DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG, MỤC TIÊU VAØ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM (Trang 27)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

2.1.1. Dự báo thị trường :

a/ Dự báo thị trường ngành nhựa trong nước :

Dựa trên các yếu tố cơ bản của môi trường kinh tế vĩ mô trong nước như sau :

- Xu hướng tăng của tổng sản phẩm quốc nội GDP : Từ năm 1990

đến 1996 , GDP Việt Nam đã đạt lên 12 % , và từ 1996 trở đi , GDP tăng trưởng bình quân từ 7 % đến 10 % .

- GDP bình quân đầu người năm 2004 : 535 USD / năm .

- Dân số Việt Nam : 82 triệu dân .

- Lãi suất ngân hàng được chính phủ bảo đảm theo hướng tăng

đầu tư phát triển , không vượt quá 10 % / năm .

- Tỷ giá hối đoái ổn định với mức tăng không quá 5 % mỗi năm .

- Tỷ lệ lạm phát được kiểm soát trong khoảng từ 3 – 4 % / năm .

- Các chính sách khuyến khích đầu tư , ưu đãi đầu tư và cải thiện

môi trường đầu tư và kinh doanh của chính phủ .

- Sự tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp trong nước ở mức 10 % / năm ( Xem bảng số 2.1 ) .

Theo phương pháp ngoại suy xu hướng , chúng tôi nhận định tốc độ tăng trưởng của nhu cầu thị trường trong nước cho 2 giai đoạn như sau :

* Giai đoạn 2005 – 2010 ; sản lượng thị trường trong nước sẽ tăng ít nhất là 10 % mỗi năm .

* Giai đoạn 2010 – 2015 ; sản lượng thị trường trong nước sẽ tăng ít nhất là 5 % mỗi năm .

Từ cơ sở trên , nhu cầu thị trường trong nước đến 2010 và 2015 được dự kiến như sau : ( Xem bảng số 2.2 )

Bảng số 2..1 : Dự kiến sản lượng tăng trưởng của một số ngành công nghiệp trong nước có liên quan và hỗ trợ ngành nhựa đến 2015

Năm Ngành

2000 2005 2010 2015

1. Gạo xuất khẩu ( Triệu tấn ) 4,3 5 6 7 2. Xi măng ( Triệu tấn ) 15 24 40 60 3. Ô tô ( Chiếc ) 140.000 168.000 200.000 300.000 4. Giày , dép xuất khẩu ( Triệu đôi)

250 500 1000 1500 5. Phân bón ( Triệu tấn ) 3,5 5 7 10 6.Điện tử máy tính ( 1000 cái) 654,400 1. 000 2.000 4.000

7. Thủy sản xuất khẩu ( 1000 Tấn )

200 250 270 300

Bảng số 2.2 : Dự kiến nhu cầu thị trường trong nước của ngành nhựa Việt Nam đến 2015

2005 - 2010 2010 - 2015 Ngành hàng Tỷ lệ ( % ) Sản lượng ( Tấn ) Tỷ lệ ( % ) Sản lượng ( Tấn ) 1. Nhựa gia dụng 16 396.829 13 432.079 2. Giày dép nhựa 4 99.207 2 66.473 2. Vật liệu xây dựng 30 744.055 30 997.105 3. Nhựa kỹ thuật 20 496.037 25 830.921 4. Bao bì 30 744.055 30 997.105 Tổng cộng 100 2.480.185 100 3.323.685

b) Dự báo thị trường của ngành nhựa trong xuất khẩu :

Trên cơ sở sản lượng mục tiêu của ngành nhựa năm 2010 , 2015 và nhu cầu sản lượng của thị trường trong nước , chúng tôi tính toán được tỷ lệ xuất khẩu trên tổng sản lượng ngành phải thực hiện đạt vào năm 2010 là 35,6 % , và năm 2015 là 52,5 % .

