V. TÍNH XÃ HỘ I NHÂN VĂN BỀN VỮNG
a. Hệ thống điều hoà không khí
Giải pháp thiết kế kiến trúc có thể tiết kiệm 35% năng lượng, vì vậy phải xem giải pháp kiến trúc là giải pháp hàng đầu, chỉ trong trường hợp cần thiết mới phải sử dụng hệ thống ĐHKK. Để tiết kiệm năng lượng cho hệ thống ĐHKK chúng ta cần quan tâm đến các khâu thiết kế, quản lý vận hành ĐHKK cũng như chọn hướng, hình khối công trình.
- Khi thiết kế cần chú ý lựa chọn thông số tính toán của không khí trong nhà và ngoài trời sao cho hợp lý.
- Vận hành, quản lý hệ thống ĐHKK là khâu rất quan trọng để TKNL, vì vậy người vận hành hệ thống ĐHKK cần hiểu biết về điều kiện tiện nghi nhiệt của cơ thể con người. Khi lắp đặt hệ thống ĐHKK cần đầu tư hệ thống điều khiển và điều chỉnh tự động để mở tắt máy hay tăng giảm công suất theo điều kiện thời tiết.
- Năng lượng sử dụng cho hệ thống ĐHKK phụ thuộc nhiều vào lượng nhiệt do bức xạ mặt trời truyền vào nhà. Vì vậy khi thiết kế cần chú ý sử dụng kết cấu bao che có độ phản xạ tốt, hạn chế cửa kính, sử dụng kết cấu che nắng...
b. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo
Cần tận dụng tối đa để chiếu sáng tự nhiên cho công trình, chỉ khi chiếu sáng tự nhiên không đáp ứng hay vào ban đêm thì phải sử dụng ánh sáng nhân tạo bổ sung. Cần phải biết phối hợp chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo như thế nào cho tốt để có thể TKNL. Trong chiếu sáng nhân tạo cần chú ý thêm các vấn đề sau:
- Thay loại bóng đền huỳnh quang cũ bằng loại đèn mới có hiệu suất cao. - Thay đèn vonfram bằng đèn huỳnh quang gầy.
- Thay bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact. - Bố trí và phân vùng hợp lý hệ thống chiếu sáng.
c. Hệ thống thang máy, cung cấp nước nóng, thông gió cơ học...
- Bình đun nước nóng cần lựa chọn loại có hiệu suất năng lượng cao.
- Thang máy lựa chọn loại động cơ có hiệu suất năng lượng cao. Lựa chọn và bố trí số lượng và hệ thống thang máy hợp lý.
- Áp dụng các hệ thống kiểm soát thang máy, bình nước nóng, thông gió cơ học thích hợp. - Thiết kế hệ thống thiết bị ĐHKK, thông gió cơ học có chú ý đến đặc điểm của khí hậu địa phương.
- Áp dụng các biện pháp lắp đặt, vận hành, quản lý hệ thống thiết bị có hiệu quả năng lượng cao.
6. Kết luận
Kiến trúc xanh không những mang lại lợi ích kinh tế, môi trường, sức khoẻ cho người dân mà còn đóng góp tích cực làm giảm sự biến đổi khí hậu. Có thể nhận định rằng kiến trúc xanh là một hướng đi đúng đắn, gợi mở tương lai hết sức sáng sủa và rất phù hợp với các nước thuộc khu vực nhiệt đới với nền kinh tế đang phát triển như nước ta. Để mô hình kiến trúc xanh được ứng dụng rộng rãi nhằm sử dụng năng lượng tíêt kiệm và hiệu quả, chúng ta cần tiến hành khảo sát, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để đưa ra cơ chế, chính sách hợp lý, thiết thực và một vấn đề không kém phần quan trọng đó là phải có sự đồng thuận giữa nhà thiết kế, nhà xây dựng, nhà quản lý và của cả cộng đồng.
PGS.TS. Ngô Thám Trường Đại học Kiến trúc
Bài đăng trong kỷ yếu hội thảo "Nghiên cứu mô hình kiến trúc xanh tại Việt Nam nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả"