1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG sản XUẤT KINH DOANH tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh phú bình i

58 793 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 227,67 KB

Nội dung

Mục lục LỜI NÓI ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH MAY PHÚ BÌNH I 4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG 4 1.1.1. Tên, địa chỉ công ty 4 1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển. 5 1.1.2.1. Thời điểm thành lập 5 1.1.2.2. Các mốc quan trọng trong lịch sử hình thành công ty: 5 1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty 7 1.1.4. Sơ lược lịch sử hình thành công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Phú Bình I. 9 1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 9 1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh 9 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10 1.3.1. Số cấp quản lý của công ty 10 1.3.2.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: 11 CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 15 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 15 CHI NHÁNH MAY PHÚ BÌNH I 15 2.1. Phân tích các hoạt động maketing của chi nhánh 15 2.1.1. Các nhóm sản phẩm của chi nhánh 15 2.1.2.Thị trường tiêu thụ hàng hóa 19 2.1.3. Giá cả và phương pháp định giá. 20 2.1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm. 21 2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 24 2.2.1. Cơ cấu lao động của chi nhánh. 24 2.2.2. Tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động. 25 2.2.2.1. Phân tích về mặt số lượng lao động. 25 2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động 27 2.2.4. Xây dựng mức thời gian lao động 29 2.2.5. Các hình thức trả lương của công ty 29 2.2.5.1.Tiền lương của khối trực tiếp sản suất. 29 2.2.5.2. Tiền lương của khối nghiệp vụ văn phòng Chi nhánh, Phân 31 2.3. Tình hình chi phí và giá thành của công ty 38 2.3.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp 38 2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí 42 2.4. Phân tích tình hình tài chính của công ty 42 2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 42 2.4.2. Bảng cân đối kế toán 44 2.4.3. Phân tích tình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 50 2.4.4. Một số chỉ tiêu về tài chính cơ bản 52 2.4.4.1. Hệ số khẳ năng thanh toán 52 2.4.4.2.Khả năng hoạt động 54 2.4.5. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty 55 CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 56 3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của công ty 56 3.1.1. Đánh giá và nhận xét 56 3.1.2. nguyên nhân thành công và hạn chế còn tồn tại của công ty 59 3.1.2.1. Nguyên nhân thành công 59 3.1.2.1. Hạn chế còn tồn tại của đơn vị 59 3.2. Đề xuất một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty 59 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu và rộng, cùng hòa chung vào nền kinh tế thế giới nước ta đã mở rộng giao lưu hợp tác với các quốc gia khác nhằm phát triển kinh tế xã hội. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển một doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình từ đó đòi hỏi trình độ chuyên môn ngày càng cao. Với chức năng và sứ mệnh là đào tạo ra những cử nhân kinh tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước, trường đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã tạo cho chúng em cơ hội tiếp xúc, làm việc trực tiếp tại các tổ chức, doanh nghiệp. Đây cũng chính là môi trường học tập khác so với trường học. Việc thực tập đã tạo cho chúng em cơ hội củng cố và đáng giá lại kiến thức của mình : Chúng em đã học được gì ? Chúng em có thể làm được gì ? từ đó phát hiện ra những điểm còn yếu kém trong kiến thức và khả năng của bản thân để cố gắng khắc phục. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh may Phú Bình I, em đã có được cái nhìn tổng thể về quá trình sản xuất kinh doanh ở đây. Và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và sự chỉ bảo giúp đỡ của các anh chị trong công ty, sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình.   CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH MAY PHÚ BÌNH I Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG 1.1.1. Tên, địa chỉ công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG. Là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào tạo. có thể khái quát một số thông tin chung về công ty như sau: Tên tiếng anh : TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : TNG Địa chỉ trụ sở : 160 Minh Cầu – Thành Phố Thái Nguyên Điện thoại : 0280 854 462 Fax : 0280 852 060 Website : http:www.tng.vn Email : infotng.vn Mã số thuế : 4600305723 Tài khoản giao dịch số : +) 3901.000000.3923 (VND) tại NHĐT PTVN chi nhánh Thái Nguyên. +) 3901.037000.4036 (USD) tại NHĐT PTVN chi nhánh Thái Nguyên. +) 10201.00004.39204 (VND) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên. +) 10202.00000.47206 (USD) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên. Logo biểu tượng của công ty: Ý nghĩa logo TNG: TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịch của công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên trước đây. Trong chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group hay TN Group. Slogan của công ty: “ SỰ LỰA CHỌN CỦA TÔI” 1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển. 1.1.2.1. Thời điểm thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG, tiền thân là xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22111979 theo Quyết định số 488QĐUB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) , là doang nhiệp 100% vốn nhà nước. Công ty được chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 01012003 theo Quyết định số 3744QĐUB ngày 16122002 của UBND tình Thái Nguyên, với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. 1.1.2.2. Các mốc quan trọng trong lịch sử hình thành công ty: Kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển. Giai đoạn hình thành và phát triển đó của công ty được chia thành năm giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (19791983) Ngày 22111979: Xí nghiệp may Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 48QĐUB của UBND tỉnh Bắc Thái, với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02 tháng 01 năm 1980, với 2 dây chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh. Ngày 07051981 tại Quyết đinh số 124QĐUB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc công ty thương nghiệp vào xí nghiệp, nấng số vốn của xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của xí nghiệp tăng lên 8 chuyền. Năm 1981 doanh thu của công ty tăng gấp đôi năm 1980. Đây là giai đoạn dặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển công ty. Hoạt đọng sản xuất kinh doanh giai đoạn này theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước. Giai đoạn hai (19841986) Đây là giai đoạn ổn định sản xuất để tạo đà phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của giai đoạn này vẫn theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản phẩm sản xuất theo đơn hàng của nhà nước. Giai đoạn ba (19861993) Đây là giai đoạn khởi đầu chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung bao cáp sang cơ chế thị trường. Doanh nghiệp phải tự hạch toán đầy đủ chi phí và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vô cùng khó khăn, cán bộ công nhân viên chưa chuyển đổi được nhận thức, tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng vô cùng khó khăn, lạm phát tăng cao. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không tránh khỏi vòng xoáy của suy thoái kinh tế. Thực hiện Nghị định số 388HĐBT ngày 20111991 của hội đồng Bộ trưởng về thành lập doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số 708QDUB ngày 22121992 của UBND tỉnh Bắc Thái. Theo đó số vốn hoạt động của công ty được nâng lên 577,2 triệu đồng. Năm 1992 xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, đưa doanh thu đạt 336 triệu đồng, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động. Giai đoạn thứ tư (1993 2002) Đây là giai đoạn chuyển giao thế hệ cán bộ. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có nhiều khởi sắc, đã có sự lien doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và quy mô sản xuất, thu hút và giải quyết thêm việc làm cho người lao động Năm 1997 xí nghiệp được đổi tên thành công ty may Thái Nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676QĐUB ngày 04111997 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 1997, công ty liên doanh với Công ty may Đức Giang trực thuộc công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty may Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 8 chuyền may. Năm 2002, công ty là thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nan (Vitas) Giai đoạn năm (2003 đến nay) Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 100% vốn của các cổ đông. Hạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt. Ngày 02012003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744QĐUB ngày 16122002. Ngày 17052007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoan Nhà nước. Ngày 28082007 Đại hội cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần đầu thư và thương mại TNG. 1.1.3. Quy mô hiện tại của công ty Doanh nghiệp thuộc vào loại doanh nghiệp lớn với tổng số lao động hơn 8.500 người và TNG hiện đang sở hữu khối tài sản gần 1.000 nghìn tỉ đồng, mỗi năm doanh thu trên 1.000 tỉ đồng . Về lao động: Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ khá cao: Đó là các kỹ sư, cán bộ quản lý có trình độ đại học, công nhân có tay nghề bậc cao. Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn vững về nghiệp vụ đủ khả năng tham gia đấu thầu quốc tế các đơn hàng có giá trị hàng triệu đôla My và quản lý công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế. Về trang thiết bị: Đến nay TNG có 9 nhà máy với 178 chuyền may, máy móc thiết bị hiện đại chủ yếu ngoại nhập từ Mỹ, Đức, Nhật, được lắp ráp đồng bộ trên dây truyền công nghệ tiên tiến hiện đại. Trong đó có khoảng 30% thiết bị tự động và bán tự động.Và áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý. Năng lực sản xuất: + 1.000.000 jacketstháng + 12.000.000 sản phẩm jacketsnăm + Sản xuất bông tấm với tổng công suất đạt trên 2 triệu yads bôngnăm. + Sản xuất thùng caston 5 lớp và 7 lớp với tổng công suất đạt trên 2 triệu m2 bao bìnăm. + Giặt công nghiệp : 12 máy giặt, 22 máy xấy, 2 máy giặt mẫu với công suất đạt trên 5 triệu sản phẩm quầnnăm. + 16 máy thêu công nghiệp hiệu tajima 20 đầu và 9 kim, thêu các loại hình với công suất đạt trên 2.5 triệu mũinăm. Thị trường tiêu thụ: + Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước như: Mỹ (47%), Canada (15%), EU (21%), Nhật (6,5%), Hàn Quốc (7%), thị trường khác (3,5%). + Thị trường trong nước: công ty đã xây dựng được hệ thống đại lý rộng khắp các tỉnh thành trong nước: Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Thái Bình, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ,… 1.1.4. Sơ lược lịch sử hình thành công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Phú Bình I. Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chuyên sản xuất hàng may mặc cho thị trường trong nước và xuất khẩu. TNG Chi nhánh may Phú Bình được thành lập vào tháng 5 năm 2011 với tổng diện tích là 9.500m2 có 17 chuyền may. Các sản phẩm chính là : Quần áo jkt 2 lớp, Jackets Lông vũ, áo phao…Năng lực sản xuất 900 nghìn sản phẩm jktnăm, quần các loại 2.5 triệu spnăm . 1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh Sản xuất và mua bán hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc, thùng carton, gia công trần bông. Đào tạo nghề may công nhiệp. Máy móc thiết bị công nghiêp, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Giặt công nghiệp, thêu công nghiệp. Kinh doanh thương mại tổng hợp. 1.2.2. Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tập trung vào các sản phẩm chủ yếu sau: Hàng áo Jackets: Jackets chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jackets có bông, hàng Jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục. Hàng quần: Quần tây, quần sooc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần trượt tuyết, váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục. Cũng như nhiều doanh nghiệp dệt may khác phần lớn sản phẩm của công ty được xuất khẩu theo đơn đặt hàng đặt trước. Và các sản phẩm được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như các quy định liên quan khác. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.3.1. Số cấp quản lý của công ty Hình 1: Mô hình tổ chức quản lý hiện tại của công ty 1.3.2.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ: Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh và chủ trương chính sách dài hạn trong việc phát triển của công ty; Quyết định cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty; Bầu, bãi nhiệm Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát; Các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định. Hội đồng quản trị: Hội đồng quả trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đính quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ: Báo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi ích nhuận, chia lãi cổ phẩn, báo cáo quyết toán năm tài chính, phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của công ty; Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc; Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của công ty; Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông; Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định. Hội đồng quản trị công ty cổ phần và thương mại TNG : Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Nguyễn Đức Mạnh Ủy viên Bà Lý Thị Liên Ủy viên Ông Nguyễn Việt Thành Ủy viên Ông Nguyễn Văn Thới Ủy viên Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trih và điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đồng bầu. Ban kiểm soát gồm: Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng Ban kiểm soát Bà Bùi Thị Thắm Ủy viên Bà Hà Thị Tuyết Ủy viên Ban giám đốc Ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc, do hội đồng Quản trị Công ty bổ nhiệm. Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội cổ đông về các quyết định của mình. Tổng giám đốc có nhiệm vụ: Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh; Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty theo đúng Điều lệ công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị; Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị; Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của công ty Phó giám đốc: là người hỗ trợ Tổng giám đốc trong hoạt động điều hành công ty trong mảng công việc được giao. Ban giám đốc gồm: Ông Nguyễn Văn Thới – Tổng giám đốc Bà Lý Thị Liên – Phó tổng giám đốc nội chính Bà Lương Thị Thúy Hà – Kế toán trưởng Tổ chức cán bộ hành chính quản trị Chức năng: Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và công tác quản trị hành chính của công ty. Nhiệm vụ: Sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng các chính sach về tiền lương tiền thưởng để thu hút nhân tài vào làm việc tại công ty Xây dựng kế hoạch tuyển, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lực. Xây dựng nội quy, quy chế quản lý về công tác lao động, tiền lương. Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn lực của công ty. Quản lý quỹ tiền mặt của công ty. Kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý lao động, tiền lương của toàn công ty. Thực hiện công tác bảo vệ tài của CBCNV và của toàn công ty. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động toàn công ty. Thực hiện côn tác bảo vệ an ninh trật tự và công tác dân quân tự về của công ty. Phòng kế toán Chức năng: Quản lý công tác tài chính, kế toán, thống kê của công ty. Nhiệm vụ: Thực hiện công tác kế toán của các xí nghiệp, của trung tâm và văn phòng Công ty. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn cho hoạt động SXKD của Công ty. Lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của Công ty. Kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất. Kiểm tra thanh, quyết toán và quản lý giá thành xây dựng cơ bản, giá thành sản xuất của toàn công ty. Kiểm tra, tổng hợp báo cáo thống kê tháng quý, năm toàn Công ty. Kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính thnags, quý, năm toàn công ty Tổng hợp phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm. Phối hợp với các đơn vị xây dựng và giao kế hoạch SXKD hàng năm. Xây dựng quy chế quản lý tài chính của Công ty   CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH MAY PHÚ BÌNH I 2.1. Phân tích các hoạt động maketing của chi nhánh 2.1.1. Các nhóm sản phẩm của chi nhánh Hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh tập trung vào các sản phẩm chủ yếu sau: Áo Jackets: Jackets chất liệu Micro, Jackets áo choàng dài, Jackets có bông, hàng jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục. Đây là sản phẩm được tiêu thu với số lượng lớn trong những năm vừa qua ở các thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Số lượng xuất khẩu mặt hàng áo jackets và áo khoác vào các thị trường năm 2014 của phân xưởng năm 2014 đạt 570.091 chiếc . Hàng áo rét: Đây là loại mặt hàng sản xuất tiêu thụ trong nước: áo phao, áo vest… với đặc trưng là chất lượng cao, cẩn thận ở từng đường may, giá thành rẻ với số lượng tiêu thụ vào năm 2014 phân xưởng đạt 33.256 chiếc. Hàng quần: Quần legging, quần sooc … đây là mặt hàng cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số các đơn hàng của phân xưởng với số lượng năm 2014 là 932.650 chiếc. Mẫu mã: chủ yếu Công ty chịu trách nhiệm sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng đã có mẫu mã với kích thước, kiểu dáng theo hợp đồng giữa công ty và khách hàng Từ phía khách hàng: Có các yêu cầu về mẫu mã, sản lượng, quy cách và phẩm chất của sản phẩm… Từ phía phân xưởng : + Đạt được các yêu cầu của khách hàng đã được quy định trong hợp đồng kinh tế. Trong sản xuất phải tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng… với giá thành nhỏ. + Nâng cao nhu thập cho cán bộ công nhân viên. Mức giá của một số sản phẩm Đvt: USD Chủng loại Mức giá Áo Jacket Down Jacket 10,607 Washing jacket 21,73 Áo rét Áo phao Phao nam 7,39 Phao lửng 6,64 Phao nhỡ 5,93 Phao 3 màu 6,11 Áo vest Vest tay lỡ 8,781 Vest vạt tròn 9,21 Vest cổ liền 8,928 Quần Quần legging 6,64 Quần sooc 2,20 Quần giặt 1,40 Bảng 1: Mức giá các sản phẩm   Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm Đơn vị: USD Chủng loại Năm 2013 Năm 2014 Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ Áo 1.181,043 46,7% 1.407,887 48,1% Jacket 708,12 28% 863,465 29,5% Phao 263,016 10,4% 330,751 11,3% vest 209,907 8,3% 213,671 7,3% Quần 1.213,92 48,9% 1.366,909 46,7% Sooc 389,466 15,4% 398,072 13,6% Legging 182,088 7,2% 178,547 6.1% Quần giặt 563,967 22,3% 790,29 27% Sản phẩm khác 111,276 4,4% 152,204 5,2% Tổng 2.529 100% 2.927 100% Bảng 2: Cơ cấu doanh thu năm 2013, 2014 Cơ cấu doanh thu của đơn vị về hai sản phẩm như trên là tương đối đồng đều. Trong nhưng năm tới đơn vị cần duy trì doanh thu những mặt hàng này và cần tăng cường thêm khâu thiết kế nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thu hút thêm những đơn hàng mới, tăng doanh thu cho đơn vị cũng như công ty. Hình 2: Đồ thị biểu thị mức tiêu thụ sản phẩm của công ty qua năm 2013 và 2014   2.1.2.Thị trường tiêu thụ hàng hóa Doanh số sản suất khách hàng năm 2014, 2013 Năm 2013 Năm 2014 Hình 3: Thị trường tiêu thụ hàng hóa năm 2014   Phân bố thị trường xuất khẩu năm 2014 Hình 4: Thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2014 Qua đây có thể thấy xuất khẩu là nguồn thu chính và trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất chiếm 47% tổng doanh thu xuất khẩu (2014), sau đó là thị trường EU và Canada. Đây đồng thời cũng là các thị trường đem lại nguồn lợi nhuận chính cho công ty. 2.1.3. Giá cả và phương pháp định giá. Đối với các hợp đồng gia công xuất khẩu: Công ty cứ căn cứ vào hợp đồng gia công với khách hàng mà thỏa thuận đơn giá gia công. Đối với loại hàng này khách hàng sẽ giao nguyên phụ liệu cho Công ty tiến hành sản xuất ra phản phẩm hoàn chỉnh. Khách hàng sẽ đặt hàng gia công với một mức giá nhất định, Công ty tiến hành nghiên cứu hoạnh toán có lại hay không rồi mới ký hợp đồng với khách hàng. Đối với thị trường nội địa: Căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm, căn cứ vào từng sản phẩm cụ thể, căn cứ vào thừng thời điểm của thị trường, đưa ra tỷ lệ lợi nhuận trên đơn hàng hình thành giá bán. Định giá theo giá thành sản xuất: Giá bán = giá thành sản xuất + lợi nhuận đơn vị sản phẩm cụ thể Khi định giá bán sản phẩm theo phương thức này Công ty phải nghiên cứu kỹ các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm của mình, chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ lớn nếu Công ty sản xuất một lượng nhỏ còn khi Công ty sản xuất một lượng sản phẩm lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ do khoản chi phí phân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ và khi lượng sản phẩm lớn Công ty có thể tích lũy được kinh nghiệm quản lý, người công nhân tích lũy được kinh nghiệm sản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quản sản xuất. Vì vậy Công ty cần chú ý đến kiểm tra công tác tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tạo được giá thành thấp thì khi đó sẽ tăng được lợi nhuận của mình lên và tạo được ưu thế cạnh tranh về giá. Đối với sản phẩm bán FOB: Khách hàng sẽ gửi mẫu hàng, yêu cầu về chất lượng đến công ty, công ty sẽ tiến hành may mẫu và gửi lại cho khách hàng nếu khách hàng chấp nhận sản phẩm của công ty thì công ty sẽ tiến hành hoạch toán tính giá sản phẩm và thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng. Hoặc công ty mua nguyên vật liệu, phụ liệu tổ chức sản xuất ra hàng hóa và hoạch toán các loại chi phí và cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận đó chính là giá để công ty đi chào bán với khách hàng. Giá bán FOB = chi phí + chi phí + % lợi nhuận + thuế + hoa hồng nguyên vật liệu theogiá CM (nếu có) 2.1.4. Hệ thống phân phối sản phẩm. Công ty sử dụng kênh phân phối là kênh cấp 0: Kênh cấp 0   Khách hàng sẽ kí hợp đồng với công ty hoặc mua hàng thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. Điều này có nghĩa là sản phẩm của công ty sẽ đến tận tay người tiêu dùng không thông qua khâu trung gian. 2.1.5. Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác maketing của chi nhánh. Điểm mạnh Điểm yếu Đội ngũ lãnh đạo cao cấp có tầm nhìn chiến lược, có năng lực lãnh đạo và định hướng phát triển tốt với nhiều năm kinh nghiệm. Công ty có hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, hệ thống sản xuất được tôt chức một cách hoa học, chặt chẽ. Công ty có cơ sở khách hàng tốt trong đó có những khách hàng lớn như Columbia Sportwear , ZARA, GAP… công ty cũng xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, nhờ đó nguồn đầu ra của công ty tương đối dồi dào, chặt chẽ. Trung tâm đào tạo chuyên trách giúp công ty không ngừng nâng cao tay nghề của người lao động và phần nào tự đáp ứng được nhu cầu lao động trong quá trình mở rộng sản xuất. Công tác quảng bá thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu TNG – Thainguyen Garment (may Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa thực sự quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Khâu thiết kế sản phẩm của công ty cạnh tranh chưa mạnh, chưa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm. Đây cũng là điểm yếu chung của ngành dệt may Việt Nam. Cơ hội Nguy cơ Chính sách phát triển kinh tế xã hội cảu Đảng và Nhà nước cũng như tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuân lợi cho Công ty trong những tương lai. Thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU… đã khá quen thuộc với ngành dệt may Việt Nam và trong đó có TNG. Thị trường trong nước thì với dân số hơn 90 triệu người là thị trường đầy tiềm năng. Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất do các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và các nước đã được dỡ bỏ, môi trường kinh doanh được cải thiện, cơ hội tiếp cận công nghệ, thông tin, dịch vụ đã được tốt hơn và các tranh chấp thương mại cũng được giải quyết công bằng hơn. Sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu dệt may khác như Trung Quốc, Ấn Độ… là những nước có nhiều lợi thế hơn về thị trường, nguyên phụ liệu… không chỉ đe dọa thị trường xuất khẩu mà còn chiếm lĩnh thị trường nội địa. Nhưng đổi lại việc gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở rộng thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác (riêng thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm khoảng 23, cụ thể hàng may mặc từ 50% xuống 20%, vải từ 40% xuống còn 12%, sợi xuống còn 5%). 2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương 2.2.1. Cơ cấu lao động của chi nhánh. Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lao động, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó trong những năm qua công ty đã không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Tại chi nhánh Phú Bình I hiện có hơn 700 công nhân viên được phân loại theo giới tính : Nữ giới chiếm 630 người, chiếm 87% Nam giới chiếm 92 người, chiếm 13% Do là công ty sản xuất hàng dệt may nên lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn vì cần sự tỉ mỉ, khéo léo và độ tuổi của lao động là khá trẻ, và đây là một điều kiện thuận lợi vì tuổi trẻ có sức khỏe và rất năng động. Phân theo trình độ của phân xưởng Trình độ đai học : 25 người, chiếm 3,46%. Trình độ cao đẳng : 47 người, chiếm 6,51%. Trình độ trung cấp : 32 người, chiếm 4,43%. Công nhân : 618 người, chiếm 85,6 %. Hiện nay lượng cán bộ có trình độ cao vẫn còn hạn chế. Diều này đòi hỏi đơn vị phải có biện pháp thu hút, tuyển chọn những cán bộ có năng lực về với đơn vị nhiều hơn nữa.   2.2.2. Tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động. 2.2.2.1. Phân tích về mặt số lượng lao động. Đơn vị : Người stt Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Lao động trực tiếp 615 618 3 0,49 2 Lao động gián tiếp 102 104 2 1,96 3 Tổng số nhân viên 717 722 5 0,70 (Nguồn: Phòng kế toán TNG may Phú Bình I) Bảng 3: Phân tích tình hình lao động năm 2014 với 2013 Qua bảng trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2014 là 722 người, tức là tăng 5 người so với năm 2013 (717 người), tương ứng với 0,70% . Sự tăng lên này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Lao động trực tiếp: năm 2014 tăng lên 3 người so với năm 2013, tương ứng với 0,49% + Lao động gián tiếp: Năm 2014 tăng lên 2 người so với năm 2013, tương ứng với 1,96% Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa năm 2012 với năm 2013 stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Lao động trực tiếp 630 615 15 2,38 2 Lao dộng gián tiếp 98 102 4 4,08 3 Tổng số nhân viên 728 717 11 1,51 (Nguồn: Phòng kế toán TNG may Phú Bình I) Bảng 4: Phân tích tình hình lao động năm 2012 với 2013 Qua bảng phân tích ta thấy tổng số lao động công nhân viên của đơn vị năm 2013 là 717 người, tức là giảm 11 người so với năm 2012 (728 người), tương ứng với 1,51%. Sự giảm này là do hai nhân tố: + Lao động trực tiếp: Năm 2013 giảm đi 15 người so với năm 2012, tương ứng với 2,38%. + Lao đông gián tiếp: Mặc dù thành phần lao động này có tăng nhưng không nhiều năm 2013 tăng lên 4 người, tương ứng với 4,08% Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa năm 2012 với năm 2014 stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2014 Chênh lệch Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1 Lao động trực tiếp 630 618 12 1,90 2 Lao động gián tiếp 98 104 6 6,12 3 Tổng số nhân viên 728 722 6 0,82 (Nguồn phòng kế toán TNG may Phú Bình I) Bảng 5: Phân tích tình hình lao động năm 2012 với 2014 Bàng phân tích tình hình lao động năm 2012 với năm 2014 Qua bảng phân tích ta thấy tổng số nhân vien của phân xưởng năm 2014 là 722 người, tức là giảm 6 người so với năm 2012 (728 người), tương ứng giảm 0,82%. Sự giảm đi này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: + Lao động trực tiếp: năm 2014 là 618 người giảm 12 so với năm 2012 (630 người) , tương ứng với giảm 1,90% + Lao động giám tiếp: năm 2014 có tăng lên 6 người so với năm 2012, tương ứng với tăng 6,12%. 2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động Quy trình tuyển dụng như sau: Bước 1: xác định nhu cầu cần tuyển Tổ trưởng các đơn vị trong nhà máy sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; căn cứ và kế hoạch giao khoán, KHSXKD của đơn vị để: Xác định nhu cầu nhân lực để đánh giá thực trạng lao động hiện tại như số lượng, chất lượng, lao động kế cận. Xây dựng các yêu cầu cho các vị trí cần tuyển dụng, chuyển phiếu xác định nhu cầu tuyển dụng cho phòng LĐTCHC. Bước 2: Ký duyệt nhu cầu tuyển dụng Phòng lao động – TCHC tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị và trình Giám đốc phê duyệt. Bước 3: Lên kế hoạch tuyển dụng Sau khi được kí duyệt nhu cầu tuyển dụng phòng LĐ – TCHC lập phương án, kế hoạch tuyển dụng và lựa chọn một số các hình thức tuyển dụng để đạt được hiệu quả cao nhất như: Thông báo tuyển dụng tuyên truyền trong và ngoài đơn vị, phát tờ rơi, liê hệ các trung tâm đào tạo… Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn sơ tuyển và phân loại lao động Phòng LĐ – TCHC sàng lọc hồ sơ của các ứng viên dự tuyển thông qua các thông tin về: trình độ văn hoa, trình đọ chuyên môn và bằng cấp đước đào tạo, kinh nghiệm làm việc, vị trí tuyển, các yếu tố cần thiết khác… Kiểm tra các giấy tờ hồ sơ và an ninh hồ sơ theo quy định của công ty. + Đối với lao động biết nghề: Làm thủ tục tiếp nhận trình lãnh đạo chi nhánh ký duyệt và bàn dao về cho xưởng sản xuất. +Lao động không biết nghề: Làm hợp đồng đào tạo với người lao động sau đó bàn giao cho phòng kỹ thuật đào tạo nghề Bước 5: Đào tạo – bàn giao Căn cứ vào danh sách bàn giao lao động học nghề của phòng LĐ – TCHC, phòng kỹ thuật chi nhánh lên phương án, giáo trình dạy nghề, phân công nhiệm vụ cho nhân viên kèm cặp lao động không biết nghề vói mục đính của chi nhánh : “ Dạy đúng cơ bản, nhanh thành thạo các thao tác đường may, cung cách vận hành thiết bị để người lao động sớm biết nghề”. Thời gian tối thiểu cho học nghề là 05 ngày và tối đa là 30 ngày trước khi bàn giao Khi lao động đã biết nghề, phòng kỹ thuật làm thủ tục bàn giao cho phòng lao động tiền lương và tổ trưởng các đơn vị có nhu cầu lao động. Trong thời gian học nghề: Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm soát nhận sự học nghề, nội quy lao động, số công học thực tế và các quy định khác về học nghề do chi nhánh, công ty ban hành. Chỉ khi có lệnh của giám đốc Chi nhánh thì người lao động mới được điều chuyển làm, học công việc khác ngoài ra tập trung vào học nghề tại phòng. Bước 6: Quyết định tiếp nhận Căn cứ vào danh sách bàn giao lao động đào tạo nghề của phòng kỹ thuật. Phòng LĐ – TCHC lập danh sách các ứng viên đạt tiêu chuẩn trình lãnh đạo chi nhánh duyệt tiếp nhận thử việc tại đơn vị. Tổ chức đào tạo cho người lao động về nội quy quy chế an toàn lao động trước khi bàn giao cho đơn vị sản xuất nhu cầu lao động. Bước 7: Nhập hồ sơ và lưu trữ đánh giá công tác tuyển dụng Nhân viên quản lý lao động nhận hồ sơ ứng viên vào phần mềm quản lý nhân sự theo đúng quy định và bàn giao hồ sơ về phòng lưu trữ công ty. Danh sách lao động đạt kết quả tuyển dụng, được phòng LĐ – TCHC bổ sung vào danh sách CBCNV trong chi nhánh và được theo dõi, lưu trữ, báo cáo đầy đủ theo quy định hiện hành. Hàng tuần, tháng, quý, năm phòng LĐ – TCHC tổng hợp số lượng, chất lượng lao động đã tuyển, tổng các chi phí cho công tác tuyển dụng và báo cáo lãnh đạo đơn vị. Giữa cá quy trình có mối liên hệ với nhau, ngya từ mỗi quy trình đều cần phải được thực hiện đúng đắn, không bị gián đoạn để đảm bảo cung cấp cho chi nhánh, công ty đủ số lượng nhân viên với đầy đủ khả năng thực hiện công việc. 2.2.4. Xây dựng mức thời gian lao động Mức thời gian lao động hợp lý cho cán bộ công nhân viên là một nền tảng giúp tiến độ cũng như năng suất lao động của phân xưởng, chi nhánh cũng như toàn công ty được đảm bảo, duy trì theo đúng chiến lược công ty đề ra. Mức lao động chung của công ty cho nhan viên được đề ra : Thời gian làm việc của nhân viên trong công ty là 8 giờngày, nghỉ ngày chủ nhật, ngày lễ, ngày tết theo quy định. Thời gian làm thêm không quá 1 giờngày và không làm việc liên tục quá 6 ngàytuần. + Mùa hè : Sáng từ 7h00ph đến 11h30ph, Chiều từ 13h30ph đén 17h00ph. + Mùa đông : Sáng từ 7h30ph đến 11h30ph, Chiều từ 13h00ph đến 17h00. 2.2.5. Các hình thức trả lương của công ty 2.2.5.1.Tiền lương của khối trực tiếp sản suất. Tiền lương theo sản phẩm: TLSP = SLSP KĐC ĐG TLSP: Tiền lương sản phẩm của từng người lao động trong 8h làm việc, tối thiểu bằng tiền lương cáp bậc đóng BHXH, tiề lương sản phẩm không đủ thì người lao động được bù để bằng tiền lương cấp bậc đóng BHXH. Nếu người lao động phải bù 3 tháng liên tục thì pahir điều động làm công việc khác có mức lương thấp hơn. SLSP: Số lượng sản phẩm thực hiên theo mức giao khoán trong 8h làm việc (người lao động phải được giao đủ số lượng sản phẩm trong 8h làm việc để đạt tiền lương cấp bậc đóng BHXH). KĐC: Là hệ số điều chỉnh đơn giá tiề lương cho từng mã hàng theo số lượng sản phẩm của mã hàng nhiều ít, tính chất của mã hàng khó hay dễ do giám đốc chi nhánh quyết định. ĐG: Đơn giá tiền lương được tính theo công thức: ĐG = (lương tối thiểu ×HScb)(26 ngày ×8h ×36000 giây) ×TGCN + Lương tối thiểu: là mức lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm hiện nay là 2.150.000 đến 3.100.000 đồngtháng + HScb: Hệ số lương cấp bậc của từng bậc lương theo thang bảng lương của công ty được sở LĐ – TBXH phê duyệt theo thông báo ngày 672006. + TGCN: Thời gian công nghệ cắt, may, đóng kiện, là, nhặt chỉ, thêu, giặt sản phẩm theo thiết kế dây chuyền công nghệ. Tiền lương của công nhân cơ điện được hưởng theo doanh thu sản xuất của các tổ sản xuất và được phân phối cho từng người theo cấp bậc thợ. Tiền lương của: Vệ sinh công nghiệp, nấu ăn, bốc vác được hưởng theo khoán gọn. Lương theo thời gian: Cán bộ nghiệp vụ làm thêm vào ngày Chủ nhật, vào ngày nghỉ Lễ và các ngày nghỉ được hưởng lương khác, thì tính toán thu nhập như sau: + Tiền lương ngày chủ nhật, ngày nghỉ Lễ, ngày nghỉ có hưởng lương khác: Bằng 100% tiền lương Hay hiện hưởng và được nghỉ bù số ngày tương ứng vào ngày làm việc bình thường. + Ngày nghỉ bù của ngày chủ nhật: Hưởng 100% tiền lương cấp bậc. + Ngày nghỉ bù của ngày nghỉ Lễ,tết: Hưởng 200% tiền lương cấp bậc. + Các trường hợp khác trưởng các bộ phận yêu cầu cán bộ nghiệp vụ phải đi làm ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ tết do chưa hoàn thành trong thời gian làm việc tiêu chuẩn thì ngày làm việc đó không được hưởng lương và không được bố trí nghỉ bù. Tiền lương của cán bộ quản lý tổ: Được hưởng theo tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất tại đơn vị trực tiếp chỉ đạo. Tiền lương của từng người được tính theo công thức: TL = ∑TLSP K1 K2 K3 NC + ∑TLSP: Tổng tiền lương sản phẩm trong tháng của phân xưởng, của tổ trực tiếp quản lý. + NC: Ngày công làm việc thực tế của cá nhận trong tháng. + K1: Tỷ lệ từ 36% tổng tiền lương sản phẩm của đơn vị. + K2: Hệ số điều chỉnh tiền lương của cán bộ quản lý tổ may, tổ cắt, tổ giặt, tổ là, tổ hoàn thiện, tổ cơ điện do giám đốc chi nhánh quyết định trên cơ sở hiệu quả của từng đơn vị. Tiền lương của khối nghiệp vụ văn phòng Chi nhánh, Phân xưởng Tiền lương của cán bộ Chi nhánh, phân xưởng: TL = (Điểm HAY ×tiền lương 1 điểm)(NCLV ×100)×NC + Số điểm HAY được đánh giá trên 3 thành tố : Hiểu biết, giải quyết vấn đề và trách nhiệm. + NCLV: ngày công làm việc trong tháng theo đúng quy định của bộ luật lao động. + NC: Ngày công đi làm thực tế trong tháng. + Tiền lương 1 điểm HAY là 15.000 đồng. + Tiền lương hàng tháng theo điểm HAY ứng với hệ số K = 100 điểm của từng chức danh công việc được hưởng như sau:   N H Nhóm chức vụ, chức danh công việc Điểm HAY Mức lương Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bặc 5 Bậc 6 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 1 Khối cán bộ 1.1 1.bảo vệ 100 110 120 130 140 150 1.500.000 1.650.000 1.800.000 1.950.000 2.100.000 2.250.000 2.Nhân viên phát kim 1.2 1.Nhân viên hành chính lưu trữ 110 130 150 170 190 210 1.650.000 1.950.000 2.250.000 2.550.000 2.850.000 3.150.000 2.Nhân viên y tế 3.Nv giao nhận hàng 4.Nv tổ bảo dưỡng 5.Nv may mẫu 6.Nv phụ kho, liệu, nguyên liệu, thành phẩm 7.Công nhân sửa chữa máy thông thường 8.Công nhân vận hành máy 1.3 1.Cán bộ công đoàn 140 160 180 200 220 240 2.100.000 2.400.000 2.700.000 3.000.000 3.300.000 3.600.000 2.Nv IT thiết bị văn phòng 3.Nv QC cắt 4.Nv QC may 5.Nv tuyển dụng, đào tạo 1.4 1.Thủ kho phụ tùng 160 180 200 220 240 260 2.400.000 2.700.000 3.000.000 3.300.000 3.600.000 3.900.000 2.Công nhân sửa chữa máy chuyên dùng 3.Nv bảng mầu 4.Nv định mức 5.Nv phiên dịch 6.Nv KH, kỹ thuật phân xưởng thêu, giặt, BBPE 7.Nv ke giá 1.5 1.Nv bảo hiểm, LĐTL 180 200 220 240 260 280 2.700.000 3.000.000 3.300.000 3.600.000 3.900.000 4.200.000 2.Nv tổ chức cán bộ 3.Nv kế toán 4.Nv bảo hộ LĐ, Nv phần mềm CNTT, phòng XDCB 5.Nv nghiệp vụ quản lý thiết bị 6.Nv kỹ thuật 7.Nv điều độ PX cắt, hoàn thiện 8.Nv điều độ PX may 1.6 1.Nv đơn