LỜI NÓI ĐẦU Nhà nước là chủ thể đại diện đương nhiên trong xã hội có giai cấp thực hiện vai trò quản lý (cai trị) và cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội công dân. Để quản lý mọi mặt của xã hội, nhà nước sử dụng các công cụ hỗ trợ như: pháp luật, kế hoạch, chính sách,... nhằm định hướng, điều tiết, bảo đảm và bảo vệ các quan hệ xã hội theo định hướng đã đặt ra. Trong đó, công cụ pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, những hạn chế về năng lực, khả năng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không những không đảm bảo được mục tiêu mà nhà nước đặt ra mà còn gây tác động xấu đến các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó. Thực trạng hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan hành pháp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, phản ánh khả năng, kỹ năng và năng lực trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao trên các mặt, các lĩnh vực quản lý còn hạn chế, như: Điều tiết, định hướng, hoạch định để bảo vệ thị trường còn mang tính đối phó; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể hay duy trì trật tự, kỷ cương còn yếu và kém nên hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, khi triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện những cam kết khung của Công ước quốc tế nhằm cắt giảm thuốc lá ở Việt Nam, trong đó có việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, công sở,... cho thấy năng lực và khả năng thực tế của các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi, sau gần 1 tháng thực hiện, nhưng tình hình hút thuốc vẫn không có sự chuyển biến ở những nơi nhạy cảm như: công sở, nhà ga, bến xe, bệnh viện,... Điều này phản ánh hiệu quả thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế còn thấp, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức tự giác chấp hành nghiêm minh của các chủ thể trong xã hội. Để nâng cao hiệu lực thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế, đòi hỏi phải nâng cao khả năng ban hành và kỹ năng, biện pháp tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc bảo đảm và bảo vệ sức khoẻ của con người trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do đó, tiểu luận lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật trong việc cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở” làm nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận cuối khoá. I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Hoàn cảnh ra đời Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 20012010 đã không đạt được các chỉ tiêu đặt ra về các tỷ lệ người hút thuốc; cắt giảm các sản phẩm thuốc lá; quảng cáo thuốc lá;... Do vậy, để tiếp tục thực hiện trách nhiệm và cam kết quốc tế về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1315QĐTTg ngày 21082009 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá trong đó xác định lộ trình thực hiện việc cắt giảm như: Cấm hút thuốc lá nơi công cộng; giá thuế đối với thuốc lá; các biện pháp cai nghiện và buôn bán sản phẩm thuốc lá;... Song, khi tổ chức thực hiện Quyết định này từ ngày 01012010 về cấm hút thuốc lá, thuốc lào nơi công cộng, công sở thì dường như không có sự chuyển biến trong xã hội. 2. Diễn biến của tình huống Có thể thấy diễn biến tình hình chấp hành văn bản của Chính phủ về việc cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở thông qua phóng sự được đăng tải trên Báo điện tử Việt Nam ngày 07012010 như sau: “Sau gần một tuần Quyết định 1315 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng có hiệu lực, tại Hà Nội, việc thực hiện vẫn không nghiêm. Ngày 71, chúng tôi có mặt ở các điểm công cộng như bệnh viện, bến xe khách, nhà ga... tại Hà Nội thì dường như quy định cấm hút thuốc lá chỉ có hiệu lực trên giấy: Tại bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), rất nhiều biển báo, áp phích cấm hút thuốc lá được treo tại các điểm tập trung đông người, song tình trạng xả khói vẫn diễn ra