Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM (Trang 42)

Để ngành nhựa phát triển theo hướng thương mại toàn cầu , cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới , lực lượng lao động của ngành phải làm chủ được công nghệ và tri thức . Muốn vậy, phải có các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực .Theo chúng tôi , ngành nhựa Việt Nam cần thực hiện các biện pháp cụ thể như sau :

1. Căn cứ trên quy mô lực lượng lao động của ngành , thành lập Hiệp hội quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành nhựa , Hiệp hội này sẽ xây dựng các chương trình quy hoạch nguồn nhân lực theo các lĩnh vực : đào tạo kỹ năng , phát triển , đào tạo lại , bổ túc kiến thức theo quy hoạch phát triển ngành , bao gồm 3 nội dung cơ bản :

- Các chương trình đào tạo về quản lý .

- Các chương trình đào tạo về kỹ thuật – công nghệ . - Các chương trình đào tạo công nhân lành nghề .

Ba chương trình trên được phổ biến thực hiện ngắn hạn cho các doanh nghiệp ngành nhựa hằng năm , và chi phí đào tạo chuyên môn do các doanh nghiệp nhựa trong hiệp hội đóng góp , phụ trách đào tạo là các trường đại học , cao đẳng , công nhân kỹ thuật , các trung tâm chuyên ngành và phải bảo đảm chất lượng đào tạo.

2. Các doanh nghiệp nên tích cực phát triển chương trình đa dạng hóa nguồn gốc nguồn nhân lực . Trên thực tế , nhiều nước đã rất thành công trong việc triển khai chương trình này để phát triển nhanh về chuyên môn và kinh nghiệm cho lực lượng lao động , phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu , đạt hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh .

3. Mở rộng hệ thống các trường đại học trong nước trong việc đào tạo cho các chủ doanh nghiệp , các lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành .

4. Thực hiện đào tạo cho các doanh nghiệp qua các chương trình

hợp tác quốc tế về đào tạo với các trường đại học lớn trên thế giới như : MIT , Harvard , Standford , NTU , AIT ...

5. Các doanh nghiệp phải thực hiện được chương trình tuyển dụng

, đào tạo hiệu quả, tiêu chuẩn hóa và phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị của mình . Phải xây dựng được hệ thống quản lý , đánh giá được kết quả lao động mỗi người và hệ thống trả lương ,khen thưởng công bằng theo hiệu suất lao động .

6. Xây dựng kế hoạch tạo nguồn và tuyển dụng lao động cho ngành đến năm 2010 và 2015 :

Dựa trên năng suất lao động theo công nghệ hiện đại của các phân ngành ( theo ý kiến chuyên gia ) , sản lượng và cơ cấu ngành hàng ; đến năm 2010 , lực lượng lao động tối thiểu của ngành phải là 200.000 người và đến 2015 sẽ là 300.000 người . Dự kiến tỷ lệ lao động đổi ngành là 50% , thì kế hoạch tuyển dụng mới giai đoạn 2005-2010 là 150.000 người và giai đoạn 2010 –2015 là 200.000 người .

Nguồn cung lao động trong ngành , nên xây dựng từ nhiều nguồn : các địa phương trong cả nước , các nước trên thế giới .Thực hiện ở các loại hình lao động trong doanh nghiệp như : lãnh đạo , nghiệp vụ , kỹ thuật , công nhân sản xuất với tỷ lệ thích hợp nhằm nâng cao kỹ năng , tay nghề và kinh nghiệm trong sản xuất , kinh doanh.

Tiêu chuẩn tuyển dụng : Được dựa trên phẩm chất đạo đức , quá trình đào tạo và tích lũy kinh nghiệm .

Tuyển dụng lao động đến 2015 nên thực hiện như sau : ( Xem bảng số 2.9 ).

Bảng số 2.9 : Cơ cấu và hình thức tuyển dụng lao động cho nhu cầu nguồn nhân lực đến 2015

Lao động Cơ cấu

( %)

Hình thức tuyển dụng

1. Lãnh đạo 4 - Bổ nhiệm

- Bảo đảm của cá nhân đáng tin cậy

2. Cán bộ nghiệp vụ 12 -Giới thiệu của cá nhân đáng

-Thông báo tuyển dụng

-Trung tâm giới thiệu việc làm

-Trường đào tạo

3. Cán bộ kỹ thuật 10 - Giới thiệu của cá nhân đáng

tin cậy

- Thông báo tuyển dụng - Trường đào tạo

-Trung tâm giới thiệu việc làm

4. Công nhân sản xuất ( gián tiếp và trực tiếp )

74 - Giới thiệu của cá nhân đáng

tin cậy

- Thông báo tuyển dụng

- Trung tâm giới thiệu việc làm

- Trường đào tạo

2.2.6.Giải pháp về mở rộng thị trường cho ngành

Theo chúng tôi , để mở rộng thị trường các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam cần nỗ lực thực hiện các chương trình cụ thể như sau :

* Chương trình nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm : Thông qua cải tiến hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm , cải tiến mẫu mã của sản phẩm , xây dựng giá cả cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao chất lượng bao bì của sản phẩm . Chương trình này yêu cầu các doanh nghiệp phải quản lý thật tốt về chi phí sản xuất – kinh

doanh , năng suất lao động , tỷ lệ hao hụt trong sản xuất , quy mô đầu tư và tài chính doanh nghiệp .