hàngcân đối 200 220 240 260 280 300 3.00.000 3.300.000 3.600.000 3.900.000 4.200.000 4.500.000 2.Nv thiết kế mẫu 3.Nv nghiệp vụ xuất nhập khẩu 4.Nv KT ngân hàng, thanh toán quốc tế, tổng hợp 5.Nv thủ kho nguyên vật liệu, thành phẩm 1.7 1.Nv phòng kinh doanh 240 260 280 300 320 340 3.600.000 3.900.000 4.200.000 4.500.000 4.800.000 5.100.000 2.Nv thiết kế mẫu 2 Khối cán bộ quản lý xí nghiệp 2.1 1.TP, trưởng ca 150 170 190 210 230 250 2.250.000 2.550.000 2.850.000 3.150.000 3.450.000 3.750.000 2.TT tổ vệ sinh, nhặt chỉ 3.TT tổ bảo vệ 2.2 1.TT tổ là hơi 170 190 210 230 250 270 2.550.000 2.850.000 3.150.000 3.450.000 3.750.000 4.050.000 2.TT tổ hoàn thiện 3.TT tổ bảo dưỡng, gia công cơ khí 2.3 1.Nhóm QC cắt 190 210 230 250 270 290 2.850.000 3.150.000 3.450.000 3.750.000 4.050.000 4.350.000 2.Trưởng QA an toàn sản phẩm 3.Trưởng nhóm định mức, bảng mầu, mẫu dấu 2.4 1.TT tổ căt may 210 230 250 270 290 310 3.150.000 3.450.000 3.750.000 4.050.000 4.350.000 4.650.000 2.TT tổ cơ điện, quản lý thiết bị 3.Trưởng nhóm kỹ thuật chuyền, thiết kê chuyền 4.Trưởng nhóm hành chính, bảo hiểm,LĐTL 5.Trưởng nhóm CNTT 6.Trưởng nhóm QC may 7.Trưởng nhóm QA may 8.Bí thư đoàn thanh niên 2.5 1.Trưởng nhóm thiết kế mẫu 270 290 310 330 350 370 4.050.000 4.350.000 4.650.000 4.950.000 5.250.000 5.550.000 2.Trưởng nhóm kinh doanh 3.Trưởng phòng cơ điện 4.Trưởng nhóm KT ngân hàng, TT quốc tế, tổng hợp 2.6 1.Phó phòng tổ chức, kế toán chi nhánh 300 320 350 370 390 410 4.500.000 4.800.000 5.250.000 5.550.000 5.850.000 6.150.000 2.Phó phòng nghiệp vụ công ty 3.Phó giám đốc phân xưởng may 4.Quản đốc phân xưởng căt, hoàn thiện 5.Phó phòng 6.Phó chủ tịch công đoàn 2.7 1.Quản đốc phân xưởng may 350 370 400 450 500 600 5.525.000 5.550.000 6.000.000 6.750.000 7.500.000 9.000.000 2.Trưởng phòng tổ chức, kế toán xí nghiệp 3.Trưởng phòng kỹ thuậ, QLCL; phòng HKTH phân xưởng giặt, thêu, bao bì; phòng nghiệp vụ công đoàn 2.8 1.Phó phòng kinh doanh, phòng phát triển 400 450 500 600 700 800 6.000.000 6.750.000 7.500.000 9.000.000 10.500.000 12.000.000 2.Trưởng phòng kinh doanh nội địa 3.Trưởng phòng kế hoạch vật tư, phòng sản xuất 4.Thư ký công ty 5.Quản đốc phân xưởng thêu, giặt, bao bì 2.9 1.Phó giám đốc kỹ thuật; chất lượng 500 600 700 800 900 1.000 7.500.000 9.000.000 10.500.000 12.000.000 13.500.000 15.000.000 2.Chủ tịch công đoàn 2.10 1.Trưởng phòng kinh doanh 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 12.000.000 15.000.000 18.000.000 21.000.000 24.000.000 27.000.000 2.Trưởng phòng kiểm soát nội bộ 3.Trưởng phòng phát triển mẫu 2.11 1.Phó tổng giám đốc 900 1.100 1.300 1.500 1.700 2.000 13.500.000 16.500.000 19.500.000 22.500.000 25.500.000 30.000.000 2.Kế toán trưởng 3.GĐXN may chi nhánh 2.12 1.Tổng giám đốc công ty 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 15.000.000 22.500.000 30.000.000 37.500.000 45.000.000 52.500.000 (nguồn phòng kế toán Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG) Bảng 6: Tiền lương theo điểm HAY của khối nghiệp vụ Việc xếp vào nhóm, bậc lương cho từng người căn cứ vào chấm điểm HAY, do Tổng giám đốc quyết định. Nhóm trưởng được phụ cấp 10%. Thời gian để xem xét nâng bậc lương tối thiểu là 12 tháng. Những trường hợp được nâng lương đặc cách do Tổng giám đốc quyết định. Nhân viên trong thời gian thử việc được hưởng 70% tiền lương của nhóm bậc lương kí hợp đồng. Tiền BHXH, BHYT,KPCĐ thực hiện theo quy định của bộ luật lao động. Tiền ăn ca là 2 % tiền lương sản phẩm. Cán bộ công nhân viên phải làm thêm giờ, tiền lương cho giờ làm thêm được hưởng theo đúng quy định cảu bộ luật lao động. Tiền thưởng Tiền thưởng tháng Nguồn thiền thưởng hàng tháng của các đơn vị bằng tổng nguồn tiền lương trừ đi tiền lương sản phẩm, tiền BHXH, BHYT, tiền ăn ca và tiền lương dự phòng. Được xác định theo công thức: + NTT = NTL – TLSP – TBH – TAC – TLDP + %DTDGC + NTT: là nguồn tiền chi trả thưởng trong tháng. + NTL: Nguồn tiền lương được tính theo tỷ lệ % doanh số sản xuất (doanh thu tiêu thụ) được xây dựng trong bảng xây dựng giá thành kế hoạch giao khoán cho từng đơn vị. + TLSP,TBH,TAC: Tiền lương sản phẩm, tiền BHXH, BHYT, tiền ăn ca đã chi trong tháng. + TLDP: Tiền lương dự phòng 10% nguồn tiền lương. + %DTDGC: Là doanh thu đưa đi gia công, do giám đốc chi nhánh tự quyết định. Tiền thưởng của từng người được tính theo công thức: TT = NTT(∑(TLSP ×K)×TLSP ×K + TT: Tiền thưởng hàng tháng của cá nhân. +TLSP: Là tiền lương sản phẩm của mỗi cá nhân + K : Là tổng điểm của mỗi cá nhân trong tháng. Tiêu chí xét thưởng hàng tháng theo tiêu chí của chi nhánh và do trưởng phong, giám đốc đề nghị tổng giám đốc phê duyệt. Theo nguyên tắc vi phạm nội quy, quy chế của công ty theo tiêu chí nào thì trừ điểm theo số điểm theo tiêu chí đó, vi phậm ngày nào thì trừ điểm ngày ấy, không được cộng tiền dồn đến cuối tháng trừ điểm. Đối tượng không được xét thưởng hàng tháng là: Đối với CBCNV hưởng lương theo điểm HAY không hoàn thành công việc theo bảng mô tả công việc. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất không đạt tiền lương sản phẩm theo lương cấp bậc đóng BHXH. CBCNV vi phạm nội quy quy chế bị trừ điểm đến > 30. Tiền thưởng năm Tiền thưởng của chi nhánh, xí nghiệp được hình thành từ hai nguồn sau: Nguồn thứ nhất là phần lãi còn lại sau khi trích nộp đủ cho công ty theo mức giao khoán và hoạch toán đúng đủ các khoản mục chi phí vào giá thành sản phẩm. Nguồn thứ hai Công ty trích thưởng cho chi nhánh, xí nghiệp 3% theo mức trích nộp lợi nhuận cho công ty theo mức giao khoám (trừ khấu hao cơ bản).  2.3. Tình hình chi phí và giá thành của công ty 2.3.1. Phân loại chi phí của doanh nghiệp Giá thành sản phẩm là biểu hiện bàng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Vậy giá thành là cơ sở để xác định giá bán của công ty nên cần phải xác định một cách chính xác để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp vào tính giá thành sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên phụ liệu, chi phí nhân công trực tiếp, trích khấu hao vào giá thành sản phẩm, điện năng và các chi phí khác được tập hợp tính vào giá thành cho từng mã hàng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,… để sản xuất sản phẩm. Ví dụ mua vải chính, vải lót, khóa nẹp, cúc dập, chỉ may… Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải tả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, bảo hiểm y tê, bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn… Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, phục vụ sản xuất sản phẩm bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí sửa chữa lơn, chi phí dụng cụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài… Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu của từng tháng ví dụ : CP sản xuất chung = (doanh thu đơn hàng)(∑DT các đơn hàng)×∑CPSX chung Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý chi nhánh, phân xưởng, chi phí vật văn phòng, công cụ trong văn phòng như máy tính, máy photo… Tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. Công việc tính giá thàng sản phẩm được tiến hành vào cuối mỗi tháng. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tại các nhà máy của công ty được tính như sau: ∑Z_SP = ∑D_ĐK+C D_CK Trong đó: D_đk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ C: Chi phí phát sinh trong kỳ D_CK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm được tính theo công thức : Z_ĐV = (∑Z_sp)(∑khối lượng sản phẩm sản xuất)   XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ THEO DSSX NĂM 2015 Đơn vị: Vnđ Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ (%) DSS A.Doanh số sản xuất 79.393.008.870 B.Tổng chi phí theo DSSX 73.324.400.629 92,36% a.Chi phí trả cho người lao động 54.973.101.760 69,24% 1.Thu nhập (tiền lương, thưởng, lễ phép…) 43.110.221.760 54,30% 2.Trả nợ lương năm trước 4.300.000.000 5,42% 3.Bảo hiểm XH, YT 6.957.849.600 8,76% 4.KPCĐ 605.030.400 0,67% b.Chi phí sản xuất 18.351.298.869 23,11% 5.Chi phí tiền ăn ca 2.801.184.000 3,53% 6.Chi phí điện nước 1.008.000.000 1,27 7.Tiền than đốt lò 518.400.000 0,65 8.tiền xăng dầu 0,00 9.Chi phí phụ tùng thay thế 595.200.000 0,75 10.Chi phí CCDC, đồ dùng VP 300.000.000 0,38 11.Chi phí tiếp khách 100.000.000 0,13 12.Chi phí hội nghị 0,00 13.Chi phí VPP, nước uống 124.000.000 0,16 14.Chi phí đi công tác 20.000.000 0,03 15.Điện thoại ,internet 24.000.000 0,03 16.Phí ngân hàng 560.000.000 0,71 17.Cước vận chuyển 1.032.109.115 1,30 18.Phí ,lệ phí các loại 0,00 19.Chi phí thăm quan, học tập 0,00 20.Chi tai nạn lao động 0,00 21.Phí bảo hiểm xe ô tô 0,00 22.Tài trợ, ủng hộ 0,00 23.Chi khác 2.778.755.310 3,50 24.Chi phí xuất khẩu 3.969.650.444 5,00 25.Chi phí hoa hồng môi giới 1.000.000.000 1,26 26.Lãi vay ngân hàng 2.200.000.000 2,80 27.Chi phí phân bổ CCDC 1.300.000.000 1,64 C.Dự phòng rủi ro 0,00 D.Tích lũy nguồn tiền lương 6. 068. 608.241 7,46 (Nguông phòng kế toán May TNG Phú Bình I) 2.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí xí nghiệp tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp. Phương pháp để tính giá thành kế hoạch là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính toán chi tiết dựa trên lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản phẩm và chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ. Chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý và chi phí bán hàng được phân bổ theo tỷ trọng doanh thu tiêu thụ từng loại mặt hàng trong kỳ tính toán. Nhìn chung việc tính toán và phân bố chí phí của công ty là chi tiết và hợp lý. Việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo tỷ trọng doanh thu giúp chi phí được phân bổ hợp lý, tránh đè nặng chi phí lên những sản phẩm tiêu thụ được ít, kiểm soát chi phí chung hiệu quả. 2.4. Phân tích tình hình tài chính của công ty 2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đươn vị: Vnđ Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 13 547,976,086,057 589,978,047,001 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 13 7,980,036,926 8,357,036,968 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=0102) 10 13 539,996,022,131 581,621,010,033 4.Giá vốn hàng bán 11 406,087,235,088 440,215,044,954 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=1011) 20 133,908,787,043 141,405,965,079 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 967,980,450 986,903,997 7.Chi phí tài chính 22 11,089,473,078 12,635,056,268 Trong đó :Chi phi lãi vay 23 10,036,820,794 9,902,057,870 8.chi phí bán hàng 24 15,046,426,794 17,458,975,023 9.chi phí quản lý DN 25 97,974,023,758 99,958,045,692 10.Lợi nhuận từ hoạt đông kinh doanh30=20+(2122) (24+25) 30 10,766,843,863 35,837,096,635 11.Thu nhập khác 31 10,765,976,230 965,085,348 12.Chi phí khác 32 9,785,025,022 879,368,035 13.Lợi nhuận khác (40=3132) 40 980,951,208 85,717,313 15.Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 11,747,795,071 35,922,813,948 16.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 14 1,065,326,658 2,436,078,357 18.Lợi nhuận sau thuế (60=5051) 60 10,682,468,413 33,486,735,591 (Nguồn phòng kế toán may TNG Phú Bình I ) Bảng 8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, 2014 2.4.2. Bảng cân đối kế toán Bảng 9 : Bảng cân đối kế toán năm 2013 và 2014 Đvt: Vnđ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN Mã số Thyết minh Năm 2014 Năm 2013 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 35,076,333,804 33,984,162,020 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 18,179,070 18,004,153 1. Tiền 111 V.01 18,179,070 18,004,153 Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 11A 15,909,151 15,624,167 Tiền gửi Ngân hàng 11B 2,269,919 2,379,986 Tiền đang chuyển 11C 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 15,281,128,882 14,681,083,970 1. Phải thu của khách hàng 131 10,771,256,068 9,985,961,406 2. Trả trước cho người bán 132 2,709,436 3,406,964 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4,223,345,489 2,298,158,050 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 13Z Phải thu nội bộ khác 13Y 4,223,345,489 2,298,158,050 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng đ 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 283,817,889 393,557,550 Phải thu khác 138 13A 199,992,000 168,979,020 Phải thu khác 1381 13B Phải thu khác 334 13 Phải thu khác 141(bỏ) 13D Phải trả khác 3388 13E Phải trả khác 3382 13F Phải trả khác 3383 13G 83,825,889 76,026,980 Phải trả khác 3384 13H Phải trả khác 3389 13L 6