phổ biến mà không hề có lực lượng nào nhắc nhở. Ngay cả ga Hà Nội, nơi chờ lên tàu vẫn có nhiều người thản nhiên hút thuốc. Đặc biệt, ngay cả nơi nhạy cảm với việc hút thuốc như bệnh viện vẫn tràn ngập khói thuốc. Trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, một người đàn ông chừng 50 tuổi vừa “soi” tấm phim chụp X quang vừa phì phèo thuốc lá. Ngay tại cổng khu vực nhà xe có treo tấm biển lớn “Không hút thuốc trong khu vực nhà xe” nhưng chính nhân viên trông giữ xe của Bệnh viện cũng điềm nhiên hút thuốc. Bước vào Bệnh viện K, cơ sở điều trị bệnh nhân ung thư lớn nhất cả nước, ai cũng nhìn thấy ngay tấm biển rất to với dòng chữ “Không hút thuốc lá”, kèm theo dòng phụ đề “Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư”. Thế nhưng chỉ trong chưa đầy một giờ quan sát tại khu vực ngồi chờ của người nhà bệnh nhân, chúng tôi đã gặp hàng chục người đứng hút thuốc lá ngay dưới tấm biển “Cấm hút thuốc lá”. Thậm chí, một số nhân viên y tế mặc áo blouse trắng cũng vừa đi vừa hút thuốc ngay trong khuôn viên Bệnh viện....”1. Đây cũng chính là thực trạng chung trong cả nước trong thời gian qua.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Nhà nước là chủ thể đại diện đương nhiên trong xã hội có giai cấp thực hiện vai trò quản lý (cai trị) và cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội công dân Để quản
lý mọi mặt của xã hội, nhà nước sử dụng các công cụ hỗ trợ như: pháp luật, kế hoạch, chính sách, nhằm định hướng, điều tiết, bảo đảm và bảo vệ các quan hệ xã hội theo định hướng đã đặt ra Trong đó, công cụ pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước Tuy nhiên, những hạn chế về năng lực, khả năng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền không những không đảm bảo được mục tiêu mà nhà nước đặt ra mà còn gây tác động xấu đến các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó
Thực trạng hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan hành pháp trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, phản ánh khả năng, kỹ năng và năng lực trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao trên các mặt, các lĩnh vực quản lý còn hạn chế, như: Điều tiết, định hướng, hoạch định để bảo vệ thị trường còn mang tính đối phó; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể hay duy trì trật tự, kỷ cương còn yếu và kém nên hiệu quả chưa cao Đặc biệt, khi triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện những cam kết khung của Công ước quốc tế nhằm cắt giảm thuốc lá ở Việt Nam, trong đó có việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, công sở, cho thấy năng lực và khả năng thực tế của các cơ quan quản lý nhà nước Bởi, sau gần 1 tháng thực hiện, nhưng tình hình hút thuốc vẫn không có sự chuyển biến ở những nơi nhạy cảm như: công sở, nhà ga, bến
xe, bệnh viện, Điều này phản ánh hiệu quả thực thi các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế còn thấp, chưa tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức tự giác chấp hành nghiêm minh của các chủ thể trong xã hội
Để nâng cao hiệu lực thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật trong thực
tế, đòi hỏi phải nâng cao khả năng ban hành và kỹ năng, biện pháp tổ chức thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nhất là các lĩnh vực có liên quan đến việc bảo đảm và bảo vệ sức khoẻ của con người trong giai đoạn hiện nay Với
những lý do đó, tiểu luận lựa chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện
Trang 2văn bản quy phạm pháp luật trong việc cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở”
làm nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận cuối khoá
I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1 Hoàn cảnh ra đời
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010 đã không đạt được các chỉ tiêu đặt ra về các tỷ lệ người hút thuốc; cắt giảm các sản phẩm thuốc lá; quảng cáo thuốc lá; Do vậy, để tiếp tục thực hiện trách nhiệm và cam kết quốc tế về vấn
