“Kiến trúc Xanh” trong Quy hoạch Xây dựng

Một phần của tài liệu tiểu luận Xu hướng Kiến trúc Đương đại (Trang 26)

V. TÍNH XÃ HỘ I NHÂN VĂN BỀN VỮNG

“Kiến trúc Xanh” trong Quy hoạch Xây dựng

THỨ TƯ, 12 THÁNG 1 2011 03:14 TAPCHIKIENTRUC.COM.VN

Kiến trúc dân gian Việt Nam - nguồn “tư liệu” quý báu cho “Kiến trúc Xanh”

Kiến trúc dân gian của Việt Nam chính là kho kinh nghiệm quý báu về giải pháp kiến trúc nhiệt đới. Bản chất của kiến trúc xanh là lấy môi trường làm trung tâm, môi trường - khí hậu là nhân tố chính để xây dựng những nguyên lý về kiến trúc xanh bền vững. Nhân dân Việt Nam đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về xây dựng - kiến trúc nhiệt đới, từ chọn hướng nhà, bố cục và tổ chức khuôn viên đến lựa chọn vật liệu xây dựng, đào ao hồ, trồng cây xanh... để ngôi nhà phù hợp với điều kiện tự nhiên, nhằm tạo cuộc sống phù hợp với tâm sinh lý và điều kiện kinh tế của người Việt. Những kinh nghiệm này không những giúp cải thiện điều kiện vi khí hậu mà còn góp phần tiết kiệm năng lượng. Có thể xem kiến trúc dân gian truyền thống là “kiến trúc xanh”, trong nội hàm của nó đã bao gồm cả tổ chức không gian quy hoạch và kiến trúc bền vững. Theo Ken Yeang, (KTS người Malaysia, được biết đến như một KTS tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng kiến trúc sinh thái, tác giả cuốn sách “Designing with Nature”), khi nói đến hoạt động thiết kế kiến trúc thì phải dựa vào những kiến thức về sinh thái. Các quyết định thiết kế và quy hoạch kiến trúc không chỉ có tác động trực tiếp đến xã hội loài người hiện nay mà còn ảnh hưởng tới chất lượng môi trường mai sau. Bởi vậy, “kiến trúc xanh hoặc kiến trúc bền vững luôn nhắc ta thiết kế với thiên nhiên và thiết kế theo môi trường”.

Chọn hướng xây dựng ngôi nhà truyền thống: Chọn hướng xây dựng ngôi nhà là một việc quan trọng của người dân Việt Nam khi xây dựng ngôi nhà ở. Để đón gió mát mùa hè và tránh gió rét mùa đông, tránh được nắng Tây bất lợi và chịu được gió bão lớn, nhà ở của người Việt thường chọn hướng Nam hay Đông Nam.

Những kinh nghiệm về giải pháp tổ chức sân vườn “ao trước - vườn sau”, “chuối sau - cau trước” không những có giá trị về mặt tổ chức cảnh quan khuôn viên ngôi nhà ở mà còn thể hiện tính khoa học trong kinh nghiệm chống nóng bức, làm mát ngôi nhà, cải thiện điều kiện vi

khí hậu, tạo được môi trường cư trú thích nghi, góp phần tiết kiệm năng lượng.

Bố cục, tổ chức không gian khuôn viên ngôi nhà truyền thống Việt Nam: Đó là một quần thể bao gồm những ngôi nhà nhỏ, giản dị, bố cục phân tán vây quanh ngôi nhà chính với không gian đệm là sân rộng gắn liền phía trước ngôi nhà chính. Sân trong của nhà ở dân gian Việt Nam có nhiều tác dụng rõ rệt: là nơi sản xuất, sân phơi, là nơi tạo ra những luồng gió đối lưu thông thoáng cho ngôi nhà, đồng thời là nơi tổ chức hội họp, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp...

Từ những kinh nghiệm tổ chức sân vườn này, ông cha chúng ta đã áp dụng vào ngôi nhà ống phố cổ, ngày nay được các KTS vận dụng sáng tạo trong nhà ở có giếng trời, góp phần nâng cao tiện nghi sống cũng như tiết kiệm năng lượng cho người dân đô thị.