* Chương trình liên kết các doanh nghiệp trong cũng cố và phát triển thị trường : Chương trình này được thực hiện theo các liên kết chuỗi dọc và ngang nhằm tạo ra hệ thống cung ứng và sản xuất tối ưu , nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp , đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào như : Tạo vốn , mua nguyên liệu rẻ , học tập kinh nghiệm trong quản lý , sản xuất , kinh doanh , giảm chi phí trong các hoạt động của doanh nghiệp , xử lý thông tin chính xác , né tránh rủi ro ; và bảo đảm được giá bán cạnh tranh , mở rộng thị phần .

* Triển khai chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp và cho sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế .

* Thực hiện chương trình thiết lập hệ thống phân phối – tiêu thụ sản phẩm toàn quốc :

Chương trình này đòi hỏi có sự liên kết giữa các nhà sản xuất , nhà bán buôn và bán lẻ . Chương trình này được thực hiện một phần thông qua tổ chức hệ thống siêu thị , trung tâm thương mại , các của hàng đại lý , các cửa hàng bán lẻ , một phần thông qua các doanh nghiệp dịch vụ .

* Cải tiến hệ thống phân phối – tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu ở các thị trường mục tiêu nước ngoài :

Hệ thống này được các doanh nghiệp trong nước và nước ngòai liên kết thực hiện với mục tiêu là phân phối theo nhu cầu của thị trường mục tiêu, phân phối linh hoạt , tính cạnh tranh cao , cung

cấp hàng hóa đa dạng , phong phú , đa dạng và cụ thể cho người tiêu dùng . Tuy nhiên, trong thực tế , hệ thống này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nước xuất khẩu là thành viên của WTO .

* Xây dựng và triển khai chương trình tạo mối quan hệ công chúng :

Đặc biệt là với các tập đoàn nhựa quốc tế để phát triển từng bước mở rộng thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.

* Xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho ngành nhựa : Hệ thống này được các công ty dịch vụ nước ngoài và trong nước hợp tác thực hiện bao gồm các hoạt động về dịch vụ như : nghiên cứu và phân tích thị trường , phân tích tài chính , phân tích rủi ro , dịch vụ tài chính , dịch vụ pháp lý , mua bán tài sản , xúc tiến bán hàng ở các thị trường xuất khẩu mục tiêu , dịch vụ giao nhận nhằm tư vấn , tạo sự hợp tác của các doanh nghiệp trong các liên kết sản xuất – kinh doanh ; phát triển thị trường xuất khẩu ngành nhựa .

* Các doanh nghiệp trong ngành nên nghiên cứu kết hợp lợi thế cạnh tranh trong nước và lợi thế cạnh tranh nước ngoài trong chiến lược phát triển sản phẩm để phát triển đầu tư ra nước ngoài .

* Tận dụng chương trình xúc tiến thương mại của nhà nước trong các chuyến đi khảo sát thị trường , mở showroom , website, tham quan triển lãm hội chợ để phát triển thị trường xuất khẩu . Tuy nhiên , để thực hiện được các chương trình trên , doanh

nghiệp cần phải tăng chi phí sản xuất – kinh doanh. Trong điều kiện giá cả cạnh tranh với xu hướng thấp như hiện nay , việc thực hiện các chương trình trên có thể sẽ gây ra lỗ trong kế hoạch năm

của doanh nghiệp . Do vậy , doanh nghiệp phải tận dụng các giải pháp về vốn , nguồn nhân lực , công nghệ thiết bị , hệ thống thông tin , xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn để thực hiện .

Cùng với việc thực hiện các chương trình trên ở diện rộng , trong mỗi phân ngành nên có các hiệp hội chuyên môn phát triển thị trường với mục tiêu là cùng nhau liên kết phát triển trong cạnh tranh . Các hiệp hội chuyên môn này sẽ thực hiện các kế hoạch phân tích thị trường , thâm nhập và phát triển thị trường trên cơ sở bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp trong hội đoàn trong cạnh tranh lành mạnh .

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)