1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh tại công ty than khánh hòa

48 636 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 200,18 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Để hoàn thành luận văn này tr¬ước hết tôi xin chân thành cảm ơn. Khoa Quản Lý Kinh tế Tr¬ường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Công ty than Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và thực tập để hoàn thành đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên Th.S Nguyễn Thu Hà Khoa Kinh Tế đã tận tình h¬ướng dẫn, chỉ bảo, xem xét và bổ khuyết cho tôi trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ trong khoa quản kinh tế Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã giảng dạy giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường, để bản thân tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Công ty than Khánh Hòa, bạn bè, gia đình đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản đề tài về tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn.. Thái Nguyên, Ngày Tháng Năm 2015 Sinh viên thực hiện Thịnh Nguyễn Hữu Thịnh MỤC LỤC Lời cảm ơn 1 MỤC LỤC 2 Lời mở đầu 6 PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA 8 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Khánh Hòa. 8 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty. 8 1.1.2. Lịch sử hình thành và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. 8 1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp. 9 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. 9 1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý. 9 1.2.2. Chức năng và nghiệm vụ của các phòng ban. 11 1.3. Chức năng nghiệm vụ của công ty. 12 1.3.1. Chức năng của công ty. 12 1.3.2. Nghiệm vụ của công ty. 12 1.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. 13 1.4.1. Những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. 13 1.4.2. Các loại hang hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty. 13 1.5. Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty. 14 1.5.1. Quy trình khoan nổ. 15 1.5.2. Quy trình bốc xúc. 15 1.5.3. Quy trình vận tải. 15 1.5.4. Quy tình sang chuyền. 15 1.5.5. Công tác phụ trợ. 15 PHẦN 2 :THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA 16 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty than Khánh Hòa 16 2.2 Quy mô về sản xuất của công ty 19 2.2.1 : Quy mô về sản lượng đầu ra của công ty 19 2.2.2.Quy mô lao động của công ty than Khánh Hòa 20 2.2.3Quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn 26 2.2.4.1. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty. 26 2.4.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn. 28 2.2.4.2 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của công ty. 31 2.3 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty 32 2.4.1 Các chiến lược xúc tiến bán hàng mà công ty áp dụng. 35 2.4.2 Chiến lược an toàn trong kinh doanh. 36 2.4.3 Chiến lược và chính sách sản phẩm. 36 2.4.4 Chiến lược và chính sách phân phối sản phẩm: 36 2.4.5 Chiến lược và chính sách xúc tiến: 37 2.4.6Cụ thể hóa chiến lược Marketing và chi phí Marketing: 37 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 38 3.1. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 38 3.1.1. Đánh giá và nhận xét các lĩnh vực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 38 3.1.2. Những ưu điểm làm nên thành công và những hạn chế của công ty 41 3.1.2.1. Ưu điểm làm nên thành công của công ty 41 3.1.2.2. Những hạn chế của công ty 42 3.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty. 42 3.2.1. Nâng cao hơn nữa tay nghề của người lao động. 43 3.2.2. Phát triển thêm các thị trường đầu ra cho các sản phẩm 43 3.2.3. Giảm tỷ trọng nguồn vốn vay 44 3.2.4. Chú trọng môi trường làm việc của đội ngũ công nhân. 45 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội P.x : Phân xưởng CNV : Công nhân viên XDCB : Xây dựng cơ bản CPSXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh CPSX : Chi phí sản xuất SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định NVL : Nguyên vật liêu   DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý 10 Sơ đồ 1.2: quy trình khai thác than của Công ty than Khánh Hòa 14 Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu thị trường 16 Bảng 2.2: Số liệu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu thị trường 17 Bảng 2.3: Vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty 18 Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua từng kênh. 19 Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động của công ty 21 Bảng 2.6:Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động. 23 Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình tăng giảm lao động. 25 Bảng 2.8: Năng suất lao động công ty 26 Bảng 2.9:Cơ cấu tài sản của công ty 2014 so với 2013 27 Bảng 2.10 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2014 so với năm 2013: 29 Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty. 31 Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 33   Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta từ khi từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường đã có những bước phát triển đáng kể với hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển. Vì đây là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản như khai thác than. Nó là nguồn nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Công ty than Khánh Hòa thuộc Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam là một công ty lớn trong ngành khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với sản lượng 1 triệu tấn năm và số lượng công nhân khoảng 1000 người. Trong những năm qua, công ty than Khánh Hòa không ngừng đổi mới cơ chế quản lý và điều hành nhằm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước. Điều đó góp phần giúp công ty liên tục phát triển, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất kinh doanh.. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý của người lãnh đạo Công ty. Sau một thời gian tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn với mong muốn được kết hợp giữa các kiến thức đã học em chọn đề tài: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa. Làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu : Mục tiêu chung: đề xuất đượcMột số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa.” Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa Đề ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa + Về thời gian: Nghiên cứu trong 3 năm 20122014. + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa. PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Khánh Hòa. 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa. Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa. Văn phòng đặt tại: Xã Sơn Cẩm, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280 3844 226 Fax: 0280 3844 048 Diện tích: 11.141m2 1.1.2. Lịch sử hình thành và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty. Tiền thân của công ty than Khánh Hòa là mỏ than Quán Triều do thực dân Pháp tiến hành khai thác than vào năm 1927, mục đích chủ yếu là vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của công nhân, phục vụ lợi ích chủ nghĩa thực dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, mỏ than Quán Triều thuộc về tay nhân dân phục vụ lợi ích của CNXH. Năm 1950 mỏ than Quán Triều và xưởng quân giới Hạ Bằng được hợp nhất thành công ty Lam Sơn sau đó đổi tên thành mỏ Tân Thành. Năm 1967, mỏ than Tân Thành đổi tên thành mỏ than Khánh Hòa, tên một tỉnh miền Nam kết nghĩa với Thái Nguyên. Năm 1970, Bộ điện lập Công ty than Việt Bắc, bao gồm mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Bố Hạ, mỏ than Na Dương. Năm 1974, Bộ điện Than lại gộp mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ, nhà máy cơ khí mỏ Việt Bắc, bộ phận bảo quản mỏ than Núi Hồng thành mỏ than Bắc Thái. Năm 1980, mỏ than Bắc Thái sát nhập với công ty xây lắp Đông Anh thành lập Công ty than III. Năm 1993, công ty than nội địa thành lập, kế thừa tài sản của công ty than III, từ đó mở than Khánh Hòa trực thuộc công ty than Nội Địa. Ngày 01 tháng 07 năm 2006, Mỏ than Khánh Hòa đổi thành công ty TNHH một thành viên Than Khánh Hòa trực thuộc công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV. 1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp. Công ty TNHH mổ thành viên than Khánh Hòa được thành lập ngày 01072006. Đại diện pháp luật Giám đốc :Ông Trịnh Hồng Ngân với: Số vốn điều lệ ban đầu : 60.000.000.000 (60 tỷ VND). Công ty là một doanh nghiệp có quy mô lơn hoạt động theo luật doanh nghiệp, là một pháp nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản tại ngân hàng, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo điều lệ của công ty, tự chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty, thực hiện hạch toán kinh tế một cách độc lập và có kế hoạch về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty. 1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý. Công ty than Khánh Hòa thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, và được phân làm 2 cấp quản lý là: Cấp quản lý công ty và cấp trực tiếp của công ty. Với kiểu cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo tính thống nhất, tính tổ chức cao và mặt khác phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng ban chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền làm chủ tập thể của người lao động. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) 1.2.2. Chức năng và nghiệm vụ của các phòng ban. Giám đốc công ty: Điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với nhà nước theo đúng quy định. Phó giám đốc kĩ thuật: Là người trực tiếp chỉ đạo về công tác kĩ thuật, công tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng quý, hàng năm. Phó giám đốc điều hành sản xuất: Là người chỉ đạo xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch tháng, quý cả về số lượng, chất lượng và an toàn trong sản xuất. Phó giám đốc tiêu thụ: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác tiêu thụ, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc trong công tác tiêu thụ và kinh doanh của công ty. Các phòng ban chức năng Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quý, năm. Phối hợp các phòng ban chức năng tiến hành xây dựng kế hoạch giá thành, tham mưu cho giám đốc xây dựng quy chế khoán chi phí sản xuất cho từng phân xưởng trong công ty. Thực hiện việc cung cấp vật tư, lập kế hoạch mua hàng, lập kế hoạch dự trữ vật tư cho quá trình sản xuất. Phòng kĩ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ thiết kế, quản lí kĩ thuật điện, sửa chữa các thiết bị động lực và mạng thông tin nội bộ trong toàn công ty. Phòng kĩ thuật an toàn: Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy trình quy phạm an toàn bảo hộ lao động trong toàn công ty. Phòng điều hành sản suất – tiêu thụ: Có nhiệm vụ cùng với phó giám đốc điều hành sản xuất – tiêu thụ, điều hành trực tiếp các khối vận tải, sàng tuyển đảm bảo sản xuất nhịp nhàng, đúng tiến độ. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng tháng, quý, năm; chỉ đạo việc tổ chức chế biến và phân loại sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Phòng KCS: Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, tham mưu cho giám đốc về chất lượng than mua vào; về việc sản xuất, gia công, chế biến và tiêu thụ đúng chất lượng của từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Phòng y tế: Tổ chức khám chữa bệnh, cấp cứu tại khai trường sản xuất, khám sức khoẻ định kì cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động; tổ chức đào tạo nâng bậc cho cán bộ CNV, xây dựng định mức hao phí lao động, đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, xây dựng tổng quỹ lương trong công ty. Phòng tài chính kế toán: Tập hợp, xử lý các số liệu thống kê phản ánh kết quả quá trình sản xuất kinh doanh theo từng thời kì. Phòng hành chính quản trị: Phục vụ toàn bộ công việc tạp vụ văn phòng, tổ chức các hội nghị, tổng kết các phong trào thi đua trong công ty. Phòng thanh tra bảo vệ: Tổ chức lực lượng bảo vệ tuần tra canh gác trên các vị trí sản xuất của công ty, tổ chức thanh tra kiểm tra các vụ việc xảy ra trong nội bộ công ty. Phòng đầu tư XDCB: Lập dự án mua sắm các thiết bị, quyết toán khối lượng xây dựng. 1.3. Chức năng nghiệm vụ của công ty. 1.3.1. Chức năng của công ty. Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm than, clinke, đá vôi… trong đó sản phẩm chính là than cám. Công ty luôn duy trì và không ngừng phát triển sản xuất, tìm hiểu và hợp tác với các đơn vị bạn để đầu tư thêm dây chuyền thiết bị hiện đại, đưa khoa học, công nghệ mới vào nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. 1.3.2. Nghiệm vụ của công ty. Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ đối với Nhà nước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trong nội bộ công ty, làm nghĩa vụ quốc phòng và có các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh công ty. Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế. Thiết lập các mối liên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, khai thác tốt hơn thị trường hiện có, tìm kiếm, thiết lập thị trường mới. Nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người lao động. 1.3.3. Thị trường chính của công ty than Khánh Hòa. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty chủ yếu tập trung trong địa bàn các Tỉnh phía bắc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng than nguyên liệu. Đối với các sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm của quát trình khai thác chủ yếu được tiêu thụ trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Công ty đang định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong thời gian tới. 1.4. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty. 1.4.1. Những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa là một đơn vị thành viên thuộc công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV. Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm: khai thác, chế biến và kinh doanh than đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các ngành công nghiệp và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Ngoài ra công ty còn sản xuất vật liệu xây dựng và một số sản phẩm khác theo yêu cầu của thị trường nhằm bảo toàn, phát huy được đồng vốn, đồng thời đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 1.4.2. Các loại hang hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty. Khai thác và thu gom than cứng. Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan Khai thác và thu gom than non Khai thác và thu gom than bùn Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (xây dựng mỏ) Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao ( sản xuất vôi, đá, gạch) Sửa chữa máy móc thiết bị. Bảo dưỡng và xửa chữa ô tô và các loại xe có động cơ khác Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét. 1.5. Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty. Sơ đồ 1.2: quy trình khai thác than của Công ty than Khánh Hòa (Nguồn: Phòng kỹ thuật) 1.5.1. Quy trình khoan nổ. Là khâu đầu tiên trong dây truyền công nghệ khai thác, khâu này đòi hỏi kỹ thuật cao, nếu tổ chức tốt thì sẽ góp phần đáng kể cải thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của công ty như: nâng cao năng suất thiết bị, máy móc, có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả kinh tế của công ty. 1.5.2. Quy trình bốc xúc. Là một khâu chiếm chi phí lớn, nếu như tận dụng được năng lực sản xuất của khâu này ở mức cao thì sẽ đạt hiệu quả không nhỏ cho công ty. 1.5.3. Quy trình vận tải. Công tác vận tải chiếm vị trí quan trọng dây truyền công nghệ của công ty, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành đơn vị sản phẩm. 1.5.4. Quy tình sang chuyền. Là khâu cuối cùng trong dây truyền công nghệ. Khâu này quyết định đến chỉ tiêu chất lượng than sạch. 1.5.5. Công tác phụ trợ. Thoát nước: Không xếp vào một khâu trong quy trình công nghệ, song nó đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến phương án khai thác là tốc độ sâu của công ty. Khánh Hòa là một công ty có đầy đủ dây chuyền cơ giới hóa tương đối hoàn chỉnh. Vì vậy công tác phục vụ, phụ trợ như sửa máy thiết bị, cung ứng vật tư …là một việc không thể thiếu. PHẦN 2 :THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA 2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty than Khánh Hòa Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến, bước phát triển lớn trong những năm qua. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty chủ yếu tập trung trong địa bàn các Tỉnh phía bắc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với mặt hàng than nguyên liệu. Đối với các sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm của quá trình khai thác chủ yếu được tiêu thụ trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên như : + Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn + Nhà máy nhiệt điện An Khánh + Nhà máy Xi Măng La Hiên + Nhà máy Xi Măng Quán Triều Công ty đang định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong thời gian tới. Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu thị trường Chỉ tiêu 2013 2014 So sánh Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng số 895.04 100% 912.44 100% +17.4 101,94% Trong nước 49.78 5,56% 74.52 8,17% +24.74 149,70% Xuất khẩu 845.26 94,44% 837.92 91,83% 3.34 99,13% (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Ta thấy kết quả tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa trong năm 2014 tăng so với năm 2013. Cụ thể: kết quả tiêu thụ năm 2014 so với năm 2013 tăng 1,94% trong tổng số giá trị mặt hàng tiêu thụ, trong đó tăng 49,7% giá trị mặt hàng tiêu thụ trong nước, giảm 0,87% giá trị mặt hàng xuất khẩu. Để có được kết quả như vậy là nhờ công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và phát triển sản phẩm của mình. Bảng 2.2: Số liệu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu thị trường Chỉ tiêu 2013 2014 So sánh Doanh thu (tỷ đồng) Số lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Số lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Số lượng (tấn) Tổng số 895,04 394.271,5 912,44 389.015,1 +17,4 5.256,4 Trong nước Than cứng 12,59 4.666,9 24,88 8.973,61 +12,29 +4.306,71 Than non 14,39 9.938,7 16,3 8.970,18 +1,91 968,52 Than bùn 22,8 50.746,39 33,34 74.205,47 +1,54 +23.459,08 Xuất khẩu Than cứng 646,23 239.546,9 655,87 236.556,4 +9,64 2.990,5 Than non 129,4 89.372,6 109,59 60.309,4 19,81 29.063,2 Than bùn 69,63 154.976,8 72,46 161.275,6 +2,83 +6.298,8 (Nguồn phòng tài chính – kế toán) Năm 2014 doanh thu tăng 17,4 tỷ đồng so với năm 2013 tức tăng 1,94% mặc dù sản lượng tiêu thụ hàng hóa giảm 5.256,4 tấn chứng tỏ giá bán sản phẩm của công ty tăng lên. Cụ thể trong 2 thị trường: Đối với thị trường trong nước doanh thu năm 2014 tăng 24,74 tỷ đồng tức tăng 49,7% so với năm 2013 trong đó: + Than cứng doanh thu năm 2014 tăng 12,29 tỷ đồng so với năm 2013 tức tăng 97,6% + Doanh thu than non tăng 1,91 tỷ đồng trong năm 2014 tức tăng 13,27% so với năm 2013 mặc dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm này giảm 968,52 tấn + Đối với than bùn năm 2014 doanh thu tăng 10,54 tỷ đồng tức 46,22% so với năm năm 2013 Đối với thị trường xuất khẩu doanh thu năm 2014 giảm 7,34 tỷ đồng tức giảm 0,87% so với năm 2013 trong đó: + Than cứng doanh thu năm 2014 tăng 9,64 tỷ đồng so với năm 2013 tức tăng 1,5% mặc dù sản lượng tiêu thụ giảm 2.990,5 tấn + Doanh thu than non giảm 19,81 tỷ đồng trong năm 2014 tức giảm 15,3% so với năm 2013 và sản lượng tiêu thụ sản phẩm này giảm mạnh nhất 29.063,2 tấn so với các sản phẩm khác + Đối với than bùn năm 2014 doanh thu tăng 2,83 tỷ đồng tức 4,06% so với năm năm 2013 và đây là sản phẩm duy nhất có sản lượng tiêu thụ tăng trong thị trường này 6.298,8 tấn. Qua bảng 2.2 ta thấy được sự chuyển dịch thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang nghiêng về thị trường trong nước mặc dù doanh thu của thị trường xuất khẩu lớn hơn rất nhiều. Điều đó cho thấy được sự rủi ro đối với thi trường ngoài nước mà công ty đang đối mặt và chuyển dịch dần về thị trường trong nước đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc công ty đã ngừng bán than cho nước này. Bảng 2.3: Vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty TT Yếu tố thành công trong nghành Trọng số Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa Công ty cổ phần than Núi Béo. Công ty than Uông Bí Đánh Giá Điểm số Đánh giá Điểm số Đánh giá Điểm số 1 Khả năng tìm kiếm hợp đồng 0,2 2 0,40 2 0,40 3 0,60 2 Mức độ hiện đại của thiết bị 0,15 3 0,45 3 0,45 2 0,30 3 Khả năng đáp ứng yêu cầu sản phẩm 0,1 4 0,40 2 0,20 4 0,40 4 Khả năng huy động tài chính 0,1 3 0,30 3 0,30 3 0,30 5 KN huy động NVL nhanh nhất 0,05 4 0,20 2 0,10 2 0,10 6 KN thích ứng biến động của TT 0,1 3 0,30 3 0,30 2 0,20 7 Chất lượng sản phẩm 0,1 4 0,40 3 0,30 4 0,40 8 Lòng trung thành của khách hàng 0,05 3 0,15 2 0,10 2 0,10 9 Chi phí xét trên 1 đơn vị sản phẩm 0,1 2 0,20 3 0,30 1 0,10 10 Các chính sách lôi kéo khách hàng 0,05 2 0,10 1 0,05 2 0,10 Tổng số 1 2,9 2,5 2,85 (Nguồn: Phòng kế hoạch – năm 2014) Qua ma trận trên, ta có thể nhận thấy công ty TNHH MTV than KHánh Hòa có khả năng cạnh tranh rất cao so với các đối thủ khác như: mức độ hiện đại của thiết bị hay chất lượng sản phẩm, khả năng huy động vốn..các yếu tố trên đều đạt điểm số cao hơn so với đối thủ, tuy nhiên vẫn có nhiều yếu điểm. Nguyên nhân là do hệ thống marketing chưa đạt được mục tiêu đề ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khai thác và do dự phát triển nhanh của các công ty khác trong ngành. Để thực hiện mục tiêu của mình, Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa cần phải có những chiến lược cụ thể và phương hướng đi đúng đắn, nâng cao vị thế của mình trên thị trường và trong nội bộ tập đoàn. 2.2 Quy mô về sản xuất của công ty 2.2.1 : Quy mô về sản lượng đầu ra của công ty Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các chiến lược cạnh tranh như giảm giá bán nhanh chóng và dễ dàng bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh hơn nữa lại dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận, các chiến lược quảng cáo và xúc tiến chỉ có kết quả trong ngắn hạn. Công ty đã nỗ lực hơn trong việc thiết kế hệ thống phân phối sản phẩm để thu được kết quả trong dài hạn và có vị thế vững chắc hơn. Việc thiết kế kênh phân phối của công ty do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Qua việc nghiên cứu tình hình thị trường, các biến động về giá nguyên liệu, giá sản phẩm đối thủ cạnh tranh cũng như xem xét các điều kiện của công ty, bản kế hoạch xây dựng và quản trị hệ thống phân phối sẽ được đưa ra và xem xét rồi quyết định. Theo đó công ty TNHH MTV than Khánh Hòa sử dụng hệ thống kênh phân phối: Kênh cấp 1: Công ty – Bán lẻ Người tiêu dùng, Kênh cấp 2: Công ty – Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua từng kênh. Chỉ tiêu 2013 2014 So sánh Doanh thu Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu Số lượng Tổng 49,78 65.351,99 74,52 92.149,26 +24,74 +26.797,27 Kênh 1 21,31 30.956,7 36,83 48.063,7 +15,52 +17.107 Kênh 2 28,47 34.395,29 3,26 44.085,56 +8,79 +9.690,27 (Nguồn phòng tài chính – kế toán) Qua bảng 2.5 ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ ở 2 kênh năm 2014 tăng 24,74 tỷ đồng tức tăng 49,7% so với năm 2013 và sản lượng cũng tăng 26.797,27 tấn. cụ thể qua 2 kênh như sau. Kênh 1 có doanh thu tăng 15,52 tỷ đồng tức tăng 72,83 % trong năm 2014 và sản lượng tăng 17.107 tấn so với năm 2013 Kênh 2 trong năm 2014 doanh thu tăng 8,79 tỷ đồng tức 30,87% so với năm 2013 và sản lượng tăng 9.690,27 tấn Số liệu thống kê cho thấy công ty có sự đầu tư hơn vào hệ thống bán hàng ở kênh 2. Tuy nhiên sự chuyển dịch có thể thấy rõ khi doanh thu giữa kênh 1 và kênh 2 trong năm 2014 đã rút ngắn chênh lệch còn 0,43 tỷ đồng so với năm 2013 là 7,16 tỷ đồng. 2.2.2.Quy mô lao động của công ty than Khánh Hòa Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đây là một yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người .Trong quá trình sản xuất, lao động luôn là yếu tố quan trọng có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khác của sản xuất .Phân tích lao động bao gồm phân tích mức độ đảm bảo lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, về cơ cấu lao động và tìm ra những nguyên nhân gây lãng phí thời gian, năng xuất lao động .   a, Quy mô và Cơ cấu lao động của công ty than Khánh Hòa Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động của công ty Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) Số lao động % Số lao động % 20142013 Tổng số lao động 1.212 100% 1.208 100% 99,67% Theo trình độ lao động Đại học, Cao đẳng 105 8,67% 108 8,94% 102,86% Trung cấp 98 8,09% 100 8,28% 102,04% Lao động phổ thông 682 56,27% 676 55,96% 99,12% Công nhân kỹ thuật 242 19,97% 234 19,37% 96,69% Cán bộ và nhân viên quản lý khác 85 7% 90 7,45% 106,42% Theo giới tính Nam 753 62,12% 757 62,67% 100,53% Nữ 459 37,88% 451 37,33% 98,26% (Nguồn: Phòng tài chính – kê toán) Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động của công ty ta có thể nhận thấy từ năm 2013 đến năm 2014 số lao động của công ty đã giảm đi 4 người, số lượng lao động giảm đi là do chế độ lao động, mặt khác công ty cải tiến máy móc thiết bị mở rộng sản xuất nên cần những lao động trẻ có trình độ kỹ thuật, do tính công việc nguy hiểm nên trong năm công ty đã tiến hành tuyển thêm công nhân, đồng thời cũng có số lượng lớn công nhân nghỉ việc. Quá trình này làm số lượng lao động cảu công ty giảm đi nhưng không đáng kể. Số lao động giảm về số lượng nhưng tăng về chất lượng điều này được thể hiện : năm 2013 tỷ lệ lao động phổ thông chiếm 56,27% nhưng đến năm 2014 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn có 55,96% giảm 0,88% tương ứng với 6 lao động, bên cạnh đó thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng từ 8,67% năm 2013 lên 8,94% năm 2014. Qua đây có thể nhận thấy công ty đã dần chú trọng đến nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng phức tạp. Và ngoài ra việc nâng cao nguồn nhân lực giúp công ty ngày càng đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao trong tương lai. Cơ cấu lao động về tỷ lệ nam và nữ cũng có những sự thay đổi đáng kể, tỷ lệ nam tăng không đáng kể từ 62,12% năm 2013 lên 62,67% năm 2014, bên cạnh đó thì tỷ lệ nữ cũng giảm từ 37,88% năm 2013 xuống còn 37,33% năm 2014.Việc tăng lao động nam là do đặc thù của ngành vì ngành khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng cần sử dụng nhiều lao động nam hơn, không như các ngành sản xuất khác. Tăng chất lượng lao động cũng được công ty dần chú ý đến có thể nhận thấy là chỉ qua 2 năm thì tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng đại học đã tăng lên 2,86 %, trình độ lao động trung cấp tăng từ 8,09% năm 2013 lên 8,28% năm 2014. Và trong những năm tiếp theo tỷ lệ này sẽ vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng vì ngành khai thác khi cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất cần rất nhiều nhân viên kỹ thuật có trình độ để xây dựng quy hoạch đồng thời kiểm tra giám sát tiến trình thực hiện sao cho đáp ứng đúng với yêu cầu về chất lượng sản phẩm và mục tiêu của công ty và tập đoàn. b, Thực trạng sử dụng lao động Số lượng và chất lượng lao động của Công ty là một trong những yếu tố cơ bản quyết định quy mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có số lượng công nhân viên phù hợp với cơ cấu hợp lý. Việc phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động là xác định mức tiết kiệm hay lãng phí lao động, tức là xác định số lượng lao động cần thiết cho năm 2014 và so sánh với số lượng bình quân của Công ty trong năm 2014 bằng cách: N = N0 K Trong đó: N – số lượng lao động cần thiết (người) N0 – số lượng lao động thực tế (người) K: Hệ số điều chỉnh Để phản ánh rõ hơn tình hình sử dụng lao động, ta đi sâu vào từng chi tiết như sau: Về thời gian lao động Hiện nay ở các doanh nghiệp mỏ, hệ số sử dụng lao động là rất thấp, tình trạng lãng phí thời gian là khá phổ biến. Vì vậy cần phải có biện pháp tổ chức lao động hợp lý để nâng cao hệ số sử dụng thời gian.Phân tích việc sử dụng thời gian nhằm đánh giá trình độ tận dụng lực lượng lao động và đánh giá hợp lý chế độ công tác cũng như nguyên nhân gây lãng phí lao động. Bảng 2.6:Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động. (Nguồn phòng lao động tiền lương năm 20132014) Qua Bảng 2.7 cho thấy Công ty không đạt về số ngày công so với năm 2013. Cụ thể là số ngày làm việc bình quân năm 2014 giảm 7 ngày so với năm 2013,( Kế hoạch xây dựng là 21 công tháng người , số giờ làm việc bình quân mỗi ngày là 6 giờ) Từ các số liệu trên bảng 2.7 có thể xác định. Số ngày công vắng mặt và ngừng việc trọn ngày năm 2014 so với năm 2013 là: 7 1.208 = 8.456 ngày công Số giờ công vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày. 0,5 320.229 = 161.114 giờ công Tổng số giờ công thiệt hạn bởi hai nguyên nhân trên ; 8.456 ngày 6 + 161.114 = 211.850 giờ công Với số liệu trên cho thấy ,Công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ chế độ công tác, cụ thể: số giờ làm việc có hiệu quả chỉ đạt 86,33% đã làm cho số giờ làm việc bình quân cả năm của 1 công nhân viên cũng chỉ đạt so với năm 2013 là 89,34%. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại trên là do điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn một số lý do khác như thiếu vật liệu, mất điện, công nhân nghỉ ốm, nghỉ chế độ .... Tình hình sử dụng số lượng lao động Số lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định qui mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi về lao động trong 2 năm 20132014 được phản ánh trong Bảng 2.8   Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình tăng giảm lao động. STT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 SO SÁNH + % A B 4 5 6=54 7=54 I Tổng số CN kỹ thuật 981 978 3 99,69 % 1 Điện 85 83 2 97,65 % 2 Khai thác và chế biến than 523 530 7 101,34 % 3 Cơ khí 153 145 8 94,77 % 4 Hoá chất , xây dựng 21 18 3 85,71 % 5 Thương nghiệp 15 16 1 106,67 % 6 Vận tải 171 173 2 101,17 % 7 Thông tin liên lạc 5 6 1 120 % 8 Địa chất 4 3 1 75 % 9 Chụp ảnh hộ hoạ 1 1 0 100 % 10 Điều khắc than ,VH thuyền máy 3 3 0 100 % II Lao động các Loại 223 223 0 100 % III Cán bộ đoàn thể 8 7 1 87,50 % Tổng cộng 1.212 1.208 4 99,67 % (Nguồn: phòng lao động tiền lương phòng tổ chức CB năm 20132014) Qua bảng 2.8 thấy rằng năm 2014 số lượng là 1.208 công nhân giảm 4 người so với năm 2013 (1.212) tương đương 0,33%. Trong đó ảnh hưởng bởi: Tổng công nhân kỹ thuật năm 2014 là 978 giảm 3 người so với năm 2013 (981) tướng đương giảm 0,31%. Hầu hết các ngành kỹ thuật đều tăng và giữ nguyên số lượng công nhân. Chỉ có 4 ngành là giảm là điện, cơ khí, hóa chất xây dựng và địa chất là giảm, trong đó giảm mạnh nhất là ngành địa chất giảm 25%. Lao động các loại và cán bộ đoàn thể về cơ bản là giữ nguyên và thay đổi không đáng kể. Nhìn chung tình hình tăng giảm lao động của công ty qua 2 năm là không đáng kể. nguyên nhân là do công ty động trong một thời gian dài, số lượng và cơ cấu lao động đã ổn định, lượng công nhân tăng giảm đa phần là phụ thuộc vào độ tuổi và trình độ lao động. C, Năng suất lao động Năng xuất lao động là chỉ tiêu quan trọng của sản xuất và tổ chức lao động mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Tăng năng xuất lao động là một trong những biện pháp giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Năng xuất lao động của Công ty được thể hiện qua bảng 2.9. Bảng 2.8: Năng suất lao động công ty STT Năng xuất lao động ĐVT Năm 2013 Năm 2014 20142013 Số tuyệt đối % 1 Bằng chỉ tiêu hiện vật TNN 641,88 534,82 107,06 83,32% 2 Bằng chỉ tiêu giá trị ĐNN 632 694 646,5 674 622 694,4 41 928 047,9 106,62% (Nguồn Báo cáo quyết toán năm 20132014) Qua bảng 2.9 cho thấy : Trong năm 2014 năng xuất lao động bằng hiện vật giảm so với năm 2013 là 107,06 Tấnngườinăm tương đương với 16,68%. Tuy nhiên năng suất lao động bằng giá trị lại tăng 41.982.047,9 Đồngngườinăm tương đương với 6,62%. Số lượng lao động tuy có giảm nhưng năng xuất lao động tăng cho nên giá trị sản lượng tăng so với năm trước. Năng xuất lao động tăng lên một phần là do Công ty có sự đầu tư về trang tiết bị, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên cùng với việc khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời đã làm cho tâm lý người lao động thoải mái để cống hiến sức mình cho Công ty. 2.2.3Quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn 2.2.4.1. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty. Bảng 2.9:Cơ cấu tài sản của công ty 2014 so với 2013 Chỉ tiêu 2013 2014 % theo quy mô So sánh 2013 2014 Số lượng % A – TS NGẮN HẠN 158.501.199.320 231.212.128.526 23,84 27,72 +72.710.929.206 +45,87 % I – Tiền và các khoản tương đương tiền: 8.389.545.982 14.682.711.353 1,26 1,76 +6.293.165.371 +75,01 % III Các khoản phải thu 94.594.820.049 155.186.066.758 14,23 18,61 +60.591.246.709 +64,05 % IV – Hàng tồn kho 51.721.666.291 57.917.570.329 7,78 6,94 +6.195.904.038 +11,98 % V – Tài sản ngắn hạn khác 3.795.166.998 3.425.780.086 0,57 0,41 369.386.912 9,73 % B – TÀI SẢN DÀI HẠN 506.243.140.042 602.813.095.004 76,16 72,28 +96.569.954.962 +19,07 % I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 II – Tài sản cố định 482.321.944.373 359.652.493.029 72,56 43,12 122.669.451.344 25,43 % V. Tài sản dài hạn khác 23.921.195.669 243.160.601.975 3,60 29,16 +219.239.406.306 +916,50 % TỔNG CỘNG TÀI SẢN 664.744.339.362 834.025.223.530 100,00 100,00 +169.280.884.168 +25,47 % (Nguồn: Phòng tài chính kế toá Qua bảng trên ta thấy: Qua việc phân tích cơ cấu tài sản qua 2 năm 2013 và 2014, ta thấy tài sản ngắn hạn tăng 72,71 tỷ, tương đương với tỷ trọng tăng 45,87% trong năm 2014 so với năm 2013do: + Tiền và các khoản tiền tương đương tăng 6,29 tỷ tăng 75,01% so với năm 2013 + Các khoản phải thu tăng 60,59 tỷ tương đương với 64,05% + Hàng tồn kho tăng 6,195 tỷ tương ứng với 11,98%, tuy nhiên nếu tính hàng tồn kho trên tổng tài sản lại giảm 0,84%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp nhằm làm giảm hàng tồn kho, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Tài sản dài hạn năm 2014 tăng so với năm 2013 là 96,57 tỷ tương đương 19,07%. Tuy nhiên tài sản dài hạn năm 2014 lại giảm so với năm 2013 3,88% nếu tính trên tổng tài sản. Nguyên nhân là do: + Tài sản cố định tính trên tổng tài sản giảm 29,44% so với năm 2013. +Tài sản dài hạn khác năm 2014 tăng 219,24 tỷ, tương đương 916,50% so với năm 2013. Ngyên nhân tài sản dài hạn tăng mạnh năm 2014 là do công ty mở rộng sản xuất, xây lắp thêm thiết bị công trình, mua sắm thêm các loại xe vận tải chuyên dụng. Mặt khác công ty năm 2014 được tỉnh bàn giao thêm quyền sử dụng đất để phục vụ sản xuất. Đầu tư dài hạn khác tăng mạnh trong năm 2014 là219,24 tỷ làm cho tỷ trọng cũng tăng là 25,56%. Tài sản dài hạn tăng là do tài sản dài hạn khác tăng mạnh, nhưng tài sản cố định cũng giảm mạnh là: 122,67 ứng với giảm 25,43%. 2.4.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Bảng 2.10 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2014 so với năm 2013: Chỉ tiêu 2014 2013 % theo quy mô So sánh 2014 2013 Số lượng % A NỢ PHẢI TRẢ 783.838.482.581 590.661.747.675 93,98 88,86 +193.176.734.906 32,70% I Nợ ngắn hạn : 189.669.494.459 24. 699.171.780 22,74 36,21 51.029.677.321 21,20% II Nợ dài hạn : 594.168.988.122 349.962.575.895 71,24 52,65 +244.206.412.227 69,78% B VỐN CHỦ SỞ HỮU 50.186.740.949 74.082.591.687 6,02 1114 23.895.850.738 32,26% I Vốn chủ sở hữu: 41.007.973.433 71.587.549.083 4,92 10,77 30.579.575.650 42,72% 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 69.423.737.989 66.651.311.822 8,32 10,03 +2.772.426.167 4,16% 7 Quỹ đầu tư phát triển 2.163.811.094 2.772.426.167 0,26 0,42 608.615.073 21,95% 8 Quỹ dự phòng tài chính 2.163.811.094 0,00 0,33 2.163.811.094 100% 10 Lợi nhuận chưa phân phối (30.579.575.650) 3,67 0,00 30.579.575.650 4 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 9.178.767.516 2.495.042.604 1,10 0,38 +6.683.724.912 267,88% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 834.025.223.530 664.744.339.362 100,0 100,0 +169.280.884.168 25,47% (Nguồn phòng tài chính – kế toán) Tổng nguồn vốn năm 2014 tăng hơn 169 tỉ đồng tức tăng 25,5% so với năm 2013 trong đó cơ cấu nguồn vốn như sau: + Nợ phải trả của công ty tăng 32,70% + Nợ ngắn hạn giảm 21,2% + Nợ dài hạn tăng 69,78% Điều này cho thấy khả năng xoay vòng vốn của công ty là chưa tốt. Nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn ngân hàng để mở rộng sản xuất và mua sắm thiết bị và máy móc công trình trong năm 2014, quá trình cung ứng sản phẩm đến khách hàng chưa hiệu quả dẫn đến quá trình thu hồi vốn chậm. Tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do nợ phải trả tăng lên, nợ phải trả qua hai năm tăng lên và chiếm tỷ trọng cao, như vậy khó đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ, tạo được lòng tin với các nhà đầu tư. Việc này cho thấy vốn tự có của công ty thấp không thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 32,26% tương ứng là: 23,89 tỷ. + Vốn đầu tư của chủ sở hữu giảm 42,72% + Quỹ đầu tư phát triển giảm 21,95% + Quỹ dự phòng tài chính giảm 0,33% so với năm 2013 tính trên tổng nguồn vốn. + Lợi nhuận chưa phân phối giảm 3,67% + Nguồn kinh phí tăng 267,88% Nguồn vốn chủ sở hữu của côn ty giảm nguyên nhân chí là do lợi nhuận từ kinh doanh của công ty trong năm 2014 giảm mạnh, vốn góp của chủ đầu tư,quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển cũng giảm, mà ngồn kinh phí lại tăng do mở rộng sản xuất và mua sắm thiết bị trong năm tăng. Nhìn chung thì các tỷ số này đã mang lại tình hình khả quan cho công ty nhưng vẫn vì thế mà công ty cần quản lý tốt nguồn vốn này để có thể sử dụng hiệu quả cao nhất, tránh được những sự đầu tư không mang lại hiệu quả làm thất thoát nguồn vốn. 2.2.4.2 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của công ty. Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty. STT Chỉ tiêu 2013 2014 So sánh Số lượng % 1 Tổng tài sản (đồng) 664 744 339 362 834 025 223 530 169 280 884 168 25,47% 2 Doanh thu thuần (đồng) 895 038 774 175 912 441 499 271 17402725096 1,94% 3 Vốn chủ sở hữu (đồng) 74 082 591 687 50 186 740 949 23895850738 32,26% 4 Lợi nhuận sau thuế (đồng) 801 668 948 30 579 575 651 31 381 244 599 3914,49% 5 Tổng nợ (đồng) 590 661 747 675 783 838 482 581 193176734906 32,71% 6 ROE 1,08 60,93 62,01 5730,72% 7 ROA 0,12 3,67 3,79 3140,27% 8 ROS 0,09 3,35 3,44 3841,74% (Nguồn phòng tài chính kế toán) Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Lợi nhuận sau thuế ROE= x100 Vốn chủ sở hữu bình quân Tỷ xuất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Lợi nhuận sau thuế ROA= x100 Tổng tài sản bình quân Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Lợi nhuận sau thuế ROS = x100 Doanh thu bình quân Qua bảng trên ta nhận thấy rằng ROE = 60,93 (năm 2014), chỉ tiêu này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì bị âm 60,93 đồng lợi nhuận sau thuế chỉ số này của công ty là quá thấp và đặc biệt là nó giảm hơn so với năm 2013 khi mà ROE của năm 2013 là 1,08. Có thể nhận thấy rằng doanh nghiệp đã có những bước chuyển biến trong kinh doanh nhưng không hiệu quả, nguyên nhân là do thay đổi thị trường tiêu thụ chính nhưng chưa có hướng đi đúng làm cho những đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra chưa mang lại lợi nhuận. Chỉ số ROA ( lợi nhuận sau thuế tổng tài sản) và chỉ số ROS ( lợi nhuận sau thuế doanh thu thuần ) năm 2014 đều nhỏ hơn 0 cho thấy công ty đang thô lỗ, hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản đang rất thấp. Doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý đối với nguồn vốn và tài sản để cải thiện tình hình kinh doanh. Bên cạnh đó tỷ số nợ của công ty cũng tăng từ năm 2013 tới năm 2014, như vậy là tình hình chi trả các chi phí hoạt động của công ty cũng tăng. 2.3 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh ở danh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Nói cách khác tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với tổ chức, huy động phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, và vốn chuyên dùng khác. Trong doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn có hiệu qủa cao nhất và hợp lý, trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý và khai thác tài chính và kỷ luật thanh toán Nhà nước. Để làm rõ các hoạt động tài chính của Công ty ta đi sâu vào phần phân tích sau: Tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính là: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng cân đối kế toán Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2014 Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh 2013 Năm 2014 1 02 03 5 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 895 038 774 175 912 441 499 271 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 02) 10 895 038 774 175 912 441 499 271 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 770 745 029 954 819 107 065 739 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 11) 20 124 293 744 221 93 334 433 532 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 718 813 580 1 259 958 952 7. Chi phí tài chính 22 VI.30 43 655 969 475 66 337 915 571 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 43 475 858 265 66 337 915 571 8. Chi phí bán hàng 24 27 349 379 402 13 501 567 635 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 54 431 551 866 46 344 309 588 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30=20+(2122)(24+25) 30 ( 424 342 942) ( 31 589 400 310) 11. Thu nhập khác 31 5 933 169 212 30 041 135 604 12. Chi phí khác 32 4 423 600 009 29 031 310 945 13 Lợi nhuận khác ( 40=3132) 40 1 509 569 203 1 009 824 659 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 1,085,226,261 ( 30 579 575 651) 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 283 557 313 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=505152) 60 801 668 948 ( 30 579 575 651) (Nguồn báo cáo quyết toán năm 20132014) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy nhìn chung lợi nhuận của công ty giảm sâu trong năm2014, mức lợi nhuận sau thuế năm 2013 đạt hơn 800 triệu đồng nhưng đến năm 2014 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm sâu xuống mức âm hơn 30 tỷ đồng tức là giảm 3.914,49% so với năm 2013. Kết quả như trên là do ảnh hưởng của các yếu tố: Giá vốn hàng bán biến động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán năm 2014 là hơn 819 tỷ đồng tăng 6,27 % so với năm 2013. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là hơn 124 tỷ đồng nhưng năm 2014 giảm chỉ còn hơn 93 tỷ đồng tức giảm 24,9% so với năm 2013 Chi phí tài chính năm 201 là hơn 43 tỷ đồng tuy nhiên năm 2014 con số này tăng lên hơn 66 tỷ đồng tức tăng 51,96% Chi phí khác năm 2013 là hơn 4 tỷ đồng đến năm 2014 tăng lên hơn 29 tỷ đồng tức tăng 556,3% Do lợi nhuận khác giảm từ hơn 1,5 tỷ đồng trong năm 2013 xuống chỉ còn hơn 1 tỷ đồng trong năm 2014 tức giảm 33% Để công ty có thể tăng lợi nhuận trong những năm tới công ty cần không ngừng cải tiến quá trình sản xuất và phương pháp làm việc, đẩy mạnh hoạt động marketing tiêu thụ sản phẩm, đồng thời công tác quản lý của ban lãnh đạo ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Đặc biệt cần giảm các chi phí không cần thiết để có thể tăng lợi nhuận cho công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm có sự giảm sút. Lợi nhuận đạt được năm sau thấp hơn rất nhiều so với năm trước Các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán, hệ số nợ và khả năng sinh lời thấp cho thấy công ty hoạt động không hiệu quả. Đặc biệt các hệ số sinh lời năm 2013 đều âm chứng tỏ công ty làm ăn thua lỗ rất nhiều không thể bù đắp hết chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cần hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính và sử dụng hiệu quả tài sản cố định để đem lại kết quả kinh doanh cao hơn. Cần thiết phải tìm ra nguyên nhân tác động dẫn đến hệ quả không tốt để khắc phục. 2.4 Các chính sách tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty than Khánh Hòa 2.4.1 Các chiến lược xúc tiến bán hàng mà công ty áp dụng. Trước khi xây dựng các chiến lược xúc tiến bán hàng cho công ty than Khánh Hòa, dùng mô hình SWOT để phân tích các điểm yếu, mạnh, cơ hội và nguy cơ; từ đó kết hợp các yếu tố để đề xuất phương hướng cụ thể. Những cơ hội ( O) O1: Thị trường than nguyên liệu đang trong tình trạng cung nhỏ hơn cầu. O2: Tiềm năng của các đối thủ trên thị trường tiêu thụ chưa mạnh O3: Công ty có vị trí gần quốc lộ và các nguồn nguyên liệu. O4: Nhu cầu về tiêu thụ than của khách hàng ngày một tăng lên, mở ra nhiều cơ hội cho công ty. O5: Khu vực thị trường chính có mức hấp dẫn cao. O6: Phát hiện nhiều thị trường mới còn non trẻ. Những nguy cơ ( T) T1: Trình độ quản lý và giám sát của nhân viên trong công ty chưa tốt, khó quản lý cùng lúc nhiều máy móc, nhiều hoạt động. T2: Hoạt động đấu thầu cạnh tranh gay gắt, công ty vẫn đang sử dụng hình thức tranh thầu giá thấp, nhưng chưa xét đến khả năng đảm bảo lợi nhuận trong từng đơn hàng. T3: Nhiều công ty đang dần dần thâm nhập vào thị trường đang chiếm giữ, áp lực về mối đe dọa về sự cạnh tranh trong tương lai nặng hơn. Những điểm mạnh ( S) S1: Máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo được quá trình khai thác và chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh cao. S2: Công ty đang chiếm lĩnh được thị trường vật liệu xây dựng và than cám trên thị trường, gần như độc quyền về phân phối đến các đại lý vật liệu trong tỉnh. S3: Các sản phẩm đã cung ứng trên thị trường được chứng nhận đảm bảo chất lượng. S4: Được đánh giá là công ty chăm sóc khách hàng tốt nhất tại Thái Nguyên Những điểm yếu ( W) W1: Thiếu đội ngũ có chuyên môn về quản lý và giám sát các thiết bị khai thác hiện đại W2: Chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu tình hình và hoạch định các chiến lược cho công ty. Sau khi phân tích các yếu tố, báo cáo đã vạch ra mục tiêu marketing là an toàn trong kinh doanh, mở rộng thị phần và thâm nhập thị trường. 2.4.2 Chiến lược an toàn trong kinh doanh. Tăng tốc độ thanh quyết toán công trình sau khi bàn giao công trình. Đào tạo nâng cao kỹ năng sáng tạo cho kỹ sư xây dựng trong công ty Thành lập đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ tìm hiểu tình hình biến động trên thị trường và đối thủ cạnh tranh đang tồn tại hoặc vừa mới thâm nhập 2.4.3 Chiến lược và chính sách sản phẩm. Chính sách phục vụ khách hàng khi bán sản phẩm. Chính sách bảo hành, bảo trì. 2.4.4 Chiến lược và chính sách phân phối sản phẩm: Nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thông tin thị trường bằng cách xây dựng đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ quan hệ, hợp tác, tìm kiếm thông tin. Mở rộng sản phẩm đến các thị phần mới: sau khi nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhu cầu của các thị trường mới, nhận thấy công ty cần mở rộng thị phần đối với lĩnh vực mua bán vật liệu xây dựng trên tỉnh Thái Nguyên. Cần tập trung đầu tư thêm lĩnh vực xây lắp. Tại các chi nhánh mới, kết hợp nhiều hoạt động: phân phối vật tư, lắp đặt thiết bị, cho thuê máy móc thi công… Mở rộng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ. Chú trọng đầu tư cho các hoạt động chính, thành lập bộ phận marketing, điều tra và tìm hiểu thị trường tiêu thụ. 2.4.5 Chiến lược và chính sách xúc tiến: Chiến lược tăng cường quảng cáo. Sử dụng truyền thông để quảng cáo thương hiệu cho công ty. Thiết kế đồng phục có in logo, biểu tượng của công ty. Tham gia tài trợ cho chương trình được công chúng ủng hộ nhất. Thông qua các hội thảo, hội nghị, đấu thầu...giới thiệu năng lực của công ty. Chiến lược xây dựng uy tín và thương hiệu cho công ty: Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, tuyển thêm một số kỹ sư giỏi, có kinh nghiệm. Xây dựng đội ngũ kiểm tra chất lượng riêng, đề ra các mức khen thưởng cho người giám sát viên và công nhân, đồng thời đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm. 2.4.6Cụ thể hóa chiến lược Marketing và chi phí Marketing: Thành lập bộ phận Marketing, nhưng kết hợp với phòng kế hoạch nhằm giảm bớt chi phí, và sử dụng nguồn nhân lực hiện có trong công ty. Đội ngũ phòng Kế hoạch Marketing bao gồm 8 nhân viên được phân chia nhiệm vụ: 1 trưởng phòng điều hành, phân bổ và quản lý các công việc trong phòng, 3 nhân viên quản lý thông tin, điều tra thị trường tương ứng với 3 khu vực thị trường mới. 2 nhân viên xử lý thông tin thu thập được. 2 nhân viên lập kế hoạch. Bên cạnh đó, đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1. Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.1. Đánh giá và nhận xét các lĩnh vực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với thực tế và từng thời kỳ, đổi mới công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh. Tiếp tục đầu tư công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực có đủ trình độ và tay nghề cao để thực hiện hiệu quả các quy trình khai thác cơ bản. Trung thành với mục tiêu đã chọn, Công ty tập trung vào khai thác và mở rộng phát triển đối với các mặt hàng từ phụ phẩm của quá trình khai thác. Nhằm để hoàn thành những mục tiêu mà công ty đã đề ra công ty luôn luôn hướng doanh nghiệp theo hướng đoàn kết, phát triển bền vững lành mạnh. Có lẽ đây chính là yếu tố liên kết dẫn đến sự thành công của công ty. Tuy nhiên cũng không thể không kể đến những phương hướng và chiến lược mà cấp lãnh đạo cao nhất của công ty đưa ra, nó luôn phù hợp với xu hướng phát triển hay cũng như bắt kịp được những bước tiến của công ty. Bên cạnh đó là đội ngũ công nhân nhiệt huyết và có tay nghề cao. + Tình hình về cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty Với việc công ty hoạt động trong lĩnh vực xây khai thác khoáng sản, vì vậy luôn đòi hỏi ở đội ngũ nhân viên của công ty phải luôn có sự năng động, sáng tạo không ngừng và phải có chuyên môn thật vững cũng như khả năng chịu được sức ép cao từ công việc bên cạnh đó cần có sức khỏe tốt. Có thể kể đến như phòng kể toán, phòng quản lý thi công, các đội xây lắp… Tuy nhiên với đội ngũ nhân viên có trình độ cao cũng như năng lực làm việc tốt những vấn đề của công ty luôn được hoàn thành một cách xuất sắc và đúng thời hạn, phục vụ cho quá trình sản xuất luôn tiến hành đúng theo như kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt công ty có bộ máy quản lý gọn, nhẹ nhưng có độ hợp lý rất cao chính vì vậy mà những vấn đề còn tồn đọng của công ty được cấp quản trị lãnh đạo nắm bắt và xem xét ngay khi vấn đề xảy ra để tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất. + Tình hình Marketing của công ty Là một công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực khai thác, sản xuất chính vì vậy mà khi thành lập công ty không chú trọng nhiều đến hoạt động marketing.Nhưng trong những năm qua cùng với sự cạnh tranh của các đối thủ đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất đã buộc công ty phải chú trọng hơn tới hoạt động này.Hiện tại tuy chưa có phòng marketing đúng nghĩa nhưng công ty cũng đã có những hoạt động nhằm tuyển dụng và đưa ra các hoạt động cho bộ phận marketing.Nhìn vào những lợi ích mà marketing đem lại công ty đang dần xúc tiến và thành lập phòng marketing. + Tình hình sản xuất của công ty. Trong 2 năm từ 20