đề này, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá trong đó xác định lộ trình thực hiện việc cắt giảm như: Cấm hút thuốc lá nơi công cộng; giá thuế đối với thuốc lá; các biện pháp cai nghiện và buôn bán sản phẩm thuốc lá; Song, khi tổ chức thực hiện Quyết định này từ ngày 01/01/2010 về cấm hút thuốc lá, thuốc lào nơi công cộng, công sở thì dường như không có sự chuyển biến trong xã hội
2 Diễn biến của tình huống
Có thể thấy diễn biến tình hình chấp hành văn bản của Chính phủ về việc cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở thông qua phóng sự được đăng tải trên Báo điện tử Việt Nam ngày 07/01/2010 như sau: “Sau gần một tuần Quyết định 1315 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng có hiệu lực, tại Hà Nội, việc thực hiện vẫn không nghiêm Ngày 7-1, chúng tôi có mặt ở các điểm công cộng như bệnh viện, bến xe khách, nhà ga tại Hà Nội thì dường như quy định cấm hút thuốc
lá chỉ có hiệu lực trên giấy: Tại bến xe Giáp Bát, bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), rất nhiều biển báo, áp phích cấm hút thuốc lá được treo tại các điểm tập trung đông người, song tình trạng xả khói vẫn diễn ra phổ biến mà không hề có lực lượng nào nhắc nhở Ngay cả ga Hà Nội, nơi chờ lên tàu vẫn có nhiều người thản nhiên hút thuốc Đặc biệt, ngay cả nơi nhạy cảm với việc hút thuốc như bệnh viện vẫn tràn ngập khói thuốc Trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, một người đàn ông chừng 50 tuổi vừa
“soi” tấm phim chụp X- quang vừa phì phèo thuốc lá Ngay tại cổng khu vực nhà xe
có treo tấm biển lớn “Không hút thuốc trong khu vực nhà xe” nhưng chính nhân viên
Trang 3trông giữ xe của Bệnh viện cũng điềm nhiên hút thuốc Bước vào Bệnh viện K, cơ sở điều trị bệnh nhân ung thư lớn nhất cả nước, ai cũng nhìn thấy ngay tấm biển rất to với dòng chữ “Không hút thuốc lá”, kèm theo dòng phụ đề “Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư” Thế nhưng chỉ trong chưa đầy một giờ quan sát tại khu vực ngồi chờ của người nhà bệnh nhân, chúng tôi đã gặp hàng chục người đứng hút thuốc lá ngay dưới tấm biển “Cấm hút thuốc lá” Thậm chí, một số nhân viên y tế mặc áo blouse trắng cũng vừa đi vừa hút thuốc ngay trong khuôn viên Bệnh viện ”[1] Đây cũng chính là thực trạng chung trong cả nước trong thời gian qua
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1 Mục tiêu phân tích tình huống
Với những vấn đề mà diễn biến tình huống đề cập, có thể thấy hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Tại sao một văn bản của Chính phủ có sự chuẩn bị về thời gian và lộ trình lại không được người hút thuốc lá, thuốc lào chấp hành? các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện và bảo đảm cho môi trường công cộng không còn khói thuốc lại không thể làm gì được đối với các hành vi vi phạm ? là mục tiêu mà tình huống đặt ra cần phải có câu trả lời thoả đáng
2 Cơ sở lý luận
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ thì vấn đề hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước là một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo cho các quy định của pháp luật được tổ chức thực hiện nghiêm minh góp phần xây dựng trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, trật tự xã hội
Hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, trong đó có cơ quan quản
lý nhà nước được xác định trong Nghị quyết số 17/NQ-TW, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 01/8/2007 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” Theo đó, khẳng định mối quan hệ biến chứng giữa hiệu lực và hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong điều kiện ở nước ta hiện nay Nếu hiệu lực của quản lý nhà nước là sự tác động của chủ thể có thẩm quyền được pháp luật xác định một cách rành mạch (tính trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động công vụ được giao) thì hiệu quả
