1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện nam đàn nghệ an

64 746 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 276,28 KB

Nội dung

Những cây thông lấy mủ này thường có sảnlượng nhựa ổn định, nhựa nhiều mà lại được “sâu róm chừa ra” trong các trận dịchtồi tệ nhất những năm qua Vì vậy , việc nghiên cứu chọn lựa nguồn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 lý do chọn đề tài

Thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) là một dạng thông nhựa Thông nhựa là loạicây rừng đa mục đích , được trồng phổ biến tại nhiều nước Đông Nam Á trong đó

có Việt Nam Tại Nghệ An , diện tích rừng thông nhựa tập trung hiện nay đạt

28000 ha trên tổng số hơn 31500 ha quy hoạch trồng rừng thông của tỉnh, chủ yếutại các huyện / thị vùng núi thấp và ven biển như; Đô Lương , Yên Thành ,QuỳnhLưu, Nghi lộc, Thành phố Vinh, Hưng Nguyên và Nam đàn

Mục đích chính của các rừng thông tại Nam Đàn Nghệ An là phòng hộ kết hợp sảnxuất nhựa thông

Thông nhựa ngoài ưu điểm biên độ thích nghi về khí hậu và điều kiện lập địa , cógiá trị lớn về cảnh quan , môi trường còn có nhiều lợi ích kinh tế xã hội và y học Cây thông nhựa có biên độ thích nghi rộng và là một trong số ít cây rừng trồngđược trên đất dốc đã bị thoái hóa Rừng thông nhựa vừa có tác dụng phòng hộ,vừa có giá trị cảnh quan, vừa có thể mang lại thu nhập đáng kể cho các chủ rừngBên cạnh những ưu điểm nêu trên , nhược điểm cơ bản của các lâm phần thôngnhựa hiện nay có độ biến động lớn về sản lượng nhựa giữa các cá thể trên cùng lậpđịa Mặc dù là loài cây trồng gần như tối ưu tại vùng đồi núi thấp ven biển, songcác rừng thông nhựa hiện nay vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm đối với cả tính bềnvững về sinh thái và hiệu quả kinh tế Do chủ yếu được trồng nhằm phủ xanh từnguồn giống thiếu chọn lọc trước đây, các lâm phần thông nhựa hiện nay có tính

kháng sâu róm (Dendrolimus punctatus Walker) rất thấp và năng suất nhựa

không ổn định Vì vậy, việc nghiên cứu chọn lựa nguồn giống tốt để cải thiện khả

Trang 2

năng chống chịu sâu bệnh và tăng năng suất nhựa đối với cây thông là việc làmrất cần thiết, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý và các chủrừng.

Trước thực tế đó, Chi cục Lâm nghiệp Nghệ An đã đề xuất và được giao chủ trìthực hiện đề tài nghiên cứu về khả năng cho nhựa và chống chịu sâu bệnh củacây thông khai thác nhựa Nghiên cứu này là sự kiểm chứng khoa học đối vớimột thông tin quan trọng được người dân phát hiện trong quá trình khai thác nhựathông tại Nam Đàn Theo đó, trong các lâm phần thông nhựa ở Nam Đàn lâu naytồn tại một số cá thể rất “đặc biệt” Những cây thông lấy mủ này thường có sảnlượng nhựa ổn định, nhựa nhiều mà lại được “sâu róm chừa ra” trong các trận dịchtồi tệ nhất những năm qua

Vì vậy , việc nghiên cứu chọn lựa nguồn giống tốt để chăm sóc , quản lý theohướng bền vững đối với cây thông là việc làm rất cần thiết , vừa đáp ứng yêu cầuche phủ đất , bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống người dân tham gia trồng vàquản lý rừng thông

Trong bối cảnh đó , một phát hiện đáng lưu ý từ thực tiễn kinh doanh rừng thôngnhựa tại Nghệ An là: có những cá thể thông mà người dân quen gọi là thông lấy

mủ có một đặc điểm hình dáng không đồng nhất với những cây thông nhựa xungquanh Đặc biệt là cây thông chóc có năng suất nhựa nhìn chung đều cao hơn hẳnnhững cây thông khác trong cùng lâm phần

Việc quản lý bảo vệ và khai thác những cây thông này còn nhiều bất cập và khôngloại trừ trường hợp bị lạm dụng khai thác quá mức do đến nay vẫn chưa có cơ sởkhoa học nào để các cấp quản lý có thể áp dụng các biện pháp theo dõi, bảo tồn vànhân giống thông chóc từ những cơ sở lý luận , yêu cầu kỹ thuật và thực tiễn sảnxuất như trên cho thấy việc tiến hành nghiên cứu về cây thông chóc là rất cần thiết

Trang 3

và có thể mang lại giá trị kinh tế xã hội và môi trường to lớn Vì vậy nhóm tôi

chọn đề tài ; ‘’ chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện Nam Đàn Nghệ An.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Hoàn thiện cơ sở lí luận về một giống thông có nhiều giá trị nhưng chưa đượctrồng phổ biến trên phạm vi cả nước

- Đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thong lấy mủ ) theo hướngbền vững tại địa phương nghiên cứu

2.2 nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thông lấy mủ

- Nghiên cứu thực địa để tìm hiểu về thông lấy mủ

- Nghiên cứu hiện trạng phát triển của giống thông này tại huyện Nam Đàn

- Đề xuất một số biện pháp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chung của đề tài này là những quàn thể và cá thể thông có

ưu việt và sản lượng nhựa và có một số đặc điểm khác biệt về hình thái các lâmphần thông nhựa tại huyện Nam Đàn

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

3.2.1 phạm vi về nội dung :

Trang 4

Cây Thông là loài cây có sức chống chịu cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên cácvùng đất khô cằn, bị thoái hóa, rửa trôi mạnh Là loài cây gỗ lớn, đa mục đích,sống lâu năm, sinh trưởng chiều cao đạt tới 30m, đường kính thân cây có thể đạttới 70cm.

Gỗ Thông có tỷ trọng khá cao từ 0,899 – 0,963, thuộc loại gỗ tương đối tốt, giác vàlõi phân biệt, gỗ có sợi cellulô dài, nên dùng cho sản xuất giấy, ngoài ra còn làm

gỗ trụ mỏ, cột điện, gỗ bao bì… Nhựa thông tinh chế để thu được sản phẩm tinhdầu thông và colophan để sử dụng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, làm keo trongsản xuất giấy (keo nhựa thông) và làm chất cách điện trong công nghiệp điện, làmsơn,…

4.3 quan điểm phát tiển bền vững :

Nhóm vận dụng quan điểm này trong đề tài theo hai hướng:

Trang 5

- Thứ nhất ,thông chóc là một loài thông mà không phải phổ biến ở mọi nơi

mà chỉ tập trung và có hiệu quả ở huyện Nam Đàn , vậy nên việc nghiêncứu và quản lý , bảo tồn là một nhiệm vụ nhất thiết hiện nay

- Thứ hai , chính vì nó không phổ biến nên hiện nay không cần phải nơi nàocũng xác định đây là một giống thông trội nên trong ý thức và hành độngcủa một số vùng (có thông lấy mủ ) chưa hẳn đã quản lí và khai thác nó như

là mọt tài nguyên đặc biệt theo hướng bền vững

5 Phương pháp nghiêng cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết :

- kế thừa có chọn lọc các số liệu , tài liệu thống kê , các công trình nghiên cứuliên quan đến cây thông chóc

- Thu nhập số liệu

5.2 Phương pháp khảo sát thực địa

- Điều tra tình hình tái sinh của cây thông chóc:

- Điều tra quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thông chóc:

5.3 Phương pháp kế thừa kết quả và ý kiến của các chuyên gia:

Phương pháp này được sử dụng để khảo sát thu nhập các số liệu , báo cáo ,kết quả nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về cây thông nói chung vàthông chóc nói riêng

5.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu :

- Xủ lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Exel, soạn thảo trình bày bằng phầnmềm Microsoft Rxel

Trang 6

- Chỉnh lý , tính toán các trị số về hàm lượng nhựa thông.