Trang 1

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Quản

Lý Kinh tế Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, Công tythan Khánh Hòa đã tạo điều kiện cho tôi tìm hiểu và thực tập để hoàn thành đề tàinày

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giảng viên Th.S Nguyễn Thu

Hà Khoa Kinh Tế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, xem xét và bổ khuyết cho tôi

trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ trong khoa quảnkinh tế - Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã giảngdạy giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường, để bản thân tôi hoàn thành

đề tài tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ Công ty than Khánh Hòa, bạn

bè, gia đình đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình họctập và hoàn thành bản đề tài về tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn

Thái Nguyên, Ngày Tháng Năm 2015

Sinh viên thực hiện

Thịnh

Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1

MỤC LỤC 2

Lời mở đầu 6

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA 8

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Khánh Hòa 8

1.1.1 Tên và địa chỉ công ty 8

1.1.2 Lịch sử hình thành và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty 8

1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp 9

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 9

1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý 9

1.2.2 Chức năng và nghiệm vụ của các phòng ban 11

1.3 Chức năng nghiệm vụ của công ty 12

1.3.1 Chức năng của công ty 12

1.3.2 Nghiệm vụ của công ty 12

1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty 13

1.4.1 Những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty 13

1.4.2 Các loại hang hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty 13

1.5 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty 14

1.5.1 Quy trình khoan nổ 15

1.5.2 Quy trình bốc xúc 15

1.5.3 Quy trình vận tải 15

1.5.4 Quy tình sang chuyền 15

1.5.5 Công tác phụ trợ 15

PHẦN 2 :THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA 16

2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty than Khánh Hòa 16

2.2 Quy mô về sản xuất của công ty 19

2.2.1 : Quy mô về sản lượng đầu ra của công ty 19

2.2.2.Quy mô lao động của công ty than Khánh Hòa 20

Trang 3

2.2.3Quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn 26

2.2.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản của công ty 26

2.4.3.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 28

2.2.4.2 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của công ty 31

2.3 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty 32

2.4.1 Các chiến lược xúc tiến bán hàng mà công ty áp dụng 35

2.4.2 Chiến lược an toàn trong kinh doanh 36

2.4.3 Chiến lược và chính sách sản phẩm 36

2.4.4 Chiến lược và chính sách phân phối sản phẩm: 36

2.4.5 Chiến lược và chính sách xúc tiến: 37

2.4.6Cụ thể hóa chiến lược Marketing và chi phí Marketing: 37

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 38

3.1 Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 38

3.1.1 Đánh giá và nhận xét các lĩnh vực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 38

3.1.2 Những ưu điểm làm nên thành công và những hạn chế của công ty 41

3.1.2.1 Ưu điểm làm nên thành công của công ty 41

3.1.2.2 Những hạn chế của công ty 42

3.2 Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty 42

3.2.1 Nâng cao hơn nữa tay nghề của người lao động 43

3.2.2 Phát triển thêm các thị trường đầu ra cho các sản phẩm 43

3.2.3 Giảm tỷ trọng nguồn vốn vay 44

3.2.4 Chú trọng môi trường làm việc của đội ngũ công nhân 45

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý 10

Sơ đồ 1.2: quy trình khai thác than của Công ty than Khánh Hòa 14

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu thị trường 16

Bảng 2.2: Số liệu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu thị trường 17

Bảng 2.3: Vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty 18

Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua từng kênh 19

Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động của công ty 21

Bảng 2.6:Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động 23

Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình tăng giảm lao động 25

Bảng 2.8: Năng suất lao động công ty 26

Bảng 2.9:Cơ cấu tài sản của công ty 2014 so với 2013 27

Bảng 2.10 : Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2014 so với năm 2013: 29

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty 31

Bảng 2.12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 33

Trang 6

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta từ khi từ khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường

đã có những bước phát triển đáng kể với hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch

vụ phát triển Vì đây là ngành mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế quốc dân,đặc biệt là một số ngành công nghiệp khai thác khoáng sản như khai thác than Nó

là nguồn nhiên liệu chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong

và ngoài nước

Công ty than Khánh Hòa thuộc Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam làmột công ty lớn trong ngành khai thác than trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với sảnlượng 1 triệu tấn/ năm và số lượng công nhân khoảng 1000 người Trong nhữngnăm qua, công ty than Khánh Hòa không ngừng đổi mới cơ chế quản lý và điềuhành nhằm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước Điều đó gópphần giúp công ty liên tục phát triển, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất kinhdoanh

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự là một công cụ quan trọngtrong công tác quản lý của người lãnh đạo Công ty Sau một thời gian tìm hiểuthực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa xuất phát từ ý nghĩa cơbản về lý luận và thực tiễn với mong muốn được kết hợp giữa các kiến thức đã học

em chọn đề tài: Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than

Khánh Hòa Làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu :

- Mục tiêu chung: đề xuất đượcMột số giải pháp nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa.”

- Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa

- Đề ra các biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng caohiệu quả thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty than Khánh Hòa

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty than

Khánh Hòa

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh

tại Công ty than Khánh Hòa

+ Về thời gian: Nghiên cứu trong 3 năm 2012-2014.

+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh

tại Công ty than Khánh Hòa

Trang 8

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THAN

KHÁNH HÒA 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty than Khánh Hòa.

1.1.1 Tên và địa chỉ công ty.

- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa

- Tên giao dịch: Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa

- Văn phòng đặt tại: Xã Sơn Cẩm, Huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên

Cách mạng Tháng Tám thành công, mỏ than Quán Triều thuộc về tay nhândân phục vụ lợi ích của CNXH Năm 1950 mỏ than Quán Triều và xưởng quângiới Hạ Bằng được hợp nhất thành công ty Lam Sơn sau đó đổi tên thành mỏ TânThành

Năm 1967, mỏ than Tân Thành đổi tên thành mỏ than Khánh Hòa, tên mộttỉnh miền Nam kết nghĩa với Thái Nguyên

Năm 1970, Bộ điện lập Công ty than Việt Bắc, bao gồm mỏ than KhánhHòa, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Bố Hạ, mỏ than Na Dương

Năm 1974, Bộ điện Than lại gộp mỏ than Khánh Hòa, mỏ than Phấn Mễ,nhà máy cơ khí mỏ Việt Bắc, bộ phận bảo quản mỏ than Núi Hồng thành mỏ thanBắc Thái

Năm 1980, mỏ than Bắc Thái sát nhập với công ty xây lắp Đông Anh thànhlập Công ty than III

Năm 1993, công ty than nội địa thành lập, kế thừa tài sản của công ty thanIII, từ đó mở than Khánh Hòa trực thuộc công ty than Nội Địa

Trang 9

Ngày 01 tháng 07 năm 2006, Mỏ than Khánh Hòa đổi thành công ty TNHHmột thành viên Than Khánh Hòa trực thuộc công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc –TKV.

1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp.

Công ty TNHH mổ thành viên than Khánh Hòa được thành lập ngày

01/07/2006 Đại diện pháp luật Giám đốc :Ông Trịnh Hồng Ngân với:

- Số vốn điều lệ ban đầu : 60.000.000.000 (60 tỷ VND)

Công ty là một doanh nghiệp có quy mô lơn hoạt động theo luật doanhnghiệp, là một pháp nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, cócon dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản tại ngân hàng, có cơ cấu tổ chức chặtchẽ theo điều lệ của công ty, tự chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợtrong phạm vi vốn điều lệ của công ty, thực hiện hạch toán kinh tế một cách độclập và có kế hoạch về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh củamình

1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty.

1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý.

Công ty than Khánh Hòa thực hiện chế độ quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, và được phân làm 2 cấp quản lý là: Cấp quản lý công ty và cấp trực tiếpcủa công ty Với kiểu cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo tínhthống nhất, tính tổ chức cao và mặt khác phát huy được năng lực chuyên môn củacác phòng ban chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền làm chủ tập thể của ngườilao động

Trang 10

-Sơ đồ 1.1: -Sơ đồ tổ chức quản lý

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)

P.xS

T1

P.xôtôP.x

ST3

P.xST2

P.x Xây dựng

cơ bản

P.x

cơ khí

cơ điện

T.Phòng ĐHSXTT

T Phòng KTAT

T Phòng KCSSX TT

T Phòngy tế

T Phòng

TT- Bảo vệ

T Phòng ĐTXDCB

T.PhòngKTC Đ

T.PhòngKHVT

Phó giám đốc tiêu thụ

Phó giám đốc

kĩ thuậtGiám đốc Cty

Trang 11

1.2.2 Chức năng và nghiệm vụ của các phòng ban.

- Giám đốc công ty: Điều hành chung các hoạt động sản xuất kinh doanh

của công ty Chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh và làm nghĩa

vụ đối với nhà nước theo đúng quy định

- Phó giám đốc kĩ thuật: Là người trực tiếp chỉ đạo về công tác kĩ thuật,

công tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng quý, hàng năm

- Phó giám đốc điều hành sản xuất: Là người chỉ đạo xây dựng, tổ chức

thực hiện kế hoạch tháng, quý cả về số lượng, chất lượng và an toàn trong sản xuất

- Phó giám đốc tiêu thụ: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về công tác

tiêu thụ, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc trong công tác tiêu thụ

và kinh doanh của công ty

- Các phòng ban chức năng

- Phòng kế hoạch - vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất theo tháng,

quý, năm Phối hợp các phòng ban chức năng tiến hành xây dựng kế hoạch giáthành, tham mưu cho giám đốc xây dựng quy chế khoán chi phí sản xuất cho từngphân xưởng trong công ty Thực hiện việc cung cấp vật tư, lập kế hoạch mua hàng,lập kế hoạch dự trữ vật tư cho quá trình sản xuất

- Phòng kĩ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ thiết kế, quản lí kĩ thuật điện, sửa

chữa các thiết bị động lực và mạng thông tin nội bộ trong toàn công ty

- Phòng kĩ thuật an toàn: Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện và kiểm tra việc

thực hiện các quy trình quy phạm an toàn bảo hộ lao động trong toàn công ty

- Phòng điều hành sản suất – tiêu thụ: Có nhiệm vụ cùng với phó giám đốc

điều hành sản xuất – tiêu thụ, điều hành trực tiếp các khối vận tải, sàng tuyển đảmbảo sản xuất nhịp nhàng, đúng tiến độ Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từngtháng, quý, năm; chỉ đạo việc tổ chức chế biến và phân loại sản phẩm, nghiệm thusản phẩm, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm

- Phòng KCS: Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý, tham mưu cho giám đốc

về chất lượng than mua vào; về việc sản xuất, gia công, chế biến và tiêu thụ đúng

Trang 12

chất lượng của từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn của Tập đoàn công nghiệp Than– Khoáng sản Việt Nam.