Trang 4của hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện thông qua sự chấp hành, đồng thuận và hợp tác trong mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các đối tượng thuộc khách thể của hoạt động quản lý Do vậy, xét dưới khía cạnh này, thì việc Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ, và chính quyền địa phương các cấp thực hiện chức năng chấp hành và điều hành đã không đạt được mục tiêu đặt ra nên hiệu quả thực tế của nó thấp Chẳng hạn như, tình trạng người hút thuốc vẫn ngang nhiên, cơ quan có thẩm quyền thì “làm ngơ”, “bỏ mặc” hay thậm chí “coi như không biết, không liên quan”, đã phản ánh những thiếu sót từ khâu ban hành văn bản, chuẩn bị và tổ chức thực hiện các quy định trong thực tế
Mặt khác, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước là cơ sở quan trọng để xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Những biểu hiện cơ bản:
Thứ nhất, pháp luật được ban hành ra nếu không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu lực thực thi thì vô hình dung pháp luật đó chỉ tồn tại trên
“giấy” Pháp luật chỉ khi nó được tồn tại và phát huy hiệu lực trong thực tế thì mới đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ mà pháp luật đặt ra theo đó tình hình chấp hành pháp luật sẽ được đảm bảo thực hiện một cách nghiêm minh, bình đẳng và thống nhất Ngược lại, nếu không được tổ chức thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả làm nảy sinh tình trạng vi phạm, trật tự kỷ cương bị đảo lộn theo đó nền pháp chế bị suy giảm Như vậy, việc tổ chức thực hiện tốt pháp luật trong các lĩnh vực quản lý là một tất yếu khách quan nhằm xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa
Thứ hai, pháp chế xã hội chủ nghĩa là môi trường ưu việt để hoạt động quản lý nhà nước tiến hành một cách hiệu quả nhất Pháp chế xã hội chủ nghĩa chính là sự đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ pháp luật nghiêm minh đồng nghĩa với việc pháp chế nhằm thúc đẩy xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và đồng bộ theo đó là cơ
sở pháp lý vững chắc để củng cố, tăng cường và bảo đảm cho các hoạt động quản lý nhà nước được phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tế
Như vậy, trong điều kiện xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần phải đảm bảo các yếu tố từ việc: xây dựng, ban hành đến tổ chức thực hiện pháp luật phải đảm bảo đúng các yêu cầu nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả của
Trang 5hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội; văn hoá; giáo dục; khoa học-công nghệ;
3 Phân tích diễn biến tình huống
Tình huống trên có thể được phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ, tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như: Căn cứ vào góc độ pháp lý có thể đánh giá về tình hình vi phạm quy định của pháp luật của người dân, cán bộ, công chức, viên chức; dưới góc
độ xã hội học sẽ chỉ ra tỷ lệ % con người, nhóm người, lứa tuổi, giới tính, trong xã hội hút thuốc hay bị hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng đến chất lượng sống hoặc dưới góc độ quản lý nhà nước nhằm chỉ ra về tính không hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện Quyết định này Dù dưới góc độ nào, thì chúng đều có một điểm chung là đều nhằm ngăn chặn tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng, bảo đảm sức khoẻ của con người
Để làm sáng tỏ diễn biến trên, tiểu luận đánh giá dưới góc độ quản lý nhà nước với các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, hình thức và nội dung các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở, Cho đến thời điểm hiện nay, các văn bản trước và sau Quyết định số 1315/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Nghị quyết của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá” trong giai đoạn 2001-2010; Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế; Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế về văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; Chỉ thị số 08/2001/CT-BYT ngày 03/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đẩy mạnh hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành y tế; Quyết định số 02/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành quy định về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá; Quyết định