- Xây dựng bộ tiêu chí về đặc điểm hình thái của cây thông chóc

- Nghiên cứu xử lý các thông tin , chỉ tiêu phát triển rừng theo hướng bền vững

6 Những đóng góp và điểm mới của đề tài

- Đề tài cung cấp những thông tin cơ bản , làm cơ sở cho việc đề xuất xâydựng các biện pháp quản lý và kinh doanh rừng thông chóc theo hướng pháttriển bền vững tại huyện Nam Đàn , Nghệ An

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu phần kết luận và kiến nghị , nội dung gồm 3 chương :

- Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu và đề xuất biệnpháp quản lý rừng thông khai thác nhựa ( thông lấy mủ ) theo hướng bềnvững tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Chương 2 : Nghiên cứu công tác quản lý rừng thông khai thác nhựa ( thônglấy mủ ) theo hướng bền vững tại huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An

- Chương 3 : đề xuất giải pháp để quản lý rừng thông khai thác nhựa ( Thônglấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện Nam Đàn , tỉnh Nghệ An

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC CHĂM SÓC – BẢO VỆ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÍ RỪNG THÔNG KHAI THÁC NHỰA (THÔNG LẤY MỦ) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI

HUYỆN NAM ĐÀN,TỈNH NGHỆ AN 1.1 CỞ SỞ LÍ LUẬN

1.1.1 Một số vấn đề liên quan đến rừng thông khai thác nhựa (1)

A, Khái quát về thông (thông nhựa)

Thông nhựa tên khoa học :pinus mekusii jungh et de Vriese

Tên khác: Thông hai lá, thông bắc bộ, thông yên lập, thông hoàng mai

Họ:Thông-pinaceae

Tên thương phẩm: Merkus pine, gum rosin talloil, turpentine oil colophon

Thông nhựa là loại có biên độ sinh thái rộng, nên rất đa dạng các dạngthông nhựa phân bố tự nhiên ở nước ta, ở các lục địa châu á và philippin có sự saikhác chút ít so với các dạng thông nhựa phân bố tại Sumatra(Indonisia) Cây non

có lá kim mảnh và dài hơn, nón hình trụ nhỏ hơn và hạt có khối lượng lớn hơn (gầngấp đôi)

Trong chi Thông(pinus) thì thông nhựa là loài duy nhất gặp và phân bố tựnhiên ở nam bán cầu

Tại Sumatra (Indonesia) đã xác định có 3 loại thông nhựa là: “Aceh”,

“Tapanuli”, và ”Kerinci” Chúng hác nhau về hình thái thân cây, cách phân cành,

Trang 8

hình thái vỏ cây, thành phần của nhựa dầu và khả năng chống chịu vơí sâu bệnhhại, đặc biệt là sâu Milionia basalis.

+ Trên thế giới: Vùng phân bố của thông nhựa khá rộng, từ miền nam TrungQuốc, Lào, Cam Pu Chia, Thái Lan, Philippin đến Indonesia và miền đôngMyanmar

+ Ở Việt Nam: Thông nhựa phân bố từ bắc vào nam: Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ

An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum,Đăk Lawk, Đăk Nông, Lâm Đồng

Từ những thông tin của người dân khai thác nhựa lâu năm ở xã Nam Xuânhuyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ an cho biết: Cây thông nhựa (tên gọi địa phương) cóhình thái khác so với cây thông khác Điều đặc biệt là cây Thông nhựa có sảnlượng lớn hơn so với Thông nhựa thường trên cùng một điều kiện lập địa và độtuổi

B, Đặc điểm của cây Thông nhựa

Cây gỗ lớn, cao tới 20-25 (-35m), chiều cao dưới cành 15-20 (-25m), đườngkính thân 40-50(-70)cm chiều cao dưới cành Vỏ dày màu nâu xám ở phía gốc,màu đỏ nhạt ở phía trên Những cành lớn ở phía dưới thường gần nằm ngang;nhưng những cành ở phía trên mọc chếch, lá hình kim, hợp thành từng đôi, dài 15-25cm, mảnh thô cứng màu xanh thẫm, gốc lá hình ống, có bẹ dài 1-2 cm, sống dai.Mặt cắt ngang lá có 2-3 ống nhựa ở giữa hoặc ở phía trong thịt lá

Nón mọc đơn độc hoặc thành từng đôi, hình trứng thuôn, dài 5-11cm, gần nhưkhông cuống Vẩy ở quả nón non năm thứ nhất không có gai Đến năm thứ hai quảnon có dạng hình trứng thuôn hoặc hình trụ Mặt vẩy hình thoi, cạnh sắc, mép trêndây và hơi lồi, phía dưới hơi dẹt, có hai gờ ngang và dọc đi qua giữa Hạt nhỏ hình

Trang 9

Vê hình thái, cây Thông nhựa có mức độ sinh trưởng tương đồng với thôngnhựa thường khi được trồng cùng thời gian và điều kiện lập địa, thân cây cơ bảngiống nhau Tuy nhiên, phần tán cây có nhiều chi tiết không giống nhau giữaThông nhựa và Thông thường.

Cành Thông nhựa mọc chếch hẳn lên phía trên, góc phân cành nhỏ hơn 45 độ.Kích thước các cành của cây trưởng thành khá đồng đều Trên các cành, lá Thôngchóc mọc chủ yếu tập trung đầu cành, lá hình kim mọc tủa ra, chếch thẳng về phíađầu cành tạo nên tán lá tương đối thưa thớt

Khi dùng tay vuốt nhẹ, khóm lá Thông Nhựa cho cam giác cứng hơn hẳn láThông Thường Đặc biệt, khi nếm thử cho thấy vị chát pha vị cay đặm của tinh dầuthông Trong khi đó, cành Thông Thường mọc ngang ra xung quanh tạo góc phâncành lớn, trên 60 độ Cành thường có hình cung, kích thước các cành rất không đềunhau Trên cành Thông Thường, lá không chỉ mọc nhiều đầu cành mà còn rải rácđến tận gần gốc những cành thứ cấp Lá Thông Thường mềm mại hơn, có xuhướng rủ xuống, tạo nên tán lá có dáng vẻ xum xuê hơn hẳn Thông Nhựa Vị chátcủa lá Thông Thường nhạt hơn Thông nhựa khi nếm thử

Về sinh sản, đây là đặc điểm hình thái dễ phân biệt bằng trực giác của câythong Nhựa So sánh những cây Thông khác đồng tuổi trên cùng lập địa cho thấyThông Nhựa rất ít nón quả, thậm chí không có quả Ngược lại, những cây Thôngkhác trong cùng lâm phần có số lượng quả nhiều hơn hẳn (từ 5 đến 10 lần) Ngoài

ra, kinh nghiệm của người dân khai thác nhựa cho biết mùa ra quả của Thông khácthường sớm hơn Thông Nhựa từ 1-2 tháng, quả rất ít hạt Như một hệ quả, quan sátthực địa dễ dàng thấy thảm thực bì dưới rừng tập trung thông dự tuyển hầu nhưkhông có thông con tái sinh Trong khi đó, dưới tán rừng thông khác thành thục cókhá nhiều thông con tái sinh ở các độ tuổi khác nhau

Trang 10

Về sản lượng nhựa, khảo sát bước đầu tại các lô khai thác nhựa và trao đổi vớingười dân đẽo nhựa đều nhận được kết quả tích cực về sản lượng nhựa ThôngNhựa Theo đại đa số người được tra người dân (90% câu trả lời), lượng nhựa khaithác được của Thông nhưa nhiều hơn thông khác cùng cấp kính, cùng lập địa tới1,5 đến trên 2 lần Người dân khai thác nhựa cũng cho biết, hiện tượng bít mạchnhựa ở Thông nhựa diễn ra chậm hơn nên tần suất phải cạo máng cũng thưa hơn,tiết kiệm được thời gian và công sức của người lao động đến 50% so với khai thácthông khác.

Trong tự nhiên, có thể gặp thông nhựa mọc trong nhiều loại hình rừng (thôngnhựa thuần loại, thông nhựa hỗn giao với thông ba lá, thông nhựa hỗn giao với cây

lá rộng…) Trong rừng hỗn giao thông nhựa và thông ba lá ở Tây Nguyên, càng lêncao số cá thể của thông nhựa càng giảm, nhưng số lượng thông ba lá lại tăng lêndần Ở Nghệ An, thông nhựa chỉ phân bố tự nhiên trên độ cao từ 100m đến 300m,với nhiệt độ trung bình năm 21-28 độC, tổng lượng mưa hàng năm hàng nămkhoảng 1670mm và phân bố không đều theo mùa Thông nhựa là loại ưa sáng vàchịu hạn Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ toát nước, đất phonghóa từ đá mẹ sa thạch, sa phiến thạch Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trênđất đồi núi trọc, cằn cỗi, sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn Cây thích ứng với các loại đấtchua (ph 3,5-4,5) Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây thông nhựa sinh trưởng rất chậm và

ưa bóng, nhưng sau đó lại trở thành cây ưa sang Khi đạt 14-15 tuổi, cây cao (5,5 –6,5m) và đường khính than (7-8cm) trong tầm tuổi này thông nhựa chỉ tăng trungbình về chiều cao (0.3-0.6m), đường kính (0.5-0.6cm) mỗi năm Sau tầm tuổi nàycây thong nhựa tăng trưởng nhanh hơn tới độ tuổi (35-40 tuổi ) thì gần như ngừngsinh trưởng

Trang 11

C, Phân bố cây Thông nhựa

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm của cây Thông nhựa ,bảng tiêu chí nhận biếtThông nhự (trên cơ sở phân biệt với thông khác) được xây dựng và sử dụng dểđiều tra phân bố cây Thông nhựa Kết quả khảo sát tại năm huyện có rừng thôngtập trung (Nam Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành, và Đô Lương)

Hiện tại công ty Lâm Nghiệp Nam Đàn cũng như chi cục Lâm Nghiệp Nghệ Ankhông còn hồ sơ lưu xuất xứ các lô Thông nhựa tại đây Tuy nhiên theo nhưngngười dân đã cao tuổi trong vùng thì khi họ lớn lên đã thấy có một rừng thôngnhựa tại xã Nam Xuân, có thể chúng được trồng từ thời Pháp thuộc (rừng thôngnày nay đã già cỗi, bị khai thác nhựa từ nhiều năm trước, nhiều cây bị rỗng ruột) Với những đặc điểm phân bố trên ta thấy rằng: Nếu tính trung bình thì 197 câyThông chóc phân bố đều trên 1ha rừng trồng thông Theo thực tế mật độ hiện naycủa rừng trồng thông nhựa nói chung chỉ khoảng 500-550 cây/1ha, gấp 2-3 lần sốlượng cây Thông nhưa Đây là điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hóa rừng Thôngnhựa có sản lượng nhựa cao, nhằm chặt bỏ những cây thông xấu chèn ép, sau đóchăm sóc để khai thác nhựa theo hướng bền vững hơn

D, Các giá trị của Thông nhựa.

*Thành phần hóa học:

Trong nhựa thông ,colophon (tùng hương) chiếm tỉ lệ lớn nhất (60-80%), tiếpđến là tinh dầu (16-35%) Colophan thường cứng, giòn, màu vàng nhạt, bong,không tan trong nước, nhưng có thể tan dễ dàng trong cồn, ether, chloroform, tinhdầu và một phần trong benzene Thành phần chính của colophon là các axit nhựa:acid palustric (38%), acid isopimaric 915%), acid abietic(16%), acid merkusic(10%), acid denhydro-abietic (8%), acid neo-abietic(3%) Tinh dầu thông là mộthỗn hợp phức tạp, trong đó chủ yếu là các hợp chất terpen hydrocarbon, nhiều nhất

Trang 12

là các nhóm chất pinen (65-70%), caren(10-18%), camphor(2-3%),

acid isopimaric (15%)acid abietic(16%)acid merkusic (10%)acid denhydro-abietic (8%)acid neo-abietic(3%)

Tinh dầu thông

Tỉ lệ

(38 -18 %)

pinen (65-70%) - Tinh dầu thông là một hỗn

hợp phức tạp, trong đó chủyếu là các hợp chất terpenhydrocarbon

caren(10-18%)camphor(2-3%)limonene(4-6%)mycren và longifolen

a.Giá trị kinh tế

Cây Thông là loài cây có sức chống chịu cao, sinh trưởng và phát triển tốt trên cácvùng đất khô cằn, bị thoái hóa, rửa trôi mạnh Là loài cây gỗ lớn, đa mục đích,sống lâu năm, sinh trưởng chiều cao đạt tới 30m, đường kính thân cây có thể đạt

Trang 13

tới 70cm Gỗ Thông có tỷ trọng khá cao từ 0,899 – 0,963, thuộc loại gỗ tương đốitốt, giác và lõi phân biệt, gỗ có sợi cellulô dài, nên dùng cho sản xuất giấy, ngoài racòn làm gỗ trụ mỏ, cột điện, gỗ bao bì… Nhựa thông tinh chế để thu được sảnphẩm tinh dầu thông và colophan để sử dụng trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, làmkeo trong sản xuất giấy (keo nhựa thông) và làm chất cách điện trong công nghiệpđiện, làm sơn,…

