Một VB thông dụng thường gồm có 3 phần (phần mở, phần thân và phần kết), Một phần có thể ứng với một ĐV.
Như vậy, xét về chức năng có thể có 3 loại ĐV :
- ĐV mở : làm nhiệm vụ của phần mở
- ĐV luận giải : làm nhiệm vụ của phần thân
- ĐV kết : làm nhiệm vụ của phần kết.
Ngoài ra VB còn có những ĐV mang chức năng chuyển tiếp (ĐV nối), làm nhiệm vụ kết nối các ĐV với nhau hay kết nối ĐV với phần VB đứng trước nó hoặc với phần VB đứng sau nó. ĐV chuyển tiếp không phải là một phương thức liên kết.
Tóm lại, có 4 loại ĐV phân biệt theo chức năng :
ĐV mở : Mở VB
Cần phân biệt ĐV mở của một bài viết chặt chẽ với việc trình bày mở đầu (lời nói miệng). ĐV mở không nên triển khai quá rộng vượt xa chức năng của nó. Nó phải giúp người tạo VB và người tiếp nhận nhớ là văn bản sẽ nói về cái gì và nói như thế nào về cái đó.
ĐV luận giải : Luận giải VB
Phần thân của một VB (nghị luận hoặc miêu tả) thường gồm hơn một ĐV. Các ĐV này có thể thuộc về 1 trong 2 trường hợp lớn sau đây :
- Mỗi ĐV làm một nhiệm vụ tương đối trọn vẹn. -> ĐV phải có tính trọn vẹn tương đối về hình thức và nội dung.
-Mỗi ĐV chỉ là một bộ phận của vấn đề, khía cạnh đang được triển khai. -> Chú ý đến mối quan hệ hình thức và nội dung giữa các đoạn cùng triển khai chung một vấn đề, làm cho người đọc nhận ra ranh giới của toàn bộ vấn đề chung, khía cạnh chung, không lẫn với vấn đề, khía cạnh hữu quan khác.
VD :
“[I] Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
[II] Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập 3 chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
[III] Chúng lập ra nhà từ nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
[IV] Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
[V] Chúng dùng thuốc phiện , rượu cồn để làm nòi giống ta suy nhược.
[VI] Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
[VII] Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
[VIII] Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
[IX] Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
[X] Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
Chúng bóc lột công nhân ta vô cùng tàn nhẫn.” (HCM)
Đây là 10 ĐV nói về 2 vấn đề lớn : về chính trị và về kinh tế. 5 đoạn đầu nói về chính trị, 5 đoạn sau nói về kinh tế. Nếu nhập lại thì sẽ có 2 ĐV, mỗi đoạn nói về một vấn đề hoàn chỉnh, phân biệt nhau.
[ I ] [ VI]
[II] [III] [IV] [V] [VII] [VIII] [IX] [X]
ĐV chuyển tiếp : chuyển tiếp ý
Là ĐV trung gian dùng để chuyển ý từ phần VB trước sang phần VB sau nó. Trong VB nói, ĐV chuyển tiếp thường chỉ có 1 chức năng chuyển ý. Trong VB viết, nó còn kèm theo nhiều chức năng quan trọng khác. Dạng thường gặp là khép lại ý trên hoặc mở ra ý mới sẽ bàn ở phần tiếp theo hoặc làm cả 2 nhiệm vụ đó cùng một lúc.
VD: “Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tác dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tác mà nhìn nhận vấn đề.”
b. Tách đoạn theo phương diện ý nghĩa
Các phương diện nghĩa có thể rất rộng :
Theo thời gian
Theo không gian
Theo sự việc, vấn đề.
VD: “ Là nhà thơ, tôi muốn nói anh có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn luôn đứng ở hàng đầu của cuộc đấu tranh : đấu tranh với địch cũng như đấu tranh về tư tưởng.
Là nghệ sĩ, tôi muốn nói Xuân Diệu đặt rất cao sự lao động nghệ thuật. Tôi đã nói : Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào. Tôi : Xuân Diệu là nhà thơ luôn luôn tìm tòi. Anh không yên ổn và không để chúng ta yên ổn.” (Tế Hanh)