Với lợi thế cạnh tranh từ giá nhân công rẻ ( bằng 28 % so với Thái Lan và 55% so với Indonexia ) , đầu tư mới , các điều kiện ưu đãi của chính phủ , các sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam sẽ phát triển nhanh ở các thị trường nước ngoài như : Thị trường EU , thị trường Mỹ , thị trường Nhật , thị trường khu vực ASEAN và thị trường Mỹ la tinh . Theo phương pháp chuyên gia , chúng tôi xây dựng thị trường xuất khẩu đến năm 2015 như sau : ( Xem bảng số 2.3)

Bảng số 2.3 : Dự kiến cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam đến năm 2015

Đơn vị tính : 1000 tấn sản phẩm Năm 2010 Năm 2015 Thị trường xuất khẩu Tỷ trọng ( % ) Sản lượng xuất khẩu ( Tấn ) Tỷ trọng (%) Sản lượng xuất khẩu ( Tấn ) 1. EU 20 273.963 25 919.078 2. ASEAN 15 205.472 15 551.447 3. Mỹ 20 273.963 20 735.263 4. Mỹ la tinh 10 136.981 10 367.631 5. Nhật bản 15 205.472 10 367.631 6. Đông Âu 10 136.981 10 367.631 7. Trung Quốc 10 136.981 10 367.631 Tổng cộng 100 1.369.815 100 3.676.315

2.1.2. Mục tiêu :

Các giải pháp đề xuất trong chương này nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây :

+ Tổng sản phẩm ngành nhựa năm 2010 sẽ đạt 3,85 triệu tấn /

năm ; chỉ số chất dẻo bình quân đầu người sẽ là 46 kg/đầu người . Doanh thu toàn ngành là 7 tỷ USD .

+ Tổng sản phẩm ngành nhựa năm 2015 đạt 7 triệu tấn năm , chỉ số chất dẻo bình quân đầu người đạt là 80 kg/đầu người , và doanh thu toàn ngành là 15 tỷ USD .

+ Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nhựa hằng năm từ 16 % - 20 % .

+ Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chất lượng cao trong nước và trên thị trường xuất khẩu , ổn định kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng từ 35 % - 53 % trên doanh thu toàn ngành .

2.1.3. Quan điểm đề xuất giải pháp

Các giải pháp được xây dựng trên các quan điểm sau :

- Cũng cố và mở rộng thị trường trong nước và thị trường

nước ngoài .

- Hàng hóa của ngành nhựa Việt Nam phải có tính cạnh tranh ngang tầm khu vực và thế giới về chất lượng , giá cả và dịch vụ .

- Huy động tối đa các nguồn lực kinh tế của các loại hình

doanh nghiệp ; nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành với hiệu quả kinh tế cao nhất .

2.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGAØNH NHỰA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 NHỰA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

2.2.1. Định hướng các giai đoạn phát triển :

Nghiên cứu các điều kiện kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới , giai đoạn từ 2005 – 2015 . chúng tôi chia ra 2 giai đoạn như sau :

a) Giai đoạn 1 : 2005 - 2010 :

* Đây là giai đoạn Việt Nam tham gia AFTA và WTO , thực hiện các chương trình cắt giảm thuế nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới, là thử thách lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam . * 2005- 2010 Đảng và Nhà nước vừa thực hiện xong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm .

Các định hướng :

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành trong giai đoạn này là 20% mỗi năm .

+ Giá trị xuất khẩu chiếm 35 % giá trị sản lượng toàn ngành . + Vào cuối năm 2010 , Sản lượng toàn ngành sẽ đạt là 3,85 triệu tấn sản phẩm nhựa và doanh thu toàn ngành là 7 tỷ USD ( Chiến lược phát triển ngành nhựa Việt Nam đến 2010 ) . b) Giai đoạn 2 : 2010 - 2015 :

* Đây là giai đoạn ngành nhựa Việt Nam vượt qua được giai đoạn đầu của các thử thách trong cạnh tranh khu vực và thế giới , sẽ tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành hàng và phát triển theo hướng xuất khẩu các

ngành hàng có giá trị gia tăng cao như nguyên liệu monomer và nhựa , khuôn mẫu , máy nhựa , nhựa kỹ thuật cao .

* Doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam xây dựng được thương hiệu các ngành hàng nhựa trong giai đoạn này trên thị trường thế giới .

Các định hướng :

+ Tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn này là : 16% . + Tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên giá trị sản lượng ngành là : 53 % .

Căn cứ dự kiến cho giai đoạn này như sau :

+ Do mức khới đầu của ngành trong giai đoạn này đang ở mức cao , sản lượng toàn ngành là 3,85 triệu tấn mỗi năm , cho nên tăng trưởng ở giai đoạn này là đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu các ngành công nghiệp liên quan và tăng xuất khẩu ở các ngành nguyên liệu nhựa , nhựa kỹ thuật cao , máy nhựa , khuôn mẫu.

