Xu hướng Kiến trúc Đương đại THỨ BA, 19 THÁNG 1 2010 03:00 TAPCHIKIENTRUC.COM.VN Năm 2010, trong không khí kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội sẽ diễn ra Đại hội KTS toàn quốc lần thứ VIII. Nhân dịp này chắc chắn sẽ có nhiều bài tổng kết những thành quả mà Hội KTS Việt Nam đã làm được trong mấy năm vừa qua, nhưng dù thế nào cũng không thể sánh được với cả 1000 năm lịch sử, vì vậy thiết nghĩ ta nên nhìn về phía trước để phát triển thì tốt hơn là nhìn lại phía sau để đánh giá. Hay đúng hơn là cần nhìn lại những gì chúng ta còn chưa làm được để tiếp tục làm trong thời gian tới - đó là các vấn đề về định hướng kiến trúc, hành nghề kiến trúc và đào tạo KTS. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ xin đề cập vấn đề định hướng kiến trúc. Những xu hướng kiến trúc của ta hiện nay sẽ đi về đâu trong tương lai? Liệu ta có cùng chung dòng chảy với kiến trúc thế giới? Và KTS chúng ta có thể chủ động được đến đâu trong dòng chảy ấy? XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Với bản chất sáng tạo, Nghệ thuật luôn luôn đi trước thời đại. Những nghệ thuật thuần tuý (như: hội hoạ, âm nhạc, văn học,..) được tự do thể hiện tư tưởng nên có thể đi trước rất xa, báo trước sự thay đổi của xã hội trên phương diện tinh thần. Kiến trúc cũng là một nghệ thuật, nhưng là nghệ thuật tổ chức không gian với vai trò tạo dựng cơ sở vật chất đáp ứng sự biến đổi / phát triển của xã hội, nên bị ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố vật chất - kỹ thuật, vì vậy mà luôn “chậm chân” hơn các nghệ thuật khác và chỉ đi trước thời đại một bước - đủ để nghiên cứu thiết kế và thực thi thành hiện thực. Theo quan điểm duy vật biện chứng và quy luật triết học về tính thống nhất và biến hóa của các mặt đối lập - trong đó giải quyết mâu thuẫn là động lực để phát triển - thì xu hướng phát triển của kiến trúc được khởi đầu từ quan hệ tương tác giữa các phương tiện Vật chất và Tinh thần của thời đại. Như vậy có thể dự báo được xu hướng, tuy nhiên rất khó đảm bảo cho sự phát triển sẽ diễn ra theo đúng định hướng này, vì KTS không đủ quyền lực để điều tiết được nhu cầu cũng như các nguồn lực của xã hội (đó cũng là một lý do khiến các quy hoạch chi tiết của chúng ta luôn phải điều chỉnh mà vẫn cứ là quy hoạch “treo”, còn các quy hoạch dài hạn lại càng khó mà thực hiện được hoàn chỉnh). “Xu hướng phát triển” là chiều hướng vận động chung của các sự vật / hiện tượng, được rút ra từ một số lượng đủ lớn những trường hợp riêng tương đối gần nhau về tính chất / biểu hiện. Sự hình thành xu hướng (bắt đầu từ một vài công trình tiên phong rồi tăng dần số lượng đến một ngưỡng nhất định) cho thấy kiến trúc đang biến đổi. Kiến trúc thay đổi có nghĩa là xã hội đã đạt được sự tích luỹ về lượng đủ để bắt đầu chuyển biến về chất, và sự biến đổi đó đang diễn ra trên diện rộng. Trước đây, quá trình này tiến triển khá chậm nên kiến trúc ít biến đổi, với những phong cách chủ đạo có tính ổn định và độc tôn trong hàng thế kỷ. Nhưng đến cuối thế kỷ 20, tốc độ phát triển đã trở nên mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn, xu hướng kiến trúc mới hình thành không có được thời gian bình ổn để nhân rộng mà bị cuốn ngay vào vòng xoay của các chu trình phát triển tiếp theo. Vì vậy, bức tranh kiến trúc đương đại không có một phong cách thống nhất, mà là tập hợp các trào lưu đa dạng từ ôn hòa cho tới cực đoan, phản ánh một thực trạng xã hội phức tạp và biến động. Cũng vì vậy mà các xu hướng kiến trúc có ý nghĩa nhận diện trực tiếp sự vận động đang diễn ra hơn là một dự báo phát triển dài hạn. Tương quan cụ thể giữa trình độ phát triển của các yếu tố vật chất trong cơ sở hạ tầng xã hội và của các yếu tố tinh thần - ý thức trong thượng tầng kiến trúc làm nảy sinh những nhu cầu xã hội cần được đáp ứng, từ đó dẫn tới sự hình thành các xu hướng phát triển nói chung và xu hướng kiến trúc nói riêng. Trình độ phát triển của các yếu tố vật chất và tinh thần ở các quốc gia / các khu vực ban đầu có thể rất khác nhau, nhưng sự khác biệt đó sẽ thu hẹp dần trên nhiều phương diện và tương quan giữa chúng sẽ tiến tới sự tương đồng nhất định. Xu thế toàn cầu hoá tạo ra sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, tài chính, thông tin và văn hoá. Điều đó dẫn tới kết quả là mặc dù các quốc gia có điều kiện tự nhiên và xuất phát điểm văn hóa - xã hội khác nhau nhưng kiến trúc lại có những xu hướng phát triển khá giống nhau, có chiều hướng tiến lại gần nhau trong tương lai. Sự khác biệt đương nhiên là vẫn sẽ có và ban đầu có thể rất đáng kể, song dần dần sẽ chỉ còn giữ lại những yếu tố đặc thù do khí hậu và văn hóa quy định. Điều quan trọng là các xu hướng được nhận diện (và định hướng theo) không đi chệch ra ngoài bối cảnh phát triển của xã hội. NHẬN DIỆN CÁC XU HƯỚNG KIẾN TRÚC Trong 10-15 năm gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, kiến trúc thế giới đã hồi tỉnh và phát triển mạnh mẽ. Bằng cái nhìn chung nhất lướt qua những dự án và công trình được xây dựng, cũng có thể nhận thấy một số xu hướng kiến trúc nổi bật với dấu hiệu đặc thù: về Hình thái kiến trúc có các xu hướng xây dựng cao tầng và xây dựng xen cấy; về Nội dung hoạt động có xu hướng hỗn hợp chức năng; về H
Trang 1Xu hướng Kiến trúc Đương đại
ta có cùng chung dòng chảy với kiến trúc thế giới? Và KTS chúng ta có thể chủ động được đến đâu trong dòng chảy ấy?
XU HƯỚNG KIẾN TRÚC
Với bản chất sáng tạo, Nghệ thuật luôn luôn đi trước thời đại Những nghệ thuật thuần tuý (như: hội hoạ, âm nhạc, văn học, ) được tự do thể hiện tư tưởng nên có thể đi trước rất xa, báo trước sự thay đổi của xã hội trên phương diện tinh thần Kiến trúc cũng là một nghệ thuật,nhưng là nghệ thuật tổ chức không gian với vai trò tạo dựng cơ sở vật chất đáp ứng sự biến đổi / phát triển của xã hội, nên bị ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố vật chất - kỹ thuật, vì vậy mà luôn “chậm chân” hơn các nghệ thuật khác và chỉ đi trước thời đại một bước - đủ để nghiên cứu thiết kế và thực thi thành hiện thực
Theo quan điểm duy vật biện chứng và quy luật triết học về tính thống nhất và biến hóa của các mặt đối lập - trong đó giải quyết mâu thuẫn là động lực để phát triển - thì xu hướng phát triển của kiến trúc được khởi đầu từ quan hệ tương tác giữa các phương tiện Vật chất và Tinh thần của thời đại Như vậy có thể dự báo được xu hướng, tuy nhiên rất khó đảm bảo cho sự phát triển sẽ diễn ra theo đúng định hướng này, vì KTS không đủ quyền lực để điều tiết được nhu cầu cũng như các nguồn lực của xã hội (đó cũng là một lý do khiến các quy hoạch chi tiết của chúng ta luôn phải điều chỉnh mà vẫn cứ là quy hoạch “treo”, còn các quy hoạch dài hạn lạicàng khó mà thực hiện được hoàn chỉnh)
“Xu hướng phát triển” là chiều hướng vận động chung của các sự vật / hiện tượng, được rút ra
từ một số lượng đủ lớn những trường hợp riêng tương đối gần nhau về tính chất / biểu hiện
Sự hình thành xu hướng (bắt đầu từ một vài công trình tiên phong rồi tăng dần số lượng đến một ngưỡng nhất định) cho thấy kiến trúc đang biến đổi Kiến trúc thay đổi có nghĩa là xã hội
đã đạt được sự tích luỹ về lượng đủ để bắt đầu chuyển biến về chất, và sự biến đổi đó đang diễn ra trên diện rộng Trước đây, quá trình này tiến triển khá chậm nên kiến trúc ít biến đổi, với những phong cách chủ đạo có tính ổn định và độc tôn trong hàng thế kỷ Nhưng đến cuối thế kỷ 20, tốc độ phát triển đã trở nên mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn, xu hướng kiến trúc mới hình thành không có được thời gian bình ổn để nhân rộng mà bị cuốn ngay vào vòng xoay của các chu trình phát triển tiếp theo Vì vậy, bức tranh kiến trúc đương đại không có một phong cách thống nhất, mà là tập hợp các trào lưu đa dạng từ ôn hòa cho tới cực đoan, phản ánh một thực trạng xã hội phức tạp và biến động Cũng vì vậy mà các xu hướng kiến trúc có ý nghĩa nhận diện trực tiếp sự vận động đang diễn ra hơn là một dự báo phát triển dài hạn Tương quan cụ thể giữa trình độ phát triển của các yếu tố vật chất trong cơ sở hạ tầng xã hội
và của các yếu tố tinh thần - ý thức trong thượng tầng kiến trúc làm nảy sinh những nhu cầu xã
