Các phương thức liên kết

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN (Trang 94 - 107)

 Trong 2 câu liên kết với nhau, có một câu làm chỗ dựa được gọi là câu chủ (chủ ngôn) và một câu nối kết với câu chủ được gọi là câu kết (kết ngôn).

 Để thấy được mối quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn, cần phân tích các phương tiện ngôn ngữ phục vụ cho sự liên kết.

 Các phương tiện liên kết thuộc về các phương thức sau :

a. Phương thức lặp

Có 3 dạng lặp :

Lặp từ ngữ (lặp từ vựng): Câu sau lặp một số từ ngữ của câu trước.

VD: “ Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố. Những quy định trước đây trái với pháp lệnh này đều bãi bỏ.”

VD: “Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa.”

Lặp cấu trúc (lặp ngữ pháp) : Câu sau lặp lại cấu trúc (mô hình câu) của câu trước.

VD: “ Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.”

VD: “Gần cái gì ta ghét là khổ. Xa cái gì ta yêu là khổ.”

Lặp ngữ âm (trong văn xuôi)

VD: “Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ quốc ! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.” (Thép Mới)

b. Phương thức thế

Thế đại từ : Câu sau dùng đại từ thay thế cho một từ , một ngữ ở câu trước.

Ví dụ :

(1) “ Những bất bình đẳng về kinh tế thường dẫn tới sự bùng nổ của đấu tranh cách mạng. Chúng ta cần giữ quan điểm ấy khi nghiên cứu lịch sử các nước.”

(2) “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” (Hồ Chí Minh)

(3) Keng phải may một bộ cánh. Việc này không thể cho bố biết được.” (Nguyễn Kiên)

Thế đồng nghĩa, gần nghĩa Ví dụ :

(1) “ Phụ nữ lại càng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới

(Hồ Chí Minh - Chống nạn thất học, 10/ 1945 )

(2) “ Ông Tám Xẻo Đước chết làm cho quân giặc khiếp sợ. Sự hy sinh của ông khiến cho đồng bào quyết tâm hơn.”

(3) “Một số phường săn đến thăm dò để giăng bẫy bắt con cọp xám. Nhưng con ác thú tinh lắm, đặt mồi to và ngon đến đâu cũng không lừa nổi nó.”

c. Phương thức liên tưởng

Liên tưởng đồng loại

Ví dụ :Triệu Thị Trinh 19 tuổi đứng dậy diệt thù.

Nguyễn Huệ 18 tuổi phất cao cờ đào khởi nghĩa.”

Liên tưởng bộ phận với toàn thể hoặc ngược lại

Ví dụ :Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.” (Hồ Chí Minh)

Liên tưởng định vị Ví dụ :

(1)Sau khi mở cửa phòng mổ, đèn bật sáng trưng. Bác sĩ đang rửa tay thay áo. Các y tá lăng xăng chạy đi chạy lại.”

(2) “ Nhân dân là bể,

Văn nghệ là thuyền.

Thuyền sóng dậy,

Sóng đẩy thuyền lên.” (Tố Hữu)

Liên tưởng đặc trưng

Ví dụ : Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi

chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.”

(Nguyễn Trung Thành)

d. Phương thức nối

Nối bằng các quan hệ từ

Ví dụ : Chúng ta phải chống tất cả những thói rỗng tuếch. Nhưng trước hết phải chống thói đã rỗng lại dài.”

(HCM)

Nối bằng các từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp

Ví dụ :Từ đó nhân dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.”

(HCM)

e. Phương thức đối

 Đối là sử dụng trong kết ngôn yếu tố nào đó trái nghĩa với chủ ngôn, để tạo liên kết giữa 2 câu.

Ví dụ :

(1) “Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ.

Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình.” (Lưu Quý Kỳ)

(2) “ Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi tin ở ông cụ.” (Nam Cao)

f. Phương thức tuyến tính

 Là việc sử dụng trật tự trước sau (trên hình tuyến) của các câu có quan hệ về nghĩa chặt chẽ với nhau để tạo liên kết giữa chúng.

 Nếu việc thay đổi trật tự của 2 câu tạo ra quan hệ nội dung khác hoặc dẫn đến tình trạng chuỗi câu vô nghĩa thì trật tự ban đầu có vai trò là phép liên kết tuyến tính.

Ví dụ :

Quan hệ giải thích (bổ sung) :

Bỗng cửa buồng mở phanh ra; rồi tự đóng lại. Nghĩa vào.

(NCH)

Quan hệ nguyên nhân :

Nó khuỵ cẳng. (…). Một củ khoai ở mẹt biến mất.

(NCH)

Quan hệ nối tiếp trong thời gian : “Cô bĩu môi. Anh mặc kệ.”

(Nguyễn Phan Hách)

g. Phương thức tỉnh lược

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH NGÔN NGỮ HỌC VĂN BẢN (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(238 trang)