1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM

68 758 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 309,85 KB

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : 3.1.Đối tượng nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về môi trường có liên quan đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 01

1 Ý nghĩa chọn đề tài

CHƯƠNG 1 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM 03

1.1 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM

03 1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM

05 1.2.1 Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chính cuả ngành nhựa Việt Nam 05

Trang 2

1.2.2 Nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam 07

1.2.3 Công nghệ , thiết bị trong ngành nhựa Việt Nam 09

1.2.4 Đầu tư trong ngành nhựa Việt Nam 11

1.2.5 Thị trường của ngành nhựa Việt Nam 13

1.2.6 Hoạt động cạnh tranh trong ngành nhựa Việt Nam 15

1.2.7 Vốn sản xuất – kinh doanh của ngành nhựa VN 16

1.2.8 Cơ chế- chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước đối với ngành NhựaVN 1

8 1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM HIỆN NAY .19

1.3.1 Những thành tựu của ngành nhựa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua 2

0 1.3.2 Những thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam hiện nay 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .23

Trang 3

CHƯƠNG 2 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA VIỆT

NAM ĐẾN NĂM 2015

24

2.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG , MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .24

2.1.1 Dự báo thị rường 24

2.1.2 Mục tiêu 28

2.1.3 Quan điểm đề xuất giải pháp 28

2.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA ĐẾN 2015 .29

2.2.1 Định hướng các giai đoạn phát triển 29

2.2.2 Giải pháp về đầu tư 30

2.2.3 Giải pháp về nguyên liệu 35

2.2.4 Giải pháp về kỹ thuật – công nghệ 37

2.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực 39

2.2.6 Giải pháp về mở rộng thị trường cho ngành 42

2.2.7 Giải pháp về hệ thống thông tin cho ngành .45

2.2.8 Một số kiến nghị đối với chính phủ và các ngành hữu quan 46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49

KẾT LUẬN .50

PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

1 Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI :

Trong tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam , cùng với sự nỗ lực tạo điều kiện của chính phủ , con đường duy nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải nâng cao được khả năng cạnh tranh và đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh , có chiến lược phát triển trong dài hạn , và đây cũng là bài toán lớn cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay Ngành nhựa Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam Do vậy , việc khai thác các cơ hội , tận dụng thế mạnh , hạn chế điểm yếu và né tránh rủi ro được phân tích và tính toán trong phạm vi ngành nhựa là rất cần thiết , nhằm đưa ra các giải pháp định hướng chiến lược phát triển cho ngành , tạo ra sự phát triển cho ngành , cùng với các chiến lược phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan như xây dựng , điện tử , ô tô , viễn thông sẽ định hướng cho chiến lược phát triển đa ngành Từ đó , tạo cơ sở để nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả trong phát triển của mỗi doanh nghiệp trong ngành , đáp ứng yêu cầu phát triển ngành , đạt tốc độ tăng trưởng bền vững theo mục tiêu đặt ra Nhằm đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển có hiệu quả của ngành nhựa Việt Nam , chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu :

“ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 “

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :

Trên cơ sở phân tích thực trạng ngành nhựa Việt Nam hiện nay trong các điều kiện của tiến trình toàn cầu hóa , tìm hiểu kinh nghiệm phát triển ngành

Trang 5

nhựa của một số nước tiêu biểu trong khu vực , đánh giá các nhân tố cơ bản để xây dựng các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô định hướng chiến lược phát triển ngành nhựa trong 10 năm tới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :

3.1.Đối tượng nghiên cứu :

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về môi trường có liên quan đến khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trong những điều kiện của giai đoạn từ nay đến 2015, không đi sâu vào phân tích các kế hoạch , dự án hay sản phẩm riêng biệt

3.2.Phạm vi giới hạn nghiên cứu :

- Nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam trong các điều kiện nhất định

- Nghiên cứu các cơ chế , chính sách của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển ngành nhựa Việt Nam

4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :

Để xây dựng được những giải pháp nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu , nội dung của luận văn được kết cấu trong 2 chương :

Chương 1 : Phân tích thực trạng sản xuất- kinh doanh của ngành nhựa Việt Nam

Chương 2 : Những giải pháp định hướng phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2015

Trang 6

Ngành nhựa Việt Nam bắt đầu phát triển nhanh từ năm 1989 trở

đi Từ năm 1989 đến năm 2004 , chỉ số chất dẻo bình quân trên đầu người đã tăng từ 0,77 kg/đầu người lên 20,1 kg/đầu người , và sản lượng nhựa quốc gia tăng từ 50.000 tấn lên 1.600.000 tấn Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn từ 1990 - 1997 là 35%/năm và trong giai đoạn 1997 - 2004 là 22%/năm Bình quân sản lượng tăng trưởng hằng năm đạt trên 140.000 tấn

Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam , từ 1990 đến 2004 , ngành nhựa Việt Nam đã thu hút được tổng vốn đầu tư nước ngoài trên 2 tỷ USD và tổng vốn đầu tư trong nước là 444 triệu USD

Ngành nhựa Việt Nam hiện có 3 tổ chức hội đoàn : Hiệp Hội Nhựa Việt Nam( VPMA) thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam với hơn