+ Cạnh tranh khu vực và toàn cầu trong giai đoạn này diễn ra gay gắt nên tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam có xu hướng ngang bằng với tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa khu vực và thế giới từ 10% - 15% .

2.2.2. Giải pháp về đầu tư 2.2.2.1. Về vốn đầu tư 2.2.2.1. Về vốn đầu tư

Dự kiến tổng vốn đầu tư cho các giai đoạn :

Căn cứ trên suất đầu tư bình quân cho một tấn sản phẩm nhựa với công nghệ hiện đại và tiêu chuẩn xây dựng cơ bản của các

phân ngành nhựa gia dụng ,bao bì , vật liệu xây dựng , nhựa kỹ thuật , cơ cấu ngành hàng trong 2 giai đoạn phát triển .

Với chỉ số chất dẻo bình quân đầu người Việt Nam năm 2005 là 23 kg/ đầu người , năm 2010 là 46 kg/đầu người và năm 2015 là 80 kg/đầu người thì nhu cầu về vốn đầu tư sẽ là : ( Xem bảng số 2.4 )

Bảng số 2.4 : Dự kiến tổng vốn đầu tư cho từng giai đoạn Giai đoạn Vốn đầu tư

hiện có ( Tỷ USD) Vốn đầu tư tăng thêm ( Tỷ USD) Tổng vốn đầu tư cho ngành ( Tỷ USD) Chỉ số chất dẻo bình quân đầu người ( kg/ đầu người ) 2001 - 2005 2,21 0,488 2,698 23 2005 -2010 2,698 2,810 5,509 46 2010 -2015 5,509 7,2 10 80

* Về nguồn vốn đầu tư :

Theo chúng tôi , nên tận dụng tám nguồn vốn sau :

1. Huy động vốn thông qua cổ phần hóa .

2. Vốn tự có ban đầu và lợi nhuận tích lũy của doanh nghiệp .

3. Tín dụng trả chậm trong xuất nhập khẩu .

4. Cho thuê tài chính .

5. Tín dụng ngân hàng .

6. Tín dụng ưu đãi của nước ngoài .

7. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .

Căn cứ theo kế hoạch vốn của ngành ở 2 giai đoạn ( 2005 – 2010 và 2010 – 2015 ), chúng tôi xây dựng tỷ trọng và giá trị các nguồn vốn như sau : ( xem bảng số 2.5 )

Bảng số 2.5 : Dự kiến tỷ trọng và giá trị các nguồn vốn đến 2015

Giai đoạn 2005-2010 Giai đoạn 2010 -2015 Nguồn vốn Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị ( 1000 USD) 1. Vốn cổ phần 15 421.500 15 1.080.000 2. Vốn tự có của doanh nghiệp 10 281.000 20 1.440.000 3. Tín dụng trả chậm 5 140.500 5 360.000

4. Cho thuê tài chính 25 702.500 10 720.000

5. Tín dụng ngân hàng 10 281.000 20 1.440.000 6. Tín dụng ưu đãi nước ngoài 5 140.500 10 720.000

7. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

25 702.500 15 1.080.000

8. Quỹ đầu tư mạo hiểm

5 140.500 5 360.000

2.2.2.2. Về đầu tư mới , hợp tác kinh doanh quốc tế :

Đầu tư mới trong ngành nhựa là vấn đề rất quan trọng . Để đầu tư mới hiệu quả trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu , các nhà đầu tư phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn để xác định được công nghệ sản xuất , kỹ thuật thiết bị , thị trường và môi trường kinh doanh nhằm bảo đảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế . Do vậy , theo chúng tôi , đầu tư mới phải đi đôi với hợp tác kinh doanh quốc tế . Để thực hiện hiệu quả giải pháp này trong thời gian ngắn , nên thực hiện các biện pháp như sau :

1. Theo danh mục các ngành hàng ưu tiên xuất khẩu của

ngành , thực hiện các liên doanh giữa các doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty lớn nước ngoài , hoặc các công ty cổ phần lớn với sự tham gia cổ phần không hạn chế của các công ty lớn nước ngoài , có niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán quốc tế với mục tiêu thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài , tri thức khoa học và kinh nghiệm quản lý , kinh doanh nhằm khai thác thị trường xuất khẩu trên cơ sở công nghệ thiết bị hiện đại , quy mô vốn lớn , tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong thị trường thế giới .

2. Thành lập tổ chức tư vấn đầu tư về ngành nhựa . Tổ chức

này sẽ là thành viên của hiệp hội nhựa các nước trong khu vực và của các nước phát triển .