Trang 1

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH MAY PHÚ BÌNH I 4

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG 4

1.1.1 Tên, địa chỉ công ty 4

1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 5

1.1.2.1 Thời điểm thành lập 5

1.1.2.2 Các mốc quan trọng trong lịch sử hình thành công ty: 5

1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty 7

1.1.4 Sơ lược lịch sử hình thành công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Phú Bình I 9

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 9

1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh 9

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10

1.3.1 Số cấp quản lý của công ty 10

1.3.2.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: 11

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 15

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG 15

CHI NHÁNH MAY PHÚ BÌNH I 15

2.1 Phân tích các hoạt động maketing của chi nhánh 15

2.1.1 Các nhóm sản phẩm của chi nhánh 15

2.1.2.Thị trường tiêu thụ hàng hóa 19

2.1.3 Giá cả và phương pháp định giá 20

2.1.4 Hệ thống phân phối sản phẩm 21

2.2 Phân tích tình hình lao động, tiền lương 24

Trang 2

2.2.1 Cơ cấu lao động của chi nhánh 24

2.2.2 Tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động 25

2.2.2.1 Phân tích về mặt số lượng lao động 25

2.2.3 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động 27

2.2.4 Xây dựng mức thời gian lao động 29

2.2.5 Các hình thức trả lương của công ty 29

2.2.5.1.Tiền lương của khối trực tiếp sản suất 29

2.2.5.2 Tiền lương của khối nghiệp vụ văn phòng Chi nhánh, Phân 31

2.3 Tình hình chi phí và giá thành của công ty 38

2.3.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp 38

2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí 42

2.4 Phân tích tình hình tài chính của công ty 42

2.4.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 42

2.4.2 Bảng cân đối kế toán 44

2.4.3 Phân tích tình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 50

2.4.4 Một số chỉ tiêu về tài chính cơ bản 52

2.4.4.1 Hệ số khẳ năng thanh toán 52

2.4.4.2.Khả năng hoạt động 54

2.4.5 Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của công ty 55

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 56

3.1 Đánh giá, nhận xét chung tình hình của công ty 56

3.1.1 Đánh giá và nhận xét 56

3.1.2 nguyên nhân thành công và hạn chế còn tồn tại của công ty 59

3.1.2.1 Nguyên nhân thành công 59

3.1.2.1 Hạn chế còn tồn tại của đơn vị 59

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu và rộng, cùng hòa chung vàonền kinh tế thế giới nước ta đã mở rộng giao lưu hợp tác với các quốc gia khácnhằm phát triển kinh tế xã hội Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanhnghiệp, để tồn tại và phát triển một doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao nănglực cạnh tranh của mình từ đó đòi hỏi trình độ chuyên môn ngày càng cao Vớichức năng và sứ mệnh là đào tạo ra những cử nhân kinh tế phục vụ cho sự pháttriển của đất nước, trường đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên

đã tạo cho chúng em cơ hội tiếp xúc, làm việc trực tiếp tại các tổ chức, doanhnghiệp Đây cũng chính là môi trường học tập khác so với trường học Việc thựctập đã tạo cho chúng em cơ hội củng cố và đáng giá lại kiến thức của mình : Chúng

em đã học được gì ? Chúng em có thể làm được gì ? từ đó phát hiện ra những điểmcòn yếu kém trong kiến thức và khả năng của bản thân để cố gắng khắc phục

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chinhánh may Phú Bình I, em đã có được cái nhìn tổng thể về quá trình sản xuất kinhdoanh ở đây Và dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo và sự chỉ bảo giúp đỡcủa các anh chị trong công ty, sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã hoànthành báo cáo thực tập của mình

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

& THƯƠNG MẠI TNG CHI NHÁNH MAY PHÚ BÌNH I

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

1.1.1 Tên, địa chỉ công ty

a) Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Là

doanh nghiệp kinh doanh đa ngành bao gồm: sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh bất động sản, thương mại, kinh doanh vận tải và đào tạo có thể khái quát một số thông tin chung về công ty như sau:

− Tên tiếng anh : TNG INVESTMENT AND TRADING JOINT STOCK

COMPANY

− Tên viết tắt : TNG

b) Địa chỉ trụ sở : 160 Minh Cầu – Thành Phố Thái Nguyên

− Điện thoại : 0280 854 462 Fax : 0280 852 060

− Website : http://www.tng.vn Email : info@tng.vn

− Mã số thuế : 4600305723

− Tài khoản giao dịch số :

+) 3901.000000.3923 (VND) tại NHĐT & PTVN chi nhánh Thái Nguyên.+) 3901.037000.4036 (USD) tại NHĐT & PTVN chi nhánh Thái Nguyên.+) 10201.00004.39204 (VND) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên

+) 10202.00000.47206 (USD) tại NH CT VN chi nhánh Thái Nguyên

c) Logo biểu tượng của công ty:

Trang 5

Ý nghĩa logo TNG: TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Garment, tên giao dịch của công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Nguyên trước đây Trong chiến lược phát triển thành tập đoàn đa ngành, TNG là tên viết tắt của Thái Nguyên Group hay TN Group

d) Slogan của công ty:

“ SỰ LỰA CHỌN CỦA TÔI”

1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển.

1.1.2.1 Thời điểm thành lập

Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG, tiền thân là xí nghiệp MayBắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB củaUBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) , là doang nhiệp 100% vốn nhànước Công ty được chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 01/01/2003 theo Quyếtđịnh số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002 của UBND tình Thái Nguyên, với vốn điều

lệ là 10 tỷ đồng

1.1.2.2 Các mốc quan trọng trong lịch sử hình thành công ty:

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty cổ phần đầu tư và thương mạiTNG đã trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển Giai đoạn hình thành và pháttriển đó của công ty được chia thành năm giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (1979-1983)

− Ngày 22/11/1979: Xí nghiệp may Bắc Thái được thành lập theo quyếtđịnh số 48/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái, với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn

Trang 6

đồng Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02 tháng 01 năm 1980, với 2 dây chuyềnsản xuất Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu

kế hoạch của UBND tỉnh

− Ngày 07/05/1981 tại Quyết đinh số 124/QĐ-UB của UBND tỉnh BắcThái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc công ty thương nghiệp vào xínghiệp, nấng số vốn của xí nghiệp lên 843,7 nghìn đồng và năng lực sản xuất của

xí nghiệp tăng lên 8 chuyền Năm 1981 doanh thu của công ty tăng gấp đôi năm

1980 Đây là giai đoạn dặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển công ty Hoạtđọng sản xuất kinh doanh giai đoạn này theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung baocấp, sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước

Giai đoạn hai (1984-1986)

Đây là giai đoạn ổn định sản xuất để tạo đà phát triển Hoạt động sản xuất kinh doanh của giai đoạn này vẫn theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sản phẩm sản xuất theo đơn hàng của nhà nước

Giai đoạn ba (1986-1993)

Đây là giai đoạn khởi đầu chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hóa tập trung bao cáp sang cơ chế thị trường Doanh nghiệp phải tự hạch toán đầy đủ chi phí và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm Giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp chuyển đổi

cơ chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vô cùng khó khăn, cán bộ công nhân viên chưa chuyển đổi được nhận thức, tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng vô cùng khó khăn, lạm phát tăng cao Chính vì vậy mà doanh nghiệp không tránh khỏi vòng xoáy của suy thoái kinh tế

− Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của hội đồng Bộ trưởng về thành lập doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định số 708/QD-UB ngày 22/12/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái Theo đó sốvốn hoạt động của công ty được nâng lên 577,2 triệu đồng

Trang 7

Giai đoạn thứ tư (1993- 2002)

Đây là giai đoạn chuyển giao thế hệ cán bộ Hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp có nhiều khởi sắc, đã có sự lien doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và quy mô sản xuất, thu hút và giải quyết thêm việc làm chongười lao động

− Năm 1997 xí nghiệp được đổi tên thành công ty may Thái Nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên Cũng trong năm 1997, công ty liên

doanh với Công ty may Đức Giang trực thuộc công ty Dệt may Việt Nam thành lậpCông ty may Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 8 chuyền may

− Năm 2002, công ty là thành viên của Hiệp hội Dệt may Việt Nan (Vitas)

Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 100% vốncủa các cổ đông Hạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranhtrong nước và quốc tế ngày càng trở nên khốc liệt

− Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần MayXuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002

− Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Ủy banChứng khoan Nhà nước

− Ngày 28/08/2007 Đại hội cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằngvăn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần đầu thư và thương mạiTNG

Trang 8

1.1.3 Quy mô hiện tại của công ty

Doanh nghiệp thuộc vào loại doanh nghiệp lớn với tổng số lao động hơn8.500 người và TNG hiện đang sở hữu khối tài sản gần 1.000 nghìn tỉ đồng, mỗinăm doanh thu trên 1.000 tỉ đồng

− Về lao động:

Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên được đào tạo

cơ bản, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ khá cao: Đó là các kỹ sư,cán bộ quản lý có trình độ đại học, công nhân có tay nghề bậc cao Đội ngũ cán bộquản lý giỏi về chuyên môn vững về nghiệp vụ đủ khả năng tham gia đấu thầuquốc tế các đơn hàng có giá trị hàng triệu đôla My và quản lý công ty đạt tiêuchuẩn quốc tế

− Về trang thiết bị:

Đến nay TNG có 9 nhà máy với 178 chuyền may, máy móc thiết bị hiện đạichủ yếu ngoại nhập từ Mỹ, Đức, Nhật, được lắp ráp đồng bộ trên dây truyền côngnghệ tiên tiến hiện đại Trong đó có khoảng 30% thiết bị tự động và bán tựđộng.Và áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lý

− Năng lực sản xuất:

+ 1.000.000 jackets/tháng

+ 12.000.000 sản phẩm jackets/năm

+ Sản xuất bông tấm với tổng công suất đạt trên 2 triệu yads bông/năm

+ Sản xuất thùng caston 5 lớp và 7 lớp với tổng công suất đạt trên 2 triệu m2bao bì/năm

+ Giặt công nghiệp : 12 máy giặt, 22 máy xấy, 2 máy giặt mẫu với công suấtđạt trên 5 triệu sản phẩm quần/năm

+ 16 máy thêu công nghiệp hiệu tajima 20 đầu và 9 kim, thêu các loại hìnhvới công suất đạt trên 2.5 triệu mũi/năm

Trang 9

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước như: Mỹ (47%), Canada (15%),

EU (21%), Nhật (6,5%), Hàn Quốc (7%), thị trường khác (3,5%)

+ Thị trường trong nước: công ty đã xây dựng được hệ thống đại lý rộngkhắp các tỉnh thành trong nước: Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Giang,Điện Biên, Hà Giang, Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Thái Bình, Tuyên Quang,Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ,…

1.1.4 Sơ lược lịch sử hình thành công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Phú Bình I.

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG chuyên sản xuất hàng may mặc cho thị trường trong nước và xuất khẩu TNG Chi nhánh may Phú Bình được thànhlập vào tháng 5 năm 2011 với tổng diện tích là 9.500m2 có 17 chuyền may Các sản phẩm chính là : Quần áo jkt 2 lớp, Jackets Lông vũ, áo phao…Năng lực sản xuất 900 nghìn sản phẩm jkt/năm, quần các loại 2.5 triệu sp/năm

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh

− Sản xuất và mua bán hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

− Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc, thùng carton, gia công trần bông

− Đào tạo nghề may công nhiệp

− Máy móc thiết bị công nghiêp, thiết bị phòng cháy chữa cháy

− Giặt công nghiệp, thêu công nghiệp

− Kinh doanh thương mại tổng hợp

1.2.2 Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu của công ty

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tập trung vào các sản phẩm chủ yếu sau:

Trang 10

− Hàng áo Jackets: Jackets chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jackets

có bông, hàng Jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục

− Hàng quần: Quần tây, quần sooc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts, quần trượt tuyết, váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục

Cũng như nhiều doanh nghiệp dệt may khác phần lớn sản phẩm của công ty được xuất khẩu theo đơn đặt hàng đặt trước Và các sản phẩm được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt

về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như các quy địnhliên quan khác

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

1.3.1 Số cấp quản lý của công ty

Kế toán trưởng công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

P Tổng hợp P.tổ chức - HCQT

Đảng, đoàn thể

Trang 11

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GV: Nguyễn Thị Thanh Mai

Hình 1: Mô hình tổ chức quản lý hiện tại của công ty

1.3.2.Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý:

Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, toàn

quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và có nhiệm vụ:

− Thông qua điều lệ, phương hướng hoạt động kinh doanh và chủ

trương chính sách dài hạn trong việc phát triển của công ty;