Cây thông nhựa: có thể khai thác nhựa sau 20 năm, trung bình đạt 2-3kg/cây/năm.1ha trồng 600 cây đạt 1 – 1.5 tấn nhựa/ha

Cây Thông nhựa đã được đưa vào trồng rừng tập trung từ thập niên 80 trở lại đâytheo các chương trình đầu tư phát triển rừng của Nhà Nước và các dự án tài trợ.Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện tại toàn tỉnh Nghệ An có khoảng20.000ha rừng trồng cây Thông nhựa Trong đó có trên 4.000ha rừng Thông cótuổi trên 20 năm hiện đang được đưa vào khai thác nhựa Trong những năm qua,rừng trồng Thông nhựa được bảo vệ tốt, không để xảy ra cháy rừng, những khurừng đến tuổi đã được giao khoán cho hộ gia đình, công nhân khai thác nhựa, cungcấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến nhựa thông đã được xây dựng trên địa bànTỉnh

Về kỹ thuật trồng rừng Thông nhựa có sự thay đổi tích cực về kỹ thuật trồng vàphương thức trồng.Thời gian đầu, Thông nhựa chủ yếu được trồng thuần loài vớimật độ 3.300cây/ha, sau đó mật độ trồng được giảm dần xuống còn khoảng từ1.650cây/ha đến 2.000cây/ha Từ năm 1993 đến nay rừng trồng Thông nhựa chủyếu được trồng theo phương thức hỗn giao Thông nhựa với Keo lá tràm, Thôngnhựa với Trẩu với tỷ lệ hỗn giao khoảng 50%, hỗn giao theo băng và theo đám.Việc trồng rừng bằng cây Thông nhựa trên địa bàn Tỉnh đã được khẳng định Rừng

Trang 14

trồng Thông đã góp phần tích cực vào công cuộc phủ xanh đất trống đồi núi trọc,cải tạo đất, tạo nguồn nước, góp phần ổn định hệ sinh thái và đa dạng sinh học,thông qua khai thác nhựa Thông góp phần tích cực trong việc giải quyết công ănviệc làm cho hàng ngàn hộ gia đình làm lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc xóađói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh.

Thông lấy nhựa

Thông nhựa là nguồn cung cấp tùng hương (colophon Và tinh dầu thông(turpentine oil) chủy yếu.Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ hóa mỹphẩm,là nguyên liệu để chế terpineol,terpin,bormeol,camphor tổng hợp, sản xuấtsơn, véc ni, xi…Colopha được dùng nhiều trong công nghiệp cao su, hóa dẻo, vậtliệu cách điện, keo dán, sản xuất các chất tẩy rửa…đặc biệt là trong công nghiệpsản xuất giấy.Trong y dược, tinh dầu thông được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Trang 15

viêm thấp khớp, ho, làm thuốc kích thích, giảm mệt mỏi, thuốc diệt khuẩn,sát trùng

Nhu cầu về nhựa thông và các sản phẩm từ nhựa thông (tùng hương và dầu thông)trên thị trường thế giới rất lớn, ngày càng tăng, cung không kịp cầu Theo tính toáncủa 1 số nhà kinh tế, nhu cầu về tinh dầu thông trong công nghệ hóa mỹ phẩm tăngbình quân hàng năm từ 3-5%, trong công nghệ chế tạo keo và các sản phẩm kếtdính cũng tăng lên hàng năm từ 2-3%

Ở nước ta để sản xuất ra 1 tấn giấy cần tới 10kg tùng hương Dự kiến đến năm

2020 nếu muốn sản xuất 20 triệu tấn giấy cũng cần tới 200.000 tấn tùng hương(gấp hơn 10 lần tổng công xuất các nhà máy thông ở nước ta hiện nay)

Hiện nay diện tích rừng thông đang bị thu hẹp, bị khai thác bất hợp lý Cần có cácbiện pháp bảo tồn và phát triển kinh tế từ cây thông

b.Tiềm năng chi trả các dịch vụ môi trường của rừng thông Nhựa

Hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con ngườ thông qua việccung cấp các dịch vụ.Các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ mà các hệsinh thái cung cấp, còn gọi laf dịch vụ môi trường bao gồm:

- Dịch vụ sản xuất: thực phẩm, nước sạch, nguyên liệu, chất đốt, nguồn gen…

- Dịch vụ điều tiết:hạn chế lũ lụt sói mòn rửa trôi đất, điều hò a khí hậu, điều tiếtnước, lọc nước, thụ phấn, phòng chống dịch bệnh…

- Dịch vụ văn hóa: giá trị thẩm mĩ, quan hệ xã hội, giải trí và du lịch sinh thái, lịch

sử khoa học và giáo dục…

- Dịch vụ hỗ trộ: cấu tạo đất, điều hòa dinh dưỡng…

Trang 16

Trên thực tế, những người bảo tồn, giữ gìn và phát triển các dịch vụ môi trườngchưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho các nỗ lực củahọ.Còn những người sử dụng các dịch vụ này chưa chi trả chưa chi trả cho nhữngdịch vụ mà họ được hưởng.Chi trả dịch vụ môi trường(PES) là công cụ kinh tếyêu cầu những người dười dược hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả chonhững người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh tháiđó.Dựa vào tiềm năng chi trả của các dịch vụ, người ta chia PES thành 4 loại:

- Bảo vệ rừng thong khai thác nhựa: Cung cấp chất lượng dịch vụ nước, điều tiếtnước, bảo vệ nơi cư trú dưới nước và kiểm soát ô nhiễm nước…;

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Phòng trừ dịch bệnh, giá trị hệ sinh thái…

-Hấp thụ các bon: Biến đổi khí hậu( rừng hấp thụ các bon làm giảm hiệu ứng nhàkính)…

-Vẻ đẹp cảnh quan, du lịch sinh thái: Giá trị thẩm mĩ và giá trị văn hóa…

Rừng thông giúp: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng song

- Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội

- Hấp thụ và lưu giữ các bon

-Bảo vệ cảnh quan tự nhiên của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho du lịch

-cung cấp nguồn thức ăn và con giống tự nhiên cho nuôi trồng thủy sản

c.Trong y học cổ truyền việt nam,tất cả các bộ phận của cây thông đều được dùng làm thuốc cụ thể là:

Cây Thông vẫn được người đời chọn thể hiện cho ý chí, sự trường tồn vĩnh cửu bởisức chịu đựng phi thường của nó trước mọi biến động thời tiết Nhưng hiện nay,

Trang 17

các nhà khoa học đã chứng minh các bộ phận của cây Thông có thể làm thức ăn vàthuốc trường thọ.