300 hội viên ; Hiệp Hội Nhựa TP.HCM ( VSPA) thuộc UBNDTPHCM với hơn 800 công ty trong nước và nước ngoài và hơn 100 văn phòng đại diện của các tập đoàn , công ty đa quốc gia là hội viên và Câu Lạc Bộ Giám Đốc Ngành Nhựa – Cao Su Việt Nam ( VPDC) với hơn

200 hội viên

Trang 7

Năng lực sản xuất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay đã đạt khoảng 1,9 triệu tấn / năm , với 905 doanh nghiệp có nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến và trên 2000 cơ sở nhỏ , được phân bố theo vùng và sản phẩm như sau : ( xem bảng số 1.1)

Bảng số 1.1 : Phân bố doanh nghiệp theo vùng và các mặt hàng chủ yếu của ngành nhựa Việt Nam

Loại sản

phẩm

Số doanh nghiệp

Số

DN

Tỷ lệ ( %)

Số

DN

Tỷ lệ ( %)

- Thứ nhất là do chính sách đổi mới kinh tế tại Việt Nam , đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước trong phát triển kinh tế

Trang 8

- Thứ hai là do sự thành công của các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam đã đầu tư các công nghệ hiện đại và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường

Tuy nhiên, so với chỉ tiêu chất dẻo trên đầu người của các nước ASEAN , kết quả của ta đạt được cũng còn rất khiêm tốn ( chỉ bằng 50% so với chỉ tiêu chất dẻo của Indonesia và bằng 30 % chỉ tiêu chất dẻo của Thái Lan ) , chứng tỏ sự phát triển trên vẫn nhỏ so với tiềm năng về thị trường và năng lực sản xuất của ngành nhựa Việt Nam

1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT- KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM

1.2.1 Các mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của ngành nhựa Việt Nam :

Căn cứ theo chiến lược phát triển ngành nhựa đến năm 2010 , đã được chính phủ thông qua từ năm 1995 , Hiệp hội nhựa Việt Nam đã phân chia ngành nhựa Việt Nam ra 8 phân ngành như sau :

1 Phân ngành nguyên liệu nhựa : Đây là phân ngành mang tính quyết định cho sản xuất – kinh doanh của ngành nhựa , vì chi phí giá thành nguyên liệu nhựa chiếm lên đến 75 % giá thành sản xuất Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Hiệp hội nhựa Việt Nam , nguyên vật liệu ngành nhựa ở Việt Nam hiện phải nhập khẩu 90 % , và chỉ có 10 % được cung cấp trong nước

2 Phân ngành giày nhựa xuất khẩu : Đây là ngành có tiềm năng

xuất khẩu lớn Riêng trong năm 2004 , ngành này đã đóng góp cho ngành giày dép xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2,6 tỷ USD

Trang 9

3 Phân ngành cao su chế biến ( có liên quan nhựa ) : Các mặt hàng của phân ngành này rất đa dạng , thu hút nhiều lao động nên cũng đang có xu hướng dịch chuyển về Châu Á

4 Phân ngành nhựa gia dụng : Hiện tại , trên thị trường đã có hơn

500 loại sản phẩm của phân ngành này , sản phẩm chủ yếu là các vật dụng trong gia đình như thau , gáo, ly tách ,móc treo ,kẹp kệ , tủ , ghế, bàn ,giường , Trong thời gian qua , đồ nhựa gia dụng Việt Nam đã tăng từ 81.900 tấn (1993) lên 640.000 tấn (2004) , và tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa

5 Phân ngành nhựa công nghiệp kỹ thuật cao : Với các sản phẩm là các phụ tùng của ngành điện tử , viễn thông , ngành ô tô , ngành hàng không , , ngành này hiện đang được nghiên cứu phát triển nhanh ở Việt Nam để thực hiện chương trình tăng tỉ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp và là mặt hàng trọng điểm trong chương trình xuất khẩu ngành nhựa Việt Nam trong giai đoạn

2005 –2010

6 Phân ngành vật liệu xây dựng : Với các sản phẩm như : Oáng nhựa , các phụ kiện cho ống nhựa , gạch nhựa , tấm lợp , của , các profil trong ngành xây dựng Ngành này hiện đang có nhu cầu rất lớn ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu nhưng ngành nhựa Việt Nam đáp ứng còn hạn chế

7 Phân ngành bao bì nhựa : Với các sản phẩm như : Bao dệt dùng cho các ngành công nghiệp như xi măng , nông sản , phân bón , thực phẩm , bao màng đơn , bao màng phức , màng ghép phức hợp , chai PET, PEN , bình , két nhựa dùng cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản , hải sản , nước uống, bia rượu ,hóa

Trang 10

chất và các loại màng phủ nông nghiệp , Phân ngành này hiện đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam nhằm phục vụ cho nhu cầu của các ngành công nghiệp , xây dựng , nông nghiệp , thủy sản và xuất khẩu

8 Phân ngành khuôn mẫu nhựa : Hiện tại , công nghệ chế tạo khuôn mẫu nhựa ở Việt Nam còn rất lạc hậu , chỉ có thể tạo ra được một số khuôn đơn giản Do đó , các loại khuôn hiện tại đang sử dụng trong ngành nhựa Việt Nam đều phải nhập khẩu từ các nước như Ý , Đức , Nhật, Đài Loan , Ngành này đang có nhu cầu rất lớn ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu Ở Singapore , ngành này hiện chiếm lên đến 60% tổng giá trị sản phẩm công nghiệp ngành nhựa