− Quyết định cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty;

− Bầu, bãi nhiệm Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát;

− Các nhiệm vụ khác do điều lệ quy định

Hội đồng quản trị:

Hội đồng quả trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đính quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định

Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:

− Báo trước Đại hội đồng cổ đông tình hình kinh doanh, dự kiến phân phối lợi ích nhuận, chia lãi cổ phẩn, báo cáo quyết toán năm tài chính,

phương hướng phát triển và kế hoạch hoạt động sản xuất của công ty;

Đội vận tải

Phòng thiết bị - công

nghệ

Trang 12

− Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy, quy chế hoạt động của công ty;

− Bổ nhiệm, bãi nhiệm và giám sát hoạt động của Tổng Giám đốc;

− Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Điều lệ của công ty;

− Quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông;

− Các nhiệm vụ khác do Điều lệ quy định

Hội đồng quản trị công ty cổ phần và thương mại TNG :

1 Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hội đồng quản trị

2 Ông Nguyễn Đức Mạnh - Ủy viên

3 Bà Lý Thị Liên - Ủy viên

4 Ông Nguyễn Việt Thành - Ủy viên

5 Ông Nguyễn Văn Thới - Ủy viên

Ban kiểm soát:

Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trih và điều hành Công ty Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đồng bầu

Ban kiểm soát gồm:

1 Ông Nguyễn Văn Đức – Trưởng Ban kiểm soát

2 Bà Bùi Thị Thắm - Ủy viên

3 Bà Hà Thị Tuyết - Ủy viên

Ban giám đốc

Ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc, do hội đồng Quản trị Công ty bổ nhiệm Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hằngngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Đại hội cổ đông về các quyết định của mình

Tổng giám đốc có nhiệm vụ:

− Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh

Trang 13

− Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ Công ty

theo đúng Điều lệ công ty, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị;

− Báo cáo trước HĐQT tình hình hoạt động tài chính, kết quả kinh

doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của Công ty trước Hội đồng quản trị;

− Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật vàcủa công ty

Phó giám đốc: là người hỗ trợ Tổng giám đốc trong hoạt động điều hành

công ty trong mảng công việc được giao

Ban giám đốc gồm:

1 Ông Nguyễn Văn Thới – Tổng giám đốc

2 Bà Lý Thị Liên – Phó tổng giám đốc nội chính

3 Bà Lương Thị Thúy Hà – Kế toán trưởng

Tổ chức cán bộ - hành chính quản trị

Chức năng:

− Quản lý công tác tổ chức nhân sự, quản lý lao động, tiền lương và

công tác quản trị hành chính của công ty

− Xây dựng kế hoạch tuyển, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lực

− Xây dựng nội quy, quy chế quản lý về công tác lao động, tiền lương

− Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn lực của công ty

− Quản lý quỹ tiền mặt của công ty

Trang 14

− Kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý lao động, tiền lương của toàn công ty.

− Thực hiện công tác bảo vệ tài của CBCNV và của toàn công ty

− Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động toàn công ty

− Thực hiện côn tác bảo vệ an ninh trật tự và công tác dân quân tự về của công ty

− Đáp ứng đầy đủ, kịp thời tiền vốn cho hoạt động SXKD của Công ty

− Lập hồ sơ đòi tiền khách hàng, theo dõi và thu hồi công nợ của Công ty

− Kiểm soát giá thành, kiểm soát hợp đồng nhập, xuất

− Kiểm tra thanh, quyết toán và quản lý giá thành xây dựng cơ bản, giá thành sản xuất của toàn công ty

− Kiểm tra, tổng hợp báo cáo thống kê tháng quý, năm toàn Công ty

− Kiểm tra, tổng hợp và phân tích báo cáo quyết toán tài chính thnags, quý, năm toàn công ty

− Tổng hợp phân tích tỷ lệ các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm

− Phối hợp với các đơn vị xây dựng và giao kế hoạch SXKD hàng năm

− Xây dựng quy chế quản lý tài chính của Công ty

Trang 15

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

− Áo Jackets: Jackets chất liệu Micro, Jackets áo choàng dài, Jackets có

bông, hàng jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàngđồng phục

Đây là sản phẩm được tiêu thu với số lượng lớn trong những năm vừa qua ởcác thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Số lượng xuất khẩu mặt hàng

áo jackets và áo khoác vào các thị trường năm 2014 của phân xưởng năm 2014 đạt570.091 chiếc

− Hàng áo rét: Đây là loại mặt hàng sản xuất tiêu thụ trong nước: áo phao,

áo vest… với đặc trưng là chất lượng cao, cẩn thận ở từng đường may, giá thành rẻvới số lượng tiêu thụ vào năm 2014 phân xưởng đạt 33.256 chiếc

− Hàng quần: Quần legging, quần sooc … đây là mặt hàng cũng chiếm tỷ

trọng khá lớn trong tổng số các đơn hàng của phân xưởng với số lượng năm 2014

Trang 16

− Từ phía phân xưởng :

+ Đạt được các yêu cầu của khách hàng đã được quy định trong hợp đồngkinh tế Trong sản xuất phải tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng… với giá thànhnhỏ

+ Nâng cao nhu thập cho cán bộ công nhân viên

Trang 17

Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị: USD

Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu Tỷ lệ

Bảng 2: Cơ cấu doanh thu năm 2013, 2014

Cơ cấu doanh thu của đơn vị về hai sản phẩm như trên là tương đối đồng đều Trong nhưng năm tới đơn vị cần duy trì doanh thu những mặt hàng này và cần tăngcường thêm khâu thiết kế nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng

và thu hút thêm những đơn hàng mới, tăng doanh thu cho đơn vị cũng như công ty

Hình 2: Đồ thị biểu thị mức tiêu thụ sản phẩm của công ty qua năm 2013 và 2014

Trang 19

2.1.2.Thị trường tiêu thụ hàng hóa

Doanh số sản suất khách hàng năm 2014, 2013

Asmara Delthcalon Yun Garment BHS – Jogi khách hàng khác

Hình 3: Thị trường tiêu thụ hàng hóa năm 2014

Trang 20

Phân bố thị trường xuất khẩu năm 2014

Hình 4: Thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2014

Qua đây có thể thấy xuất khẩu là nguồn thu chính và trong đó Mỹ là thịtrường lớn nhất chiếm 47% tổng doanh thu xuất khẩu (2014), sau đó là thị trường

EU và Canada Đây đồng thời cũng là các thị trường đem lại nguồn lợi nhuậnchính cho công ty

2.1.3 Giá cả và phương pháp định giá.

Đối với các hợp đồng gia công xuất khẩu: Công ty cứ căn cứ vào hợp

đồng gia công với khách hàng mà thỏa thuận đơn giá gia công Đối với loại hàngnày khách hàng sẽ giao nguyên phụ liệu cho Công ty tiến hành sản xuất ra phảnphẩm hoàn chỉnh Khách hàng sẽ đặt hàng gia công với một mức giá nhất định,Công ty tiến hành nghiên cứu hoạnh toán có lại hay không rồi mới ký hợp đồngvới khách hàng

Đối với thị trường nội địa: Căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm,

căn cứ vào từng sản phẩm cụ thể, căn cứ vào thừng thời điểm của thị trường, đưa

Trang 21

Giá bán = giá thành sản xuất + lợi nhuận đơn vị sản phẩm cụ thể

Khi định giá bán sản phẩm theo phương thức này Công ty phải nghiên cứu

kỹ các loại chi phí cấu thành nên sản phẩm của mình, chi phí cho một đơn vị sảnphẩm sẽ lớn nếu Công ty sản xuất một lượng nhỏ còn khi Công ty sản xuất mộtlượng sản phẩm lớn thì chi phí cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ do khoản chi phíphân bổ cho một đơn vị sản phẩm sẽ nhỏ và khi lượng sản phẩm lớn Công ty cóthể tích lũy được kinh nghiệm quản lý, người công nhân tích lũy được kinh nghiệmsản xuất tạo điều kiện nâng cao hiệu quản sản xuất Vì vậy Công ty cần chú ý đếnkiểm tra công tác tiết kiệm chi phí trong sản xuất, tạo được giá thành thấp thì khi

đó sẽ tăng được lợi nhuận của mình lên và tạo được ưu thế cạnh tranh về giá

− Đối với sản phẩm bán FOB: Khách hàng sẽ gửi mẫu hàng, yêu cầu về

chất lượng đến công ty, công ty sẽ tiến hành may mẫu và gửi lại cho khách hàngnếu khách hàng chấp nhận sản phẩm của công ty thì công ty sẽ tiến hành hoạchtoán tính giá sản phẩm và thỏa thuận ký kết hợp đồng với khách hàng Hoặc công

ty mua nguyên vật liệu, phụ liệu tổ chức sản xuất ra hàng hóa và hoạch toán cácloại chi phí và cộng thêm một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận đó chính là giá để công ty

đi chào bán với khách hàng

Giá bán FOB = chi phí + chi phí + % lợi nhuận + thuế + hoa hồng

Trang 22

Khách hàng sẽ kí hợp đồng với công ty hoặc mua hàng thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty Điều này có nghĩa là sản phẩm của công ty

sẽ đến tận tay người tiêu dùng không thông qua khâu trung gian

2.1.5 Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác maketing của chi nhánh.

− Đội ngũ lãnh đạo cao cấp có tầm

nhìn chiến lược, có năng lực lãnh

đạo và định hướng phát triển tốt với

nhiều năm kinh nghiệm

− Công ty có hệ thống máy móc hiện

đại, đồng bộ, hệ thống sản xuất được

tôt chức một cách hoa học, chặt chẽ

− Công ty có cơ sở khách hàng tốt

trong đó có những khách hàng lớn

như Columbia Sportwear , ZARA,

GAP… công ty cũng xây dựng được

mối quan hệ tốt với khách hàng, đặc

biệt là khách hàng lớn, nhờ đó

nguồn đầu ra của công ty tương đối

dồi dào, chặt chẽ

− Trung tâm đào tạo chuyên trách giúp

công ty không ngừng nâng cao tay

nghề của người lao động và phần

nào tự đáp ứng được nhu cầu lao

động trong quá trình mở rộng sản

− Công tác quảng bá thương hiệu chưa thực sự tốt Thương hiệu TNG – Thainguyen Garment (may Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa thực sự quen thuộc với người tiêu dùng trong nước

− Khâu thiết kế sản phẩm của công ty cạnh tranh chưa mạnh, chưa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm Đây cũng là điểm yếu chung của ngành dệt may Việt Nam

Trang 23

− Chính sách phát triển kinh tế xã hội

cảu Đảng và Nhà nước cũng như

tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo ra nhiều

điều kiện thuân lợi cho Công ty

trong những tương lai

− Thị trường xuất khẩu như Mỹ,

EU… đã khá quen thuộc với ngành

dệt may Việt Nam và trong đó có

TNG Thị trường trong nước thì với

dân số hơn 90 triệu người là thị

trường đầy tiềm năng

− Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam

có điều kiện hội nhập sâu vào nền

kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước

ngoài, phát triển kinh tế, đẩy mạnh

sản xuất do các rào cản thương mại

như hạn ngạch dệt may vào Mỹ và

các nước đã được dỡ bỏ, môi trường

kinh doanh được cải thiện, cơ hội

tiếp cận công nghệ, thông tin, dịch

vụ đã được tốt hơn và các tranh

chấp thương mại cũng được giải

quyết công bằng hơn

− Sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu dệt may khác như Trung Quốc, Ấn Độ… là những nước có nhiều lợi thế hơn về thị trường, nguyên phụ liệu… không chỉ đe dọa thị trường xuất khẩu mà còn chiếm lĩnh thị trường nội địa

− Nhưng đổi lại việc gia nhập WTO, Việt Nam phải cam kết mở rộng thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác (riêng thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm khoảng 2/3, cụthể hàng may mặc từ 50% xuống 20%, vải từ 40% xuống còn 12%, sợixuống còn 5%)

Trang 24

2.2 Phân tích tình hình lao động, tiền lương

2.2.1 Cơ cấu lao động của chi nhánh.

Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh,

do đó công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinhdoanh Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao

vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lao động, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả máy móc thiết bị Do đó trong những năm qua công ty đã không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng Tại chi nhánh Phú Bình I hiện có hơn 700 công nhân viên được phân loại theo giới tính :

− Nữ giới chiếm 630 người, chiếm 87%

− Nam giới chiếm 92 người, chiếm 13%

Do là công ty sản xuất hàng dệt may nên lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn vì cần sự tỉ mỉ, khéo léo và độ tuổi của lao động là khá trẻ, và đây là một điều kiện thuận lợi vì tuổi trẻ có sức khỏe và rất năng động

 Phân theo trình độ của phân xưởng

− Trình độ đai học : 25 người, chiếm 3,46%

− Trình độ cao đẳng : 47 người, chiếm 6,51%

− Trình độ trung cấp : 32 người, chiếm 4,43%

− Công nhân : 618 người, chiếm 85,6 %

Hiện nay lượng cán bộ có trình độ cao vẫn còn hạn chế Diều này đòi hỏi đơn vị phải có biện pháp thu hút, tuyển chọn những cán bộ có năng lực về với đơn

vị nhiều hơn nữa

Trang 25

2.2.2 Tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động.

2.2.2.1 Phân tích về mặt số lượng lao động.

(Nguồn: Phòng kế toán TNG may Phú Bình I)

Bảng 3: Phân tích tình hình lao động năm 2014 với 2013

Qua bảng trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty năm 2014 là 722 người, tức là tăng 5 người so với năm 2013 (717 người), tương ứng với 0,70% Sự tăng lên này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+ Lao động trực tiếp: năm 2014 tăng lên 3 người so với năm 2013, tương ứng với 0,49%

+ Lao động gián tiếp: Năm 2014 tăng lên 2 người so với năm 2013, tương ứng với 1,96%

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa

năm 2012 với năm 2013

2012

Năm2013

Chênh lệch

Số tuyệtđối

Số tươngđối (%)

(Nguồn: Phòng kế toán TNG may Phú Bình I)

Bảng 4: Phân tích tình hình lao động năm 2012 với 2013

Trang 26

Qua bảng phân tích ta thấy tổng số lao động công nhân viên của đơn vị năm

2013 là 717 người, tức là giảm 11 người so với năm 2012 (728 người), tương ứngvới 1,51% Sự giảm này là do hai nhân tố:

+ Lao động trực tiếp: Năm 2013 giảm đi 15 người so với năm 2012, tươngứng với 2,38%

+ Lao đông gián tiếp: Mặc dù thành phần lao động này có tăng nhưng khôngnhiều năm 2013 tăng lên 4 người, tương ứng với 4,08%

Phân tích tình hình lao động bằng mức biến động tuyệt đối giữa năm

2012 với năm 2014

2012

Năm2014

Chênh lệch

Số tuyệtđối

Số tươngđối (%)

(Nguồn phòng kế toán TNG may Phú Bình I)

Bảng 5: Phân tích tình hình lao động năm 2012 với 2014

Bàng phân tích tình hình lao động năm 2012 với năm 2014

Qua bảng phân tích ta thấy tổng số nhân vien của phân xưởng năm 2014 là

722 người, tức là giảm 6 người so với năm 2012 (728 người), tương ứng giảm0,82% Sự giảm đi này là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:

+ Lao động trực tiếp: năm 2014 là 618 người giảm 12 so với năm 2012 (630người) , tương ứng với giảm 1,90%

+ Lao động giám tiếp: năm 2014 có tăng lên 6 người so với năm 2012,

Trang 27

2.2.3 Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động

 Quy trình tuyển dụng như sau:

Bước 1: xác định nhu cầu cần tuyển

Tổ trưởng các đơn vị trong nhà máy sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của đơn vị; căn cứ và kế hoạch giao khoán, KHSXKD của đơn vị để:

− Xác định nhu cầu nhân lực để đánh giá thực trạng lao động hiện tại như

số lượng, chất lượng, lao động kế cận

− Xây dựng các yêu cầu cho các vị trí cần tuyển dụng, chuyển phiếu xácđịnh nhu cầu tuyển dụng cho phòng LĐ-TCHC

Bước 2: Ký duyệt nhu cầu tuyển dụng

− Phòng lao động – TCHC tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị vàtrình Giám đốc phê duyệt

Bước 3: Lên kế hoạch tuyển dụng

− Sau khi được kí duyệt nhu cầu tuyển dụng phòng LĐ – TCHC lậpphương án, kế hoạch tuyển dụng và lựa chọn một số các hình thức tuyển dụng đểđạt được hiệu quả cao nhất như: Thông báo tuyển dụng tuyên truyền trong vàngoài đơn vị, phát tờ rơi, liê hệ các trung tâm đào tạo…

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ, phỏng vấn sơ tuyển và phân loại lao động

− Phòng LĐ – TCHC sàng lọc hồ sơ của các ứng viên dự tuyển thông quacác thông tin về: trình độ văn hoa, trình đọ chuyên môn và bằng cấp đước đào tạo,kinh nghiệm làm việc, vị trí tuyển, các yếu tố cần thiết khác…

− Kiểm tra các giấy tờ hồ sơ và an ninh hồ sơ theo quy định của công ty.+ Đối với lao động biết nghề: Làm thủ tục tiếp nhận trình lãnh đạo chi nhánh

ký duyệt và bàn dao về cho xưởng sản xuất

+Lao động không biết nghề: Làm hợp đồng đào tạo với người lao động sau

đó bàn giao cho phòng kỹ thuật đào tạo nghề

Bước 5: Đào tạo – bàn giao

Trang 28

− Căn cứ vào danh sách bàn giao lao động học nghề của phòng LĐ –

TCHC, phòng kỹ thuật chi nhánh lên phương án, giáo trình dạy nghề, phân côngnhiệm vụ cho nhân viên kèm cặp lao động không biết nghề vói mục đính của chi

nhánh : “ Dạy đúng cơ bản, nhanh thành thạo các thao tác đường may, cung cách vận hành thiết bị để người lao động sớm biết nghề”.

− Thời gian tối thiểu cho học nghề là 05 ngày và tối đa là 30 ngày trước

khi bàn giao

− Khi lao động đã biết nghề, phòng kỹ thuật làm thủ tục bàn giao cho

phòng lao động tiền lương và tổ trưởng các đơn vị có nhu cầu lao động

− Trong thời gian học nghề: Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm soát nhận

sự học nghề, nội quy lao động, số công học thực tế và các quy định khác về họcnghề do chi nhánh, công ty ban hành

− Chỉ khi có lệnh của giám đốc Chi nhánh thì người lao động mới được

điều chuyển làm, học công việc khác ngoài ra tập trung vào học nghề tại phòng

Bước 6: Quyết định tiếp nhận

− Căn cứ vào danh sách bàn giao lao động đào tạo nghề của phòng kỹthuật Phòng LĐ – TCHC lập danh sách các ứng viên đạt tiêu chuẩn trình lãnh đạochi nhánh duyệt tiếp nhận thử việc tại đơn vị

− Tổ chức đào tạo cho người lao động về nội quy quy chế an toàn laođộng trước khi bàn giao cho đơn vị sản xuất nhu cầu lao động

Bước 7: Nhập hồ sơ và lưu trữ đánh giá công tác tuyển dụng

− Nhân viên quản lý lao động nhận hồ sơ ứng viên vào phần mềm quản lýnhân sự theo đúng quy định và bàn giao hồ sơ về phòng lưu trữ công ty

− Danh sách lao động đạt kết quả tuyển dụng, được phòng LĐ – TCHC bổsung vào danh sách CBCNV trong chi nhánh và được theo dõi, lưu trữ, báo cáođầy đủ theo quy định hiện hành

Trang 29

Giữa cá quy trình có mối liên hệ với nhau, ngya từ mỗi quy trình đều cầnphải được thực hiện đúng đắn, không bị gián đoạn để đảm bảo cung cấp cho chinhánh, công ty đủ số lượng nhân viên với đầy đủ khả năng thực hiện công việc.

2.2.4 Xây dựng mức thời gian lao động

Mức thời gian lao động hợp lý cho cán bộ công nhân viên là một nền tảnggiúp tiến độ cũng như năng suất lao động của phân xưởng, chi nhánh cũng nhưtoàn công ty được đảm bảo, duy trì theo đúng chiến lược công ty đề ra Mức laođộng chung của công ty cho nhan viên được đề ra :

− Thời gian làm việc của nhân viên trong công ty là 8 giờ/ngày, nghỉ ngàychủ nhật, ngày lễ, ngày tết theo quy định Thời gian làm thêm không quá 1giờ/ngày và không làm việc liên tục quá 6 ngày/tuần

+ Mùa hè : Sáng từ 7h00ph đến 11h30ph,

Chiều từ 13h30ph đén 17h00ph

+ Mùa đông : Sáng từ 7h30ph đến 11h30ph,

Chiều từ 13h00ph đến 17h00

2.2.5 Các hình thức trả lương của công ty

2.2.5.1.Tiền lương của khối trực tiếp sản suất.

 Tiền lương theo sản phẩm:

TLSP = SLSP * KĐC * ĐG

− TLSP: Tiền lương sản phẩm của từng người lao động trong 8h làm việc,tối thiểu bằng tiền lương cáp bậc đóng BHXH, tiề lương sản phẩm không đủ thìngười lao động được bù để bằng tiền lương cấp bậc đóng BHXH Nếu người laođộng phải bù 3 tháng liên tục thì pahir điều động làm công việc khác có mức lươngthấp hơn

− SLSP: Số lượng sản phẩm thực hiên theo mức giao khoán trong 8h làmviệc (người lao động phải được giao đủ số lượng sản phẩm trong 8h làm việc đểđạt tiền lương cấp bậc đóng BHXH)

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w