- Phòng y tế: Tổ chức khám chữa bệnh, cấp cứu tại khai trường sản xuất,

khám sức khoẻ định kì cho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao

động; tổ chức đào tạo nâng bậc cho cán bộ CNV, xây dựng định mức hao phí laođộng, đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, xây dựng tổng quỹ lương trongcông ty

- Phòng tài chính - kế toán: Tập hợp, xử lý các số liệu thống kê phản ánh

kết quả quá trình sản xuất kinh doanh theo từng thời kì

- Phòng hành chính - quản trị: Phục vụ toàn bộ công việc tạp vụ văn

phòng, tổ chức các hội nghị, tổng kết các phong trào thi đua trong công ty

- Phòng thanh tra - bảo vệ: Tổ chức lực lượng bảo vệ tuần tra canh gác trên

các vị trí sản xuất của công ty, tổ chức thanh tra kiểm tra các vụ việc xảy ra trongnội bộ công ty

- Phòng đầu tư XDCB: Lập dự án mua sắm các thiết bị, quyết toán khối

lượng xây dựng

1.3 Chức năng nghiệm vụ của công ty.

1.3.1 Chức năng của công ty.

- Công ty có chức năng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm than, clinke, đávôi… trong đó sản phẩm chính là than cám

- Công ty luôn duy trì và không ngừng phát triển sản xuất, tìm hiểu và hợptác với các đơn vị bạn để đầu tư thêm dây chuyền thiết bị hiện đại, đưa khoa học,công nghệ mới vào nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm

1.3.2 Nghiệm vụ của công ty.

- Thực hiện nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ đối với Nhànước, bảo vệ tài sản, bảo vệ sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự và an toàn xã hội trongnội bộ công ty, làm nghĩa vụ quốc phòng và có các biện pháp bảo vệ môi trườngxung quanh công ty

Trang 13

- Tự chủ thiết lập các mối quan hệ với các đối tác kinh tế Thiết lập các mốiliên doanh, liên kết nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Tìm hiểu nghiên cứu thị trường, khai thác tốt hơn thị trường hiện có, tìmkiếm, thiết lập thị trường mới

- Nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý nhằm nângcao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

- Tạo thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vậtchất và tinh thần, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,văn hóa, khoa học kỹ thuật cho người lao động

1.3.3 Thị trường chính của công ty than Khánh Hòa.

Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty chủ yếu tập trung trong địabàn các Tỉnh phía bắc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đối với mặt hàngthan nguyên liệu Đối với các sản phẩm sản xuất từ phụ phẩm của quát trình khaithác chủ yếu được tiêu thụ trong địa bàn Tỉnh Thái Nguyên Công ty đang địnhhướng mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong thời gian tới

1.4 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty.

1.4.1 Những lĩnh vực kinh doanh chính của công ty.

Công ty TNHH một thành viên than Khánh Hòa là một đơn vị thành viênthuộc công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV

Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm: khai thác, chế biến và kinh doanhthan đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các ngành công nghiệp và thỏa mãn nhu cầutiêu dùng của xã hội Ngoài ra công ty còn sản xuất vật liệu xây dựng và một sốsản phẩm khác theo yêu cầu của thị trường nhằm bảo toàn, phát huy được đồngvốn, đồng thời đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trongcông ty

1.4.2 Các loại hang hóa và dịch vụ chủ yếu của công ty.

- Khai thác và thu gom than cứng.

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan

- Khai thác và thu gom than non

Trang 14

- Khai thác và thu gom than bùn

- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác (xây dựng mỏ)

- Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao ( sản xuất vôi, đá, gạch)

- Sửa chữa máy móc thiết bị.

- Bảo dưỡng và xửa chữa ô tô và các loại xe có động cơ khác

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét.

1.5 Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty.

Sơ đồ 1.2: quy trình khai thác than của Công ty than Khánh Hòa

Tiêu thụ

Trang 15

1.5.1 Quy trình khoan nổ.

Là khâu đầu tiên trong dây truyền công nghệ khai thác, khâu này đòi hỏi kỹthuật cao, nếu tổ chức tốt thì sẽ góp phần đáng kể cải thiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹthuật của công ty như: nâng cao năng suất thiết bị, máy móc, có ý nghĩa lớn đối vớihiệu quả kinh tế của công ty

1.5.4 Quy tình sang chuyền.

Là khâu cuối cùng trong dây truyền công nghệ Khâu này quyết định đến chỉtiêu chất lượng than sạch

1.5.5 Công tác phụ trợ.

Thoát nước: Không xếp vào một khâu trong quy trình công nghệ, song nó

đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến phương án khai thác là tốc độ sâu của côngty

Khánh Hòa là một công ty có đầy đủ dây chuyền cơ giới hóa tương đối hoànchỉnh Vì vậy công tác phục vụ, phụ trợ như sửa máy thiết bị, cung ứng vật tư …làmột việc không thể thiếu

Trang 16

PHẦN 2 :THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY THAN KHÁNH HÒA 2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty than Khánh Hòa

- Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến, bước

phát triển lớn trong những năm qua Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ củacông ty chủ yếu tập trung trong địa bàn các Tỉnh phía bắc và xuất khẩu sang thịtrường Trung Quốc đối với mặt hàng than nguyên liệu Đối với các sản phẩm sảnxuất từ phụ phẩm của quá trình khai thác chủ yếu được tiêu thụ trong địa bàn TỉnhThái Nguyên như :

+ Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn

+ Nhà máy nhiệt điện An Khánh

+ Nhà máy Xi Măng La Hiên

+ Nhà máy Xi Măng Quán Triều

Công ty đang định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trongthời gian tới

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ hàng hóa dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu

thị trường

Chỉ tiêu

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Trong nước 49.78 5,56% 74.52 8,17% +24.74 149,70%

Xuất khẩu 845.26 94,44

(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)

Ta thấy kết quả tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của Công ty TNHH MTV thanKhánh Hòa trong năm 2014 tăng so với năm 2013 Cụ thể: kết quả tiêu thụ năm

2014 so với năm 2013 tăng 1,94% trong tổng số giá trị mặt hàng tiêu thụ, trong đótăng 49,7% giá trị mặt hàng tiêu thụ trong nước, giảm 0,87% giá trị mặt hàng xuất

Trang 17

khẩu Để có được kết quả như vậy là nhờ công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm trong nước và phát triển sản phẩm của mình.

Bảng 2.2: Số liệu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chính của công ty theo cơ cấu

thị trường

Chỉ tiêu

Doanh thu (tỷ đồng)

Số lượng (tấn)

Doanh thu (tỷ đồng)

Số lượng (tấn)

Doanh thu (tỷ đồng)

Số lượng (tấn)

Trong nước

Than cứng 12,59 4.666,9 24,88 8.973,61 +12,29 +4.306,71 Than non 14,39 9.938,7 16,3 8.970,18 +1,91 -968,52 Than bùn 22,8 50.746,39 33,34 74.205,47 +1,54 +23.459,08

Xuất khẩu

Than cứng 646,23 239.546,9 655,87 236.556,4 +9,64 -2.990,5 Than non 129,4 89.372,6 109,59 60.309,4 -19,81 -29.063,2 Than bùn 69,63 154.976,8 72,46 161.275,6 +2,83 +6.298,8

(Nguồn phòng tài chính – kế toán)

Năm 2014 doanh thu tăng 17,4 tỷ đồng so với năm 2013 tức tăng 1,94% mặc dùsản lượng tiêu thụ hàng hóa giảm 5.256,4 tấn chứng tỏ giá bán sản phẩm của công

ty tăng lên Cụ thể trong 2 thị trường:

Đối với thị trường trong nước doanh thu năm 2014 tăng 24,74 tỷ đồng tứctăng 49,7% so với năm 2013 trong đó:

+ Than cứng doanh thu năm 2014 tăng 12,29 tỷ đồng so với năm 2013 tức

tăng 97,6%

+ Doanh thu than non tăng 1,91 tỷ đồng trong năm 2014 tức tăng 13,27%

so với năm 2013 mặc dù sản lượng tiêu thụ sản phẩm này giảm 968,52 tấn

+ Đối với than bùn năm 2014 doanh thu tăng 10,54 tỷ đồng tức 46,22% so

với năm năm 2013

Đối với thị trường xuất khẩu doanh thu năm 2014 giảm 7,34 tỷ đồng tứcgiảm 0,87% so với năm 2013 trong đó:

+ Than cứng doanh thu năm 2014 tăng 9,64 tỷ đồng so với năm 2013 tức

tăng 1,5% mặc dù sản lượng tiêu thụ giảm 2.990,5 tấn

Trang 18

+ Doanh thu than non giảm 19,81 tỷ đồng trong năm 2014 tức giảm 15,3%

so với năm 2013 và sản lượng tiêu thụ sản phẩm này giảm mạnh nhất 29.063,2 tấn

so với các sản phẩm khác

+ Đối với than bùn năm 2014 doanh thu tăng 2,83 tỷ đồng tức 4,06% so

với năm năm 2013 và đây là sản phẩm duy nhất có sản lượng tiêu thụ tăng trongthị trường này 6.298,8 tấn

Qua bảng 2.2 ta thấy được sự chuyển dịch thị trường tiêu thụ sản phẩm củacông ty đang nghiêng về thị trường trong nước mặc dù doanh thu của thị trườngxuất khẩu lớn hơn rất nhiều Điều đó cho thấy được sự rủi ro đối với thi trườngngoài nước mà công ty đang đối mặt và chuyển dịch dần về thị trường trong nướcđặc biệt đối với thị trường Trung Quốc công ty đã ngừng bán than cho nước này

Bảng 2.3: Vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty

TT Yếu tố thành côngtrong nghành Trọngsố

Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa

Công ty cổ phần than Núi Béo.