1.2.2 Nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam

a) Từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu :

Các loại nguyên liệu nhập khẩu hiện nay trong ngành nhựa rất đa dạng , trên 40 loại nhựa trong các nhóm PP, LDPE , LLDPE , HDPE,

PS , ABS , PA , PVC , PET , , và được nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, như : Thái lan , Singapore ,Đài loan , Aán Độ , Malaysia , Trung Quốc , Nhật , Arab Saudi , Mỹ , Đức , Pháp , Hiện nay , do ngành nhựa Việt Nam đang phát triển nhanh nên số lượng nguyên liệu nhập khẩu hằng năm rất lớn , từ 1,2 triệu tấn cho đến 1,6 triệu tấn mỗi năm , với tổng giá trị lên đến trên 1 tỷ USD vào năm 2004 , mức tăng trưởng bình quân năm sẽ đạt trên 30% Tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu như sau ( Xem bảng số 1.2 ) :

Trang 11

Bảng số 1.2 : Tổng giá trị nguyên liệu nhựa nhập khẩu

( Triệu Đô la Mỹ )

Tốc độ tăng trưởng /năm ( % )

Nguồn : Tổng cục thống kê

b) Từ nguồn nguyên liệu trong nước :( Xem bảng số 1.3 )

Sản xuất nguyên liệu trong nước bắt đầu vào năm 1999 , chỉ sản xuất 3 loại là : nhựa PVC , nhựa PVC compound , chất hóa dẻo DOP ; theo hình thức liên doanh với công ty nước ngoài Tổng vốn đầu tư tính đến 2004 là 180 triệu USD , năng lực sản xuất đạt 270.000 tấn / năm

Bảng số 1.3 : Tiêu thụ nguyên liệu nhựa sản xuất trong nước từ 2000 đến 2003

Đơn vị tính : 1000 tấn

1.MitsuiVina PC2.Phú Mỹ PC 3.LG Vina 4.Việt Thái 5.ELF Atochem

Trang 12

Tổng cộng 125 125 150 260 270 Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt Nam Từ phân tích trên cho thấy , quy mô thị trường nội địa của ngành nguyên liệu nhựa ở Việt Nam rất lớn và hiện đang phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu

1.2.3 Công nghệ thiết bị trong ngành nhựa Việt Nam

Công nghệ thiết bị ngành nhựa Việt Nam hiện được nhập khẩu chủ yếu từ các nước như : Đức , Ý , Aùo , Pháp , Nhật , Đài loan , Trung Quốc Công nghệ thiết bị ngành nhựa Việt Nam hiện có : công nghệ ép phun , công nghệ đùn đẩy liên tục , công nghệ đùn thổi và các loại công nghệ khác ( Xem bảng số 1.4)

Bảng số 1.4 : Tỷ trọng các loại công nghệ theo giá trị và tỷ lệ thiết bị đạt tự động hóa tại Việt Nam

hóa

Công nghệ đùn đẩy liên tục

Các loại công nghệ khác

Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt Nam

Theo số liệu của Hải quan TPHCM , tổng giá trị máy nhập của

ngành nhựa Việt Nam trong 6 năm ( từ 1995 đến 2000 ) là 260.988.604,93 USD Trong đó , số lượng máy mới chiếm 99,02 %

Trang 13

trên tổng số máy nhập khẩu Điều này cho thấy rằng , ngành nhựa Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi thiết bị từ lạc hậu sang tiên tiến , hiện đại để đáp ứng nhu cầu thị trường Cụ thể là :

+ Công nghệ ép phun : Được ứng dụng trong sản xuất hàng nhựa gia dụng , hàng nhựa công nghiệp , hàng cao su chế biến có nhựa Hiện nay , ở Việt Nam có hơn 3000 thiết bị ép phun , trong đó khoảng hơn 2000 chiếc được nhập từ năm 1990 đến nay Các thiết bị ép phun tiên tiến , hiện đại , đạt trình độ tự động hóa ở Việt Nam hiện đang chiếm tỷ lệ là 60 % + Công nghệ đùn đẩy liên tục :

Được ứng dụng trong các ngành , như : vật liệu xây dựng , bao bì , tấm , film , cao su nhựa , nhựa kỹ thuật Hiện nay , công nghệ này ở Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng là 12% , với số lượng thiết bị đùn đẩy liên tục hiện đại có khoảng 700 dây chuyền , được nhập từ năm 1990 đến nay , các thiết bị đạt trình độ tự động hóa chiếm tỷ lệ 65% Ở Trung Quốc , Singapore , Nhật công nghệ đùn đẩy liên tục chiếm tỷ trọng lên đến 40 %

+ Công nghệ đùn thổi :

Được sử dụng trong sản xuất bao bì nhựa dạng túi , dạng chai và màng , film Hiện tại , cả nước có hơn 700 máy đùn thổi tiên tiến hiện đại Các máy đạt trình độ tự động hóa chiếm tỷ lệ 55% và đã cung cấp được rất nhiều mặt hàng chất lượng cao cho thị trường

+ Công nghệ khác :

Được ứng dụng trong các lĩnh vực sau đây :