* Nhân hạt Thông (Hải tùng tử)

Đối với người có tuổi nhân hạt Thông có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, nhuậntràng, nhuận dưỡng da thịt Đặc biệt thích hợp người già vì không ảnh hưởng xấuchính khí như khi dùng chữa người già bị tiêu chảy

Món ăn trường xuân bất lão: Nhân hạt Thông 15g rang kỹ, thịt gà ta 100g thái nhỏ,thịt lợn nạc 100g thái nhỏ, trứng gà 2 quả rán chín, cà rốt 100g thái mỏng, đậu hoàtan 100g, gạo tẻ 200g, xì dầu, rượu vang, đường trắng, mì chính vừa đủ

Cách nấu: Xào thịt gà, thịt lợn chín, cho cà rốt, đậu vào xào rồi cho nước, xì dầu,rượu, trứng đã rán, hạt Thông đun 1 lúc, cho mỳ chính Khi cơm gần chín thì chomón thập cẩm trên vào và ăn bữa chính trong ngày

Can thận hư làm hoa mắt, chóng mặt: Nhân hạt Thông, Vừng đen, Câu kỷ tử, Cúctrắng; mỗi thứ 9g sắc uống ngày 1 lần

Bổ can thận, làm sáng mắt, nhuận da, thần kinh ổn định, ngủ ngon, khỏi hồi hộp loâu… dùng cao hạt Thông: Hạt Thông, Câu kỷ, Kim anh tử, Mạch môn đông, mỗithứ 120g sắc 3 nước dồn lại để cô thành cao với 150g mật hoặc cô đặc nước trên,riêng hạt Thông nghiền nát để cho vào cùng mật, sau cô tiếp thành cao Uống ngày

2 lần, mỗi lần 2 thìa con với nước ấm

Táo bón – bài Tam nhân: Nhân hạt Thông, Bá tử nhân, Hoả ma nhân, lượng bằngnhau, sau đó nghiền bột thành viên Mỗi lần uống khoảng 6g trước bữa ăn

Ho lâu ngày, ít đờm: Nhân hạt Thông 30g, Hạch đào 60g, nghiền nát làm thànhcao, trộn 15g mật Mỗi lần 1 thìa uống với nước sôi để ấm Ngày 2 lần Nếu dùngthường xuyên còn có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, da tươi nhuận hồng hào

Trang 18

Bổ toàn thân tăng sinh lực, ăn ngon, ngủ yên, da dẻ tươi nhuận hồng hào: Cao hạtThông và Phục linh (còn gọi là “Thần tiên ngưng tuyết cao” là cao làm da trắngnhư tuyết vì làm đẹp da) Nhân hạt Thông, Phục linh (nấm Thông) mỗi thứ500g.Nghiền thành bột, trộn Mật ong nấu thành cao Mỗi lần uống 2 thìa to, mỗithìa khoảng 15ml, uống với một ít rượu ấm

* Quả Thông chữa ho

Quả Thông 10g, lá Hẹ 12g, lá Kinh giới 12g, thái nhỏ sắc 400ml nước còn 1/3 chiauống 2 lần

Trong y học dân gian Nhật Bản dùng quả Thông chữa u dạ dày

* Phấn hoa Thông (Tùng hoàng, Tùng hoa phấn)

Bột mịn màu vàng nhạt, nhẹ dễ bay, không chìm trong nước vị béo ngọt nhạtkhông mùi, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, trừ phong chữa đau đầu, chóng mặt sắcuống ngày 4 – 8g Dùng ngoài rắc lên vết thương lở loét, mụn nhọt

* Lá Thông (Tùng mao)

Chữa cảm cúm đau mình lấy lá Thông nấu xông (10 – 30g)

Nhức mỏi cơ xương khớp, va đập bầm tím Lá Thông băm nhỏ ngâm rượu để xoabóp

Ngứa, lở loét: Lá Thông, lá Long não, lá Khế, lá Thanh hao lượng bằng nhau nấunước để tắm rửa

* Đốt mắt Thông (Tùng tiết)

Đốt mắt cành Thông cạo vỏ lấy lõi phơi khô Có vị đắng, tính ấm

Công dụng: giảm đau nhức, chữa tê thấp 20g sắc nước uống

Trang 19

Ngoài ra, vị thuốc này còn có thể chữa đau nhức răng: Tùng tiết thái nhỏ ngâmrượu càng đặc càng tốt, ngâm nghiêng phía răng đau 1 lúc rồi nhổ đi Ngày vài lần.

* Vỏ cây Thông chữa phù toàn thân

Phối hợp với vỏ cây Vương tùng, cành Tía tô, xác Ve sầu nấu nước tắm

Chữa vết thương lở loét: Phối hợp với vỏ cây Sung, lượng bằng nhau, đốt thànhthan tán mịn rắc lên vết loét

Vừa qua các nhà khoa học chiết được từ vỏ cây Thông có xuất xứ từ Địa TrungHải, trồng ở Pháp lượng flavonoit và 40 hợp chất có tác dụng chống oxy hoá Cácnhà khoa học Thuỵ Sĩ coi chất chiết đó như vũ khí chống gốc tự do mạnh nhất

* Nhựa Thông

Chữa đau nhức khớp sưng tấy: Nhựa Thông 40g, nhựa cây Sau sau 40g, sáp Ong10g, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút, để nguội, phết lên giấy để dán lên chỗ sưng Chữa nhọt mủ: Nhựa Thông vừa đủ với bồ hóng bếp củi, gai Bồ kết, quả Bồ hòn(đốt thành than) lượng bằng nhau, đánh nhuyễn dẻo quánh mềm để đắp lên nhọtnung mủ

Từ nhựa Thông lấy chất terpin làm thuốc ho và được dùng làm thuốc diệt khuẩnđường tiết niệu

* Tinh dầu Thông (Phần bay lên qua cất kéo hơi nước của nhựa Thông đã tinh chế)

Dùng để chữa các bệnh ngoài da nhiễm khuẩn do tác dụng tiêu sưng, diệt khuẩn.Phối hợp với cồn Long não, salixylat metyl làm thuốc xoa bóp chữa đau nhức.Trong rừng Thông, mùi thơm tinh dầu toả ra không trung làm cho người ta cảm

Trang 20

thấy nhẹ nhàng khoan khoái Công nhân ở đây cũng ít bị các bệnh đường hô hấp vàngoài da

* Tùng hương (phần còn lại sau khi cất nhựa Thông lấy tinh dầu)

Tùng hương có vị đắng ngọt, mùi thơm, tính ôn Có tác dụng khu phong diệtkhuẩn, sinh cơ, giảm đau, chữa mụn, nhọt, ghẻ lở Dùng riêng hoặc phối hợp vớinhiều vị khác (Hoàng liên, Hoàng cầm, Khổ sâm, Sa sàng tử, Đại hoàng, Khôphần…) để đắp lên chữa loại mụn nhọt lâu ngày không khỏi

Chữa băng huyết, nôn ra máu: Tùng hương đốt hứng lấy muội khói 10g hoà với20g da trâu đã đun chảy để uống

Chữa hen xuyễn: Tùng hương, Tỏi, lượng mỗi vị 200g; Dầu vừng, Riềng, lượngmỗi vị 100g; Long não 4g Nấu thành cao dán lên huyệt