Công ty than Uông Bí

Đánh Giá Điểmsố Đánhgiá Điểmsố Đánhgiá Điểmsố

1 Khả năng tìm kiếm hợp

2 Mức độ hiện đại củathiết bị 0,15 3 0,45 3 0,45 2 0,30

3 Khả năng đáp ứng yêucầu sản phẩm 0,1 4 0,40 2 0,20 4 0,40

4 Khả năng huy động tàichính 0,1 3 0,30 3 0,30 3 0,30

Trang 19

Qua ma trận trên, ta có thể nhận thấy công ty TNHH MTV than KHánh Hòa

có khả năng cạnh tranh rất cao so với các đối thủ khác như: mức độ hiện đại củathiết bị hay chất lượng sản phẩm, khả năng huy động vốn các yếu tố trên đều đạtđiểm số cao hơn so với đối thủ, tuy nhiên vẫn có nhiều yếu điểm Nguyên nhân là

do hệ thống marketing chưa đạt được mục tiêu đề ra, sự phát triển nhanh chóng củacông nghệ khai thác và do dự phát triển nhanh của các công ty khác trong ngành

Để thực hiện mục tiêu của mình, Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa cần phải

có những chiến lược cụ thể và phương hướng đi đúng đắn, nâng cao vị thế củamình trên thị trường và trong nội bộ tập đoàn

2.2 Quy mô về sản xuất của công ty

2.2.1 : Quy mô về sản lượng đầu ra của công ty

Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, các chiến lược cạnh tranh nhưgiảm giá bán nhanh chóng và dễ dàng bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh hơnnữa lại dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận, các chiến lược quảng cáo và xúc tiến chỉ cókết quả trong ngắn hạn Công ty đã nỗ lực hơn trong việc thiết kế hệ thống phânphối sản phẩm để thu được kết quả trong dài hạn và có vị thế vững chắc hơn Việcthiết kế kênh phân phối của công ty do phòng kinh doanh đảm nhiệm Qua việcnghiên cứu tình hình thị trường, các biến động về giá nguyên liệu, giá sản phẩmđối thủ cạnh tranh cũng như xem xét các điều kiện của công ty, bản kế hoạch xâydựng và quản trị hệ thống phân phối sẽ được đưa ra và xem xét rồi quyết định.Theo đó công ty TNHH MTV than Khánh Hòa sử dụng hệ thống kênh phân phối:

- Kênh cấp 1: Công ty – Bán lẻ - Người tiêu dùng,

- Kênh cấp 2: Công ty – Bán buôn- Bán lẻ - Người tiêu dùng

Bảng 2.4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua từng kênh.

Kênh 1 21,31 30.956,7 36,83 48.063,7 +15,52 +17.107

Kênh 2 28,47 34.395,29 3,26 44.085,56 +8,79 +9.690,27

Trang 20

(Nguồn phòng tài chính – kế toán)

Qua bảng 2.5 ta có thể thấy doanh thu tiêu thụ ở 2 kênh năm 2014 tăng

24,74 tỷ đồng tức tăng 49,7% so với năm 2013 và sản lượng cũng tăng 26.797,27tấn cụ thể qua 2 kênh như sau

- Kênh 1 có doanh thu tăng 15,52 tỷ đồng tức tăng 72,83 % trong năm 2014

và sản lượng tăng 17.107 tấn so với năm 2013

- Kênh 2 trong năm 2014 doanh thu tăng 8,79 tỷ đồng tức 30,87% so vớinăm 2013 và sản lượng tăng 9.690,27 tấn

Số liệu thống kê cho thấy công ty có sự đầu tư hơn vào hệ thống bán hàng ở kênh

2 Tuy nhiên sự chuyển dịch có thể thấy rõ khi doanh thu giữa kênh 1 và kênh 2trong năm 2014 đã rút ngắn chênh lệch còn 0,43 tỷ đồng so với năm 2013 là 7,16

tỷ đồng

2.2.2.Quy mô lao động của công ty than Khánh Hòa

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh Tuynhiên đây là một yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người Trong quá trình sảnxuất, lao động luôn là yếu tố quan trọng có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đếncác yếu tố khác của sản xuất Phân tích lao động bao gồm phân tích mức độ đảmbảo lao động cả về số lượng lẫn chất lượng, về cơ cấu lao động và tìm ra nhữngnguyên nhân gây lãng phí thời gian, năng xuất lao động

Trang 21

a, Quy mô và Cơ cấu lao động của công ty than Khánh Hòa

Bảng 2.5: Bảng cơ cấu lao động của công ty

(Nguồn: Phòng tài chính – kê toán)

Qua bảng số liệu về cơ cấu lao động của công ty ta có thể nhận thấy từ năm

2013 đến năm 2014 số lao động của công ty đã giảm đi 4 người, số lượng laođộng giảm đi là do chế độ lao động, mặt khác công ty cải tiến máy móc thiết bị mởrộng sản xuất nên cần những lao động trẻ có trình độ kỹ thuật, do tính công việcnguy hiểm nên trong năm công ty đã tiến hành tuyển thêm công nhân, đồng thờicũng có số lượng lớn công nhân nghỉ việc Quá trình này làm số lượng lao độngcảu công ty giảm đi nhưng không đáng kể

Số lao động giảm về số lượng nhưng tăng về chất lượng điều này được thểhiện : năm 2013 tỷ lệ lao động phổ thông chiếm 56,27% nhưng đến năm 2014 tỷ lệnày giảm xuống chỉ còn có 55,96% giảm 0,88% tương ứng với 6 lao động, bêncạnh đó thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng từ 8,67% năm 2013lên 8,94% năm 2014 Qua đây có thể nhận thấy công ty đã dần chú trọng đếnnguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng

Trang 22

phức tạp Và ngoài ra việc nâng cao nguồn nhân lực giúp công ty ngày càng đápứng nhu cầu công việc ngày càng cao trong tương lai.

Cơ cấu lao động về tỷ lệ nam và nữ cũng có những sự thay đổi đáng kể, tỷ lệnam tăng không đáng kể từ 62,12% năm 2013 lên 62,67% năm 2014, bên cạnh đóthì tỷ lệ nữ cũng giảm từ 37,88% năm 2013 xuống còn 37,33% năm 2014.Việctăng lao động nam là do đặc thù của ngành vì ngành khai thác khoáng sản và sảnxuất vật liệu xây dựng cần sử dụng nhiều lao động nam hơn, không như các ngànhsản xuất khác

Tăng chất lượng lao động cũng được công ty dần chú ý đến có thể nhận thấy

là chỉ qua 2 năm thì tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng đại học đã tăng lên 2,86 %,trình độ lao động trung cấp tăng từ 8,09% năm 2013 lên 8,28% năm 2014 Vàtrong những năm tiếp theo tỷ lệ này sẽ vẫn có xu hướng tiếp tục gia tăng vì ngànhkhai thác khi cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất cần rất nhiều nhân viên kỹ thuật

có trình độ để xây dựng quy hoạch đồng thời kiểm tra giám sát tiến trình thực hiệnsao cho đáp ứng đúng với yêu cầu về chất lượng sản phẩm và mục tiêu của công ty

và tập đoàn

-b, Thực trạng sử dụng lao động

Số lượng và chất lượng lao động của Công ty là một trong những yếu tố cơbản quyết định quy mô, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đòi hỏi mỗidoanh nghiệp phải có số lượng công nhân viên phù hợp với cơ cấu hợp lý Việcphân tích tình hình sử dụng số lượng lao động là xác định mức tiết kiệm hay lãngphí lao động, tức là xác định số lượng lao động cần thiết cho năm 2014 và so sánhvới số lượng bình quân của Công ty trong năm 2014 bằng cách:

N = N0 * K Trong đó: N – số lượng lao động cần thiết (người)

N0 – số lượng lao động thực tế (người)

K: Hệ số điều chỉnh

Để phản ánh rõ hơn tình hình sử dụng lao động, ta đi sâu vào từng chi tiếtnhư sau:

Trang 23

- Về thời gian lao động

Hiện nay ở các doanh nghiệp mỏ, hệ số sử dụng lao động là rất thấp, tìnhtrạng lãng phí thời gian là khá phổ biến Vì vậy cần phải có biện pháp tổ chức laođộng hợp lý để nâng cao hệ số sử dụng thời gian.Phân tích việc sử dụng thời giannhằm đánh giá trình độ tận dụng lực lượng lao động và đánh giá hợp lý chế độcông tác cũng như nguyên nhân gây lãng phí lao động

Bảng 2.6:Bảng phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động.

(Nguồn phòng lao động tiền lương năm 2013-2014)

Qua Bảng 2.7 cho thấy Công ty không đạt về số ngày công so với năm

2013 Cụ thể là số ngày làm việc bình quân năm 2014 giảm 7 ngày so với năm2013,( Kế hoạch xây dựng là 21 công /tháng /người , số giờ làm việc bình quânmỗi ngày là 6 giờ)

Trang 24

8.456 ngày * 6 + 161.114 = 211.850 giờ công Với số liệu trên cho thấy ,Công ty vẫn chưa quản lý chặt chẽ chế độ côngtác, cụ thể: số giờ làm việc có hiệu quả chỉ đạt 86,33% đã làm cho số giờ làm việcbình quân cả năm của 1 công nhân viên cũng chỉ đạt so với năm 2013 là 89,34%.

Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại trên là do điều kiện sản xuất ngày càng khókhăn, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và điều kiện tự nhiên Ngoài ra còn một

số lý do khác như thiếu vật liệu, mất điện, công nhân nghỉ ốm, nghỉ chế độ

- Tình hình sử dụng số lượng lao động

Số lượng lao động là một trong những yếu tố cơ bản quyết định qui mô, kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh Sự thay đổi về lao động trong 2 năm 2013-

2014 được phản ánh trong Bảng 2.8

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Dũng (2011), Bài giảng thống kê doanh nghiệp công nghiệp, NXB ĐH Thái Nguyên Khác
2. Nguyễn Văn Điểm (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân Khác
3. Ngô Thị Hương Giang ( 2012),Bài giảng quản trị tài chính, NXB ĐH Thái Nguyên Khác
4. Phạm Thị Thanh Mai ( 2011), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. NXB ĐH Thái Nguyên Khác
5. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa năm (2013, 2014). Báo cáo kết quả hoạt đông sản xuất kinh doanh Khác
6. Công ty TNHH MTV Khánh Hòa Bảng cân đối kế toán năm (2013, 2014.) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w