Trang 14

- Composit : Sản xuất bằng phương pháp rót vào khuôn từ nguyên liệu là dung dịch nhựa polyester và fiberglass , ứng dụng trong sản xuất ghe , tàu , bồn chứa nước

- Melamine : Dùng phương pháp ép nhiệt để sản xuất các hàng gia dụng gia đình

- Công nghệ EVA, PU, EPS : Ứng dụng trong sản xuất giày , dép xuất khẩu , sản phẩm nhựa dạng xốp , dùng phương pháp hóa học để phát triển các nguyên tử nhựa lớn hơn từ 4-40 lần nguyên liệu gốc

- Công nghệ xi mạ chân không trên nhựa để tạo ra các sản phẩm nhựa trang trí , nữ trang với giá thành rất rẻ so với kim loại màu

1.2.4 Đầu tư trong ngành nhựa Việt Nam :

Các dự án đầu tư trong ngành nhựa Việt Nam trong thời gian qua tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận , với tổng vốn đầu tư chiếm 80 % tổng vốn đầu tư toàn ngành Vốn đầu tư của ngành ở khu vực phía Bắc là 15 % và miền Trung là 5 %

Ước tính đến cuối năm 2004 , tổng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước đã đạt trên 2,4 tỷ đô la Mỹ , bình quân mỗi năm vốn đầu tư vào ngành nhựa tăng trên 100 triệu đô la Mỹ Giá trị tài sản cố định tính theo giá thực tế của ngành nhựa đạt trên 10 nghìn tỷ VNĐ , đạt mức tăng trưởng năm là 25 % và đạt doanh thu thuần trên 30 nghìn tỷ VNĐ , giải quyết việc làm cho trên 110.000 lao động

Đầu tư trong ngành hiện đang tập trung vào các phân ngành thu hút nhiều lao động như nhựa gia dụng , bao bì , giày nhựa xuất khẩu và vật liệu xây dựng ( xem bảng số 1.5 )

Với trên 900 dự án đầu tư được thực hiện từ 1990 đến nay ; đã góp phần rất lớn cho ngành nâng cao khả năng cạnh tranh , phát triển năng

Trang 15

lực sản xuất , đáp ứng được nhu cầu thị trường và đạt tốc độ tăng trưởng cao

Nhìn chung , các dự án của ngành được thực hiện trong thời gian qua đã luận chứng được cho các vấn đề sau :

các phương pháp quản lý tiên tiến , hiện đại trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Phát huy được năng lực sản xuất trong các ngành có nhiều lao động

- Đầu tư mới công nghệ , thiết bị đồng bộ với trình độ tiên tiến , hiện đại phù hợp có thời gian thu hồi vốn nhanh

Bảng số 1.5 : Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của ngành nhựa năm

2004

Ngành hàng Sản lượng ( Tấn ) Tỷ trọng (%)

Nhựa công nghiệp ,

kỹ thuật cao

128.000 8

Nguồn : Hiệp hội nhựa Việt Nam

1.2.5 Thị trường của ngành nhựa Việt Nam

Thị trường của ngành nhựa Việt Nam bao gồm thị trường trong nước và nước ngoài Với sự phát triển liên tục về sản lượng và chỉ số chất dẻo trên đầu người trong các năm ( Xem bảng số 1.6 )

Trang 16

Thị trường ngành nhựa hiện được chia ra 2 phân khúc như sau :

lượng cao và giá cả phù hợp , dịch vụ tốt Theo ý kiến chuyên gia , tỷ trọng của phân khúc này trên tổng dung lượng thị trường của ngành hiện đang từ 30 % đến 40 %

- Phân khúc thứ hai : Các mặt hàng cấp thấp với giá thấp , dịch vụ tốt Tỷ trọng phân khúc này trên tổng dung lượng thị trường chiếm từ 60% đến 70%

Sự phát triển thị trường của ngành nhựa Việt Nam được chia ra 2 giai đoạn như sau :

- Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2000 , ngành nhựa chỉ đáp ứng thị trường trong nước với tổng sản lượng nhựa cả nước đã tăng từ 60.000 tấn / năm lên đến 937.500 tấn/năm , và doanh thu thuần toàn ngành năm 2000 đạt 10.520,5 tỷ VNĐ

- Trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay , ngành nhựa tiếp tục đáp ứng thị trường trong nước và thâm nhập , phát triển thị trường xuất khẩu , đến cuối năm 2004 , sản lượng ngành đã đạt 1.600.000 tấn và doanh thu ngành đã tăng lên trên 30.000 tỷ VNĐ , đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trên 250 triệu USD

- Hiện nay , ngành đang đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng , thực hiện các chương trình xuất khẩu vào một số thị trường trọng điểm ở EU , Mỹ , Nhật , các nước ASEAN , các nước SNG , các nước Đông Aâu , các nước châu Mỹ

la tinh Theo chiến lược phát triển ngành của Hiệp hội nhựa Việt Nam , đến 2010 , ngành nhựa Việt Nam sẽ tăng sản lượng cả nước lên

Trang 17

3.850.000 tấn / năm và doanh thu của toàn ngành sẽ là 7 tỷ USD/năm và kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 4 tỷ USD/năm

Từ các chỉ tiêu trên cho thấy nhu cầu phát triển sản phẩm ngành nhựa rất lớn và tiềm năng phát triển thị trường trong tương lai rất lớn