Tổ chức cây xanh, mặt nước: cây xanh mặt nước bao gồm mảnh vườn, cái ao đã trở thành một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bố cục khuôn viên truyền thống. Ao có thể xem như một nhân tố cơ bản tạo nên môi trường sống của người dân, đặc trưng cho hệ sinh thái nhà ở thôn xóm, giúp người dân cải tạo địa hình khu đất, tiêu nước nhanh chóng, chống lầy lội, ngập úng, đồng thời là nguồn dự trữ nước, cũng là phương tiện hữu hiệu cải tạo vi khí hậu, cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Vườn và ao cấu thành khuôn viên nhà ở truyền thống ở nông thôn, trở thành một hệ cân bằng sinh thái (Vườn - Ao - Chuồng). Thông thường ao đặt ở phía trước hay bên cạnh ngôi nhà chính, cạnh lối ngõ vào sân, một mặt bố cục này thuận lợi cho công việc tưới cây, rửa chân tay khi làm đồng về, mặt khác khi ao đặt đầu gió sẽ tạo điều kiện làm mát cho sân, các phòng ngủ cũng như các bộ phận khác của ngôi nhà.

Ao vườn kết hợp tạo điều kiện tiện nghi cho môi trường sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hút bớt năng lượng nhiệt và bức xạ, tạo ra một không khí trong lành, mát mẻ (cây xanh có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời 40% - 45%, không khí nóng thổi qua thảm cỏ xanh nằm trong bóng mát cây xanh có thể hạ thấp nhiệt độ 20C - 30C; cây xanh còn có tác dụng lọc bụi, làm giảm độ ô nhiễm không khí từ 25% - 40%, ngăn cản được tiếng ồn...).

Ở xứ Huế lại có những nét đặc trưng riêng: nhà và vườn tạo nên môi trường sống gắn bó lâu đời với người dân Huế. Quanh khuôn viên được rào bằng những hàng cây, phía trước là hàng rào chè tàu, dâm bụt, ô rô.... được cắt xén rất công phu, cẩn thận, vừa có tác dụng ngăn tầm nhìn, vừa tạo điều kiện thông thoáng dễ dàng, đón gió mát vào nhà. Phía sau nhà thường trồng bụi tre gai dày, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vừa để chắn gió bất lợi thổi từ phía sau đến.

Thiết kế công trình theo vùng miền khí hậu: Nước ta có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng, lượng bức xạ mặt trời lớn, miền Bắc mùa đông lạnh (nhất là các tỉnh miền núi phía bắc), độ ẩm cao. Để khắc phục vấn đề này ông cha ta ở mỗi vùng khác nhau của đất nước đã có những kinh nghiệm riêng trong việc sử dụng vật liệu, cấu trúc tường, mái chắn mưa nắng…: - Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh, có nơi có tuyết rơi, sương muối - ngôi nhà cổ truyền thống là nhà trình tường đất dày 40cm, nhà mở ít cửa và cửa sổ có kích thước nhỏ. Ngôi nhà này rất đặc trưng, mùa hè thì mát mẻ, mùa đông thì ấm áp. Ngoài ra, người dân ở đây còn sử dụng loại nhà sàn để tránh ẩm mốc, tránh lũ lụt, thú dữ.

- Nhà ở dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, ngoài việc lựa chọn hướng nhà, còn chú ý kết hợp với các loại hình thức che chắn khác: trồng cây, treo mành che, dựng các tấm phên dại... để ngăn chặn bức xạ mặt trời mùa hè, che chắn gió lạnh mùa đông.

- Nhà ở dân gian miền Trung hay đồng bằng sông Cửu Long thường có tường mỏng, vách đan bằng tre, nứa, gỗ hay bằng đất trộn rơm trát lên khung tre. Với loại cấu tạo tường này, buổi trưa thường bị bức xạ mặt trời xâm nhập nhưng lúc xế chiều lại tạo điều kiện cho khí nóng thoát ra nhanh chóng.

Giải pháp quy hoạch theo tiêu chí “Kiến trúc Xanh”

