Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu đề tài chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện nam đàn nghệ an (Trang 41)

C. Các nguồn tài nguyên 1 Tài nguyên đất

6.Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường

Nam Đàn có cảnh quan môi trường rất đẹp, nên thơ. Đặc biệt trên địa bàn huyện có khu du di tích Kim Liên thuộc xã Kim Liên, quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lịch sử được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đó là: Nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, Mộ Lê Hồng Sơn và Đền Tán Sơn xã Xuân Hòa, Mộ và Đền thờ Mai Hắc Đế ở thị trấn và xã Vân Diên, Đền thờ Nhạn Pháp ở xã Hồng Long, Đình Hoành Sơn ở xã Khánh Sơn, Đình Trung Cần, Mộ Tống Tất Thắng ở xã Nam Trung, Mộ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ở Nam Kim, Thành Lục Niên trên dãy núi Thiên Nhẫn, tạo nên một quần thể du lịch rất có giá trị. Do vậy Nam Đàn được coi là trọng điểm du lịch của tỉnh Nghệ An Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Nam Đàn luôn luôn phát huy truyền thống cách mạng cha ông, góp người, góp của vào chiến thắng chung của dân tộc.

Người dân Nam Đàn cần cù chịu khó, đức độ, sáng tạo với bản chất vốn có, giàu truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, sẽ là nguồn động lực để khơi dậy và khai thác các lợi thế vốn có về Tài nguyên thiên nhiên phục vụ có hiệu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng quê hương Nam Đàn ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

B. Kinh tế

Trong những năm qua phát huy thuận lợi và từng bước khắc phục khó khăn với sự nỗ lực phấn đấu, tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự chủ động của nhân dân cả huyện nên tình hình kinh tế, xã hội huyện Nam Đàn có bước phát triển khá.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2010 là 9,05% năm.

- Giá trị sản xuất tăng từ 1.081.569 triệu đồng năm 2005 (giá hiện hành), đến năm 2010 là 2.600.690 triệu đồng (giá hiện hành).

- Giá trị tăng thêm (GTTT) tăng từ 369.779 triệu đồng năm 2005 lên 548.198 triệu đồng năm 2010 (theo giá CĐ năm 1994) và đến năm 2010 là 1.356.452 triệu đồng (theo giá hiện hành). Bình quân GTTT trên đầu người tăng từ 2,33 triệu đồng năm 2005 lên 3,19 triệu đồng năm 2009 (theo giá CĐ 1994) và năm 2010 là 3,5 triệu đồng (theo giá CĐ 94) 8,66 triệu đồng theo giá hiện hành.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng:

+ Nông - lâm - ngư nghiệp năm 2005 chiếm 62,56 %, năm 2009 chiếm 56,99 %, năm 2010 chiếm 54,43%.

+ Công nghiệp - xây dựng năm 2005 chiếm 15,47%, năm 2009 chiếm 19,94%, năm 2010 chiếm 21,8 %.

+ Dịch vụ năm 2005 chiếm 21,97%, năm 2009 chiếm 23,07%, năm 2010 chiếm 23,77%

Một phần của tài liệu đề tài chăm sóc bảo vệ và đề xuất biện pháp quản lý rừng thông khai thác nhựa (thông lấy mủ) theo hướng bền vững tại huyện nam đàn nghệ an (Trang 41)