Bảng số 1.6 : Tổng sản lượng ngành nhựa Việt Nam và chỉ số chất dẻo trên đầu người từ năm 1990 đến năm 2004 :

Trang 18

1.2.6 Hoạt động cạnh tranh trong ngành nhựa Việt Nam

Trong cơ chế thị trường , sản phẩm làm ra sẽ chịu tác động bởi

3 quy luật khách quan Đó là quy luật giá trị , quy luật cung – cầu và quy luật cạnh tranh Do vậy , ngành nhựa Việt Nam phát triển trong giai đoạn vừa qua cũng nằm trong sự tác động của 3 quy luật trên

Trong giai đoạn từ 1990 –1996 , ngành nhựa Việt Nam bắt đầu phát triển , cung không đáp úng đủ cho cầu , do giá hàng nhựa nhập ngoại cao hơn giá hàng sản xuất trong nước rất nhiều , các doanh nghiệp trong nước sản xuất theo hướng chất lượng hàng hóa tốt để cạnh tranh với hàng nhập ngoại , giai đoạn này chưa có cạnh tranh về giá trong ngành nhựa

Giai đoạn từ 1996 trở đi , hoạt động cạnh tranh trong ngành nhựa trở nên gay gắt do các yếu tố sau :

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế khác nhau ở thị trường trong nước và xuất khẩu

- Cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu

- Sức ép về biến động giá các nguyên liệu đầu vào , nhất là giá nguyên liệu chính ( do nhập khẩu )

- Sự tăng giá sức lao động , tăng chi phí sử dụng vốn , tăng chi phí vận chuyển

- Do tính chất mùa vụ nên dẫn đến năng lực dư thừa trong một số mặt hàng nhất định như ngành nhựa gia dụng dùng trong gia đình , bao bì cho nông sản

Trang 19

- Sản phẩm của ngành không có sự khác biệt đáng kể nên dẫn đến cuộc cạnh tranh về giá và dịch vụ

- Do đầu tư mới nên chi phí cố định cao nên phải khai thác hết năng lực sản xuất dẫn đến cuộc chiến tranh về giá trong ngành

1.2.7 Vốn sản xuất kinh doanh của ngành nhựa Việt Nam

Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam , đến cuối năm 2004 ; ngành nhựa đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản trong phát triển vốn sản xuất kinh doanh như :

- Giá trị vốn sản xuất kinh doanh của ngành nhựa Việt Nam đạt trên 20.000 tỷ VNĐ , đạt mức tăng trưởng năm bình quân là 32%

Trang 20

- Giá trị tài sản cố định là 10.588 tỷ VNĐ , đạt mức tăng trưởng năm bình quân là 28%

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành đạt trên 25.000 tỷ VNĐ , đạt mức tăng trưởng năm bình quân là 26%

Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của ngành nhựa Việt Nam hiện nay như sau :

+ Về vốn cố định :

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài : nguồn vốn này chiếm tỷ trọng là 85,6 % trong tổng vốn đầu tư sản xuất – kinh doanh toàn ngành nhựa Việt Nam

- Nguồn vốn đầu tư trong nước : Bao gồm nguồn vốn ngân sách , nguồn vốn tín dụng ngân hàng , nguồn vốn chủ sở hữu , nguồn vốn

tư nhân , chiếm 14,4%

+ Về vốn lưu động :

- Đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài :

tỷ lệ vốn chủ sở hữu / vốn vay tín dụng ngân hàng = 3 :1

- Đối với doanh nghiệp trong nước :

tỷ lệ vốn chủ sở hữu / vốn vay tín dụng ngân hàng = 1 :3

Qua các số liệu trên cho thấy , ngành nhựa Việt Nam phát triển trong thời gian vừa qua chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp nuớc ngoài , và các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam đang rất thiếu vốn

1.2.8 Cơ chế – chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành nhựa Việt Nam

Để tạo điều kiện cho ngành nhựa phát triển nhanh , đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế trong nước , và phát triển hướng về

Trang 21

xuất khẩu , trong thời gian qua Chính phủ đã thực hiện các giải pháp sau về cơ chế chính sách cho ngành :

+ Ban hành các luật , như : Luật đầu tư nước ngoài , Luật thương mại, Luật doanh nghiệp , Luật thuế giá trị gia tăng , Luật dân sự , Luật khuyến khích đầu tư Và các Nghị định và Thông tư nhằm giải quyết các rào cản hạn chế sức cạnh tranh doanh nghiệp như : Thuế , chi phí hợp lý , hợp lệ , hoàn thuế giá trị gia tăng , miễn thuế máy móc thiết bị nhập theo dự án , phương pháp tính thuế hàng gia công nhập khẩu , xuất khẩu Các loại nguyên liệu nhựa nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được áp thuế suất là 0 % , miễn thuế xuất khẩu và thưởng xuất khẩu tính trên đồng USD cho các doanh nghiệp xuất khẩu Đặc biệt là thực hiện cơ chế mới điều hành xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2005 nhằm phát triển xuất khẩu

+ Cải thiện môi trường kinh doanh về các thủ tục khởi sự kinh doanh , tranh chấp hợp đồng kinh tế , thương mại phi thuế quan , quyền sở hữu trí tuệ , chính sách định giá hóa đơn vận tải

+ Nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước qua các chương trình đào tạo , tuyển dụng , ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhằm đáp ứng tốc độ xử lý công việc nhanh cho doanh nghiệp + Thực hiện các hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều nước trên thế giới , thực hiện chương trình CEPT của AFTA , đang chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO vào năm

2006 , để tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kinh tế bình đẳng với 150 nước

Trang 22

+ Chỉ đạo các Bộ , các ban ngành chức năng , các tổ chúc hiệp hội tập hợp thông tin , xây dựng hệ thống thông tin để định hướng chiến lược , phân tích môi trường kinh doanh nhằm giúp các doanh nghiệp né tránh rủi ro trong đầu tư , sản xuất , kinh doanh

+ Cho phép đa dạng hóa nguồn gốc lực lượng lao động nhằm tạo điều kiện phát triển nhanh nguồn nhân lực cho doanh nghiệp + Cho cổ phần hóa nhanh các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh doanh nghiệp , tỷ lệ cổ phần bán cho nước ngòai được điều chỉnh lên 30% và đang điều chỉnh lại quy định về tỷ lệ cổ phần được sở hữu của người nước ngoài và quyền quản lý , kiểm soát doanh nghiệp

+ Dùng công cụ chính sách tiền tệ để giũ tỷ lệ lạm phát ở mức 3 –

4 % /năm và lãi suất dưới 10%/năm , nhằm thu hút đầu tư trong kế hoạch phát triển đồng bộ các ngành

+ Duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý theo hướng khuyến khích đầu tư và phát triển xuất khẩu

+ Giữ tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ 7 - 8 % , các ngành kinh tế đều nỗ lực bảo đảm được tốc độ tăng trưởng ổn định Do đó , ổn định được nhu cầu thị trường trong nước cho ngành

1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM HIỆN NAY

1.3.1 Những thành tựu của ngành nhựa Việt Nam trong giai

đoạn vừa qua:

Trang 23

Trong thời gian vừa qua , từ 1990 đến nay , ngành nhựa Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nổi bật như sau :

- Đưa tổng sản lượng cả nước lên 1,6 triệu tấn nhựa vào năm

2004 , đạt chỉ tiêu chất dẻo trên đầu người là 20,1 kg/ đầu người Đạt doanh thu toàn ngành trên 2 tỷ USD , trong đó đạt doanh thu xuất khẩu trên 250 triệu USD

- Đã thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và vốn đầu tư trong nước trên 2,4 tỷ USD để thực hiện chương trình đầu tư phát triển ngành nhựa theo chiến lược phát triển ngành nhựa đến 2010 mà chính phủ đã thông qua

- Các phân ngành đã đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và đang phát triển đồng bộ

- Thị trường xuất khẩu không ngừng đang được mở rộng với thị phần tăng khoảng 10 % / năm

- Đã nâng cao được khả năng cạnh tranh trên cơ sở hai tiêu chí nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thấp chi phí sản xuất theo mặt bằng chung của khu vực

- Công nghệ thiết bị đang được nâng cấp và đầu tư mới để đạt trình độ công nghệ tiên tiến , chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập với các nước trong khu vực

- Giải quyết số lượng lao động cho ngành trên 110.000 người

- Các doanh nghiệp đã tích lũy được vốn , tri thức , công nghệ để thực hiện chiến lược phát triển ngành trong thời gian tới

Trang 24

.3.2 Những thách thức đối với các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam hiện nay :

- Cơ cấu ngành hàng của ngành nhựa Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành có hàm lượng tri thức thấp , như : nhựa gia dụng , bao bì cấp thấp , vật liệu xây dựng cấp thấp

- Thiếu vốn trong đầu tư nâng cấp thiết bị đạt trình độ tiên tiến , hiện đại trong khu vực , với chi phí khấu hao lớn trong đầu tư Từ đó làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao

trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu

- Hiệu suất lao động của lực lượng lao động trong ngành còn thấp

so với các nước trong khu vực

- Hệ thống thông tin của các doanh nghiệp và ngành nhựa Việt Nam chưa được hoàn thiện để cập nhật và xử lý hiệu quả trong đầu

tư , sản xuất , thương mại

- Với sự gia nhập AFTA vào năm 2005 và WTO vào năm 2006 , sẽ làm cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường quốc tế lẫn thị trường trong nước

Trang 25

Bảng số 1.7 : Ma trận SWOT về khả năng phát triển của

ngành nhựa Việt Nam :

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Những nhân tố bên trong

Những nhân tố bên ngoài

Điểm mạnh –S

1.Năng lực sản xuất của ngành lớn 2.Giá nhân công rẻ

3 Từ 1995 trở đi , Thiết bị được đầu tư mới

4 Tích lũy kinh nghiệm sau 14 năm hoạt động SX-KD

Điểm yếu –W

1.Giá thành sản phẩm cao,chất lượng sản phẩm không ổn định

2.Sức cạnh tranh DN yếu

3.Trình độ , kinh nghiệm trong quản lý,kỹ thuật và phát triển thị trường yếu

4.Tính cạnh tranh sản phẩm yếu

5.Hợp tác giữa các

á

Cơ hội – O

1.Chính phủ tích cực cải thiện môi trường đầu tư và thương mại ,kinh tế vĩ mô ổn định 2.Gia nhập AFTA , WTO

3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của VN

* S1S2S4S5 – O1O2O 3 :