Phục thần: Dùng để an thần chữa mất ngủ, lo âu, hồi hộp, kinh sợ dẫn đến nhiềubệnh

Theo Hoàng Cung Tú, đời nhà Thanh của Trung Quốc thì 2 vị này có công dụngkhông khác nhau nhiều Phục linh đi vào tỳ, thận là chính, còn Phục thần đi vàotâm là chính

Trang 21

Theo Hoài Nam Tử nói Phục thần tốt hơn Phục linh vì Phục thần là do nhựa Thôngkết thành

Lõi của Phục thần là phần rễ cây Thông được bao bọc bởi Phục thần Theo ThẩmKim Mao thì do trong can kinh có phong bốc lên tâm, phát ra chứng quyết nên chouống Phục thần thì rất hiệu nghiệm vì Phục thần vốn trị tâm lại có lõi trị can Mộcbình, thì phong định, nên tâm được yên

Vị Phục linh từ trước được cung cấp từ Trung Quốc Nay chúng ta đã phát hiệnthấy trên cây Thông Việt Nam sẽ hợp với sinh bệnh lý của người Việt Nam đểchữa nhiều bệnh nan y của thời xưa và nay

1.1.2.Vấn đề quản lí rừng và rừng thông chóc theo hướng bền vững

A,Quản lí tài nguyên rừng bền vững

a Định nghĩa quản lí rừng bền vững

Trong thời gian gần đây, quản lí rừng bền vững (QLRBV) đã trở thành một nguyêntắc đối với quản lí kinh doanh rừng đồng thời cũng là một tiêu chuẩn mà quản líkinh doanh rừng phải đạt tới Hiện tại có hai định nghĩa đang được sử dụng phổbiến ở Việt Nam ,đó là:

Theo ITTO (tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế) QLRBV là quá trình quản lí những lâmphận ổn định nhằm đạt được một hoạc nhiều hơn những mục tiêu quản lí rừng đã

đề ra một cách rõ ràng, như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụmong muốn mà k làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương laicủa rừng và không gây ra những tác động không mog muốn đối với môi trường tựnhiên và xã hội

Theo tiến trình hensinky, QLRBV là sự quản lí rừng và đất rừng theo cách thức

và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh,

Trang 22

sức sống của rừng, và duy trì tiềm năng của rừng trong quá trình thực hiện và trongtương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương,cấp quốc gia và toàn cầu và k gây ra những tác hại đối với hệ sinh thá khác Cácđịnh nghĩa trên nhìn chung tương đối dài dòng nhưng tựu trung lại có mấy vấn đềchính sau:

Quản lí rừng ổn định bằng các biện pháp phù hợp nhằm các mục tiêu đề ra (sảnxuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ…;phòng hộ môi trường, bảo vệđầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất…bảo tồn đa dạng sinh học, bảotồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái…)

+Bảo đảm sự bề vững về kinh tê, xã hội và môi trường, cụ thể:

-Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất,hiệu quả ngày càng cao( không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triểndiện tích, trữ lượng rừng; áp dựng các biện pháp làm tăng năng suất rừng)

-Bền vững về mặt xã hội và bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luậtpháp , thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn vàquyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương

-Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì được khả năngphòng hộ với môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thờikhông gây tác hại đối với hệ sinh thái khác

b.Các nguyên lí quản lí rừng bền vững.

-Nguyên lí thứ nhất là:Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyênrừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sửdụng nó,chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vôtận.Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là” sự phát triển đáp ứng

Trang 23

được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đápứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”.

Vấn đề chìa khóa để đảm bảo nguyên lí bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lí tàinguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguyên tài nguyen

có khả năng tái tạo này.Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỉ lệ sử dụnglâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng

-Nguyên lí thứ hai là: Trong quản lí tài nguyên ừng bền vững, sự phòng ngừa, nóđược hiểu là:Ở đâu có những nguy cơ suy toái nguồn tài nguyên rừng và chưa có

đủ cơ sờ khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môitrường

-Nguyên lí thứ ba là: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ởcùng thế hệ: Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng chocác thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình đẳng chonhững người sống ở thế hệ hiện tại.Rawls, 1971 cho rằng, sự bình đẳng trong cùngthế hệ hàm chứa hai khía cạnh:

+Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc đượccung cấp các tài nguyên rừng

+Sự bất bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu:(a) sự bấtbình đẳng này là có lợi cho nhó người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi ngườiđều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau

-Nguyên lí thứ tư là tính hiệu quả Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp líhiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái

Trang 24

b Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

Việc sửa đổi Luật Bảo Vệ và phát triển rừng năm 2004 dựa trên quan điểm

áp dụng quản lí rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở việt nam Đây là đạo luậtquan trọng nhất về lâm nghiệp Trong đó tại điều 9 đã quy định các hoạt động đểđảm bảo quản lí rừng bền vững Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảmbảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợpvới chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúngquy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuântheo quy chế quản lí rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định

-Bảo vệ rừng là trách nhiệm của toàn dân Các hoạt động và phát triển rừng phảiđảm bảo nguyên tắc quản lí rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng vớikhai thác hợp lí để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồngrừng, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi rừng, làm giấu rừng và bảo vệ diện tích rừnghiện có…

Trang 25

-Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtbảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừngvới lợi ích rừng phồng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, giữalợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài…

-Đối với bảo vệ và phát triển rừng, nhà nước có chính sách đầu tư phát triển cácloại rừng mang tính công ích và các hoạt động dịch vụ quan trọng để bảo vệ pháttriển rừng.Nhà nước có chính sách hỗ trợ, chính sách khuyến khích và thu hút vốncủa các tổ chức, hộ gia dình, cá nhân để bảo vệ và phát triển vốn rừng

-Về bảo đảm đời sống của cư dân sống tại rừng, nhà nước có chính sách đầu tưxây dựng cơ sở hạ tần, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống cưa nhândân miền núi, ngoài ra còn quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cưthôn đc giao rừng

-Việc khai thác rừng phải theo quy chế quản lí rừng và chấp hành quy phạm,quytrình kỹ thuật bảo vệ và phát triển rừng; sau khi khai thác phải tổ chức bảo vệ, nuôidưỡng, làm giàu rừng cho đến kì khai thác sau

c.Luật bảo vệ môi trường năm 2005

Trong chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều ( từđiều 28 đến điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới quản lí rừng bền vữngthuộc các lĩnh vực, như: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiênnhiên; bảo vệ thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quanthiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tàinguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch

-Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống, loài thực vật, động vậthoang đã, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ rừng và các hệ sinh thái

Trang 26

-Việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phươngpháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự khôi phục vềmật độ và giống, loài sinh vật; không làm mất cân bằng sinh thái.

-Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch và các quy định của luật bảo vệ

và phát triển rừng, nhà nước có các kế hoạch tổ chức cho các tở chức, cá nhântrồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để mở rộng nhanh diện tích của rừng,bảo vệ các vùng đầu nguồn sông suối

-Việc sử dụng khai thác khu bảo tồn thiên nhiên cảnh quan thiên nhiên phải đượcphép của cơ quan quản lí ngành hữu quan, cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môitrường và phải đăng kí với ủy ban nhân dân địa phương được giao trách nhiệmquản lí hành chính khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên nói trên

-Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôitrồng thủy sản phải tuân theo quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảmcân bằng sinh thái Việc sử dụng chất hóa học, phân hóa học, thuốc bảo vệ thựcvật, các chế phảm sinh học khac phải tuân theo quy định pháp luật

-Nghiêm cấm các hành vi đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãigây hủy hoại môi trường làm mất cân bằng sinh thái

-Cấm khai thác kinh doanh các loài thực vật, động vật quý hiếm trong danh mụcquy định của chính phủ và cấm sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụhủy diệt hàng loạt trong khai thác đánh bắt các nguồn động vật, thực vật

d.Luật đất đai năm 2003

Trong luật này đã quy định: việc sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc sauđây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi íchchính đáng của người sử dụng đất xung quanh (điều 11)

Trang 27

-Trong luật đất đai, đất lâm nghiệp được xếp vào một trong các loại đất nôngnghiệp mà không đẻ mục đất lâm nghiệp riêng như trước đây và được phân loạinhư sau:

-Về nguyên tắc sử dụng đất, có quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng cácnguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổnhại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh…

e.Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020

Có thể nói cam kết của việt nam về quản lí rừng bền vững được chính thức hóa vàonăm 2006 khi mà thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược lam nghiệp Trongbản chiến lược, việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: Quản

lí, sử dụng, và phát triển bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp các hoạtđộng sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lí bền vững thông qua quyhoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượngrừng.phải kết hợp bảo vệ, baỏ tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lí…đồngthời, trong Chiến lược cũng đã đề ra 5 chương trình hành động, trong đó chươngtrình quản lí và phát triển bền vững là chương trình trọng tâm và uu tiên số 1

Trang 28

Trong chiến lược này, nhiệm vụ được đặt ra là quản lí bền vững và có hiệu quả 8,4triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 triệu ha rừng ựnhiên.Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ.

C, NHững tồn tại của các chính sách hiện nay.

-Như trên đã nêu, mặc dù Việt Nam đã có định hướng rõ ràng về quản lí rừng bền

vững được thể hiện trong luật bảo vệ và phát triển rừng và chiến lược lâm nghiệpquốc gia Nhưng các chính sách cụ thể dưới các đạo luật này (nghị định, quyếtđịnh, thông tư…) lại chưa có hướng dẫn đầy đủ, nhất là chưa đưa ra các tiêu chuẩn

để đánh giá rừng được quản lí bền vững nhằm đảm bảo mọi tác động đối với rừngđạt được sự bền vững

-Chính sách, thể chế, trình độ, năng lực của Việt Nam vẫn chưa phù hợp với tiêuchuẩn cấp chứng chỉ rừng của hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC), cần năng cấp,sửa đổi, thay thế

-Các chính sách bảo tồn rừng của Việt Nam chỉ mới chú trọng vào rừng đặc dụng

mà ít quan tâm tới sản xuất là chưa phù hợp với tiêu chuẩn số 9 của FSC về cáckhu rừng có giá trị bảo tồn cao

-Chưa có chính sách đào tạo giáo dục và phổ cập về quản lí rừng bền vững cho họcsinh sinh viên Nên cán bộ sau khi tốt đại học lâm nghiệp hoặc các chuyên nghànhlien quan chưa được giới thiệu về quản lí rừng bền vững và chứng chỉ rừng, chưabiết lập kế hoạch quản lí rừng bền vững, chưa biết xây dựng cơ sở dữ liệu, công tácgiám sát và đánh giá…

-Thực tế cho thấy , tại các cơ quan lâm nghiệp ở trung ương và địa phương phầnlớn ( 68%) số người được phỏng vấn cho rằng khung chính sách hiện nay chưa phùhợp với yêu cầu của quản lí rừng bền vững; chỉ có rất ít (32%) số người được

Trang 29

phỏng vấn nói là khá phù hợp( kết quả điều tra đánh giá nu cầu đào tạo về quản lírừng bền vững do ORGUT thực hiện vào tháng 9-2007).

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hiểu biết về quản lí rừng bền vững nêutrên là do:

+Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật lâm nghiệp mà trong đó đưa ra các tiêu chí

để quản lí rừng bền vững, các hướng dẫn kĩ thuật để thực hiện các hoạt động lienquan đến quản lí rừng bền vững

+Các nhà hoạch định chính sách lâm nghiệp chưa đè ra các giải phps cụ thể vàmạnh mẽ để chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lí rừng bền vững;thiếu sự học hỏi kinh nghiệm nhất là các nước trong vực Châu Á-Thái BÌnh Dương+Các trường đại học lâm nghiệp hoặc nông lâm chưa đối mới kịp thời giáo trìnhcho phù hợp với phương pháp tiếp cận tiên tiến trong quản lí rừng nên trongchương trình giảng dạy của nhà trường chưa coi quản lí rừng bền vững là một mônhọc độc lập mà thường được lồng ghép với các môn chuyên môn khác như: Quyhoạch sử dụng đất; thiết kế kinh doanh rừng, trồng rừng và khai thác rừng

Nghành lâm nghiệp chưa đưa ra được lộ trình của quá trình đạt được quản lí rừngbền vững đối với các loại rừng mà trước mắt là hơn 10 triệu ha rừng được quyhoạch là lâm phản ổn định quốc gia nhưng lại ít chú trọng vào đầu tư xây dựng môhình quản lí rừng bền vững để rút kinh nghiệm

Vì vậy, việc xây dựng và bổ sung để hoàn thiện khuôn khổ chính sách và quyđịnh về kĩ thuật lien quan đến quản lí rừng bền vững đang là yêu cầu cấp bách hiệnnay Chỉ có như thế thì chủ trương quản lí rừng bền vững trong sản xuất kinhdoanh lâm nghiệp mới trở thành hiện thực

1.2 Cơ sở thực tiễn

Trang 30

1.2.1 Thực trạng quản lí công tác rừng Thông và Thông chóc tại huyện Nam

Xuân,Nam Đàn,Nghệ An.