3. Thành lập ngân hàng chuyên ngành cho đầu tư mới và hiện đại hóa trong ngành nhựa để có thể thực hiện nhanh tiến độ về đầu tư mới và hiện đại hóa cho ngành .

4. Tận dụng hình thức thuê tài chính cho đầu tư mới trong các

công ty cổ phần hoặc liên doanh nhằm đầu tư dài hạn .

5. Tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế với lãi suất thấp

dành cho phát triển ngành nhựa quốc gia ( như nguồn vốn theo kế hoạch Miyazawa giành cho phục hồi ngành nhựa ở khu vực ASEAN của Nhật với lãi suất 0,75% / năm , thời gian hoàn trả là 40 năm ) .

6. Trên cơ sở tự nguyện , hình thành các công ty có quy mô lớn , các tập đoàn trong ngành như tập đoàn bao bì dệt , tập đoàn ống , tập đoàn phân phối nguyên liệu nhựa ... , tạo ra lợi thế cạnh tranh quy mô nhằm thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong phát triển ngành .

Bảng số 2.6 : Một số dự án quốc gia đầu tư mới trong giai đoạn 2005 – 2010

Dự án quốc gia Tổng vốn đầu tư

( USD) Năng lực sản xuất 1. Công ty SXKD màng nhựa phức hợp Việt Nam 14 .000.000 8000 tấn Film/năm 2. Cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa hạ 200.000.000 Xây dựng mới 100 Nhà máy sản xuất nhựa – cao su

3. Công ty liên doanh PP/PE Việt Nam 250.000.000 350.000 tấn nhựa PP , PE / năm 4. Dự án Nhà máy sản xuất nhựa PS 90.000.000 200.000 tấn nhựa PS / năm 5. Dự án sản xuất cấu kiện nhà lắp ghép bằng nhựa

4 .000.000.000 2 triệu căn nhà trong

10 năm

Nguồn : Hiệp hội nhựa TPHCM

2.2.3. Giải pháp về nguyên liệu

Để nâng cao sức cạnh tranh và bảo đảm cho tăng trưởng ổn định và bền vững cho ngành , với lợi thế về tiềm năng nguyên liệu dầu thô , trữ lượng trên 20 triệu tấn / năm, ngành nhựa Việt Nam phải đầu tư vào ngành sản xuất nguyên liệu nhựa . Mặt khác nhu cầu các loại nguyên liệu nhựa ở thị trường Việt Nam rất lớn ( Xem bảng số 2.7 ).

Theo nghiên cứu của chúng tôi , để thực hiện giải pháp này thành công cần có ba yếu tố cơ bản :

1. Phải lôi kéo được sự đầu tư của các tập đoàn dầu khí đa quốc

gia và xuyên quốc gia ngành nhựa lớn trên thế giới như : Exxon Mobil , Shell, BP – Amoco , Formosa , Dow-UCC , Petronas...,

2. Nhà nước phải tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt

Nam có thể bảo đảm được sự cạnh tranh lành mạnh , bình đẳng cho các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới .

3. Nhà nước phải hỗ trợ ngành nhựa từ với tỷ lệ 30 % đến 50% trên tổng vốn cần đầu tư của ngành nguyên liệu nhựa trong giai đoạn đến 2010 và 2015 .

Căn cứ trên nhu cầu nguyên liệu của ngành nhựa , sản lượng nguyên liệu nhựa sản xuất nhằm đáp ứng thị trường trong nước đến năm 2010 là 3,85 triệu tấn / năm và năm 2015 là 7 triệu tấn / năm .

Hiện tại , các nước trong khu vực đã thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu nhựa như Trung Quốc , Thái Lan , Malaysia , Hàn Quốc , Philipin , trên cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh cho đầu tư quy mô lớn , công nghệ hiện đại . Theo thống kê của Liên đoàn nhựa các nước ASEAN , sản xuất nguyên liệu nhựa ï cho nhu cầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay , cung chỉ đáp ứng được đáp ứng được 80% cho cầu . Cho nên để thu hút được đầu tư nước ngoài trong phát triển ngành này tại Việt Nam cần phải có giải pháp đồng bộ của các bộ ngành trong quản lý giá theo cơ chế thị trường theo mặt bằng khu vực .

Bảng số 2.7 : Dự kiến nhu cầu các loại nguyên liệu nhựa ở thị

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÀNH NHỰA VIỆT NAM (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)