số 5281/QĐ-BYT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch
Trang 6thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá trong ngành y tế; là các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc lá trong xã hội
Tuy nhiên, xét về mặt hình thức pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 ở Việt Nam hiện nay thì các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành là các văn bản mang tính chấp hành (văn bản dưới luật) các văn bản của cơ quan lập pháp (văn bản luật) nên giá trị pháp lý của nó còn hạn chế Nếu có Luật phòng, chống thuốc lá thì có thể bảo đảm về tính thống nhất về hình thức pháp lý của văn bản sẽ cao hơn
Xét về nội dung quy định của các văn bản trên, tuy có văn bản quy định về nội dung các hành vi sản xuất, quảng cáo, kinh doanh, buôn bán, tàng trữ và sử dụng,
và các quy định về thủ tục tố tụng: trình tự thủ tục xử phạt hành chính trong lĩnh vực
y tế hay trách nhiệm của cơ quan chủ quản: Bộ y tế và các cơ quan có liên quan như: Các bộ, các cơ quan ngang bộ; chính quyền địa phương các cấp trong việc tổ chức thực hiện các quy định trên; Mặc dù các quy định này mang tính cụ thể hoá, hướng dẫn tổ chức thực hiện nhưng vẫn mang tính “chung chung” chưa phải là các quy định
để bảo đảm có thể thực hiện được Chẳng hạn như, lộ trình thực hiện Công ước về cắt giảm thuốc lá; mục tiêu cắt giảm thuốc lá nơi công cộng, công sở; nhưng thiếu đi những giải pháp mang tính cần thiết Chủ yếu các quy định được bảo đảm bằng “giáo dục, thuyết phục” mà chưa có sự gắn kết với “cưỡng chế” Theo Nghị định số 45/2005/NĐ-CP được Chính phủ ban hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, quyền xử phạt hút thuốc lá nơi công cộng thuộc về thanh tra chuyên ngành của các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp nhưng lực lượng này quá mỏng, lại phải chuyên trách nhiều việc Dù Chính phủ đã bổ sung một Nghị định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhằm siết chặt hành vi này nhưng việc xử phạt có lẽ vẫn quá khó đối với các cơ quan chức năng Vì thế sau 4 năm thực thi Nghị định số 45 vẫn chưa có một trường hợp nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này
Do vậy, hình thức và nội dung của các văn bản quy định về việc triển khai thực hiện cấm hút thuốc nơi công cộng, công sở chưa đảm bảo về giá trị pháp lý, hiệu lực
Trang 7thực thi Thậm chí, chưa có sự đồng bộ trong hệ thống văn bản của toàn bộ các cơ quan quản lý nhà nước Bởi lẽ, việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, công sở có liên quan đến cá nhân ở mọi nơi, cấp và ngành trong khi đó chỉ có văn bản của cơ quan chủ quản mà không có những văn bản phối hợp mang tính “liên tịch” hay văn bản riêng lẻ của các bộ, ngành và địa phương khác Điều này, tạo ra nhiều mâu thuẫn về thể thức và nội dung quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
Thứ hai, hiệu quả và hiệu lực tổ chức thực hiện các văn bản trên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thực tế tổ chức triển khai từ ngày 01/01/2010 nhưng hiệu lực, hiệu quả của nó còn có nhiều vướng mắc, khó khăn Cụ thể:
Một là, công tác tổ chức tuyên truyền, phổ biến đã được tổ chức triển khai đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hệ thống Panô áp phích ghi “cấm hút thuốc” tại các nơi công cộng hay “thuốc lá có thể gây ung thư”, “thuốc lá có hại cho sức khoẻ”; các phương tiện thông tin đại chúng (báo hình, báo nói, báo viết) và các