Tại Nghệ An diện tích rừng thông nhựa hiện nay đạt gần 30000 ha, chủ yếu tại các

huyện/ thị vùng núi thấp và ven biển Cây thông nhựa có biên độ thích nghi rộng

và là một trong số ít cây rừng trồng được trên đất dốc đã bị thoái hóa Rừng thông

nhựa vừa có tác dụng phòng hộ vừa có giá trị cảnh quan, vừa có thể mang lại thu

nhập đáng kể cho các chủ rừng

Mặc dù là loại cây trồng gần như tối ưu tại vùng đồi núi tháp ven biển sông các

vùng thông nhựa hiện nay vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm đối với cả tính bền vững

về sinh thái và hiệu quả kinh tế.Do chủ yếu được trồng nhằm phủ nhanh nguồn

giống thiếu chọn lọc trước đây, các lâm phần thông nhựa hiện nay có tính kháng

sâu róm( Đẻnolimú punctatus Walker) rất thấp và năng suất nhựa không ổn định

Vì vậy, việc nghiên cứu chọn lựa nguồn giống thông tốt để cải thiện khả ăng chống

chịu sâu bệnh và tăng năng suất nhựa theo hướng phát triển bền vững là việc làm

rất cần thiết, thu hút quan tâm của các nhà khoa học quản lí và các chủ rừng

Việc trồng rừng bằng cây thông nhựa trên địa bàn tỉnh đã được khẳng định Rừng

trồng thông đã góp phần tích cực vào công cuộc phủ xanh đất trống đồ núi trọc, cải

tạo đất, tạo nguồn nước, góp phần ổn định hệ sinh thái và đa dạng sinh học, thông

qua khai thác nhựa thông góp phần tích cực trong việc giải quyết công ăn việc làm

cho hàng ngàn hộ gia đình làm lâm nghiệp, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm

nghèo trên địa bàn Huyên

( Nguồn số liệu được cung cấp bởi văn phòng thống kê Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Tỉnh Nghệ

An)

TỔNG HỢP ĐỘ CHE PHỦ RỪNG THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NĂM 2010

Tỉnh: Nghệ An- tính đến 31/12/2010

Trang 31

Tên huyện Diện tích

%)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng cộng

Trong đó nương rẫy

Tổng cộng

Tr Đó mới trồng

Anh S¬n 60299.9 30226.4 22586.2 7640.2 1167.2 5649.2 0.0 24424.3 48.2 Con Cu«ng 173815.8 135284.0 129315.6 5968.4 1613.1 20155.2 0.0 18376.6 76.9 DiÔn Ch©u 30492.4 6947.3 163.0 6784.3 61.4 715.1 0.0 22830.0 22.6 Hng Nguyªn 16069.3 1289.2 0.0 1289.2 160.1 841.3 0.0 13938.8 7.0

Kú S¬n 208977.3 90731.5 90572.6 158.9 0.0 92111.3 177.3 26134.5 43.4 Nam §µn 29382.0 6504.6 3.4 6501.2 418.9 972.2 0.0 21905.2 20.7 Nghi Léc 34744.2 8795.1 101.5 8693.6 62.8 535.5 0.0 25413.6 25.1 NghÜa §µn 62063.7 17871.4 9751.2 8120.2 373.5 5893.8 0.0 38298.5 28.2 QuÕ Phong 188969.0 144732.3 141432.7 3299.6 507.1 32458.8 114.1 11777.9 76.3 Quú Ch©u 105689.3 81595.9 72934.5 8661.4 2513.8 13872.5 144.7 10221.0 74.8 Quú Hîp 94176.8 46238.2 36023.8 10214.4 787.9 20275.9 0.0 27662.7 48.3 Quúnh Lưu 60706.0 13779.1 1094.7 12684.4 1029.5 8744.7 0.0 38182.2 21.0

TP Vinh 10320.4 100.8 51.1 49.7 0.0 17.8 0.0 10201.8 1.0

TX Cöa Lß 2780.6 166.2 0.0 166.2 0.0 15.3 0.0 2599.2 6.0

TX Th¸i Hoµ 13514.3 3913.1 1413.4 2499.7 184.9 435.2 0.0 9166.0 27.6 Thanh Ch-

ương 112830.7 64237.8 42955.0 21282.8 314.8 4384.0 0.0 44208.9 56.7 T©n Kú 72890.2 27532.8 15108.3 12424.5 1289.7 11909.7 0.0 33447.7 36.0 Tương Dương 280743.6 165969.7 163610.9 2358.8 220.8 84873.8 0.0 29900.1 59.0 Yªn Thµnh 54866.1 19654.1 5858.9 13795.2 976.7 2419.2 0.0 32792.8 34.0

%

Rừng tự nhiên

nương rẫy Anh Sơn 60,299.9 31,468.8 22,479.6 8,989.2 1,425.0 4,660.8 24,170.3 0.52 Con Cuông 173,815.8 134,490.3 128,508.3 5,982.0 553.7 21,373.6 17,951.9 0.77 Diễn Châu 30,493.4 6,896.3 160.0 6,736.3 54.9 752.3 22,844.8 0.23 Hưng Nguyên 16,069.3 1,335.3 1,335.3 795.2 13,938.8 0.08

Trang 32

Kỳ Sơn 208,977.3 91,034.0 90,875.1 158.9 91,765.2 140.9 26,178.1 0.44 Nam Đàn 29,382.0 6,687.7 3.4 6,684.3 258.1 787.9 21,906.4 0.23 Nghi Lộc 34,744.2 8,795.1 101.5 8,693.6 2.6 535.5 25,413.6 0.25 Nghĩa Đàn 62,063.7 18,390.4 9,625.1 8,765.3 767.3 5,374.8 38,298.5 0.30 Quế Phong 188,969.0 144,679.5 141,323.4 3,356.1 445.2 32,359.3 144.4 11,930.3 0.77 Quỳ Châu 105,689.3 81,822.1 72,830.4 8,991.7 1,403.9 13,652.0 144.7 10,215.3 0.77 Quỳ Hợp 94,176.9 47,319.2 36,850.0 10,469.2 332.7 19,666.2 27,191.5 0.50 Quỳnh Lưu 60,706.0 14,509.2 1,073.2 13,436.0 885.3 8,019.3 38,177.6 0.24

TP Vinh 10,320.4 100.8 51.1 49.7 17.8 10,201.8 0.01

TX Cửa Lò 2,780.6 166.2 166.2 15.3 2,599.2 0.06

TX Thái Hoà 13,514.3 3,992.9 1,390.6 2,602.3 270.8 368.0 9,153.4 0.30 Thanh

Chương 112,830.7 65,098.7 42,295.2 22,803.5 7.4 3,384.9 44,347.1 0.58 Tân Kỳ 72,890.0 27,493.2 14,971.1 12,522.1 602.6 11,642.3 33,754.5 0.38 Tương

Dương 280,743.6 169,568.7 167,054.2 2,514.5 319.7 80,382.7 30,792.2 0.60 Yên Thành 54,865.8 20,677.0 4,698.8 15,978.2 1,114.4 1,261.8 32,927.0 0.38

%

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng cộng Tr.đómới

trồng Tổng cộng

Trong đó:

nương rẫy

Ngày đăng: 27/04/2015, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Viện khoa học lâm nghiệm Việt Nam http://vafs.gov.vn/vn/2014/10/ky-thuat-trong-thong-nhua/ Link
5. Trung tâm giống cây trồng lâm nghiệp miền bắchttp://caygionglamnghiep.com/trong-thong-lay-nhua-mang-lai-gia-tri-kinh-te-cao/ Link
1. Đồ án thực tập của sinh viên khoa 51 ngành Quản lý tài nguyên rừng, khoa Địa Lý & QLTN, trường đại học Vinh Khác
6. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn TinhrNghệ An Khác
7. UBND xã Nam Xuân Huyện Nam Đàn Tỉnh Nghệ An Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w