Đầu tư , phát triển thị trường

* S1S3S5–

O1O2O3 :

Liên doanh trong phát triển sản xuất – kinh doanh

* W1W2W4 –O1O2:

Doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước

* W3W5– O1O2O3:

-Nhà nước hỗ trợ DN xây dựng hệ thống thông tin , giảm chi phí SX-KD -Doanh nghiệp hợp tác qua hội đoàn trong nước và khu vực hàng kỳ

Nguy cơ –T

1.Cạnh tranh quyết liệt cả thị trường trong nước và nước ngoài

2 Thương hiệu sản phẩm

3 Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

*S2S3S4 –T1 :

Xác định các mặt hàng có lợi thế để đầu tư phát triển

*S1S2S4-T2 : Xây

dựng chiến lược sản xuất – kinh doanh dài hạn

*S1S4S5 – T3 :

Nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường

* W1W3W4- T1: Đầu

tư , nâng cấp công nghệ và nâng cao trình độ , kinh nghiệm quản lý

Trang 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ nghiên cứu thực trạng ngành nhựa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua ( 1990 – 2004) trong chương 2 , chúng tôi rút ra một số kết luận sau :

1 Đảng và Chính phủ liên tục cải thiện môi trường đầu tư , kinh doanh , nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhựa phát triển

2 Ngành nhựa Việt Nam đang có các thuận lợi là nền kinh tế Việt

Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao , thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và môi trường kinh tế khu vực và thế giới ngày càng cải thiện , thúc đẩy phát triển xuất khẩu

3 Các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam đã có những thành tựu

ban đầu về đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước , và phát triển được thị trường xuất khẩu

xuất trong đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và mẫu mã sản phẩm còn hạn chế do thiếu vốn Các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp , tính cạnh tranh của sản phẩm thấp Trình độ , kinh nghiệm của nguồn nhân lực còn yếu trong nền kinh tế thị trường và phát triển hội nhập kinh tế quốc tế

Với các kết luận trên , chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm phát triển ngành nhựa Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2015

Trang 27

CHƯƠNG 2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

2.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG, MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

2.1.1 Dự báo thị trường : a/ Dự báo thị trường ngành nhựa trong nước :

Dựa trên các yếu tố cơ bản của môi trường kinh tế vĩ mô trong nước như sau :

- Xu hướng tăng của tổng sản phẩm quốc nội GDP : Từ năm 1990 đến 1996 , GDP Việt Nam đã đạt lên 12 % , và từ 1996 trở đi , GDP tăng trưởng bình quân từ 7 % đến 10 %

- Dân số Việt Nam : 82 triệu dân

- Lãi suất ngân hàng được chính phủ bảo đảm theo hướng tăng đầu tư phát triển , không vượt quá 10 % / năm

- Tỷ giá hối đoái ổn định với mức tăng không quá 5 % mỗi năm

- Tỷ lệ lạm phát được kiểm soát trong khoảng từ 3 – 4 % / năm

- Các chính sách khuyến khích đầu tư , ưu đãi đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của chính phủ

- Sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp trong nước ở mức 10 % / năm ( Xem bảng số 2.1 )

- Thu nhập và tiêu dùng tăng ở mức 10 % / năm

Trang 28

Theo phương pháp ngoại suy xu hướng , chúng tôi nhận định tốc độ tăng trưởng của nhu cầu thị trường trong nước cho 2 giai đoạn như sau :

* Giai đoạn 2005 – 2010 ; sản lượng thị trường trong nước sẽ tăng ít nhất là 10 % mỗi năm

* Giai đoạn 2010 – 2015 ; sản lượng thị trường trong nước sẽ tăng ít nhất là 5 % mỗi năm

Từ cơ sở trên , nhu cầu thị trường trong nước đến 2010 và 2015 được dự kiến như sau : ( Xem bảng số 2.2 )

Bảng số 2 1 : Dự kiến sản lượng tăng trưởng của một số ngành công nghiệp trong nước có liên quan và hỗ trợ ngành nhựa đến

2015

Năm Ngành

4 Giày , dép xuất khẩu ( Triệu đôi)

5 Phân bón ( Triệu tấn )

6.Điện tử máy tính ( 1000 cái)

Trang 29

7 Thủy sản xuất khẩu ( 1000 Tấn )

2 Giày dép nhựa

2 Vật liệu xây dựng

3 Nhựa kỹ thuật

b) Dự báo thị trường của ngành nhựa trong xuất khẩu :

Trên cơ sở sản lượng mục tiêu của ngành nhựa năm 2010 , 2015 và nhu cầu sản lượng của thị trường trong nước , chúng tôi tính toán được tỷ lệ xuất khẩu trên tổng sản lượng ngành phải thực hiện đạt vào năm 2010 là 35,6 % , và năm 2015 là 52,5 %

Trang 30

Với lợi thế cạnh tranh từ giá nhân công rẻ ( bằng 28 % so với Thái Lan và 55% so với Indonexia ) , đầu tư mới , các điều kiện ưu đãi của chính phủ , các sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam sẽ phát triển nhanh ở các thị trường nước ngoài như : Thị trường EU , thị trường Mỹ , thị trường Nhật , thị trường khu vực ASEAN và thị trường Mỹ la tinh Theo phương pháp chuyên gia , chúng tôi xây dựng thị trường xuất khẩu đến năm 2015 như sau : ( Xem bảng số 2.3)

Bảng số 2.3 : Dự kiến cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam đến năm 2015

Đơn vị tính : 1000 tấn sản phẩm

Thị trường xuất

trọng ( % )

Sản lượng xuất khẩu ( Tấn )

Tỷ trọng (%)

Sản lượng xuất khẩu ( Tấn )

Trang 31

2.1.2 Mục tiêu :

Các giải pháp đề xuất trong chương này nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây :

+ Tổng sản phẩm ngành nhựa năm 2010 sẽ đạt 3,85 triệu tấn /

năm ; chỉ số chất dẻo bình quân đầu người sẽ là 46 kg/đầu người Doanh thu toàn ngành là 7 tỷ USD

+ Tổng sản phẩm ngành nhựa năm 2015 đạt 7 triệu tấn năm , chỉ số chất dẻo bình quân đầu người đạt là 80 kg/đầu người , và doanh thu toàn ngành là 15 tỷ USD

+ Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nhựa hằng năm từ

16 % - 20 % + Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chất lượng cao trong nước và trên thị trường xuất khẩu , ổn định kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng từ 35 % -

53 % trên doanh thu toàn ngành 2.1.3 Quan điểm đề xuất giải pháp

Các giải pháp được xây dựng trên các quan điểm sau :

- Cũng cố và mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài

- Hàng hóa của ngành nhựa Việt Nam phải có tính cạnh tranh ngang tầm khu vực và thế giới về chất lượng , giá cả và dịch vụ

- Huy động tối đa các nguồn lực kinh tế của các loại hình doanh nghiệp ; nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành với hiệu quả kinh tế cao nhất

Trang 32

2.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NHỰA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

2.2.1 Định hướng các giai đoạn phát triển :

Nghiên cứu các điều kiện kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới , giai đoạn từ 2005 – 2015 chúng tôi chia ra

2 giai đoạn như sau :

a) Giai đoạn 1 : 2005 - 2010 :

* Đây là giai đoạn Việt Nam tham gia AFTA và WTO , thực hiện các chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới, là thử thách lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam

* 2005- 2010 Đảng và Nhà nước vừa thực hiện xong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm

b) Giai đoạn 2 : 2010 - 2015 :

* Đây là giai đoạn ngành nhựa Việt Nam vượt qua được giai đoạn đầu của các thử thách trong cạnh tranh khu vực và thế giới , sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành hàng và phát triển theo hướng xuất khẩu các

Trang 33

ngành hàng có giá trị gia tăng cao như nguyên liệu monomer và nhựa , khuôn mẫu , máy nhựa , nhựa kỹ thuật cao

* Doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam xây dựng được thương hiệu các ngành hàng nhựa trong giai đoạn này trên thị trường thế giới

Các định hướng :

+ Tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn này là : 16% + Tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên giá trị sản lượng ngành là : 53 %

Căn cứ dự kiến cho giai đoạn này như sau :

+ Do mức khới đầu của ngành trong giai đoạn này đang ở mức cao , sản lượng toàn ngành là 3,85 triệu tấn mỗi năm , cho nên tăng trưởng ở giai đoạn này là đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu các ngành công nghiệp liên quan và tăng xuất khẩu ở các ngành nguyên liệu nhựa , nhựa kỹ thuật cao , máy nhựa , khuôn mẫu

+ Cạnh tranh khu vực và toàn cầu trong giai đoạn này diễn ra gay gắt nên tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam có xu hướng ngang bằng với tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa khu vực và thế giới từ 10% - 15%

2.2.2 Giải pháp về đầu tư 2.2.2.1 Về vốn đầu tư

Dự kiến tổng vốn đầu tư cho các giai đoạn : Căn cứ trên suất đầu tư bình quân cho một tấn sản phẩm nhựa với công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn xây dựng cơ bản của các

Trang 34

phân ngành nhựa gia dụng ,bao bì , vật liệu xây dựng , nhựa kỹ thuật , cơ cấu ngành hàng trong 2 giai đoạn phát triển

Với chỉ số chất dẻo bình quân đầu người Việt Nam năm 2005 là

23 kg/ đầu người , năm 2010 là 46 kg/đầu người và năm 2015 là 80 kg/đầu người thì nhu cầu về vốn đầu tư sẽ là : ( Xem bảng số 2.4 )

Bảng số 2.4 : Dự kiến tổng vốn đầu tư cho từng giai đoạn

Giai đoạn Vốn đầu tư

hiện có ( Tỷ USD)

Vốn đầu tư tăng thêm ( Tỷ USD)

Tổng vốn đầu tư cho ngành

( Tỷ USD)

Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người ( kg/ đầu người )

* Về nguồn vốn đầu tư :

Theo chúng tôi , nên tận dụng tám nguồn vốn sau :

1 Huy động vốn thông qua cổ phần hóa

2 Vốn tự có ban đầu và lợi nhuận tích lũy của doanh nghiệp

3 Tín dụng trả chậm trong xuất nhập khẩu

4 Cho thuê tài chính

5 Tín dụng ngân hàng

6 Tín dụng ưu đãi của nước ngoài

7 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

8 Quỹ đầu tư mạo hiểm

Ngày đăng: 30/04/2015, 07:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w