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội; tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đều tổ chức các buổi sinh hoạt phổ biến về các quy định của Chính phủ, Như vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến để mọi người dân, cán bộ, công chức, viên chức biết được lộ trình và quy định của Nhà nước về cấm hút thuốc lá được tiến hành trước ngày có hiệu lực của văn bản nên được mọi người biết đến và có tác dụng sâu rộng Tuy nhiên, các buổi tuyên truyền và các hình thức phổ biến vẫn chỉ dừng lại ở việc “thông báo” cho chủ thể biết ngày cấm hút thuốc mà không hề tuyên truyền, phổ biến về hình thức xử lý vi phạm đối với cá nhân có hành vi vi phạm hay cơ quan có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong hút thuốc lá nơi công cộng, công sở
Hai là, công tác tổ chức thực thi bảo đảm môi trường công cộng không có khói thuốc ở các đơn vị hành chính lãnh thổ theo khu vực đã được giới hạn “cấm hút thuốc” Tình huống trên chỉ ra một thực tế là người hút vẫn cứ hút, bỏ qua các biển quảng cáo, Panô áp phích có quy định cấm Thực tế, bản thân các chính quyền địa phương trong phạm vi, quyền hạn của mình nhất là cấp tỉnh cần phải chủ động xây dựng quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo cho các quy định của Chính phủ đi vào thực tế thì dường như không có cấp chính quyền nào có động thái này mà chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, phổ biến là chính Điều này dẫn đến một thực trạng các quy định không
Trang 8những không được chấp hành thực hiện mà còn bị người dân “coi thường” Có thể thấy, không thấy bóng dáng của cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng trình tự xử phạt hành chính đối với những người vi phạm tại nơi công cộng, công sở mà thay vào
đó chỉ có lực lượng kiêm nhiệm của các cơ quan, tổ chức đứng ra để nhắc nhở người
vi phạm Chẳng hạn tại xe Giáp Bát nơi cấm hút thuốc lá nhưng nhân viên kiểm soát bén xe cũng chỉ được phép nhắc nhở nhở hành khách ra vào không hút thuốc, trong khi đó ở bến xe khách ra vào nườm nượp, lại đủ hạng người nên nhắc nhở rất khó khăn Thậm chí, việc nhắc nhở không khéo thì chính nhân viên kiểm soát cũng sẽ bị người hút thuốc sừng sộ hay lờ đi Rõ ràng, các biện pháp tiến hành vẫn chỉ là “nhắc nhở” chứ chưa phải là “cưỡng chế bằng xử phạt hành chính” nên hiệu lực thực thi không có hiệu quả Đối với bệnh viện, thì đội bảo vệ của bệnh viện cũng nằm trong tình trạng chung như đội kiểm soát bến xe tức là chỉ được phép nhắc nhở mà không
có quyền xử phạt hành chính Đối với cán bộ, công chức, viên chức hay công nhân lao động thì có thể xử lý được dưới hình thức là xử lý kỷ luật, trừ lương, nhưng cái khó vẫn là cơ sở pháp lý cho thủ trưởng các cơ quan này có thẩm quyền xử lý Do vậy, tình trạng các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức kinh tế, vẫn chỉ tổ chức “vận động” nhân viên của mình mà không có biện pháp để xử lý một cách cương quyết
Ba là, lực lượng tổ chức thực hiện quá mỏng không đảm bảo đủ để có thể kiểm soát các khu vực công cộng, công sở Hiện tại, chỉ có thanh tra chuyên ngành của các
bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp mới là cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt hành chính theo Nghị định số 45/2005/NĐ-CP, nhưng sự mâu thuẫn giữa khối lượng công việc được giao và số lượng biên chế cán bộ, công chức thực hiện khó có thể tiến hành kịp thời tại mọi địa bàn theo quy định cấm Hành vi hút thuốc lá thường diễn ra bất chợp ở mỗi cá nhân (người nghiện thuốc) ở mọi lúc, mọi nơi nên không thể theo dõi, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời
Do vậy, từ thời điểm triển khai cho đến nay, trong cả nước chưa có một quyết định xử phạt hành chính nào được Thanh tra chuyên ngành hay của Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện về vấn đề này Điều này đồng nghĩa với việc, văn bản này không hề
Trang 9có sự tác động nào đến hành vi vi phạm của người hút thuốc nơi công cộng, công
sở-có nguy cơ “chết yểu”
3 Nguyên nhân của tình trạng trên
Qua phân tích những yếu kém và hạn chế trên, có thể thấy xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan như:
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan là do sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra thị trường hàng hoá đa dạng, nhất là thị trường các sản phẩm thuốc