Thuật ngữ “kiến trúc xanh” ở Việt Nam thường mới chỉ được hiểu là giai đoạn thiết kế quy hoạch đô thị và kiến trúc công trình gần gũi thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, mà trong đó chưa bao hàm được quá trình từ thiết kế, xây dựng, sản xuất vật liệu và khai thác cho đến cải tạo và phá bỏ công trình. Chúng ta cần thống nhất thuật ngữ “Green Architect” tương đồng thuật ngữ “Green building” bao gồm lựa chọn địa điểm xây dựng bền vững, thiết kế bảo đảm hiệu quả năng lượng và khí quyển, bảo tồn môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như chất lượng môi trường bên trong và bên ngoài nhà, sử dụng hợp lý nguồn nước. “Kiến trúc xanh” là kiến trúc vì môi trường và lấy môi trường làm trung tâm. Vai trò của quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng sử dụng trong đô thị và đối với từng công trình kiến trúc. Trong đó cần khẳng định : quy hoạch bảo vệ và thân thiện với môi trường thông qua các biện pháp gìn giữ mặt nước, môi trường thiên nhiên, hệ sinh quyển… sự đa dạng sinh học của đô thị phải được đảm bảo với các hành lang cư trú tự nhiên, tiếp cận với thiên nhiên để phục vụ nghỉ ngơi giải trí; các biện pháp sử dụng đất và hệ thống giao thông, bố trí các khu làm việc gần khu ở sẽ giảm đáng kể năng lượng phải tiêu thụ; mật độ dân cư cũng đóng vai trò trọng yếu trong việc tiết kiệm năng lượng, mật độ dân cư cao thì việc tiêu thụ năng lượng sẽ giảm; giải quyết tốt vấn đề chiếu sáng công cộng trong đô thị cũng là một nguyên tắc khi quy hoạch nhằm tiết kiệm năng lượng.

Các giải pháp về lựa chọn địa điểm

Tiêu chí về “Địa điểm bền vững” (Sustainable Sites) và “Hiệu quả nguồn nước” (Water Efficiency) sẽ được được cụ thể hóa trong các giải pháp về lựa chọn địa điểm. Đó là:

- Đối với công tác quy hoạch xây dựng, trước hết chọn lựa địa điểm xây dựng thích hợp về địa chất, tận dụng được địa hình tự nhiên và nguồn thủy sinh tại chỗ. Tại Việt Nam, đối với các vùng ngập lũ theo mùa phải chú ý cách sắp xếp nhà cửa, hệ thống giao thông ngăn chặn dòng chảy gây úng sau lũ, hoặc tốc độ dòng chảy tăng phá hủy công trình, nhiều khu đất bị xói lở. - Hướng dẫn thiết kế tận dụng tối đa độ dốc địa hình; chống đào đắp, nên xây dựng công trình song song bình đồ. Tận dụng dòng chảy để cấp nước thô, xử lý để sử dụng cho đô thị.

- Chống lãng phí đất thông qua các giải pháp: điều tra, thống kê quỹ đất, diện tích mặt nước đang bị ô nhiễm, suy giảm chất lượng để tích cực ngăn chặn và có phương án phục hồi ; điều tra khoanh định các khu vực có nguy cơ sụt lở đất ở ven sông, có giải pháp xử lý khoa học và triệt để.

- Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động môi trường trong đồ án quy hoạch, nhất là tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới, sân golf, là nơi dễ gây ô nhiễm nước, đất, sông hồ kề cạnh và để lại hậu quả lâu dài.

- Thực tế là mật độ xây dựng tại các thành phố lớn ở Việt Nam rất cao nhưng hệ số sử dụng đất lại rất thấp. Vì chiếm dụng mặt bằng quá nhiều nên nhà ở chia lô manh mún, ngược lại khoảng

không gian trên cao nơi có chất lượng không khí tốt hơn, tầm nhìn phóng khoáng hơn lại được sử dụng quá ít. Phải khuyến khích các địa phương, các chủ đầu tư lập quy hoạch chỉnh trang đô thị bằng cách giải phóng các khu ở thấp tầng, nhà lô phố để tổ hợp thành khu ở cao tầng với tiện nghi tốt hơn, vệ sinh và văn minh hơn. Đồng thời dành được thêm quỹ đất tạo lập công trình công cộng phục vụ cộng đồng, làm cho môi trường trở nên sinh động và thân thiện hơn.

Các giải pháp định hướng không gian kiến trúc đô thị

Tối ưu hóa mạng lưới giao thông, giảm thiểu nhu cầu sử dụng đất bằng giải pháp thiết kế đường tàu điện ngầm, đường nổi trong không gian, nghiên cứu xây dựng khu vực để xe, siêu thị trong lòng đất. Ngầm hóa hệ thống đường dẫn thông tin, cáp điện, dành không gian cho đi bộ và cây xanh, phục vụ nhu cầu sống và cải thiện môi sinh đô thị.

Phát triển các giải pháp tiết kiệm mới trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, đặc biệt chú trọng các giải pháp năng lượng khép kín (như mô hình VAC của kiến trúc truyền thống) trên cơ sở ứng dụng các phát minh khoa học kỹ thuật tổng hợp trên mọi ngành nghề lĩnh vực, như: nguồn nước dùng cho sinh hoạt dân cư sẽ là nước mưa được xử lý thành nước sạch, còn nước thải trong khu đô thị sẽ được xử lý trở thành nước tưới cây; rác thải được tận dụng để sản xuất điện, phân bón…; vật liệu xây dựng được sản xuất theo công nghệ mới, chống nắng, chống cháy, chống động đất, tận dụng vật liệu địa phương thân thiện với môi trường...; các phương tiện giao thông tận dụng năng lượng mặt trời, quy hoạch xây dựng nơi làm việc gần với nơi ở để người dân có thể tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến chỗ làm; lối vào ra của khu đất phải đảm bảo tận dụng được mạng lưới giao thông công cộng; khoảng cách đến điểm giao thông công cộng không nên quá 500m đi bộ; về kinh tế, đô thị xanh - sinh thái - tiết kiệm năng lượng sử dụng tập trung sức lao động thay vì tập trung sử dụng nguyên liệu, năng lượng và nước; cần chú trọng giữ gìn, phát triển nâng cao giá trị của các yếu tố đặc trưng của môi trường sinh thái tự nhiên; cần có rất nhiều khoảng “thở”, phải có những khoảng không gian cây xanh, cảnh quan nằm trong lõi nhà hay đan xen liên tục từng tiểu khu ở.

Để đạt được các tiêu chí trên, cần có những nghiên cứu sâu sắc về điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực hay vùng quy hoạch để đưa ra các giải pháp và quyết định phù hợp. Trong quá trình vận hành, để duy trì và đạt được mục tiêu sinh thái, cần có những biện pháp phối hợp liên ngành như tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ sạch, sử dụng các vật liệu xây dựng sinh học, sử dụng các nguồn thiên nhiên có thể tái tạo được (mặt trời, gió), giảm tiêu thụ năng lượng, tránh lãng phí và tái sinh phế thải. Các công trình kiến trúc trong đô thị chịu tác động trực tiếp từ hướng gió chủ đạo theo mùa, hình thành vùng áp lực đẩy, vùng gió xoáy trên bề mặt đón gió của công trình (vùng áp lực dương) và vùng quẩn gió ở các bề mặt của công trình bị khuất gió (vùng áp lực âm), tùy theo đặc điểm của hướng gió thổi đến, độ lớn hình khối của công trình theo các phương. Do đặc trưng này, trong thiết kế quy hoạch tổng thể cần nghiên cứu bố cục đảm bảo hiệu quả thông gió, với khoảng cách giữa các công trình hợp lý, hạn chế bố trí công trình nằm trong vùng gió quẩn của công trình kế cận.

Xét trên tổng thể, các công trình kiến trúc trong đô thị không thể bố trí theo một hướng nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu thông gió tự nhiên và tránh bức xạ mặt trời trong toàn bộ thời gian. Mặt khác, tùy theo vị trí tương quan với hướng gió thổi theo từng thời điểm, không phải công trình nào cũng có phương vị bố trí thuận lợi với hướng gió chủ đạo theo mùa. Việc nghiên cứu hình khối và phương hướng tối ưu của công trình cần được xem xét trong quy hoạch tổng

thể đô thị, với sự tương quan của địa hình và các nhóm nhà với nhau, giữa công trình cũ và công trình xây mới.

Kết luận:

Trong những năm qua, tình hình xây dựng tại các đô thị Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, như các nước đang phát triển, một vấn đề đặt ra là quá trình xây dựng có những tác động tiêu cực đến văn hóa và môi trường. Công nghệ và vật liệu truyền thống thường bị chối bỏ bằng việc ưa chuộng các sản phẩm và vật liệu nhập ngoại đắt tiền, đôi khi không hề tiết kiệm năng lượng, lợi nhuận thì lại rơi vào tay các nhà sản xuất tại các nền kinh tế phát triển.

Do đó, môi trường khí hậu tại Việt Nam đã có những thay đổi đáng báo động: bão lụt triền miên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường khí, hiệu ứng nhà kính… Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, việc nhận thức và áp dụng một mô hình kiến trúc tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường là một công việc mang tính cấp thiết để đảm bảo phát triển bền vững tại các đô thị Việt Nam.

Trong bối cảnh toàn cầu hiện nay, quy hoạch theo hướng kiến trúc xanh là hướng đi tất yếu của kiến trúc thế giới và Việt Nam, bởi vì nó đáp ứng được các yêu cầu giá trị của kinh tế, văn hóa,

Một phần của tài liệu tiểu luận Xu hướng Kiến trúc Đương đại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w