Trang 2hội cần được đáp ứng, từ đó dẫn tới sự hình thành các xu hướng phát triển nói chung và xu hướng kiến trúc nói riêng Trình độ phát triển của các yếu tố vật chất và tinh thần ở các quốc gia / các khu vực ban đầu có thể rất khác nhau, nhưng sự khác biệt đó sẽ thu hẹp dần trên nhiều phương diện và tương quan giữa chúng sẽ tiến tới sự tương đồng nhất định Xu thế toàncầu hoá tạo ra sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, tài chính, thôngtin và văn hoá Điều đó dẫn tới kết quả là mặc dù các quốc gia có điều kiện tự nhiên và xuất phát điểm văn hóa - xã hội khác nhau nhưng kiến trúc lại có những xu hướng phát triển khá giống nhau, có chiều hướng tiến lại gần nhau trong tương lai Sự khác biệt đương nhiên là vẫn
sẽ có và ban đầu có thể rất đáng kể, song dần dần sẽ chỉ còn giữ lại những yếu tố đặc thù do khí hậu và văn hóa quy định Điều quan trọng là các xu hướng được nhận diện (và định hướng theo) không đi chệch ra ngoài bối cảnh phát triển của xã hội
NHẬN DIỆN CÁC XU HƯỚNG KIẾN TRÚC
Trong 10-15 năm gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997, kiến trúc thế giới đã hồi tỉnh và phát triển mạnh mẽ Bằng cái nhìn chung nhất lướt qua những dự án và công trình được xây dựng, cũng có thể nhận thấy một số xu hướng kiến trúc nổi bật với dấu hiệu đặc thù:
về Hình thái kiến trúc có các xu hướng xây dựng cao tầng và xây dựng xen cấy; về Nội dung hoạt động có xu hướng hỗn hợp chức năng; về Hình thức có xu hướng biểu đạt; về chiến lược phát triển có xu hướng Kiến trúc bền vững
Xu hướng xây dựng cao tầng
Xây dựng cao tầng không phải là xu hướng mới nảy sinh, mà là sự nối tiếp trào lưu đô thị hoá tậptrung bùng nổ trong những năm 1980-1990, nhưng với những cách tân lớn về tính chất, hình thức, không gian, trên cơ sở phát triển công nghệ thi công, kỹ thuật an toàn và công nghệ vận chuyển Ở thời điểm những năm 1980- nhà 9-15 tầng đã được gọi là cao tầng (multi-storey), thì nay chỉ còn là loại trung bình (middle-rise) Nhiều loại hình kiến trúc trước đây thường có bố cục dàn rộng vì bị khống chế về chiều cao, hoặc phải bố trí độc lập (Ví dụ: các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, ) thì nay đã bắt đầu được thiết kế hợp khối và xây dựng cao tầng Với giá đất đô thị ngày càng đắt đỏ, thì logic tự nhiên là kiến trúc phải vươn lên cao để khai thác tối đa khả năngxây dựng của địa điểm, đồng thời tận dụng được hiệu quả thị giác của chiều cao vượt trội để tạo dựng giá trị tinh thần (bằng hình tượng / tính biểu tượng – như là một dấu hiệu để nhận diện đô thị, nhận biết địa điểm, tiếp thị cho công trình) Vụ khủng bố đánh sập toà tháp đôi WTC ở NewYork (2001) không những không làm nhụt chí các nhà đầu tư, mà dường như lại châm ngòi cho cuộc đua tranh xây dựng cao tầng diễn ra trên khắp châu lục
Nói chung, xây dựng cao tầng là phương thức phổ biến nhất để tạo nên các cực phát triển cho
đô thị - thường là các khu thương mại tập trung (CBD) và các khu vực phát triển mới ở ngoại vi thành phố, nơi có điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng đồng
bộ với kiến trúc
Xu hướng xây dựng xen cấy
Một số lượng rất đáng kể các công trình (cả cao tầng và thấp tầng) được xây dựng theo hướng tái khám phá / tái khai thác các khu vực đã ổn định về quy hoạch với mật độ xây dựng cao (khuphố cổ, phố cũ, trung tâm lịch sử, khu vực bảo tồn, ), chấp nhận diện tích đất không được rộng và giá trị đầu tư ban đầu lớn, nhưng bù lại tận dụng được các lợi thế của địa điểm (phản ánh giá trị tinh thần và khẳng định vị thế xã hội) Các hình thức xen cấy thường gặp là: cải tạo,
mở rộng, chuyển đổi chức năng công trình đó có; thích ứng hóa công trình có giá trị di sản; xây dựng ngầm để giải toả về thị giác các công trình có khối tích lớn; chiếm lĩnh chiều cao và không
Trang 3gian tại những vị trí chật hẹp; tái thiết môi trường kiến trúc bằng các dự án hồi sinh đô thị Vấn
đề cơ bản đảm bảo thành công cho xu hướng này là cách thức ứng xử đúng mức với cái đã có trước (bảo tồn tiềm năng di sản và cảnh quan đô thị, hòa hợp với ngữ cảnh kinh tế, văn hoá, xóhội) để gắn kết hữu cơ với cảnh quan chung và cộng sinh trong việc khai thác địa điểm mà không gây xáo trộn / đột biến cho đời sống dân cư và đô thị Phương thức phát triển xen cấy
và hình thái cư trú mật độ cao của các nước đang phát triển là những cơ sở thực tiễn của lý thuyết đồng địa điểm (co-location), từ đó hình thành các mô hình đô thị nén (compact city) và
đô thị song song (parallel city) trong lý thuyết phát triển đô thị bền vững
Xu hướng hỗn hợp chức năng
Xu hướng đa năng hóa cũng đã hình thành từ những năm 1960-70 do việc phát huy một cách máy móc tinh thần của Chủ nghĩa Công năng (cho rằng: hình thức đi theo nội dung) khiến cho kiến trúc trở thành đơn điệu, khô cứng trong khi cuộc sống lại rất đa dạng phong phú Mâu thuẫn giữa tuổi thọ lâu dài và tính ổn định của công trình với sự biến đổi nhanh chóng nhu cầu của xã hội phát triển, khiến cho hiệu suất sử dụng không được cao Một vài thể loại kiến trúc của giai đoạn 1970 (công trình biểu diễn) đã được xây dựng với ý đồ dùng kỹ thuật để thay đổi khônggian một cách vạn năng (universal), nhưng vận hành nặng nề và giá thành rất cao, bản thân thiết
bị nhanh chóng lạc hậu và hư hỏng do không được sử dụng và bảo dưỡng thường xuyên Sau đó,
do suy thoái kinh tế, nên kinh phí của nhà nước cấp cho các công trình có tính phúc lợi (vốn đượcduy trì trong suốt thời gian chiến tranh lạnh như một biểu hiện của xã hội dân chủ) ở hầu hết các nước đều bị cắt giảm, dẫn đến sự khủng hoảng của kiến trúc hiện đại trong những năm 1980- Hiện nay, nhờ ứng dụng vật liệu xây dựng mới, công nghệ tự động hóa, trang thiết bị gọn nhẹ và được sản xuất công nghiệp ở trình độ cao (vạn năng hoá - unification) nên kiến trúc đang thoát khỏi sự lệ thuộc vào kỹ thuật và chuyển hướng đa dạng hóa nội dung hoạt động: công trình từ đơn năng trở thành hỗn hợp chức năng (mix-function / mix-used) để phục vụ đồng thời nhiều đối tượng khác nhau Không gian từ đơn năng trở thành đa năng (multi-used / multi-purpose) để
sử dụng linh hoạt cho nhiều nhu cầu khác nhau
Xu hướng biểu hiện
Thực ra đây cũng không phải là một xu thế hoàn toàn mới, mà là pha thứ ba của các trào lưu biểu hiện (Expressionism) trong thế kỷ 20, vốn bắt nguồn từ sự ra đời của các trào lưu tư tưởng tiến bộ và gắn liền với việc khám phá khả năng của vật liệu và kết cấu mới Theo tam đoạn thức Vật liệu - Kết cấu - Hình thức của Kiến tạo kiến trúc (Architectonic), trong nhiều trường hợp gần đây, việc sử dụng vật liệu và kết cấu hiện đại với những tính năng kỹ thuật chưa từng có đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm truyền thống về hình thức Với đặc tính cố hữu là tính nhịp điệu và tính hệ thống, các yếu tố kết cấu - kỹ thuật ngày càng tham gia nhiều hơn vào tạo hình kiến trúc và tác động tới sự cảm nhận thị giác, góp phần hình thành giá trị thẩm mỹ của công trình (như phong cách Hi-tech) và biểu hiện tinh thần của thời đại (như trào lưu De-construction) Hình thức kiến trúc có xu hướng khai thác các trạng thái có tính động củakiến trúc; tính linh động / linh hoạt của không gian và các yếu tố định hình, cho tới tính động (dynamic) trong hình thể và cảm xúc, rồi tới các cấu trúc vô định hình, cấu trúc fragtal, để phản ánh động thái phát triển của xã hội đương đại, nhấn mạnh tính linh hoạt của kiến trúc trong một thế giới luôn biến đổi Sự tương phản trong sự thống nhất giữa các thành phần kiến trúc cố định - biến đổi, động - tĩnh, mới - cũ, nguyên gốc - xen cấy, kết cấu chịu lực - bao che, cũng được khai thác để phản ánh sự phát triển biện chứng của nhận thức xã hội về các mối quan hệ giữa Quá khứ - Tương lai, Truyền thống - Hiện đại, Bảo tồn - Phát triển,
Trang 4CÁC TRÀO LƯU KIẾN TRÚC “XANH”
Cuối thế kỷ 20, sự phát triển đô thị và sản xuất công nghiệp vượt quá ngưỡng cân bằng và thiếu kiểm soát, dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xói mòn truyền thống văn hoá đã ngày càng rõ nét Từ chỗ là vấn đề của một vài nước
đó trở thành vấn đề toàn cầu / liên khu vực Bối cảnh đã dẫn tới sự khởi đầu của Kiến trúc sinh thái cho khu vực nhiệt đới từ cuối thập kỷ 1970 (với luận điểm và nghiên cứu của Ken Yeang trong các cuốn “Design with the Nature” và “The Green Skyscraper”), rồi dần dần nảy sinh thêm các trào lưu khác, được gọi chung là Kiến trúc “xanh” Tất cả cùng chung mục tiêu tìm kiếm giải pháp cho những khía cạnh khác nhau của mối quan hệ thân thiện giữa Kiến trúc và Môi trường, đặt trong một chiến lược phát triển bền vững:
+ Kiến trúc sinh thái: giảm thiểu tác động có hại tới môi trường (khói bụi, chất thải, nhiệt, tiếng
ồn, nước, )
+ Kiến trúc sinh - khí hậu: thích ứng với điều kiện khí hậu đặc thù của từng vùng.
+ Kiến trúc tiết kiệm năng lượng: hiệu suất năng lượng cao, sử dụng năng lượng tự nhiên có
thể tái tạo được (gió, mặt trời, địa nhiệt, )
+ Kiến trúc thông minh: được lập trình để điều tiết tự động các hệ thống kỹ thuật.
Hiện nay, các trào lưu này đang lan tỏa đến hầu hết các khu vực khác nhau trên thế giới, trong
đó có Việt Nam
KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU?
Theo cách nhận diện trên đây, giữa các xu hướng không có sự phân chia ranh giới một cách rạch ròi triệt để, mà sẽ có sự giao thoa đáng kể - vì một công trình thường nổi trội trên nhiều phương diện, nên có thể được xếp vào các xu hướng khác nhau tuỳ theo mục đích và đặc trưng được quan tâm Do bản chất của kiến trúc là “phức hợp và mâu thuẫn” nên về tổng thể, các xu hướng này không phân cực tới mức tan rã, mà có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên một bộ mặt đa dạng, phong phú cho kiến trúc đương đại Trong quá trình phát triển tiếp theo của xã hội, chúng sẽ có sự phân hóa và kết hợp để tiếp tục hình thành những trào lưumới, xu hướng mới
Trên quan điểm này, nhìn vào thực trạng kiến trúc Việt Nam cũng thấy nổi lên một số xu hướng có thể gọi bằng những cái tên tương tự: xây dựng cao tầng, xây dựng xen cấy, hỗn hợp chức năng và biểu đạt Như vậy là về mặt hình thức có thể tạm “yên tâm” rằng, chúng ta đang cùng chung dòng chảy với thế giới Nhưng để hội nhập thì vẫn còn một khoảng cách rất lớn về nội dung và tư tưởng (do các nước đã đi trước chúng ta đến hàng chục năm)
Phần lớn công trình cao tầng trong các khu đô thị mới ở Việt Nam hiện nay được xây dựng không xuất phát từ nhu cầu thực tế của người trực tiếp sử dụng mà chỉ nhằm tối đa hóa khả năng sinh lợi cho chủ đầu tư, nên hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, hạ tầng xã hội bị cắt giảm đến mức tối thiểu Trong các khu phố cổ / phố cũ với nhu cầu sinh sống rất cụ thể và cấp thiết, nhưng diện tích xây dựng quá chật hẹp thì kiến trúc dù là tự phát hay được cấp phép, cũng chỉ còn đường phát triển lên cao, làm biến dạng hình ảnh đặc trưng của khu vực, từng bước xóa
sổ hình thái kiến trúc và cảnh quan đô thị có tính lịch sử
Xây dựng cơi nới / xen cấy vốn là một giải pháp tình thế nhằm cải thiện tình trạng nhà ở những
năm 1980 nhưng đã nhanh chóng trở thành phổ biến ở mọi khu vực, với mọi loại hình kiến trúc, đến mức có thể được xem là một hiện tượng đặc trưng cho kiến trúc và sức sống đô thị (mà nhóm MVRDV đã “học tập” để giải quyết một số công trình ở Hà Lan) Tuy nhiên, việc xen
Trang 5cấy đang được tiến hành một cách tự phát, hầu như chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của từng
cá thể mà không vì lợi ích chung của cộng đồng (thậm chí là còn xâm hại lẫn nhau), chưa quan tâm đến các vấn đề thiết kế đô thị và bảo tồn cảnh quan văn hoá
Xét về phương thức biểu đạt thì xu hướng chủ yếu của kiến trúc Việt Nam hiện nay (như đã
được tổng kết trong một nghiên cứu của Hội KTS) là hình thức hóa / hình thức chủ nghĩa Ngônngữ thường gặp là hoài cổ / giả cổ, quay trở lại với những hình thức của các thời kỳ cách đây 70-100 năm Cũng có một số công trình có ngôn ngữ hiện đại mô phỏng kiểu kiến trúc Hi-tech hay Giải toả cấu trúc (de-construction), nhưng mới mang tính hình thức, vì chỉ diễn ra ở lớp vỏ bên ngoài Còn về nội dung công năng thì phương thức sử dụng hỗn hợp vốn là một đặc trưng của lối sống và của kiến trúc truyền thống, cho nên xu hướng đa năng hóa và sử dụng linh hoạt
đã sớm được nhân rộng, tuy nhiên mới ở trình độ lắp ghép đơn giản, chưa có được nền tảng công nghiệp hóa như các nước phát triển, nên thường gây cảm giác tạm bợ, làm biến thái cả chủ thể kiến trúc
Một tín hiệu đáng mừng là trong khi trào lưu Kiến trúc “xanh” đang còn mới mẻ với nhiều nước, thì chúng ta đã có những công trình được giải thưởng, những dự án được bình chọn, những thiết kế được ghi nhận Song cũng phải thừa nhận là hầu hết các giải pháp còn tỏ ra dễ dãi, thiếu những căn cứ tính toán xác thực, còn bản thân các giải thưởng đều nhằm mục đích
cổ vũ cho một hướng đi mới đang trong bối cảnh “vạn sự khởi đầu nan” nên nặng tính động viên / tuyên truyền Theo dự báo, Việt Nam là một trong những quốc gia sẽ chịu tác động lớn nhất từ sự biến đổi khí hậu Tình trạng ô nhiễm môi trường đã nghiêm trọng tới mức báo động, nhưng dường như chúng ta mới chỉ tiếp cận vấn đề một cách hình thức và lãng mạn Mấy năm gần đây, Hội đồng công trình xanh (Green Building Council) đã mở chi nhánh tại Việt Nam (VGBC) và tổ chức được một số hoạt động (trong đó có việc nghiên cứu hệ thống tiêu chí đánh giá và hướng dẫn thực hiện), nhưng chưa nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn, cũng như sự hỗ trợ của các cấp quản lý
Cuối cùng, có thể thấy là Việt Nam đang ở thời kỳ quá độ, khi thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp sang nền văn minh tri thức Đây chính là cơ hội mà chúng ta có thể tận dựng để tạo ra sự chuyển hóa đúng hướng và kịp thời, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới
TS.KTS NGUYỄN TRÍ THÀNH
Trang 6Đổi mới nhận thức về vấn đề bản sắc dân tộc trong kiến trúc
THỨ NĂM, 17 THÁNG 10 2013 08:22 TCKT
Từ những năm 1990, khái niệm “Bản sắc dân tộc” bắt đầu được sử dụng để định hướng công tác lý luận phê bình và hoạt động văn hóa nghệ thuật thay cho phương châm “vừa dân tộc vừa hiện đại” Giới KTS Việt Nam đã nỗ lực hưởng ứng để tạo dựng một nền kiến trúc “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”, tuy nhiên, kết quả đạt được còn khá khiêm tốn Dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi có viết bài “Đổi mới tư duy về bản sắc kiến trúc” (tạp chí Kiến trúc, 8/2010) ngõ hầu đóng góp được một chút gì mới mẻ cho vấn đề này, nhưng 3 năm sau nhìn lại, thì thấy dường như “bản sắc dân tộc” đã trở thành một “khẩu hiệu treo” chứ không đivào cuộc sống Hai kỳ Giải thưởng kiến trúc quốc gia vừa qua ít thấy những tác phẩm thể hiện được cả tính hiện đại và bản sắc (ngoài mấy công trình được xây dựng ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc) Hoạt động bảo tồn di sản một thời được đề cao, nhưng gần đây lại trở nên lộn xộn và lệch lạc Sau 20 năm “đổi mới” và “mở cửa”, đô thị đã phát triển quá “nóng” rồi lại
“đóng băng”, môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội đã biến động rất lớn, khiến cho kiến trúc
bị xô đẩy theo những chiều hướng lai tạp Bài viết này được phát triển thêm trên nền của bài trước, với mong muốn làm rõ hơn sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề “Bản sắc” - bắt đầu
từ việc nhận thức lại các khái niệm và bối cảnh
Bản sắc văn hóa và bối cảnh của thời kỳ quá độ
“Bản sắc” vốn là một danh từ Phật giáo (chỉ tâm tính vốn có của con người, về sau để chỉ hình dạng ban đầu của sự vật - Từ Hải), nhưng trước đây ít gặp trong đời sống nên chưa được chú giải và thấu hiểu tường tận Bộ Từ điển Bách khoa Việt Nam không thấy ghi mục từ này, các quyển từ điển khác thì giải nghĩa là “Màu sắc, tính chất tiêu biểu trở thành đặc điểm chính” (Từđiển tiếng Việt) hoặc “Tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng” (Từ điển từ và ngữ Việt Nam) Khái niệm tương đương trong các tiếng nước ngoài cũng không thống nhất: tiếng Pháp có “Physionomie” - là tính chất, dung mạo của một sự vật, một con người để phân biệt với sự vật khác, con người khác (Grand Larousse Encyclopedique); còn tiếng Anh là
“Identity” - với các nghĩa: nhân dạng / sự nhận diện / tính đồng nhất / sự giống hệt
Như vậy, Bản sắc là một khái niệm phức tạp, liên quan đến cả cái chung và cái riêng, bao gồm
cả yếu tố nội dung và yếu tố hình thức “Bản” = gốc / của mình - là nội dung, là cái chung, đóng vai trò định tính, ở bên trong, chỉ cái gốc, cái cốt lõi có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của
sự vật “Sắc” = có / diện mạo / màu - là yếu tố hình thức, đóng vai trò định hình, chỉ mức độ biểu hiện ra bên ngoài của nội dung Phối hợp lại, bản sắc là những dấu hiệu tiêu biểu nhất để nhận biết cái cốt cách bên trong của sự vật / hiện tượng Bản sắc văn hóa / bản sắc dân tộc là những nét đặc trưng (bắt nguồn từ tâm thức / tâm thế dân gian) để nhận diện một nền văn hóa / một dân tộc Nghĩa này đã được học giả Kiến Giang dịch rất chuẩn xác từ thuật ngữ tiếng Anh “Identity”, là “căn tính” (cultural identity = căn tính văn hóa, hay bản sắc văn hóa)
“Văn hóa bao hàm những giá trị, tín ngưỡng, quan điểm, ngôn ngữ, tri thức và nghệ thuật, truyền thống, thể chế và lối sống mà thông qua đó một cá nhân hay một nhóm người thể hiện tính nhân văn và ý nghĩa mà họ tạo ra cho sự sinh tồn và phát triển của mình” (UNESCO - Tuyên bố Fribourg về Quyền văn hóa) UNESCO cũng nhiều lần đề cập đến văn hóa như là tổng thể những đặc điểm riêng về vật chất & tinh thần, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội / một dân tộc / một nhóm người Một cách ngắn gọn, thì văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia Một cách văn hoa, thì “Văn hóa là thứ còn
Trang 7lại khi ta quên đi tất cả Văn hóa cũng là thứ còn thiếu khi ta đã học được tất cả Văn hóa là sứcsống bền bỉ, lan tỏa trường tồn qua thời gian Cái khắc sâu bền vững trong trí óc và suy nghĩ của chúng ta là Văn hóa Văn hóa là thứ ở lại với con người trên con đường hướng tới tương lai” - (Edouard Herriot) Vì vậy, “văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” là một thực tế tất yếu của lịch sử, và “bản sắc dân tộc” trong đại đa số trường hợp đồng nhất với “bản sắc văn hóa”, là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại Văn hóa luôn gắn liền với chủ thể là con người, với những tập quán của cộng đồng, tạo thành môi trường sinh thái nhân văn, trong đó kiến trúc là thành phần vật thể chủ yếu, chứa đựng và phản ánh các giá trị phi vật thể, nên “bản sắc kiến trúc” chính là dấu ấn của “bản sắc văn hóa trong kiến trúc”.
Từ đây dẫn tới hai hệ quả quan trọng Thứ nhất: “Bản sắc” không tự thân tồn tại một cách độc lập, nó chỉ có ý nghĩa xác định khi gắn với những đối tượng cụ thể Nội hàm của bản sắc tùy thuộc vào từng loại đối tượng, từng lĩnh vực nghiên cứu, cho nên không thể gán thẳng mệnh
đề “đậm đà bản sắc dân tộc” từ văn hóa sang cho kiến trúc, mà phải có sự chuyển hóa thích hợp Thứ hai: yếu tố định hình có vai trò rất quan trọng - đó là nét khái quát về hình thể, vừa phản ánh yếu tố định tính (nội dung tinh thần) vừa chi phối những biểu hiện định lượng cụ thể (hình thức và chi tiết), là nhịp cầu không thể thiếu - kết nối từ bản sắc văn hóa đến các giải pháp kiến trúc
Cuộc du nhập mô hình văn hóa XHCN vào nước ta ở nửa sau thế kỷ XX đã làm đảo lộn toàn bộ các giá trị truyền thống còn lại sau cuộc tiếp biến văn hóa với phương Tây trong gần 100 năm trước đó Một hệ giá trị mới và một kiểu văn hóa tổ chức mới được thiết lập, song các thành tốkhác về cơ bản vẫn không thay đổi, nên cấu trúc thiếu đồng bộ và không bắt rễ được vào môi trường sinh thái nhân văn đặc thù của Việt Nam Vì thế, dù muốn hay không nó cũng sẽ phải tiếp tục biến đổi để hợp lý hóa, và đến thời kỳ mở cửa thì sức ép của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa lại đặt các thành tố văn hóa vào thế phải đổi mới Bản chất của thời kỳ quá
độ hiện nay là sự chuyển hóa diễn ra trong mọi mặt đời sống xã hội, bao gồm cả sự đổi mới cácgiá trị và chuẩn mực, thậm chí thay đổi cả văn hóa ứng xử Điều đáng ngại là khi cái cũ đã lạc hậu mà cái mới chưa kịp khẳng định sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng giá trị Bối cảnh đó đòi hỏi phải có một cách nhìn nhạy bén và biện chứng, với sự chuyển hóa khái niệm, mở rộng tầm nhìn và cách tiếp cận vấn đề
Sự vận hành của hệ thống Văn hóa.
Văn hóa không tự nhiên có sẵn, mà là một hệ thống phức hợp được tạo dựng và bồi đắp qua nhiều thế hệ Văn hóa kiến trúc cũng được tích lũy dần trong quá trình phát triển của hệ thống văn hóa Nghiên cứu về kiến trúc nhà ở dân gian các dân tộc trong vành đai khí hậu nhiệt đới
đã đi đến kết luận: Trong những điều kiện tự nhiên như nhau (và trình độ phát triển kinh tế và
kỹ thuật còn đơn giản) thì Văn hóa quyết định sự lựa chọn của con người (thông qua văn hóa tâm linh và văn hóa nhận thức), từ đó xác định những đặc điểm của Kiến trúc (thông qua văn hóa văn hóa tổ chức và văn hóa sinh hoạt) - “Tự nhiên cho chúng ta nhiều khả năng để lựa chọn Và con người quyết định chọn cho mình cái phù hợp với nền tảng văn hoá của họ”(Amos Rapoport, “House Form and Culture”, 1969)
Các thành tố văn hóa cơ bản là văn hóa Tâm linh - văn hóa Nhận thức - văn hóa Tổ chức - văn hóa Sinh hoạt, ở miền giao thoa của chúng là Tâm thức cùng các trục Chuẩn mực - Giá trị & vănhóa Ứng xử - đóng vai trò là bộ khung cấu trúc của văn hóa văn hóa Tâm thức là cái gốc khởi đầu và chi phối tiến trình văn hóa trong quá trình con người tương tác với môi trường tự nhiên: bắt đầu từ Tâm thức (bản năng) đến văn hóa Tâm linh (lý giải sự vật bằng các thế lực siêu nhiên, hình thành niềm tin và những kiêng kỵ); tiếp theo là văn hóa Nhận thức (lý giải
Trang 8bằng các quy luật khách quan, hình thành các nguyên tắc -> chuẩn mực) rồi tiếp tục vận dụng vào văn hóa Tổ chức (tạo dựng môi trường sống / tổ chức không gian / tổ chức xã hội, hình thành các quy định / thể chế) và văn hóa Sinh hoạt (các hoạt động sống -> các giá trị) Kết quả
là tạo ra và tích luỹ sản phẩm trong các lĩnh vực / loại hình văn hóa Trong đó, các công trình kiến trúc và đô thị là sản phẩm của việc tổ chức không gian cho các hoạt động sống / sinh hoạt của con người hợp thành văn hóa Kiến trúc
Sự phối hợp các thành tố cơ bản theo những chu trình khép kín như trên là cơ chế vận hành của hệ thống văn hóa; đồng thời mỗi chu trình lại có tác dụng kiểm chứng các chuẩn mực và giá trị, điều chỉnh các nguyên tắc hành động và ứng xử, nên đó cũng là cơ chế bộ lọc văn hóa.Chừng nào thực tiễn cuộc sống còn phù hợp với các chuẩn mực và giá trị thì cơ chế vận hành được đơn giản hóa, chỉ quay vòng giữa văn hóa Sinh hoạt và văn hóa Tổ chức Khi các chuẩn mực trở nên bất cập / mâu thuẫn với thực tiễn, thì những yếu tố mới nảy sinh sẽ đi qua bộ lọc văn hóa vận hành theo chu trình đầy đủ, mở đường cho sự đổi mới văn hóa Tâm linh và nâng cấp văn hóa Nhận thức, tiến tới hình thành các giá trị và chuẩn mực mới Trong thực tế, sự phát triển diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và càng lệ thuộc lẫn nhau, nên những hiện tượngngoại lai / phát sinh trong cuộc sống không đủ thời gian thẩm thấu qua bộ lọc văn hóa nhưng lại tác động trực tiếp tới văn hóa Tổ chức và văn hóa Sinh hoạt, nhiều khi dẫn tới chỗ ngộ nhận những yếu tố nhất thời là bền vững, khiến cho văn hóa ứng xử cũng bị lung lay / sai lệch Văn hóa Kiến trúc vì thế cũng không tránh khỏi bị khủng hoảng giá trị, khi cái truyền thống đang mất đi nhưng cái mới lại chưa định hình / chưa đủ mạnh để thay thế Giai đoạn quá độ ở Việt Nam hiện nay - diễn ra đồng thời và chịu ảnh hưởng từ những xu thế chuyển hóa của thế giới /của nhân loại nói chung trên phạm vi toàn cầu - đang là một thời kỳ như vậy và chắc chắn sẽ dẫn tới sự đổi mới cơ bản các giá trị văn hóa Điều đó không có gì phải quá lo ngại vì hoàn toànphù hợp với quy luật chung và đã diễn ra không phải chỉ 1 lần trong lịch sử
Hình 1 Cấu trúc và sự vận hành của hệ thống văn hóa
Chuyển hóa khái niệm - từ Bản sắc dân tộc đến Bản sắc văn hóa và Bản sắc địa phương.
Đó là những pha (phase) nối tiếp nhau trong sự chuyển biến nhận thức về các giátrị truyền thống đi từ hình thức đến nội dung, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các phạm trù “Truyền thống” và “Hiện đại” Vấn đề này nảy sinh trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến văn hóa với phương Tây đầu thế
kỷ XX và được phân định hợp lý với mô thức “Dân tộc - Khoa học - Đại chúng” (Đề cương Văn hóa 1943): cái Truyền thống (dân tộc) và cái Hiện đại (khoa học) được kết nối thông qua tính Đại chúng (rất gần với tính cộng đồng) Mô thức này là đường lối chính thống để định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật và đã nhiều lần được điều chỉnh trong quá trình xác lập mô hình văn hóa XHCN (1955-1990), theo đó Truyền thống ẩn sau khái niệm "dân tộc", song từ chỗ là
"hình thức dân tộc" (đối lập với nội dung hiện đại) được điều chỉnh dần thành "tính chất dân tộc" rồi bản sắc dân tộc" Còn Hiện đại mang những nội hàm khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử, từ chỗ gắn với 2 phạm trù đối lập (“nội dung XHCN và hình thức dân tộc”, 1961) chuyển sang 2 phạm trù đồng điệu (“nội dung XHCN và tính chất dân tộc”, 1976) Tuy nhiên, khi được rút gọn thành phương châm “vừa dân tộc, vừa hiện đại” thì lại đặt ra một tình thế đối
Trang 9lập, trong đó cái Hiện đại luôn được đồng nhất với các giá trị tích cực của mô hình XHCN, được ngầm hiểu là phạm trù "nội dung"/"tính chất" có vai trò quyết định, còn cái Dân tộc chỉ là “hìnhthức” hoặc bị đánh đồng với cái cổ / cái cũ / cái lạc hậu.
Tính dân tộc thường được các nước nhỏ và yếu đề cao để bảo vệ những “giá trị riêng” trong bối cảnh bị nền văn minh của các nước lớn hơn hấp dẫn và lấn át Nửa thế kỷ trước chúng ta phải đấu tranh giành độc lập và còn lạc hậu, thì việc đề cao tính dân tộc là hoàn toàn đúng đắn; nay Việt Nam đã trở thành một quốc gia lớn mạnh với >80 triệu dân thì vấn đề này cần được điều chỉnh cho phù hợp “Truyền thống” và “Hiện đại”, từ chỗ lồng ghép với 2 thể chế khác biệt (“văn hoá nghệ thuật XHCN” và “bản sắc dân tộc”, 1986) đã trở thành những thuộc tính của cùng một chủ thể (“văn hoá tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”, 1996) - vẫn mâu thuẫn nhưng đồng hành và thống nhất chứ không loại trừ nhau Tuy nhiên, tính Hiện đại (“tiên tiến”) lại bị đặt ra ngoài nội hàm của “bản sắc dân tộc” nên chiều hướng ly khai vẫn mạnh hơn
là kết hợp, vì vậy mà kiến trúc “tiên tiến và đậm đà bản sắc” vẫn chưa tìm được diện mạo xứngđáng Việc chuyển sang mô thức “kiến trúc thể hiện bản sắc văn hóa” sẽ mở ra giải pháp cho vấn đề này, vì văn hóa được kế thừa liên tục từ quá khứ và tiếp nối tới tương lai, nên chứa đựng đồng thời cả yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại Mô thức này cũng cho phép giải quyết được những vấn đề tế nhị: “tính dân tộc” là khái niệm định tính trừu tượng rất khó diễn đạt, trong khi “bản sắc văn hóa” lại nhận biết được thông qua các yếu tố khác có thể định hình
và định lượng; đề cao “bản sắc dân tộc” có thể là tiền đề cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan vì đòihỏi một sự thuần chất nhất định, còn “bản sắc VH” cho phép có sự giao thoa đa nguồn gốc, tích hợp đặc trưng văn hóa Việt với đặc điểm riêng của mỗi vùng miền
Như vậy, bản sắc văn hóa trong kiến trúc phải được nhìn nhận gắn liền với những con người vàbối cảnh cụ thể của địa điểm, thông qua cách họ tổ chức cuộc sống và ứng xử với các điều kiện
tự nhiên và xã hội tại địa phương Nói về những dấu hiệu riêng của một vùng miền, người ta thường dùng chữ “địa phương” (local), đôi khi là “bản xứ” (vernacular) - gọi chung là “bản địa” (bản = gốc; địa = đất - chỉ cái “vốn có ở tại chỗ”) Tính bản địa - hay bản sắc địa phương - trong kiến trúc là biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hóa, bằng ngôn ngữ kiến trúc, tương hợp với môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn của địa phương Chúng tương đồng về ý nghĩa, chỉ khác biệt về ngữ cảnh: “bản sắc địa phương” hàm ý có sự liên hệ / đối chiếu với cái gốc là bản sắc văn hóa (nói nôm là cái nhìn “từ trong ra”), còn “tính bản địa” thì hướng đến những yếu tố đặc thù / cái riêng - cái làm cho sự vật ở chỗ này khác với ở chỗ kia (hay là cái nhìn “từ ngoài vào”) Người bên ngoài có thể chưa “hiểu” nhưng dễ “thấy” (nên thường chú ý những hiện tượng cá biệt, những tín hiệu thị giác), người trong cuộc thì “hiểu” nhưng lại khó thoát khỏi những cái đã quen thuộc Rõ ràng là không thể trông đợi các KTS ngoại quốc sẽ tìm ra những biểu hiện của bản sắc Việt Nam, mà chính chúng ta (đang hướng ngoại / từ trong nhìn ra) phải vượt thoát được về tư tưởng để có thêm cái nhìn khách quan từ bên ngoài, nhìn đa chiều hơn vào bản chất, vào cả những góc khuất / góc tối
Như vậy “tính bản địa” / “bản sắc địa phương” là bước chuyển hoá logic từ khái niệm “bản sắc văn hóa”, và “bản địa hoá” là phương thức hữu hiệu để chuyển thể từ phạm trù Văn hoá rộng lớn vào lĩnh vực Kiến trúc
Mở rộng tầm nhìn và cách tiếp cận vấn đề.
Kiến trúc không tự nhiên biểu hiện bản sắc văn hóa, mà chính con người phải có ý thức tiếp nốicác giá trị truyền thống Các KTS đã có nhiều nỗ lực để nhận thức và xác định biểu hiện của bảnsắc văn hóa, nhưng phần lớn là nhận định chủ quan, chú trọng biểu hiện cái riêng / độc đáo hơn là những yếu tố chung / phổ biến Vấn đề “bản sắc” được đề cao cũng đã khơi dậy sự
Trang 10quan tâm nghiên cứu văn hóa trên nhiều bình diện, tuy nhiên đều mang tính định tính nên rất khó ứng dụng vào thực tế Nói “kiến trúc biểu hiện bản sắc văn hóa” là theo nguyên lý “cái riêng phản ánh cái chung”, nhưng ngược lại - cái chung không phản ánh được cái riêng, cho nên có định dạng được bản sắc văn hóa thì vẫn chỉ là định hướng khái quát chứ chưa phải là giải pháp kiến trúc, cần phải được tiếp tục cụ thể hóa thành các tiêu chí để vận dụng vào thiết
kế Trong bối cảnh của thời kỳ quá độ, trong khi các chuẩn mực / giá trị chung đang chuyển hóa và chưa ổn định thì một mặt cần tiếp cận vấn đề “từ dưới lên” - từ yếu tố định hình của bản sắc địa phương đang còn lưu giữ được xây dựng thành các tiêu chí bản địa hóa cho các vùng miền; mặt khác cần tìm về nguồn gốc / căn tính VH để tạo ra những mối liên hệ mới với nền tảng văn hóa truyền thống
Theo hướng thứ nhất, từ kết quả các nghiên cứu của Hội KTS Việt Nam, có thể đề xuất một bộ tiêu chí khung, gồm 2 tiêu chí về nội dung (ND) và 3 tiêu chí về hình thức (HT):
Hệ thống tiêu chí bản địa hóa
1 ND1 - Tiêu chí về tính Nhân văn: Kiến trúc phù hợp với truyền thống văn hóa, lối sống, tâm lý, nhu cầu và khả năng thực tế của cộng đồng dân cư địa phương
2 ND2 - Tiêu chí về tính Thích ứng: Kiến trúc thích ứng vớiđiều kiện tự nhiên và khí hậu địa phương, chú trọng hiệu quả về sinh thái và môi trường
3 HT1 - Tiêu chí về tính Hoà nhập: Kiến trúc gắn bó hữu
cơ với cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan văn hoá xung quanh địa điểm xây dựng
4 HT2 - Tiêu chí về tính Tích hợp: Kiến trúc lồng ghép các giá trị văn hóa, vận dụng các nguyên tắc ứng xử truyền thống vào bố cục và tổ chức không gian
5 HT3 - Tiêu chí về tính Liên hệ: Sử dụng các dạng thức quen thuộc, bằng vật liệu thông dụng/ sản xuất tại chỗ và kỹ thuật xây dựng của địa phương; sử dụng các hình ảnh, chi tiết đặc trưng như một dấu hiệu để mã hoá / nhận diện
Giữa các tiêu chí có những nội dung đan xen và chồng lấn, nên có thể phối hợp và bổ sung cho nhau một cách hiệu quả, làm tăng khả năng ứng dụng Nếu 1-2 tiêu chí bị thiếu (do việc nghiêncứu bị chậm trễ / không đồng bộ giữa lý thuyết và thực tiễn) thì hệ thống vẫn không mất đi tính tổng thể, thậm chí có thể vận dụng các tiêu chí một cách độc lập mà không bị phiến diện
Hệ thống được hoàn chỉnh cũng sẽ không khô cứng mà mở ra khả năng sáng tạo linh hoạt và giúp cho công tác quản lý chặt chẽ hơn
Bộ tiêu chí khung là công cụ kiểm chứng biểu hiện tính bản địa trong kiến trúc, nhưng không thaythế cho nội hàm của khái niệm “bản sắc” Để vận dụng có hiệu quả, chúng cần được cụ thể hoá thêm để mỗi KTS cũng như nhà quản lý Quy hoạch – Kiến trúc có được sự hiểu biết nhất định về truyền thống văn hóa và kiến trúc của địa phương mình Tầm quan trọng, mức độ ưu tiên cũng như nội dung của mỗi tiêu chí còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và văn hóa – xã hội của các địa phương, vì vậy cần được đánh giá và xác định cụ thể cho từng khu vực / địa điểm
Theo hướng thứ hai, cần mở rộng tầm nhìn để xem xét kiến trúc trong mối liên hệ với các thành tố văn hóa khác, cũng như đối chiếu diện mạo bản sắc kiến trúc với các giá trị VH để kiểm chứng Lâu nay kiến trúc vẫn được xem là sản phẩm phục vụ nhu cầu của hiện tại và tương lai mà ít khi được ràng buộc với truyền thống của quá khứ, nên càng mở cửa giao lưu thì
Trang 11bản sắc càng mờ nhạt Vì vậy, nguồn gốc văn hóa cần được làm rõ để trở thành một yếu tố nhận diện, định hướng phát triển và chi phối biểu hiện của bản sắc kiến trúc.
Từ 70 năm trước (1938) cụ Đào Duy Anh đã quan niệm rất ngắn gọn và rõ ràng: “Văn hóa là sinh hoạt” (gồm sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt tri thức) - tức là bản sắc văn hóa gắn liền với đời sống thường ngày của đông đảo người dân, mà kiến trúc là khung cảnh của các hoạt động sống đó Những năm 1970, KTS Nguyễn Cao Luyện đã chỉ ra sự liên hệ giữa các đặc trưng kiến trúc truyền thống với những tập quán sinh hoạt và đặc điểm tâm lý bền vững truyền đời của người Việt Đó là hướng tiếp cận xác đáng, vì hoàn toàn có thể tìm về nguồn gốc văn hóa của kiến trúc bằng cách lần ngược lại các chu trình vận hành bộ lọc văn hóa
- trước hết là tìm trong các thành tố liên quan trực tiếp là văn hóa ứng xử, văn hóa sinh hoạt vàvăn hóa tổ chức, rồi đi xa hơn đến văn hóa nhận thức, văn hóa tâm linh và Tâm thức dân gian Vấn đề là trong quá trình tiếp biến văn hóa, các chuẩn mực và giá trị có thể vẫn được giữ nguyên hoặc được nâng cấp / chuyển hóa dần dần, nhưng cũng có thể đã bị thay thế hoàn toàn, nên phải luôn duy trì mối liên hệ với hiện tại để dừng lại đúng chỗ Bằng cách này có thể thiết lập được những mối liên hệ mới với văn hóa truyền thống vốn đã bị gián đoạn qua 3-4 thế hệ mà hiện nay chưa biết nối lại bằng cách nào khi nhiều giá trị cũ đã không còn nữa Gần đây, một số tác giả đã thử đi tìm nguồn gốc văn hóa Việt trong Nhận thức, tuy nhiên nếu chỉ tìm đến nền tảng triết học Á Đông nói chung thì rất khó vượt qua cái bóng của Trung Hoa hay Nhật Bản (là những nước vốn có hệ tư tưởng phát triển rất mạnh), vì nhận thức của người Việt tuy tinh tế và nhạy bén nhưng thiên về vận dụng và lan tỏa tự nhiên trong dân gian, chứ không xây dựng thành một chủ thuyết hùng mạnh để khuếch trương dân tộc “Về nguồn” một cách quá đà sẽ dễ xa rời hiện thực, hơn nữa sự phân lập nguồn gốc rạch ròi một cách duy lý sẽ mâu thuẫn với tính dung hòa và tích hợp - một đặc trưng lâu đời nhất của văn hóa Việt Theo quan điểm Địa- văn hóa thì tính dung hòa / nước đôi đã được “cài đặt” ngay trong tâm thức -
đó là sự kết hợp cái tĩnh tại của tâm thế trọng Thổ với thế ứng xử linh hoạt nương theo Nước (các di sản văn hóa Việt cổ đều chỉ ra sự đối lập song hành Đất và Nước - truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc cũng là sự kết hợp Rồng / Biển và Tiên / Núi) Tâm thức đó chi phối từ văn hóa Tâm linh (tích hợp đa nguồn gốc), văn hóa Nhận thức (tiếp nhận / không phô trương), văn hóa Tổ chức (hệ thống không gian chuyển tiếp / hướng nội), văn hóa Sinh hoạt (sử dụng hỗn hợp / linh hoạt) cho đến văn hóa Ứng xử (khả năng thích ứng & chung sống) và cả tiến trình văn hóa (tiếp biến văn hóa với Trung Hoa và với phương Tây)
Việc mở rộng tầm nhìn và cách tiếp cận vấn đề cũng cho phép thấy được logic biện chứng của
sự chuyển hóa từ “bản sắc dân tộc” đến “bản sắc địa phương” như những cấp độ trong một hệthống quan hệ biện chứng, với trục Nhân học (gồm tính Quốc tế > tính Khu vực > tính Dân tộc
> tính Cộng đồng > tính Cá thể / cá tính) và trục Không gian (với các cấp độ tương ứng là Toàn cầu > Vùng > Quốc gia > Địa phương > Địa điểm), giao nhau ở vị trí trung tâm là Quốc gia và Dân tộc Trên mỗi trục, khi ở một phía có sự chuyển dịch nhất định thì ở phía bên kia cũng có
sự vận động đối ứng để tái lập sự cân bằng tổng thể Trước xu thế toàn cầu hóa - quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ, một mặt các cấp độ Vùng và tính Khu vực xích lại gần nhau do sự liên kết trong phạm vi khu vực, đồng thời các cấp độ Địa phương và Cộng đồng cũng được coi trọng đểtăng cường các giá trị bản địa Hội KTS quốc tế (UIA) đã kêu gọi “Bản địa hoá kiến trúc quốc tế
đi đôi với Quốc tế hoá kiến trúc bản địa” như một nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa Truyền thống và Hiện đại Khái niệm “Glocal Architecture” cũng đã trở nên quen thuộc trong các lý thuyết về phát triển bền vững, như là sự kết hợp “Global” (toàn cầu) và “Local” (địa phương), vượt qua cấp độ Quốc gia / Dân tộc với hàm ý: các yếu tố bản địa chính là công cụ đểhóa giải làn sóng toàn cầu hóa đã lan đến các địa phương
Trang 12Lời kết.
Kiến trúc là một lĩnh vực văn hóa tồn tại lâu dài và gắn bó trực tiếp với cuộc sống của con người, nó phản ánh trung thực sự tiếp nối văn hóa từ quá khứ tới hiện tại Hiểu “bản sắc dân tộc” một cách biện chứng sẽ mở ra lối thoát cho tình trạng mâu thuẫn giữa Truyền thống và Hiện đại - bản sắc là tinh thần của văn hóa truyền thống đã ghi sâu vào bản năng và tiềm thức, nay được biểu hiện bằng những phương tiện và ngôn ngữ hiện đại
Đến đây lại nhớ tới nguyên lý “phản truyền thống” nổi tiếng của Kenzo Tange - ông phản đối quan điểm đồng nhất truyền thống với tính dân tộc Theo ông, yếu tố truyền thống phải tham gia vào quá trình sáng tạo cũng giống như chất xúc tác trong phản ứng hóa học – nó gợi mở / thúc đẩy sáng tạo nhưng không hiện diện trong tác phẩm ở dạng vật thể nguyên gốc, mà là những hình ảnh của tinh thần văn hóa Còn tính dân tộc được xác định bởi sự phản ánh chân thật những điều kiện xã hội và bối cảnh văn hóa đương đại Và “sự tổng hợp biện chứng truyền thống với phản truyền thống là nhân tố cơ bản của sự sáng tạo chân chính”
TS.KTS Nguyễn Trí Thành - Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trang 13Kiến trúc Xanh - Xu hướng phát triển tất yếu mang tính thời đại
THỨ BA, 04 THÁNG 6 2013 08:46 TCKT SỐ 6 NĂM 2011
Trong dòng chảy của Kiến trúc đương đại trên thế giới, chưa có lúc nào vấn đề Môi trường và Kiến trúc lại hoà nhập và đặt ra những mục tiêu chung với nhau như ngày nay Các trường đại học Kiến trúc đã đồng nhất khái niệm thiết kế Kiến trúc với thiết kế Môi trường, hoặc trong cáckhái niệm về Kiến trúc luôn luôn có mặt các khái niệm chung liên quan đến Môi trường Vậy, chúng ta đang sống trong một môi trường như thế nào? Môi trường đó đang đặt ra những vấn
đề gì cần phải giải quyết?
Những bài học phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế tại các nước phát triển trong những thập kỷ qua đã chỉ rõ những vấn đề về môi trường mà các thế hệ chúng ta ngày nay đang phải đối mặt như: hiệu ứng nhà kính, tầng ô-zôn bị xâm hại, lượng phát khí thải quá tải với sức chịu đựng của bầu khí quyển, hiện tượng sa mạc hoá ở nhiều nơi, hiệu ứng băng tan chảy do sự nóng lên của địa cầu rất nhiều Hội nghị Quốc tế đã thảo luận và tranh cãi về mâu thuẫn giữa môi trường sống bền vững và sự phát triển của nhân loại Giấc mơ về một không gian sống hạnh phúc đang thay đổi
School of Art, Design and Media, NTU Singapore - Một trong 10 công trình xanh năm 2008 - theo Inhabitat.com
Trước tình hình đó, nhiều quốc gia đã xây dựng và ứng dụng chiến lược phát triển
đô thị bền vững, đảm bảo môi trường xanh với những hệ thống tiêu chí đánh giá
cụ thể như :
- Phương pháp đánh giá của BREEAM do
Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE) đưa ra sớm nhất vào năm 1990 với 9 tiêu chí chính
- Thách thức kiến trúc xanh (Green Building Challenge) là một phương pháp đánh giá do Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Canada (Natural Resources Canada) khởi xướng, tính đến tháng 10/2000 có 19 nước tham gia soạn thảo với 8 hệ tiêu chí dùng để đánh giá tính năng môi trường của kiến trúc
- Uỷ ban Kiến trúc Xanh Mỹ (USGBC) năm 1995 đề ra “Lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường” (Leadership in Energy & Environmental Design – LEED), đến tháng 3/2000 thì đổi mới và công bố văn bản LEED 2.0 - Bộ tiêu chuẩn đánh giá do Uỷ ban Kiến trúc Xanh Mỹ đề ra
để đáp ứng yêu cầu đánh giá kiến trúc xanh của thị trường xây dựng Mỹ
Các hệ thống tiêu chí đánh giá về Kiến trúc xanh của những quốc gia đều có những nội dung chung, cơ bản là:
- Mục tiêu chung của các hệ thống đánh giá kiến trúc xanh;
- Xây dựng môi trường hướng đến sự phát triển bền vững: Trong đó sản phẩm kiến trúc đượcxem là một phần hữu cơ cấu thành môi trường chung, từ đó dẫn đến những thay đổi nhận thức trong hoạt động Kiến trúc - Quy hoạch, nhằm hướng đến một môi trường có chất lượng sống cao hơn của cả cộng đồng mà không tách rời khỏi môi trường tự nhiên
- Đối tượng hướng đến của hệ thống đánh giá kiến trúc xanh : Kiến trúc xanh không chỉ là hệ
Trang 14thống tiêu chí hướng đến giới chuyên môn Kiến trúc và quy hoạch đô thị mà còn hướng đến cộng đồng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các nhà hoạt động quản lý xã hội với những cơ chế chính sách tổng thể, cũng như hệ thống giải pháp được thể chế hoá nhằm bảo
vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên Mặt khác, nâng cao nhận thức cộng đồng là một điểm trọng tâm của Kiến trúc xanh với việc công khai hoá hệ thống tiêu chí và sự tham gia của cộng đồng dân cư
Kiến trúc Xanh với hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể của từng quốc gia luôn quan tâm đến tác động môi trường của những công trình kiến trúc nói riêng, và của tổng thể đô thị nói chung vớinhững tiêu chí cụ thể như:
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: hướng đến những giải pháp thiết kế làm thay đổinhận thức cộng đồng và những thói quen trong đời sống xã hội, thông qua các giải pháp cụ thểđược sử dụng trong các đồ án kiến trúc và quy hoạch đô thị
- Ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng sạch có nguồn gốc tự nhiên như tận dụng sức gió, năng lượng mặt trời nhằm hướng đến tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh phát thải và khống chế được mức độ phát thải CO2, gây ra hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng xấu đến môi trường, hạn chế và khống chế nguồn ô nhiễm không khí ra môi trường tự nhiên
- Sử dụng nguyên liệu và vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên, có vòng đời tuần hoàn để đảm bảo công trình kiến trúc có tính bền vững và khả năng tái chế, mà không gây ra những tác hại đến môi trường sống
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên nước: tránh những tiêu hao lãng phí và rò
rỉ, nâng cao khả năng tái sử dụng nước, tránh những tác động làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên, làm thay đổi hệ thống giải pháp kỹ thuật ứng dụng trong các đồ án quy hoạch đô thị cũng như các công trình kiến trúc
- Tăng cường cây xanh trong đô thị và trong các công trình kiến trúc được xem là một giải pháp cụ thể, nhằm cải thiện môi trường sống và đưa con người trở về với thiên nhiên Từ đó, các giải pháp quy hoạch cũng có sự thay đổi trong việc sử dụng nguồn tài nguyên đất, có các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như ứng dụng các giải pháp công nghệ
để tăng cường diện tích cây xanh trong môi trường sống
- Chất lượng môi trường sống là một tiêu chí, đồng thời là mục tiêu trong kiến trúc xanh Chất lượng môi trường trong và ngoài nhà được số hoá bởi nhiều thông số mang tính kỹ thuật
để đưa đến cảm giác lành mạnh và dễ chịu cho người sử dụng Môi trường sinh thái thực sự sẽmang đến sự trong lành, nâng cao chất lượng sống và hiệu suất lao động của con người
Tập hợp hệ thống các tiêu chí kiến trúc xanh sẽ đạt được nhờ các hệ thống giải pháp kiến trúc, quy hoạch,
và hệ thống công nghệ được ứng dụng trong công trình kiến trúc và đô thị Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, ở những môi trường tự nhiên khác nhau
mà các nước xây dựng những hệ tiêu chí riêng, có tính thích ứng cao, nhằm giải quyết mối quan hệ xung đột giữa con người với môi trường trong quá trình phát triển Cùng với hệ thống tiêu chí này, nhận thức về cái đẹp trong Kiến trúc đã có những sự biến đổi - hướng đến chiều sâu tư duy và chất lượng môi trường sống Tuy vậy, cùng với sự biến đổi môi trường, hệ thống đánh giá Kiến trúc xanh luôn phát triển, có động tính cao nhằm thích ứng với sự đòi hỏi của môi trường
Trang 15Dự án Tòa nhà VietinBank được thiết kế bởi Foster&Partner theo xu
hướng kiến trúc xanh
Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng đang nỗ lực xây dựng hệ thống
tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh phù hợp với điều kiện tự nhiên khí
hậu nhiệt đới gió mùa và điều kiện kinh tế xã hội Phát triển kiến trúc
xanh tại Việt Nam là một hướng đi tất yếu trong quá trình đô thị hoá
tốc độ cao cùng với sự gia tăng không ngừng của việc tiêu thụ năng
lượng cũng như phát thải khí CO2 hiện tượng ô nhiễm không khí,
môi trường nước ở nhiều nơi đã lên đên mức báo động
Phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam đòi hỏi sự quan tâm của toàn
xã hội, sự tham gia của cộng đồng cùng với những nhà chuyên môn
Kiến trúc – Quy hoạch đồng thời được đặt trong hành lang pháp lý
của hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến và thống nhất Phát triển kiến trúc
xanh cũng đòi hỏi sự phát triển công nghệ trong nhiều lĩnh vực như
sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật trong kiến trúc
Đây thực sự là một thách thức không nhỏ cho sự phát triển của nền Kiến trúc hiện đại Việt Nam.Phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam một lần nữa nhắc chúng ta nhớ về việc khai thác những bài học từ kiến trúc truyền thống của ông cha Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, vớikhông gian văn minh lúa nước, người Việt xưa luôn có triết lý ứng xử với môi trường thiên nhiên một cách hoà hợp, thông qua những giải pháp lựa chọn hướng nhà, thế đất xây dựng, sửdụng cây xanh và mặt nước, lựa chọn tầm thước của công trình, các giải pháp bao che linh hoạt kết hợp với việc sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống như một bộ lọc không khí với đờisống của con người cũng như công trình kiến trúc
Phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam là một hướng đi tất yếu để tiến đến xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc - hội nhập vào dòng chảy chung của xu hướng pháttriển kiến trúc bền vững trên toàn thế giới
TS.KTS Lê Quân
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Trang 16Xu thế, xu hướng, phong cách Kiến trúc Việt Nam đương đại
Sang những thập niên 70 và 80 của thế kỷ 20 xuất hiện xu hướng nhại cổ, còn gọi là “hội chứngkiến trúc Pháp” Xu hướng này làm theo cổ điển phương Tây một cách trắng trợn nhưng khôngphải là lấy cái tinh thần cổ điển mà là sao chép một cách cụ thể và ngờ ngệch Từ sự bắt trước cái chi tiết kiến trúc Hy Lạp – La Mã, cổ điển Pháp đến việc làm những cái chóp đủ kiểu tiến tới nghiện ngập cái chóp Nhà hát Lớn hà Nội và trên mười năm gần đây là say mê cái tầng măng xác! Cái say mê này vẫn còn đến tận hôm nay
Từ những năm 80 – 90 đến tận năm 2000 tình trạng hoang mang ở ngã ba đường vẫn tiếp tục trong giới kiến trúc Sáng tác theo kiểu nào bây giờ? Như vậy, một cách khách quan ta thấy từ
1970 đến tận năm 2000, kiến trúc của chúng ta vẫn nằm trong tình trạng nhại cổ và hoang mang Ba mươi năm bệnh hoạn là quá dài và đáng buồn
Tuy nhiên, song song với xu hướng nhại cổ thì từ cuối thế kỷ 20 cũng đã xuất hiện một số yếu
tố mới chưa trở thành xu hướng, mà mới là những xu thế tiến tới thực nghiệm Những biểu hiện này ít ỏi và nhỏ bé bên cạnh trào lưu nhại cổ rầm rộ
Xu hướng dân tộc được thể hiện ở các góc độ sau:
1- Cải tiến kiến trúc cổ đại truyền thống Việt Nam Thí dụ đền Âu Cơ ở khu vực Đền Hùng Côngtrình vẫn là kiến trúc truyền thống, nhưng những yếu tố điêu khắc trang trí rồng, phượng, nghê
… được thay bằng các hình trang trí lấy trong trống đồng, như chim lạc (tác giả là KTS Hoàng Đạo Cương); đền Lạc Long Quân cũng ở khu vực Đền Hùng, cũng tương tự như đền Âu Cơ, nhưng có một cổng đá được sáng tác theo cảm hứng của hoa văn trên trống đồng Giá mà tất
cả các ngôi nhà trong khu đền thờ Lạc Long Quân đều được sáng tác theo cách này thì hay biết mấy!
2- Sử dụng vật liệu truyền thống trong hình thức kiến trúc hiện đại như những tác phẩm bằng vật liệu tre, rơm của KTS Võ Trọng Nghĩa, đạt được hiệu quả nghệ thuật đáng kể
Trang 173- Khai thác ngôn ngữ kết cấu và cấu tạo của hệ thống vì kèo truyền thống đưa vào công trình hiện đại Ví dụ một số ngôi nhà trong Bệnh viện Việt Pháp do KTS Nguyễn
Vũ Hưng sáng tác; Nhà ga Hàng không NộiBài do KTS Lương Anh Dũng sáng tác
Nhà ga Hàng không Nội Bài
Xu hướng theo chủ nghĩa Biểu hiện có một vài thực nghiệm Từ năm 1970 KTS lão thành Nguyễn Cao Luyện đã mạnh dạn
mở con đường này bằng tác phẩm Bảo tàng Cổ vật trong công viên Tức Mạc thành phố Nam Định Gần hai chục năm sau, KTS Lữ Trúc Phương xây dựng ngôi nhà Trăm Mái Công trình có tiếng vang lớn, mang nhiều nét đặc sắc của chủ nghĩa Biểu hiện Nhưng thật đáng tiếc nó đã bị kết tội một cách vô lý và bị phá đi Cũng thời gian ấy KTS Đặng Việt Nga xây dựng khách sạn Hằng Nga cũng mang tính chất của chủ nghĩa Biểu hiện Khách sạn này đến tận hôm nay vẫn còn phát triển KTS Lữ Trúc Phương không chịu khuất phục khi ngôi nhà Trăm Mái của ông bị phá hủy Ông tiếp tục sáng tác theo xu hướng chủ nghĩa Biểu hiện một công trình mới, đó là quán cà phê Đường Lên Trăng Công trình bé nhỏ này là một kỳ công gắn bó kiến trúc với nghệ thuật tạo hình, những không gian kỳ lạ, bí ẩn nối tiếp nhau đưa con người đến hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác Công trình này vẫn đang tiếp tục hoàn thiện, mặc dầu đã được sử dụng từ nhiều năm nay Một số KTS khác cũng có xu hướng sáng tạo theo chủ nghĩa Biểu hiện, nhưng rất lẻ tẻ chưa thành một hướng đi rõ rệt như tác phẩm Hoa Biển ở Nha Trang, mới ra đời chưa hoàn thành đã bị phê phán nặng nề Thế mới biết cái mới ra đời bao giờ cũng khó, còn cái cũ trỗi dậy theo kiểu sao chép nhại cổ, thì lại dễ chấp nhận!
Trong một thập kỷ gần đây, những trào lưu, trường phái kiến trúc đương đại trên thế giới đã
có tiếng vang vào nước ta Một số thực nghiệm theo các xu hướng đó lẻ tẻ được thực hiện, như kiến trúc công nghệ cao với công trình nhà biểu diễn cá heo ở đảo Tuần Châu của KTS Huỳnh Tám; Trung tâm Thương mại triển lãm hải Phòng của KTS Nguyễn Tiến Thuận; Trung tâm thể thao ở Đà Nẵng v.v…
Xu hướng Phi kiến trúc (Dearchitecture) được thể nghiệm ở một công trình nhỏ tại TP Hồ Chí Minh là Coop Mart; xu hướng Phi cấu tạo (Deconstruction) biểu hiện ở quán cà phê Window
Đó là những thực nghiệm nhỏ nói lên lòng khao khát cái mới của con người hiện đại
Một trong những yếu tố tích cực có tác dụng giúp đổi mới kiến trúc của chúng ta là sự có mặt của các tư vấn kiến trúc nước ngoài Trong thời đại này, hợp tác toàn cầu là lẽ đương nhiên, sựhợp tác có những yếu tố tích cực như đưa lại cho chúng ta tư tưởng thiét kế hiện đại, phương pháp thiết kế mới, sử dụng vật liệu và kết cấu hiện đại Những công ty tư vấn và xây dựng nước ngoài có tác dụng đào tạo cho chúng ta những cán bộ kỹ thuật và công nhận lành nghề hơn Tuy nhiên, phần tiêu cực của những tổ chức nước ngoài này cũng không hiếm Trước hết những thiết kế của họ rất hiện đại, nhưng không mang bản sắc Việt Nam Những công trình của họ phần lớn đều đồ sộ, chiếm những vị trí quan trọng, nên vai trò của những công trình này trong không gian đô thị là rất to lớn, ảnh hưởng rất rộng rãi vào thẩm mỹ quần chúng.Hiện nay, qua một thời gian dài trì trệ, hoang mang và nhại cổ, đã bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện mới Do những ngôi nhà cao tầng được xây dựng hàng loạt trong các khu đô thị mới
có hình khối đơn điệu, ngoài tầng trệt, các tầng điển hình làm giống nhau từ tầng một lên đến
Trang 18tận tẩng trên cùng Các ngôi nhà sau này đã được nghiên cứu sao cho đa dạng hơn Các thủ pháp thường dùng là tạo nên một vạch chéo trên hoặc một đường cong trên mặt đứng, làm một màn chắn nắng bằng kim loại uốn lượn.v.v… Đó là những thủ pháp dễ dãi đơn thuần mangtính hình thức Muốn cho đa dạng hóa hình thức kiến trúc cần có những thay đổi sâu sắc hơn, như đa dạng hóa ngay từ bố cục mặt bằng của các tầng nhà của công trình, đừng làm một tầngchuẩn rồi nhân n tầng lên! Việc đa dạng hóa hình thức kiến trúc có sự đóng góp không nhỏ củacác đơn vị tư vấn nước ngoài Do có nhiều kinh nghiệm thiết kế, họ có những sáng tạo về hình khối công trình phong phú, tạo được hấp dẫn về thị giác và góp phần vào việc làm đẹp đô thị
Ví dụ, Bảo tàng Hà Nội là một khổi thủy tinh hình kim tự tháp lộn ngược (Tác giả là một hãng của Cộng hòa Liên bang Đức) Phương án Trụ sở Ngân Hàng Vietinbank sẽ xây dựng tại đầu cầuThăng Long, là một công trình có hai tháp cao tầng, một tháp 55 tầng là khách sạn, một tháp
68 tầng là nhà văn phòng, hai tháp này nằm trên một bệ là một siêu thị lớn Hai tháp là hai khốihộp có cắt vắt ở ngọn tháp trông rất ấn tượng (Tác giả là hãng Foster and Partners) Một công trình cao tầng ở Vũng Tàu do hãng Bruce Henderson Architects thiết kế cũng rất ấn tượng với hình khối khỏe khoắn nhưng mang tính chất tạo hình Trong cuộc thi phưong án quy hoạch kiến trúc khu nhà ở cao tầng ở quận Long Biên Hà Nội, phương án của G and L Design Group and Associate cũng gây một ấn tượng mới mẻ và khỏe khoắn
Như vậy có thể nói rằng, đến hôm nay kiến trúc Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi về mặt hình ảnh nghệ thuật, đang dần dần thoát khỏi chủ nghĩa hình thức nhại cổ Nhưng bước chuyển biến này không mạnh mẽ và quyết liệt mà mang tính chất tiên tiến
Theo kinh nghiệm lịch sử chúng ta nhận thấy để có một chuyển biến mạnh mẽ, sinh ra một trào lưu, một phong cách hay một trường phái nghệ thuật mới thì phải hội đủ ba yếu tố là:
1- Hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị đặc biệt: cơ hội
2- Có một đội ngũ đồng lòng làm việc cùng một mục đích: lực lượng
3- Có lá cờ đầu
- Trường phái Chicago ra đời sau đại hỏa hoạn 1871 thiêu trụi cả thành phố Chicago Đội ngũ KTS của nước Mỹ có cùng một mục đích xây dựng lại thành phố và lá cờ đầu xuất hiện là Le Baron Jenney tiếp sau là Louis Sullivan
- Trào lưu Chuyển hóa luận xuất hiện ở Nhật Bản năm 1960 là sau đại bại trong thế chiến thứ hai, một biến cố lớn của đất nước Nhật Bản, đội ngũ KTS Nhật Bản có cùng một mục đích xây dựng lại đất nước bị tàn phá và cuối cùng ngọn cờ đầu tiên của Chuyển hóa hậu là Kuro Kawa, sau đấy bậc thầy Kenzo Tange tham gia đã làm cho Chuyển hóa luận trở thành một trường phái nghệ thuật kiến trúc đặc sắc của đất nước mặt trời mọc
- Chủ nghĩa Tân cổ điển Việt Nam ra đời những năm 60 của thế kỷ 20 cũng hội tụ đủ 3 yếu tố: hoàn cảnh xã hội sau cuộc kháng chiến chống Pháp; đội ngũ những KTS được đào tạo từ Trường Mỹ thuật Đông Dương có cùng một mục tiêu xây dựng miền Bắc sau chiến tranh; lá cờ đầu là chính các KTS thế hệ đầu tiên của kiến trúc hiện đại Việt Nam
Thế thì hiện nay, chúng ta đã hội tụ đủ ba yếu tố đó chưa?
- Về cơ hội thì có rồi, chiến thắng vĩ đại, thống nhất đất nước và mở cửa hội nhập
- Về đội ngũ KTS thì cũng có rồi, rất đông, mỗi năm lại thêm hàng ngàn KTS trẻ mới ra trường, tất cả đều cùng một mục đích là xây dựng đất nước giàu đẹp sánh cùng bè bạn năm châu
Trang 19- Lá cờ đầu, yếu tố thứ ba rõ ràng là chưa có Lá cờ đầu có thể là một người, có thể là một nhóm người ưu tú.
Hiện nay chúng ta có một số KTS giỏi, có trình độ, có tiếng tăm nhưng chưa ở mức làm lá cờ đầu cho một trào lưu mới Chính vì thế trong hoàn cảnh hiện nay, kiến trúc đương đại Việt Nam chưa có lá cờ đầu, cho nên mặc dù đã có những chuyển biến lành mạnh nhưng là chuyển biến chậm Nhưng nhiều chuyển biến nhỏ sẽ tiến tới một đột biến có ý nghĩa Chúng ta hy vọng
sẽ có ngày đó và chúng ta đang ở đêm trước của một buổi bình minh rực rỡ của kiến trúc đương đại Việt Nam./
PGS.TS.KTS Tôn Đại
Trang 20KIẾN TRÚC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA
Việt Nam bước vào năm 2011 với những thành tựu đạt được về kinh tế, xã hội và những hoài vọng về một bước tiến phát triển lên công nghiệp hiện đại Trong thời đại thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa , các rào cản về kinh tế, văn hóa càng lúc càng được rút ngắn, kéo các nước lại gần với nhau , đó là một xu hướng tất yếu của lịch sử Toàn cầu hóa là một khái niệm khai sinh từ giai đoạn nền thương mại thế giới phát triển vượt bậc ,có sự thâm nhập , ảnh hưởng lẫn nhau giữa tất cả các quốc gia trên thế giới , kéo theo nó là ảnh hưỏng về văn hóa, phong cách sống và nghệ thuật Toàn cầu hóa bùng nổ do sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và liên lạc điện tử Là một quốc gia đang phát triển , Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung và trong sự giao lưu , ảnh hưởng lẫn nhau trong bối cảnh toàn cấu hóa, nền kiến trúc Việt Nam cũng
có những thay đổi và sự tìm tòi cho mình một chỗ đứng, một hướng đi hợp lí
Nhìn lại nền kiến trúc Việt Nam hiện đại ta thấy sự xuất hiện những phong cách của một số trường phái kiến trúc lớn trên thế giới Trong giai đoạn sau 75 và trước thời kì mở cửa 1986 là
đa số các công trình xây dựng theo trường phái kiến trúc Công năng Ngoài ra, có một số công trình biệt thự ,nhà hàng xây dựng theo phong cách Art Deco có giá trị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh Từ sau giai đoạn phát triển kinh tế những năm 1991-2000 , trong xây dựng công sở và nhà ở dân dụng, xuất hiện xu hướng giả cổ , lặp lại các chi tiết Kiến trúc cổ điển pháp, và kiến trúc thuộc địa Theo giáo sư Tôn Đại (Bài tại hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" ) thì đây chỉ là bước đi sao chép, nhại lại , toàn toàn không phải là những chi tiết của phong cách kiến trúc Hậu hiện đại ,vốn cũng sử dụng những chi tiết cổ điển nhằm mang lại cảm thụ kiến trúc mới cho đông đảo quần chúng Xu hướng giả cổ này không được đánh giá cao, thậm chí cần phê phán vĩ lãng phí tiền bạc của nhân dân, sao chép những mẫu đã trở thành quá khứ của nước ngoài, xa rời truyền thống và đánh mất bản sắc kiến trúc dân tộc
Kiến trúc của trụ sở Bộ Tài chính (Hà Nội) mang nhiều chi tiết giả cổ ngoại lai.
Từ năm 2000 đến nay, khắp cả nước đã xây dựng rất nhiều công trình to lớn, có giá trị , trong đó nỗi bật ảnh hưởng của phong cách High-tech như toà nhà Bitexco khởi công năm 2005 ở Thành phố
Hồ Chí Minh với 68 tầng và chiều cao tổngcộng là 300 m, tháp Hà Nội City
Complex ở Hà Nội có 65 tầng với chiều cao 281 m, trung tâm hội nghị quốc gia, bảo tàng Hà Nội,… Trào lưu High-tech là một trào lưu lớn trên thế giới , sử dụng những tiến bộ mới nhất về vật liệu, công nghệ để tôn vinh, giải quyết các vấn đề của kiến trúc Rất nhiều các kiến trúc sư nổi tiến trên thế giới đi theo trào lưu này và đạt được những thanh công rực rỡ như : Norman Foster, Richard George, Renzo Piano, Nicholas Grimshaw Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận lại việc chạy đua trong xây đựng nhưng công trình quá to lớn, hiện đại trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang phát triển, nội lực của ngành kiến trúc và xây dựng trong nước chưa thể đáp ứng được làm cho các khâu quan trọng như thiết kế , thi công đều do các công ty quốc tế đảm nhận Các công trình