lá Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá trong nước thì các sản phẩm thuốc lá ngoại nhập ngày càng tràn lan và có nhiều sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ cao nhằm thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng Do vậy, khi nhà nước đánh thuế cao đối với sản phẩm thuốc trong nước và ngoại nhập thì số lượng thuốc lá nhập lập gia tăng tạo ra những hạn chế trong lộ trình tăng thuế đối với thuốc lá-mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng Trên thị trường, một bao thuốc lá nhập lậu có chất lượng hơn hẳn thuốc lá sản xuất trong nước lại có giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm thuốc lá trong nước nên không thể hạn chế được sản phẩm này đối với người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
Thứ hai, những nguyên nhân chủ quan như thể chế, năng lực tổ chức thực hiện
và lực lượng tổ chức như trên phân tích đã chỉ ra những yếu kém về tính thống nhất
và đồng bộ Tính thống nhất và đồng bộ của thể chế pháp luật đã tạo ra rào cản trong quá trình tổ chức thực thi cùng với những hạn chế về số lượng, kỹ năng của cơ quan
có thẩm quyền Điều này phản ánh sự thụ động, ỷ lại, chông chờ, của cơ quan quản
lý nhà nước ở các cấp, nhất là chính quyền địa phương đã tạo ra cơ chế khó kiểm soát
và quản lý hiệu quả lính vực này Mặt khác, ý thức của cá nhân trong xã hội trong việc chủ động bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh còn dè dặt Đa số những người hút thuốc thường có thói quen lâu năm nên họ chỉ chủ yếu thoả mãn nhu cầu của mình mà bỏ qua những người sung quanh và sức khoẻ của họ Đồng thời, những người sung quanh như gia đình, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, thường “ngại
va chạm” nên không muốn nhắc nhở mà chủ yếu “bỏ mặc” người hút thuốc Sự thiếu phản ứng “cương quyết” của những người này đã tạo thêm động lực cho thói quen hút thuốc của người nghiện thuốc mà không thể hạn chế, ngăn cản được người nghiện thuốc lá
Trang 10III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu mà tình huống đặt ra là phải giải quyết triệt để tình trạng hút thuốc lá nơi công cộng-tức là không để những nơi này có khói thuốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người Để đạt được thì cần xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của văn bản quy định hiện hành bằng hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
2 Đề xuất, lựa chọn phương án xử lý tình huống
2.1 Đề xuất phương án xử lý tình huống
Với mục tiêu trên, tiểu luận mạnh dạn đề xuất các phương án cụ thể như:
* Phương án 1: Phân loại đối tượng người hút thuốc để xây dựng biện pháp
xử lý.
- Mục tiêu của phương án: Đảm bảo xây dựng các biện pháp xử lý phù hợp với
từng loại đối tượng hút thuốc, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nội dung thực hiện: Để thực hiện được phương án trên, cần tiến hành:
+ Xây dựng văn bản nhằm phân loại các đối tượng hút thuốc Đối tượng là cán
bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính-sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước; đối tượng là nhân viên trong các tổ chức chính trị-xã hội;
tổ chức xã hội; đối tượng là nhân viên trong các tổ chức kinh tế (người lao động); đối tượng là người khác
+ Tiến hành xây dựng các biện pháp xử lý phù hợp: Đối với đối tượng hoạt động trong các cơ quan nhà nước giao cho thủ trưởng cơ quan và đồng nghiệp theo dõi, phát hiện và xử lý với hình thức xử lý theo trách nhiệm kỷ luật hoặc trừ lương; đối với nhân viên trong các tổ chức thì giao cho thủ trưởng các cơ quan này phát hiện, báo cho cơ quan có thẩm quyền ngoài các biện pháp có thể áp dụng theo Điều lệ của tổ chức thì phải báo cho cơ quan có thẩm quyền (Thanh tra chuyên ngành hoặc
Uỷ ban nhân dân) để tiến hành xử phạt; đối với đối tượng khác có thể sử dụng biện pháp vừa động viên vừa xử lý hành chính theo quy định hiện hành
- Nguồn lực thực hiện phương án: